• image

    Chân dung cuộc sống

    "Chân dung cuộc sống" mang đến cho chúng ta những góc nhìn khác nhau về cuộc sống muôn màu qua những câu chuyện thú vị. Mỗi câu chuyện là một bài học quý giá, thiết thực giúp cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa hơn!
Chương mới nhất
  • 08/11/2024
    Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận nuôi 22 trẻ em còn sống sau trận lũ quét ngày 10/09 tại thôn Làng Nủ, xã Bảo Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang - một ông đồ xứ Nghệ tiên phong trên con đường thành lập mô hình giáo dục ngoài công lập - ở đó học trò và thầy cô giáo gần gũi như một gia đình, ở đó có những tiếng thưa “ông Nội” với những bài học làm người hướng tới sự tử tế và tấm lòng nhân ái.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/11/2024
    Khi sinh con ra, những người làm cha, mẹ mong muốn con sẽ lớn khôn và trở thành niềm vui, niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng đối với những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ, việc các con có thể tự chủ bản thân lại là niềm mong đợi của cha mẹ. Mơ ước các con có thể kiếm tiền bằng sức lao động của mình vẫn luôn là niềm xa vời với nhiều người có con mắc chứng tự kỷ. Có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần nhưng bù lại hầu hết những người mắc hội chứng tự kỷ lại có sức khỏe. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn dến tình trạng này, trong đó, lý do quan trọng nhất là họ chưa được trao cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân. Hiểu được điều đó, bà Đào Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp Hạt giống (SEED CENTER) và các thầy, cô giáo nơi đây đã đồng hành cùng các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt, mở ra các lớp học nghề với mong muốn các con được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân, giảm bớt nỗi lo cho gia đình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/11/2024
    Văn hoá là hồn cốt của quốc gia, quê hương cùng những mạch nguồn truyền thống là cội rễ của mỗi người con đất Việt. Xuôi theo dòng chảy lịch sử, đây chính là sức mạnh gắn kết toàn dân tộc. Trên suốt dọc dài Tổ quốc, những Đảng viên, với tính tiên phong, gương mẫu ở cơ sở đã thầm lặng, kiên trì dành hàng chục năm để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. “Cứ đi thôi, phía trước ắt có đường” – Khi đã có ý định, đặt lên vai mình trách nhiệm, các đảng viên không chỉ dừng lại ở việc khôi phục thành công những vốn quý của dân tộc mà còn chủ động khởi xướng các phong trào, tìm kiếm mô hình phát triển bền vững cho văn hoá địa phương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/10/2024
    Hơn một tháng khi vừa mới sinh ra, cô giáo Hà Bích Hảo sinh năm 1994 ở tỉnh Nam Định bị u máu ngoài da và được bố mẹ đưa đi điều trị nhưng không may cô bị bỏng kéo lệch một bên mặt. Vượt qua mọi kỳ thị của những người xung quanh, cô giáo trẻ với nửa nụ cười đã thực hiện ước mơ đến trường và sáng lập ra “Quỹ Mầm và những người bạn” nhằm giúp đỡ các em nhỏ khyết tật, khó khăn và quản lý dự án của tổ chức Helping Vietnam Children - một tổ chức thiện nguyện phi lợi nhuận mổ miễn phí cho các cháu bé có dị tật bẩm sinh hay di chứng tai nạn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Mời quý vị cùng gặp gỡ cô giáo trẻ với khát vọng mang hạnh phúc tới trẻ em khó khăn Hà Bích Hảo trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/09/2024
    Tại thành phố Hồ Chí Minh có một nhóm hát đặc biệt. Đặc biệt là bởi những thành viên của nhóm xuất phát từ rất nhiều ngành nghề khác nhau: Ca sỹ chuyên nghiệp có, luật sư có, nhân viên kinh doanh có….Họ gắn kết với nhau thành một nhóm có tên “Hát để sẻ chia-Singing for Sharing” gần 8 năm nay lấy vỉa hè tại các quán ăn bình dân nơi con phố Ẩm thực Vĩnh Khánh làm sân khấu để toả sáng bằng những ca khúc lúc sôi động, khi sâu lắng đi vào lòng người nghe. Và điều đặc biệt nhất, bằng lời ca và những vũ điệu duyên dáng, bắt mắt, đến nay, nhóm đã quyên góp được hơn 3 tỷ đồng để hỗ trợ hoàn toàn viện phí cho các bệnh nhi nghèo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/09/2024
    Chắc hẳn trong cuộc đời của mỗi người đều có những năm tháng khó quên. Quãng thời gian đó giúp bản thân trưởng thành hơn, thậm chí có thể tạo nên bước ngoặt thay đổi cả cuộc đời. Đối với ông Trần Viết Hoàn, nhiều năm được làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ tại khu nhà sàn ở Phủ Chủ tịch đã giúp người cận vệ này sớm tìm được chân lý cuộc sống. Cảm nhận sâu sắc nhân cách vĩ đại, trái tim lớn của vị lãnh tụ trong ngôi nhà sàn ở Phủ Chủ tịch, suốt cuộc đời ông Trần Việt Hoàn đã không ngừng học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Câu chuyện về người cận vệ coi Bác Hồ như người Cha của mình và luôn nỗ lực để học theo tấm gương sáng sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/09/2024
    Không được đào tạo chuyên nghiệp nhưng tên tuổi của anh Nguyễn Văn Mão (1987), quê ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An lại vang danh khắp cộng đồng người thổi sáo cả nước. Cựu sinh viên trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội không chỉ là người khởi xướng phong trào học sinh, sinh viên “chơi sáo trúc” với hàng trăm câu lạc bộ trên toàn quốc, anh còn là một doanh nhân giỏi, một nghệ nhân chế tác lành nghề sở hữu hai kỷ lục Guiness Việt Nam khi còn rất trẻ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/08/2024
    Thưa quý vị và các bạn! Họa sĩ Lê Tiến Vượng, nguyên là Trưởng Ban Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong. Ngoài đam mê hội họa, làm báo, làm thơ, bộn bề công việc, anh vẫn luôn dành sự quan tâm đến những thân phận nghèo khó nơi vùng sâu, vùng xa, chăm lo hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Trái tim hồng. Đã nhiều năm nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng miệt mài cùng Ban Chủ nhiệm CLB do anh là đầu tàu dẫn dắt cứ lặng lẽ gom góp yêu thương, sẻ chia khó khăn khắp các bản, làng xa xôi. Hành trình 10 năm làm thiện nguyện, đến nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng câu lạc bộ vận động xây dựng được 23 điểm trường, khang trang cho trẻ em các dân tộc vùng cao phía Bắc, góp phần giúp đỡ các em trong hành trình tìm con chữ bớt gian nan.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2024
    - Anh Đỗ Hà Cừ sinh năm 1984 trong gia đình có bố là quân nhân bị nhiễm chất độc màu da cam khi chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị những năm 1972 - 1973. Do ảnh hưởng từ bố, anh không thể kiểm soát hoạt động cơ thể, chỉ dùng được ngón trỏ bên phải. Mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người. Luôn tin rằng “trời đất sinh ra tất có ích”, anh Đỗ Hà Cừ đã nhờ mẹ dạy cách đọc, cách viết rồi vươn lên hoàn cảnh, tự viết sách, làm thơ, nghiên cứu sử dụng máy vi tính, thành lập không gian đọc sách Hy Vọng và hỗ trợ thành lập 32 không gian đọc sách “Vệ tinh” do người khuyết tật quản lý. Mới đây, anh Đỗ Hà Cừ đã phát hành cuốn sách “Màu của hy vọng” với tâm nguyện dùng số tiền thu được từ 1000 cuốn sách in lần đầu để gây quỹ xây dựng các tủ sách cộng đồng do người khuyết tật quản lý.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/07/2024
    Những bức di ảnh liệt sỹ được nhóm Teamlee phục dựng màu trở về với gia đình, như một cuộc đoàn tụ đặc biệt, làm ấm lòng biết bao gia đình liệt sỹ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/07/2024
    Giữa biển cả mênh mông, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi luôn vững chãi, hiên ngang. Không chỉ là nơi lưu giữ những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Tổ quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà Lý Sơn còn là một bảo tàng văn hóa biển đảo sống động, nơi có những con người giàu lòng quả cảm. Đất và người Lý Sơn qua bao đời vẫn vậy, mang trong mình tình yêu biển, đảo của Tổ quốc, hiển hiện trong tâm thức, đời sống tín ngưỡng và cuộc sống thường nhật.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/07/2024
    2 lần được ghép giác mạc cho mắt trái và mắt phải, chị Tô Thị Thắm ở Yên Khánh, Ninh Bình luôn biết ơn người hiến giác mạc và các y, bác sĩ thực hiện thành công ca ghép. Mãi sau này chị Thắm mới biết đến những ân nhân khác, thầm lặng giúp đỡ mình, đó là các kỹ thuật viên ở Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương chuyên đi nhận và bảo quản giác mạc để giúp những người như chị Thắm tìm lại được ánh sáng. Ngân hàng Mắt chỉ có 3 người, 1 người vừa nghỉ hưu, gần 20 năm qua đã thực hiện được gần 1.000 ca lấy giác mạc tại 20 tỉnh thành phố.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/07/2024
    Anh Đồng Văn Hùng chủ kênh “Ẩm thực mẹ làm” giới thiệu với khán giả toàn cầu về ẩm thực nông thôn Việt Nam. Mỗi video trên Kênh Ẩm thực mẹ làm đều khắc họa những trải nghiệm chân thực của hai mẹ con anh Hùng khi chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc khu vườn và chia sẻ về cuộc sống giản dị ở miền quê.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/06/2024
    Trong 4 năm từ 2020-2023, Đài TNVN đoạt được 09 giải ABU, trong đó, có 05 Giải Xuất sắc, 01 Giải Đặc biệt của Ban Giám khảo và 03 Giải Khuyến khích. Trong đó 3 năm liên tiếp nhận giải xuất sắc thể loại phóng sự thời sự. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, xin giới thiệu tới quý vị những nhà báo xuất sắc của VOV trong hành trình đưa phát thanh Việt ra thế giới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/06/2024
    Là nhà thiết kế được biết đến với nhiều bộ sưu tập áo dài ấn tượng lấy cảm hứng từ những chất liệu văn hóa dân gian, dù mới 30 tuổi nhưng Vũ Thảo Giang đã tạo nên chỗ đứng cho tên tuổi của mình trong làng thời trang Việt. Với chị, áo dài chính là “linh hồn” của dân tộc, bởi thế việc thiết kế trang phục này mang đến cho chị niềm tự hào, sự biết ơn và lòng trân trọng. Gần 6 năm trước, khi bắt đầu quyết tâm theo đuổi con đường thiết kế áo dài chuyên nghiệp, vốn được coi là “nghề con nhà giàu”, Thảo Giang đã gặp không ít khó khăn. Xuất thân từ một thị trấn nhỏ của tỉnh Cao Bằng, không có sự hậu thuẫn của gia đình, làm thế nào để cô gái trẻ này theo đuổi được đam mê và đạt được thành công như ngày hôm nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/06/2024
    Với sự cầu kỳ riêng biệt, nghề đậu bạc ở làng Định Công từng được biết đến là một trong bốn nghề truyền thống bậc nhất của đất kinh kỳ Thăng Long xưa. Nhưng cũng như bao làng nghề khác, nghề đậu bạc làng Định Công cũng không tránh khỏi những năm tháng thăng trầm, tưởng như mai một. Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. Trong chương trình chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý vị và các bạn về nghề đậu bạc Định Công và sự bền bỉ, kiên trì của những nghệ nhân tài hoa, với mong muốn lưu truyền nghề truyền thống độc đáo này cho thế hệ hôm nay và mai sau...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/06/2024
    Lai Châu là một trong 10 tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, có đường biên giới dài hơn 265km tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Dải đất thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt này là cửa ngõ trọng yếu phía Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Giữa điệp trùng mây núi, nơi những con đường mòn len lỏi dọc theo chân phiến đá cao dựng đứng, ngày cũng như đêm, các cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng vẫn bền bỉ vững bước trên cung đường tuần tra, “vượt nắng, thắng mưa” giữ bình yên biên giới. Với họ, đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm, là lời thề danh dự với Tổ quốc và nhân dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/06/2024
    Câu chuyện diễn ra ở Trại phong Qủa Cảm (tên gọi chính hiện tại là Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc Ninh), trong không gian lặng lẽ của những số phận không may. Bà là y tá Nguyễn Thị Xuân, người gắn bó lâu năm nhất ở trại phong này. Hơn 30 năm qua, y tá Nguyễn Thị Xuân chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân, bỏ nghề dạy học, để chọn công việc chăm sóc gắn bó trọn cuộc đời với những với bệnh nhân phong. Người phụ nữ này đã mang tới niềm tin cho các bệnh nhân và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của bệnh viện này suốt nhiều năm qua. Với bệnh nhân phong, y tá Nguyễn Thị Xuân là nơi nương tựa, nâng đỡ sau những bất hạnh, buồn tủi do gia đình thậm chí là những người thân yêu nhất xa lánh…
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/06/2024
    Cách đây 45 năm, một công nhân đường sắt 25 tuổi gặp tai nạn lao động kinh hoàng. Trong lúc đang cùng đồng nghiệp dựng nhà ăn cho tập thể nhà máy, người thanh niên đó bị một vì kèo bằng sắt rơi trúng lưng, dẫn đến gãy cột sống, đứt tuỷ… Trải qua gần 5 năm điều trị liên tục tại các bệnh viện, tuy giữ được mạng sống nhưng người đàn ông này bị giảm tới 82% sức khoẻ, thương tật hạng ¼, đôi chân bại liệt và đối diện với nguy cơ nằm liệt giường. Không đầu hàng số phận, anh đã tập luyện, đứng lên trên đôi nạng, rồi tìm đến với văn chương như là một biện pháp để “chữa lành”. Lúc đầu là sáng tác thơ, sau đó viết nên những truyện ngắn, tiểu thuyết hay, giành được nhiều giải thưởng uy tín và trở thành hội viên hội nhà văn Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/05/2024
    - Từ chỉ số PCI 2023-Những vấn đề đặt ra về cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện các mục tiêu phát triển - Dòng tiền cho lĩnh vực bất động sản gặp nhiều khó khan - Hóa đơn điện tử giúp chống gian lận, buôn lậu xăng dầu - Căng thẳng Nga - phương Tây và chiến lược đối ngoại của Tổng thống Putin
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/05/2024
    Với kỳ vọng, người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ, một dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hòa nhập cộng đồng một cách vững chắc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/05/2024
    Dù đôi mắt không nhìn thấy từ khi còn nhỏ tuổi, nhưng Nguyễn Thị Khánh Vân, sinh năm 1993, ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội có niềm đam mê học tập, khám phá kho tàng kiến thức. Nỗ lực không mệt mỏi, năm 2016, cô gái khiếm thị này đã được tuyển thẳng vào trường Đại học Hà Nội và hiện nay là phiên dịch viên, giáo viên tiếng Anh, tự lập cuộc sống, tích cực giúp đỡ những người khiếm thị khác. Hành trình của cô gái mù tìm được “ánh sáng tri thức” và trở thành người có ích cho xã hội, được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/03/2024
    Nhắc đến NSND Lê Khanh khán giả sẽ nghĩ đến hình ảnh một người phụ nữ Hà thành xinh đẹp, tài năng. Trong suốt sự nghiệp của mình, chị không ngừng nghỉ phấn đấu, gặt hái nhiều thành tích ở cả trong và ngoài nước. Có sự nghiệp gắn liền với hàng trăm vai diễn sân khấu khác nhau cùng nhiều phim điện ảnh, truyền hình với diễn xuất vô cùng đa dạng, linh hoạt....... NSND Lê Khanh còn là người có niềm say mê sâu sắc với nghề, thích thử thách bản thân. Chị coi nghệ thuật là cả cuộc đời mình, để sống trọn vẹn với từng nhân vật.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/02/2024
    Ngoài công việc chuyên môn hàng ngày phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, tại nhiều bệnh viện lớn, từ lâu đã có những nhân viên y tế thầm lặng thực hiện công việc vận động gia đình bệnh nhân chết não đồng ý hiến mô tạng của người thân, góp phần cứu giúp những người bệnh suy tạng đang chờ đợi nguồn tạng ghép để kéo dài sự sống....
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/02/2024
    Trong không khí xuân ngập tràn, những làn điệu, giai điệu mượt mà và vô cùng quyến rũ, hấp dẫn của nghệ thuật Chầu văn sẽ được gửi đến chương trình những chia sẻ của nghệ nhân dân gian Trịnh Ngọc Minh - một cung văn đam mê giữ lửa, giữ chất men say của nghệ thuật hát Chầu văn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/02/2024
    Một mùa Xuân mới sắp đến. Niềm vui lớn nhất trong những ngày Tết đoàn viên đối với nhiều gia đình chỉ đơn giản là tiếng cười hồn nhiên của con trẻ, bởi sau bao tháng ngày điều trị hiếm muộn, cuối cùng họ cũng có được những thiên thần nhỏ... Tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 10%. Như vậy, cứ khoảng 10 đôi kết hôn thì có 01 cặp uyên ương đứng trước nguy cơ bị tước đi cơ hội làm cha, mẹ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Đối với những trường hợp như thế, bác sĩ chuyên ngành hiếm muộn trở thành những “bà tiên, ông bụt”, mang phép màu đến cho họ. Là bác sĩ ở bệnh viện đầu ngành điều trị vô sinh, hiếm muộn, hơn 20 năm qua, bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi đã ươm mầm hạnh phúc thành công cho hàng chục nghìn gia đình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/01/2024
    Theo khảo sát mới nhất do YouGov Eurotrack thực hiện, hơn 70% người dân châu Âu tỏ ra bi quan về mức sống của mình trong năm 2024. Do ảnh hưởng của lạm phát, năm 2023 vừa qua đã là một năm khó khăn đối với nhiều hộ gia đình châu Âu, nhưng xu hướng này được cho là vẫn còn tiếp tục trong năm 2024 với nhiều yếu tố tiềm ẩn. Đây thực sự là một thách thức với các nhà hoạch định chính sách của châu Âu, nhất là khi đa số người dân tỏ ra hoài nghi về khả năng xử lý vấn đề chi phí sinh hoạt của các chính phủ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/01/2024
    Trong một con ngõ nhỏ ở Thủ đô Hà Nội, hàng ngày có tiếng máy may lẫn trong đó là rộn rã tiếng cười nói của những học viên, trong đó có cả những người phụ nữ khuyết tật, yếu thế. Đó là xưởng may của thầy giáo dạy cắt may Nguyễn Duy Long, người có hàng nghìn học viên theo học trực tuyến và trực tiếp tại xưởng may nhiều năm qua. Người đã giúp đỡ, dìu dắt cho không ít những người phụ nữ khuyết tật có được một cái nghề nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình. Không ngừng tìm tòi và cập nhật những phương pháp may hiện đại, thầy Nguyễn Duy Long không giấu nghề, luôn sẵn sàng chia sẻ những gì mình học được cho học viên bằng những video ô dạy cắt may miễn phí trên mạng xã hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/01/2024
    Người xưa có câu “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay” để nói về tầm quan trọng của thị giác trong đời sống của con người. Chính vì thế, hiến giác mạc sau khi qua đời là một nghĩa cử đáng trân trọng, vì có thể giúp 2 người mù lòa tìm lại được ánh sáng. Với hàng trăm người đã để lại ánh sáng cho đời, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phong trào hiến tặng giác mạc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/01/2024
    Trong kho tàng dân ca và diễn xướng dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, hát Xoan là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt, chỉ có ở vùng đất Tổ Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này kết hợp được yếu tố văn hoá, lịch sử và nghệ thuật. Hát xoan độc đáo ở lời ca, giai điệu và làn điệu, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa mang những nét đặc trưng của cư dân nông nghiệp vùng Đất Tổ. Những làn điệu mượt mà ấy vẫn có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng nhờ nỗ lực của địa phương, nhân dân và đặc biệt là các nghệ nhân dân gian – những “báu vật nhân văn sống”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/01/2024
    Dành cả cuộc đời và sự nghiệp vì cây lúa, trăn trở làm sao để người nông dân đỡ khổ, đời sống được khấm khá hơn, đất nước giàu hơn nhờ hạt gạo, Giáo sư Võ Tòng Xuân luôn tâm niệm: “Làm cho nông dân phấn khởi, hạnh phúc thì mình cũng vui và hạnh phúc”. Là chuyên gia nông ngiệp hàng đầu, là “cha đẻ” của rất nhiều giống lúa tốt kháng bệnh, năng suất cao, thích ứng với môi trường, nhưng ít ai biết rằng, ban đầu Giáo sư Võ Tòng Xuân vốn đam mê và theo đuổi ngành kỹ thuật, cơ khí… cho đến những bước ngoặt thay đổi cuộc đời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/12/2023
    Hát Then trong đời sống, văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là “điệu hát thần tiên”, điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Hát Then bắt nguồn từ cuộc sống lao động, nên Then thẩm thấu những giá trị văn hoá lâu đời, mang tính nhân văn sâu sắc. Thế nhưng, việc bảo tồn và phát huy những di sản này vẫn chưa thực sự tương xứng. Đó cũng chính là lý do khi tuổi đã cao, nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Bích Hồng vẫn đau đáu với việc bảo tồn và lưu giữ nghệ thuật đàn Tính hát Then....
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/12/2023
    Quế Phong (Nghệ An), một huyện miền núi giáp biên giới Việt – Lào, từ nhiều năm nay vẫn là “điểm nóng” về tệ nạn ma túy và người nhiễm HIV. Điều đáng báo động tại đây là số người nghiện và người nhiễm mới HIV/AIDS ngày càng trẻ hóa. Để góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương ngăn chặn, làm giảm sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng, các đồng đẳng viên thuộc Nhóm Sao Va không ngần ngại đi hàng trăm cây số mỗi ngày để tuyên truyền, vận động những người nhiễm HIV/AIDS và những người có nguy cơ lây nhiễm, thực hiện các biện pháp cần thiết, hòa nhập cộng đồng. Mặc dù công việc này vất vả, nguy hiểm nhưng Nhóm luôn cố gắng giúp những người cùng cảnh ngộ được trở lại với cuộc sống đời thường, làm những điều tốt nhất cho những người cùng cảnh ngộ, giúp kéo giảm tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/12/2023
    PGS TS Nguyễn Văn Huy (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) được giới làm bảo tàng không chỉ trong nước, trong khu vực mà cả trên thế giới đánh giá cao vì những tìm tòi mới mẻ trong phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học - nơi ông đóng vai trò như một người chèo lái đầu tiên....... Dũng cảm, quyết đáp những vấn đề mình tin là đúng, cùng với việc không ngừng học hỏi tìm ra lối đi riêng đã góp phần làm thay đổi quan niệm của mọi người về hoạt động bảo tàng, biến các hoạt động của bảo tàng từ trạng thái “tĩnh” sang “động”, thu hút ngày một nhiều hơn sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2023
    Chị Hoàng Thị Diệu Thuần, sinh năm 1987 ở Nghệ An, người đã có 7 năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu khi ở cái tuổi đẹp nhất, tuổi 20 với bao ước mơ, hoài bão. Diệu Thuần được biết đến như là một hiện tượng kỳ tích trong y học khi cô đã được các bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ghép tế bào gốc thành công vào năm 2012....Cùng với đó, Diệu Thuần còn tạo nhiều hoạt động tạo sinh kế cho người bệnh, gia đình người bệnh để gia tăng thêm nguồn kinh phí làm đầy quỹ hỗ trợ “Mạng lưới Vì trẻ em ung thư”. "Trạm tóc ước mơ" do Diệu Thuần sáng lập đang hoạt động hiệu quả, mỗi tuần mang tặng những bộ tóc giả cho bệnh nhi ung thư, giúp các em tự tin hơn và có thêm niềm tin vào cuộc sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/11/2023
    Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Phạm Đức Thịnh tình nguyện về huyện nghèo công tác. Tinh thần xung kích tiếp tục được thắp sáng khi năm 2021, thầy thuốc trẻ này tham gia vào lực lượng chống dịch Covid-19 tại miền Nam và đến nay đã tham gia thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật trong hơn 2 năm khám, chữa bệnh cho người dân vùng núi cao...
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/10/2023
    Trở thành sinh viên Đại học Y Hà Nội đã là một nỗ lực lớn của bản thân, sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Phạm Đức Thịnh còn tình nguyện về huyện nghèo công tác. Tinh thần xung kích tiếp tục được thắp sáng khi năm 2021, thầy thuốc trẻ này tham gia vào lực lượng chống dịch Covid-19 tại miền Nam và đến nay cùng các đồng nghiệp thực hiện được hàng nghìn ca phẫu thuật trong hơn 2 năm khám chữa bệnh cho người dân vùng núi cao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2023
    Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiếu, một trong hai nhà khoa học Việt đứng top đầu lĩnh vực vật liệu, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về Phát triển và Ứng dụng cảm biến nano của trường....Là một trong những người đi tiên phong đăng công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín và danh giá, đến nay Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu và nhóm nghiên cứu đã công bố được hơn 150 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh ISI/Scopus, trong đó nhiều bài báo quốc tế giá trị với lượt trích dẫn cao. Sự nỗ lực kiên trì, bền bỉ của Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu không chỉ làm nên thành công riêng của anh mà quan trọng hơn là còn truyền lửa cho nhiều thế hệ học trò của mình với tình yêu dành cho khoa học.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/10/2023
    Các tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng đã đạt được nhiều giải thưởng văn học và được đông đảo công chúng biết đến do được trích dẫn trong chương trình giảng dạy phổ thông môn Ngữ văn. Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc....... Ông cũng được đánh giá là cây bút góp phần khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại với những tác phẩm làm nên tên tuổi từ những năm đầu đổi mới như: “Mưa mùa hạ”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Côi cút giữa cảnh đời”… Mỗi trang văn ông viết, dù bình thản hay dữ dội, dường như đều mang theo một bài học nhắc chúng ta về tình yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/10/2023
    Đó là chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Huyền, sinh năm 1954 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội), giáo viên đã nghỉ hưu thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân. Kể từ năm 1998 đến nay, cô Phạm Thị Huyền đã dạy học cho hơn 200 học sinh không đồng đều về lứa tuổi. Học sinh của cô có thể là một bác xe ôm muốn biết chữ để đọc được tên đường phố, một cậu học sinh chậm phát triển trí tuệ hay một cô bé tự kỷ,... Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo của cô giáo Huyền, nhiều em được vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Các em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định, có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Với tấm lòng yêu mến con trẻ và sự nhiệt huyết, kiên trì bền bỉ ấy của mà lớp học xoá mù chữ, gieo tình thương đã tồn tại được hơn 25 năm qua giữa lòng thủ đô Hà Nội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/09/2023
    Nhạc công trong một đoàn chèo thường là những người thầm lặng sau tấm màn nhung, ít được khán giả biết đến, nhưng với nghệ sĩ Đình Cương, Nhà hát Chèo Thái Bình, từ lâu đã nổi tiếng là một tay trống cự phách. Tài năng của người nghệ sĩ này còn vươn xa hơn với giọng hát văn, hát xẩm rất riêng, thấm đượm cảm xúc. Tình yêu với nghệ thuật chèo truyền thống đã giúp Đình Cương trở thành nghệ sĩ đa tài, được đông đảo khán thính giả yêu mến và trở thành linh hồn của nhà hát chèo Thái Bình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2023
    Hơn 30 năm qua, y tá Nguyễn Thị Xuân chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân, bỏ nghề dạy học để chọn công việc chăm sóc gắn bó trọn cuộc đời với những bệnh nhân phong, người phụ nữ này đã mang tới niềm tin cho các bệnh nhân và đóng góp không nhỏ vào bệnh viện này suốt nhiều năm qua. Với bệnh nhân phong, y tá Nguyễn Thị Xuân là nơi nương tựa, nơi nâng đỡ sau những bất hạnh, buồn tủi do gia đình, thậm chí là những người thân yêu nhất xa lánh...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/07/2023
    Sinh con, nuôi con lớn khôn là niềm mong mỏi của bất kỳ người phụ nữ nào. Từ khi mang thai, sinh nở, nhìn con lớn, đến một ngày niềm vui sướng, hạnh phúc vỡ òa khi nghe con gọi tiếng "Mẹ" yêu thương... Từ khi con ra đời, cuộc sống của mẹ sang trang mới, bước vào một hành trình mới. Vì con, mẹ trở thành "siêu nhân cân cả bầu trời" (một câu nói mà các mẹ có con bị bệnh bại não thường hay động viên nhau). Đó cũng là câu chuyện của chị Nguyễn Vũ Thị Thủy, người mẹ có con bị bệnh bại não, một trong 2 cô phụ trách lớp học miễn phí thuộc dự án "Chăm con cho mẹ đi làm" thuộc Hội cha mẹ có con bị bệnh bại não Việt Nam (trực thuộc Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam) thành lập từ tháng 2 vừa qua.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/07/2023
    “Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường, vì một Việt Nam xanh”. Đây cũng là mục tiêu của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực trong việc trồng cây, trồng rừng, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên. Trong hành trình đầy hy vọng để có thêm 1 tỷ cây xanh đó, hàng vạn tổ chức, cá nhân đã góp công, góp sức trồng xuống những mầm cây khỏe mạnh, góp phần gây dựng nên những vùng đất xanh vốn trước đây hoang hóa, khô cằn. Tất cả đã viết lên một hành trình góp xanh vì môi trường sống của mỗi người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/06/2023
    Người dân thức trắng đêm, tắc đường dài đến vài km là những hình ảnh thường thấy tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong những ngày này. Lí do mang tên “vải thiều”! Những thanh âm mùa vải chín, sự cần lao của người nông dân để đưa hương vị thơm ngọt, mát lành của miền quê đi xa hơn....
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2023
    Gia đình sống ở Thủ đô, bản thân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) để phát triển vùng trồng dược liệu an toàn. 13 năm bỏ phố lên núi, ông Sỹ đã giúp người dân trồng được hơn 100ha, phần lớn là Actiso - một loại cây thuốc có lợi ích điều hòa huyết áp, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan. Tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con trồng cây thuốc để cung cấp nguyên liệu cho công ty dược phẩm, ông đã giúp hàng trăm gia đình vùng đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu...
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/06/2023
    Hơn 28 năm qua, bà Phan Thị Phúc, ở số 24, ngõ 47 Nguyên Hồng, Ðống Ða, Hà Nội, miệt mài dạy múa, hát, miễn phí, dạy làm người cho những đứa trẻ khuyết tật dù bà đã ở tuổi 82. Tình nguyện là người thầy, người mẹ của những số phận bất hạnh. Hy sinh thầm lặng, cất giấu những ước muốn riêng tư, hàng ngày bà Phúc tiếp thêm động lực cho mỗi bước đi của những đứa trẻ khuyết tật. Không chỉ dạy múa hát, bà Phúc và các cộng sự của mình còn mở các lớp đào tạo nghề như may vá, sửa chữa điện dân dụng với mong muốn các em tự lập, có thể tự nuôi sống bản thân, sống hòa nhập với xã hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/06/2023
    Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm quý hiếm nhất trên thế giới, với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong số khoảng 1.700 loài hải sâm. Giá thành hải sâm cát có thể lên tới 200 đến 400 USD/kg....Không để hải sâm cát chịu cảnh tận diệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA 3) đã dành hơn 20 năm để tìm tòi nghiên cứu, giúp hải sâm cát “thoát hiểm”. Trải qua bao gian truân, có những lúc tưởng rằng đã buông xuôi, nhưng rồi, anh đã trở thành chuyên gia ươm nuôi hải sâm hàng đầu thế giới!
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/05/2023
    Giờ đây ở thành phố, rất hiếm người đi chân trần trên đường phố. Thế mà họ đã có lúc đi chân trần, mặc quần đùi, lội trong bùn thải cống ngầm để vớt rác bằng tay. Trong một đô thị tấp nập như Hà Nội, công việc của họ rất ít người nhìn thấy. Họ ít được nhắc tên. Họ phải đi vào trong bóng tối, bị ám mùi hôi, nhiều khi bị “ăn bùn”, bị “nếm nước cống”. Điều gì đã khiến họ - những người thợ nạo vét cống ngầm thủ công - vẫn gắn bó với nghề nguy hiểm và nặng nhọc này?
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/04/2023
    6 năm học Đại học Y Hà Nội, 3 năm học bác sĩ nội trú trong nước và 3 năm học bác sĩ nội trú tại Pháp, bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh hiện đang công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trở thành người có “bàn tay vàng” nối lại những phần đứt gãy của cơ thể bệnh nhân. Gắn bó với chuyên ngành chấn thương chỉnh hình hơn 25 năm, người thầy thuốc này luôn cập nhật tiến bộ y khoa để thực hiện những ca mổ cân não và thuộc diện khó nhất hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/04/2023
    Với những bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, 2.000 đồng không thể mua nổi bó rau, lạng thịt nhưng khi đến quán Nụ cười Shinbi họ lại có thể ăn một bữa cơm, một bát phở ngon lành, nóng hổi với đầy đủ dinh dưỡng. Đây không chỉ đơn giản là một bữa ăn mà còn là món quà tinh thần của những tấm lòng hảo tâm mong muốn giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo sau những chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật, giúp người nhà của họ bớt đi được một khoản tiền phải trang trải. Mỗi người đến quán ăn cơm đều mang theo tâm trạng vui vẻ, thoải mái vì nơi đây không chỉ bán cơm mà còn mang đến những nụ cười và tình người ấm áp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/04/2023
    Cà phê là cây “xoá đói giảm nghèo” của tỉnh Gia Lai trong gần nửa thế kỷ qua, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương, mang về nguồn thu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Lịch sử phát triển cây cà phê trên vùng đất này cũng đã trải qua không ít thăng trầm. Cho đến hôm nay, những “nút thắt” để cởi trói cho sự phát tiển ấy đang dần được tháo gỡ bởi tư duy của những người trẻ, tuy mới chỉ ở quy mô nhỏ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2023
    Từ lâu, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội đã luôn bị hấp dẫn bởi các dòng tranh dân gian ở cả 3 miền đất nước, bởi phía sau mỗi sản phẩm thể hiện thẩm mỹ tài hoa của người thợ, là những câu chuyện, những số phận khác nhau của dòng tranh qua hàng trăm năm phát triển rực rỡ, rồi chìm nổi, lưu lạc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/03/2023
    Bất cứ ai sinh ra trên đời cũng mong ước mình lành lặn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn đó. Học sinh Hoàng Quang Minh, lớp 5A, Trường Tiểu học xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bị khuyết tật vận động, từ nhỏ tới giờ đôi chân em mềm oặt và đôi tay có phần yếu ớt. Nhưng như một sự bù đắp của số phận, em khá thông minh và được nhiều người xung quanh thương yêu, giúp đỡ. Đặc biệt, luôn có Đào Đăng Khoa - người bạn cùng lớp cõng Minh trên lưng mỗi lúc em muốn di chuyển ở trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/03/2023
    NSND Trung Hiếu quen thuộc với khán giả qua nhiều vai diễn, trong đó phải kể tới mảng phim hài. Đặc biệt là seri phim hài Tết – “Đại gia chân đất”... Anh còn được biết đến với vai trò là diễn viên truyền hình, nghệ sĩ sân khấu, đạo diễn kịch, diễn viên lồng tiếng. Với lối diễn xuất giản dị, không khoa trương và luôn chú trọng vào việc đào sâu nội tâm nhân vật đã giúp NSND Trung Hiếu chiếm được nhiều tình cảm của khán giả cả ở những vai chính diện và phản diện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/02/2023
    Chị Vũ Thị Dung được gọi với cái tên trìu mến “người mẹ đông con nhất Việt Nam”. Sẵn sàng từ bỏ công việc ổn định với thu nhập tốt, chị Vũ Thị Dung lặng lẽ đi tìm kiếm các cháu nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên khắp cả nước để nhận đỡ đầu việc ăn học cho các cháu... Nhiều bạn được dẫn dắt đạt được các thành tích nổi bật, với 08 học bổng toàn phần Đại học quốc tế và nhiều bạn được tuyển thẳng vào đại học trong nước. Sự hi sinh, tình yêu thương con người và năng lượng tích cực của người phụ nữ ấy đã lan tỏa giá trị tích cực cho rất nhiều người cùng đồng hành với chị dệt nên những ước mơ, hoài bão cho thế hệ tương lai...
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/02/2023
    Giữa trùng khơi, tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, ngày đêm vẫn có những y, bác sĩ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho quân và dân trên đảo. Họ là những thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hàng năm từ Hà Nội đến công tác tại đảo xa. Luân phiên làm việc tại bệnh xá đảo Song Tử Tây, các bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên quân y luôn xác định đây là một nhiệm vụ đặc biệt, vẻ vang, trực tiếp góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/02/2023
    Sinh sống và trưởng thành từ “Thành phố vì hòa bình”, những người lính mũ nồi xanh nối tiếp nhau lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại nước Cộng hòa Nam Su đăng và một số nước châu Phi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/01/2023
    10 năm về trước, cổ phần hoá là nỗi lo rất lớn của những người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó, không mấy ai muốn rời xa “bầu sữa ngân sách quốc gia” để đương đầu với những khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường. Nhưng với Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, từ năm 2012, đã làm đơn xin cổ phần hoá Tổng Công ty 36 - Bộ Quốc phòng. Ông đã “làm nên lịch sử” khi cùng tập thể cổ phần hoá thành công, cứu được 3 doanh nghiệp khi sáp nhập, đưa Tổng công ty 36 - Bộ Quốc phòng phát triển vượt bậc, trở thành đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Cá nhân Đại tá Nguyễn Đăng Giáp cũng được vinh danh anh hùng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/01/2023
    Việc bảo tồn âm nhạc nhân gian trong thời kỳ bùng nổ các loại hình âm nhạc giải trí hiện đại luôn là vấn đề nan giải. Thế nhưng, những năm gần đây, đã xuất hiện tín hiệu đáng mừng khi nhiều nghệ sỹ, nhạc sĩ đã tìm về những chất liệu dân gian trong âm nhạc và nhận được sự đón nhận tích cực từ công chúng....
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/12/2022
    Trải qua mưa bom, bão đạn, từng vào sinh ra tử tại chiến trường Quảng Trị, cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn ở xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trân trọng từng phút giây của cuộc sống hoà bình ngày nay. Mặc dù là thương binh hạng 2/4 và đã gần đến tuổi xưa nay hiếm nhưng cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn vẫn hăng say lao động, phát triển kinh tế gia đình. Phát huy được phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa đã dành phần lớn số tiền kiếm được để hỗ trợ cho những đồng đội có hoàn cảnh khó khăn và tham gia cùng Hội chiến sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị tích cực tìm kiếm, đưa hài cốt liệt sỹ về quê hương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2022
    Hơn 10 năm trước, trung tá, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức, Trạm trưởng Trạm xá quân dân y kết hợp Thoọng Pẹ (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh), vượt dãy Trường Sơn, đến với nước bạn Lào để thực hiện sứ mệnh cao cả là khám chữa bệnh cho người dân nơi đây. Ngày đêm bám trạm, bám bản, không quản ngại khó khăn gian khổ để thực hiện sứ mệnh cao cả của một lương y bằng tấm lòng từ mẫu, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức đã được người dân Lào tin yêu và xem như một người con của dân tộc Lào, như một sứ giả mang yêu thương, gắn kết tình nghĩa 2 nước Việt - Lào.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/12/2022
    Có 1 loại hình nghệ thuật mà 1 động tác, 1 biểu cảm có thể thay cho ngàn lời muốn nói, có những câu chuyện được kể không phải bằng ngôn từ mà bằng sự im lặng. Đó chính là kịch câm. Những năm gần đây kịch câm khá im hơi lặng tiếng, nhiều nghệ sĩ đã phải đóng phim, diễn hài hay làm các công việc khác để mưu sinh. Nhưng cũng có những người vẫn cháy hết mình, bằng tình yêu mãnh liệt, nỗ lực đam mê họ đã tìm mọi cách để níu giữ lại môn nghệ thuật này. Một trong số đó là nghệ sĩ Hoàng Tùng.... Đi theo con đường kịch câm biết là rất khó khăn, tìm kiếm khán giả đồng điệu là không dễ. Được nhận định là người duy nhất biết chính xác về kịch câm ở Việt Nam hiện nay, Hoàng Tùng đã tự mình tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và độc hành trên con đường ít người biết.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2022
    Bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương - Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại địa phương và quyết tâm về đích trước 2 năm so với cam kết của Chính phủ Việt Nam với Tổ chức Y tế thế giới trong việc chấm dứt bệnh lao. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra là không dễ dàng bởi Đắk Lắk hiện là địa phương còn nhiều khó khăn, trong khi bệnh lao đang khá phổ biến tại đây. Hiểu được điều đó, bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương cùng đồng nghiệp và các cộng sự của mình đã chủ động tìm đến người dân, về tận thôn, bản để tư vấn, khám sàng lọc lao và điều trị bệnh cho bà con...
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/11/2022
    Từ vùng đất trũng, chỉ cấy một vụ lúa năng suất bấp bênh, ông Hoàng Đình Quê ở xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã hình thành được một trang trại nuôi lợn và gia cầm, mỗi năm thu lãi hàng tỷ đồng. Tích cực ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi, giờ đây, dù ở nơi đâu, ông Quê cũng quan sát và nắm bắt được tình hình của đàn lợn hơn 2.000 con thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Từ đó, điều hành công việc hiệu quả, thậm chí điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi ngay trên điện thoại. Cũng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, môi trường trang trại của gia đình ông được đảm bảo, không xả chất thải và mùi ô nhiễm ra bên ngoài. Ông Hoàng Đình Quê được vinh danh nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021 và là 1 trong 10 gương mặt công dân Bắc Giang ưu tú năm 2022.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2022
    Trong cuộc sống luôn có những niềm vui, nhưng cũng không ít nỗi buồn. Bên cạnh những người may mắn, thành công, vẫn có những mảnh đời gặp đầy rủi ro, ngang trái, biết bao thân phận yếu thế cần được giúp đỡ, chở che. Sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của những con người biết yêu thương, sẻ chia là mạch nguồn của những điều nhân văn tốt đẹp. 7 năm liên tục thực hiện những việc làm thiện nguyện và bền bỉ kết nối những tấm lòng nhân ái, nhóm hoạt động từ thiện có tên gọi Vui hành thiện với gần 500 thành viên tại Hà Nội đang là điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên, đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/10/2022
    “Thành công của mỗi người phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân và kiên trì với con đường mình đi” - đó là lời đúc kết ngắn gọn của anh hùng lao động Trần Mạnh Báo cho chặng đường gần 50 năm dành tất cả tâm trí cho hành trình phát triển giống lúa cho đất nước. Ông Trần Mạnh Báo chính là người giúp thay đổi cơ cấu giống lúa Việt Nam. Đến nay, ông là tác giả và đồng tác giả của gần 20 giống cây trồng mới...
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/10/2022
    Thuộc thế hệ 8x nhưng nhạc sĩ - nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Quang Hưng đã sớm khẳng định được tên tuổi ở nhiều hoạt động nghệ thuật như: Biểu diễn đàn bầu, dàn dựng sân khấu, đạo diễn âm nhạc cho phim. Riêng ở lĩnh vực sáng tác, anh đã ghi dấu ấn khi là đạo diễn âm nhạc cho 3 bộ phim đình đám: Ma làng, Gió làng Kình, Thương nhớ ở ai. Đó là vài thành tích mà người ta biết đến Nguyễn Quang Hưng, một gương mặt nghệ sĩ 8X với khát khao cháy bỏng là được thổi làn gió mới vào âm nhạc dân tộc, để công chúng và đặc biệt là giới trẻ không quay lưng với giá trị truyền thống của cha ông để lại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/10/2022
    Với tâm niệm “Giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn cho đến khi nào không thể làm tiếp thì mới dừng”, suốt 20 năm qua, chị Cao Ánh Tuyết ở phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội đã dành phần lớn tiền của cho việc làm thiện nguyện. Hàng nghìn suất cơm miễn phí và quà tặng đã, đang và tiếp tục đến với những hoàn cảnh khó khăn không chỉ ở thủ đô Hà Nội mà ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Không chỉ phát cơm miễn phí, chị Cao Ánh Tuyết còn giúp đỡ người vô gia cư, tạo việc làm cho người ở quê ra Hà Nội tìm việc. 20 năm gắn bó với những chuyến thiện nguyện khắp nẻo xa gần, chị Cao Ánh Tuyết đã mang đến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc cho những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/09/2022
    Với niềm đam mê mãnh liệt với trà Việt, anh Nguyễn Việt Hùng chủ trà thất Hiền Minh tea ở Hà Nội đã từ bỏ công việc chuyên môn là bảo trì các trạm phát sóng viễn thông của Bưu điện Hà Nội - nơi anh đã gắn bó nhiều năm để đến với trà. Nhận giải thưởng vô định cuộc thi pha chế trà Việt "Tea master cup 2016", đó là một bước ngoặt lớn đối với anh Nguyễn Việt Hùng để anh tìm hiểu, sáng lập, phát triển dòng trà hữu cơ sạch mang hương vị của riêng mình, đặc biệt là trà ướp sen với niềm mong muốn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2022
    Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội được thành lập ngày 24/01/1994, là tổ chức xã hội đặc thù của thanh niên Thủ đô, với nhiệm vụ trọng tâm là tình nguyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động và tổ chức hiến máu. Hiện Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội hiện có mạng lưới gần 100 câu lạc bộ và hơn 10.000 tình nguyện viên. Lượng máu thu được do Hội tuyên truyền vận động trong 28 năm qua chiếm trên 25% so với tổng lượng máu hàng năm thu được trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dự kiến trong năm nay, sẽ vận động hiến máu và thu về 300 nghìn đơn vị máu. Ngoài việc tham gia tuyên truyền vận động hiến máu, các cán bộ, hội viên, tuyên truyền viên của Hội còn là lực lượng hiến máu chính trong những dịp khan hiếm máu như trong dịp hè và Tết Nguyên đán. Mỗi đợt vận động hiến máu, hàng nghìn đơn vị máu của các tình nguyện viên và thanh niên, sinh viên thủ đô được đưa tới các bệnh viện, cứu sống rất nhiều người bệnh cần máu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2022
    Giữa mênh mông mây trắng Hà Giang, những cung đường chênh vênh núi cao vực thẳm quanh co in dấu bước chân của người thầy, người cô làm nghề “gánh chữ” lên non, “ươm mầm” tri thức nơi cao nguyên đá. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Họ - những người giáo viên vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên, quanh năm thiếu nước và chênh vênh nơi rẻo cao cằn cỗi, tình nguyện bám trường, bám bản, cần mẫn “gieo chữ” cho các em nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số... Hạt giống được gieo ở nơi khó khăn, khắc nghiệt sẽ nở ra những bông hoa đẹp nhất. Bông hoa trên đá đã nở như một phép ẩn dụ ngọt ngào để nói về những cống hiến, hi sinh thầm lặng của các thầy cô giáo vùng cao, những người đã và đang hằng ngày âm thầm “gieo mầm tương lai” nơi biên cương địa đầu Tổ quốc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/08/2022
    Do sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn nên những bệnh nhân này thường sống khép mình và hay thay đổi nơi cư trú. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phát hiện, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế này, gần 20 năm qua, anh Đặng Văn Ngọc, Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã bền bỉ xây dựng “kênh” tiếp cận, giúp đỡ kịp thời cho rất nhiều người bệnh trên địa bàn. Làm việc bằng cái tâm, anh đã vượt qua những khó khăn của cán bộ y tế cơ sở với đồng lương, phụ cấp ít ỏi…
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/08/2022
    “Thành công của mỗi người phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân và kiên trì với con đường mình đi” - đó là lời đúc kết ngắn gọn của anh hùng lao động Trần Mạnh Báo cho chặng đường gần 50 năm dành tất cả tâm trí cho hành trình phát triển giống lúa cho đất nước. Ông Trần Mạnh Báo chính là người giúp thay đổi cơ cấu giống lúa Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay, ông là tác giả và đồng tác giả của gần 20 giống cây trồng mới...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/08/2022
    Mượn chốn khôn gian yên bình nơi cửa phật, cô giáo Lê Thị Hòa giáo viên trường Tiểu học Đông Sơn đã đứng ra mở lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật, bẩm sinh nặng không thể hòa nhập với môi trường sư phạm bình thường. Dù bận bịu công việc cơ quan và gia đình, nhưng 17 năm qua, cô Hòa “như cánh chim không mỏi” miệt mài mang tri thức và tình cảm của mình giúp các em kém may mắn. Để rồi mỗi dịp cuối tuần, “mái ấm” nhỏ giữa thôn Đông Cựu lại rộn ràng bước chân đến trường....
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/07/2022
    Trích đoạn tuồng kinh điển “Ông già cõng vợ đi xem hội” gắn liền với tên tuổi cố NSND Đàm Liên với kỷ lục 2.000 đêm diễn. NSƯT Nguyễn Kiều Oanh đã được NSND Đàm Liên truyền lại cho tiết mục này từ hồi còn là sinh viên. Cùng với trích đoạn “Ông già cõng vợ đi xem hội”, NSƯT Kiều Oanh là một trong những gương mặt tên tuổi của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với sân khấu tuồng, sự nghiệp diễn xuất của chị ghi dấu bằng 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và nhiều giấy khen, bằng khen trong các cuộc liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, được Trường Đại học Hobart và William Smith của Mỹ trao tặng bằng chứng nhận: Diễn viên tài sắc đã có cống hiến trong việc giữ gìn và quảng bá nghệ thuật dân tộc Việt Nam......
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/07/2022
    Trong những ngày tháng 7 lịch sử này, hàng ngàn, hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước có nhiều hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sỹ: thăm tặng quà các gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng; đến các nghĩa trang liệt dâng hương, tưởng nhớ, tri ân những người con thân yêu, đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc. Phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cực tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” bằng những việc làm thiết thực như tham gia xây dựng, chăm sóc, làm đẹp đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ; phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, trao tặng nhà tình nghĩa, thăm hỏi, động viên, chăm sóc sức khỏe thương, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng... Trong nhiều năm qua, Nhóm mùa Thu và Những người bạn kêu gọi bạn bè cùng chung tay tự làm hàng chục nghìn bông hoa đăng, cờ Tổ quốc để dâng lên các nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước. Cũng từ những hoạt động tri ân này, họ mong muốn khơi gợi lòng yêu nước trong mỗi con người, đồng thời góp một phần sức lực của mình lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/07/2022
    Hơn 30 năm kinh nghiệm viết, sáng tác và với kiến thức chuyên sâu về kinh dịch Họa sĩ nhà thư pháp Trần Quốc Hưng ở Hà Nội luôn đau đáu với những niềm trăn trở riêng về thân phận con người với thiên nhiên. Sẵn trong mình niềm đam mê vô tận với nghệ thuật qua nhiều năm lăn lộn với các dòng tranh, anh đã dừng lại với tranh sơn mài bởi qua đó anh thể hiện được cái tôi của bản thân và truyền tải được niềm mong muốn con người hãy yêu thiên nhiên và quay trở về với cuộc sống an yên tự tại. Từ những kỹ thuật của dòng tranh sơn mài truyền thống, với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, sau 3 năm nghiên cứu, tìm tòi Họa sĩ nhà thư pháp Trần Quốc Hưng đã ra mắt những tác phẩm tranh nghệ thuật sơn mài đương đại với những bảng màu đương đại, sinh động phong cách thể hiện hoàn toàn mới nhưng vô cùng tinh tế với triết lý nhân sinh cao tất cả đều sẽ quay trở về với thiên nhiên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/07/2022
    Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng mọi suy nghĩ, mục tiêu sống và khát vọng cho tương lai của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang sinh năm 1990 đều dành cho việc bảo tồn động vật hoang dã. Chăm chỉ học tiếng Anh, tập luyện để nâng sức đề kháng, tìm hiểu kiến thức và kỹ năng… cô gái trẻ 32 tuổi đã dành tâm huyết của tuổi trẻ để tìm kiếm, bảo vệ và trợ giúp động vật hoang dã thoát khỏi các đường dây tàn sát và buôn bán ngà voi, sừng tê giác… ở khắp châu Phi và châu Á.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/06/2022
    Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có một nụ cười rạng rỡ và một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cứ khoảng 500 trẻ sinh ra, lại có 1 em bị sứt môi hở hàm ếch và dị tật hàm - mặt. Việc tìm lại nụ cười cho các em là một hoạt động nhân văn có ý nghĩa. 33 năm qua, nhiều bệnh viện ở nước ta đã đồng hành với tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận Operation Smile, tiến hành phẫu thuật miễn phí vá khe hở môi - hàm ếch cho hơn 60.000 bệnh nhi. Trong đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba (tại Hà Nội) thực hiện được nhiều nhất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/06/2022
    Một nhiếp ảnh gia trong hơn chục năm qua, đã tổ chức gần 20 triển lãm hình về sen, tạo ra một sự kiện chưa hề có trong đời sống nhiếp ảnh hiện nay. Đó là bức ảnh sen bán được với số tiền cao nhất là 200 triệu đồng, hiến tặng toàn bộ tiền bán ảnh cho các công việc thiện nguyện với số tiền 3 tỉ đồng. Sở hữu năm kỷ lục Việt Nam về đề tài hoa sen gồm những người có nhiều cuộc triển lãm ảnh về hoa sen nhất, người chụp ảnh những bức ảnh hoa sen kỳ lạ nhất, người thực hiện triển lãm tranh về hoa sen để làm từ thiện nhiều nhất, người chụp ảnh hoa sen từ dưới nước nhiều nhất và người chụp ảnh hoa sen nhiều nhất, được xác lập kỷ lục Đông Dương, người nắm giữ nhiều kỷ lục quốc gia về hoa sen nhất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/05/2022
    Tốt nghiệp 2 trường đại học, nhưng lại chọn cho mình con đường xuất gia, trở thành tu sĩ, sư thầy Minh Giải ở chùa Huyền Không, phường Hương Hồ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đang có những đóng góp tích cực cho cộng đồng và sự nghiệp hoằng pháp. Những năm qua, vị tu sĩ này đã mở nhiều lớp dạy miễn phí môn văn học tại chùa và các khóa ôn thi trực tuyến, giúp nhiều học sinh không còn “ngại” học môn ngữ văn, thậm chí đạt điểm cao, trúng tuyển vào đại học.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/05/2022
    "Bốn mùa xanh biếc trúc ơi Ruột không, tiết thẳng, đứng trời hạo nhiên" Với cốt cách, tinh thần cương trực, thẳng thắn của người quân tử, tre trúc...đã gần gũi và thân thuộc với mỗi người Việt như một người tri kỷ,...Mang ý nghĩa đó, hai câu thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh (Hòa thượng Giới Đức) tặng cho Trúc Chỉ do Họa sỹ Phan Hải Bằng ở Huế sáng lập ra 10 năm nay, như phần nào thể hiện niềm mong muốn đối với sự phát triển của loại hình nghệ thuật giấy-giấy nghệ thuật này...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/04/2022
    Khi sinh con ra, những người làm cha, làm mẹ luôn mong muốn con sẽ lớn khôn và trở thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng đối với những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, việc các con có thể tự chủ bản thân lại là niềm mong đợi của những phụ huynh. Mơ ước các con có thể kiếm tiền bằng sức lao động của mình vẫn luôn là niềm xa vời với nhiều người có con mắc chứng tự kỷ. Mặc dù có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần nhưng bù lại, hầu hết những người mắc hội chứng tự kỷ lại có sức khỏe thể chất bình thường. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn dến tình trạng này, trong đó, lý do quan trọng nhất là họ chưa được trao cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân. Hiểu được điều đó, chị Đào Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Trung tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp nghề SEED và 15 thầy, cô giáo nơi đây đã đồng hành cùng các gia đình trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt, mở ra các lớp học nghề với mong muốn các bạn tự kỷ và khuyết tật trí tuệ sẽ được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân, trở thành điểm tựa tinh thần cho các em và gia đình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/04/2022
    Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt ở thôn 5, xã Bát Tràng, Hà Nội dù mới đi vào hoạt động đã trở thành điểm đến thú vị của khách du lịch. Công trình này có lối kiến trúc độc đáo, mô phỏng một lò gốm khổng lồ, bên trong trưng bày sản phẩm tinh hoa cùng những giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề. Người đầu tư xây dựng Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt là nghệ nhân Hà Thị Vinh. Không ngoảnh mặt với nghề cha truyền kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất, bà Vinh còn là người tâm huyết với hoạt động xúc tiến thương mại, tìm ra "lối đi tắt" để sản phẩm làng nghề đi xa hơn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2022
    Cây ca cao được du nhập vào Việt Nam và người Pháp từ thế kỷ XVII. Sau giải thưởng Cacao chất lượng năm 2013 tại Pháp, ca cao Việt Nam đã được đưa vào danh sách các nước sản xuất loại nông sản này có hương vị tốt hàng đầu thế giới do Hội đồng Ca cao Quốc tế công nhận. Vậy nhưng hiện nay, ca cao nước ta vẫn chủ yếu là sản xuất hạt thô để xuất khẩu với giá rất thấp, việc trọng cũng manh mún, có thời điểm giá giảm sâu khiến loại cây trồng này dần bị đốn bỏ. Tại một gia đình ở tỉnh Đồng Nai, nỗi trăn trở với hạt ca cao Việt đã được truyền qua 2 thế hệ. Đó là gia đình bác sỹ, thầy thuốc ưu tú Đặng Tường Khâm và con trai của ông, anh Đặng Tường Khanh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2022
    Mặc dù mang trong mình nhiều thương tật nhưng thương binh Đào Viết Thoàn ở xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vẫn dành tất cả tâm huyết cho công việc của một lương y, chữa bệnh, cứu người. Từ bài thuốc “mỡ sinh cơ” được một sư thầy truyền dạy, ông đã phát triển thành phương pháp chữa bỏng, được Bộ Y tế công nhận và cấp phép. Hơn 30 năm qua, người thương binh hạng ¼ này đã chữa trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân, trong đó miễn tiền thuốc, tiền công trị giá hàng tỷ đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2022
    Nhạc sĩ Đỗ Minh Hiếu là người sáng lập, đồng thời là chủ tịch của tổ chức từ thiện “Trọn vẹn trái tim”. Năm nay là năm thứ 15 tổ chức từ thiện này hoạt động tại Việt Nam. 15 năm hoạt động tại quê nhà với các dự án trải dài ở cả ba miền của đất nước, tổ chức từ thiện “Trọn vẹn ước mơ” đã đến với những mảnh đời bất hạnh, làm vơi đi nỗi đau và giúp những người thiếu may mắn có một tương lai tươi sáng hơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/03/2022
    Từ những kỹ thuật của dòng tranh sơn mài truyền thống, với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, sau 3 năm nghiên cứu, tìm tòi, Họa sỹ, nhà Thư pháp Trần Quốc Hưng đã ra mắt những tác phẩm tranh nghệ thuật sơn mài đương đại với những mảng màu đa dạng, sinh động, phong cách thể hiện hoàn toàn mới nhưng vô cùng tinh tế với triết lý nhân sinh cao: Tất cả đều sẽ quay trở về với thiên nhiên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/03/2022
    Nhà ăn chay 0 đồng Nhất Tâm nằm trên đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, mỗi ngày phục vụ khoảng 200 suất ăn miễn phí cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, chỉ cần thích ăn chay đều có thể ghé qua. Dù mới khai trương chưa được một tháng nhưng Nhà ăn chay 0 đồng Nhất Tâm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Đến đây, mọi người không chỉ được thưởng thức món ăn chay ngon miệng mà còn như được ăn tại nhà mình, bởi nơi đó, những món ăn được nấu bởi tình yêu thương....
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/03/2022
    Nghệ nhân ưu tú Ma Văn Đức có hơn 30 năm giữ “hồn” văn hóa dân tộc Tày. Những cuốn sách của ông trở thành tài liệu quý, có hàm lượng tri thức cao, góp phần bổ sung, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Tày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/02/2022
    Những ngày gần đây, ca lây nhiễm Covid-19 tại Hà Nội tăng chóng mặt. Số trường hợp phải nhập viện cũng vì thế tăng theo, gây áp lực không nhỏ cho các y, bác sĩ ở những cơ sở chuyên điều trị bệnh nhân nặng. Tại bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 thuộc của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, dù đang trải qua những khó khăn vất vả của tình trạng quá tải bệnh nhân, nhưng các y, bác sĩ ở đây luôn tâm niệm sức khỏe của bệnh nhân là đóa hoa tươi thắm nhất cho ngày Thầy thuốc Việt Nam. Một số nhân viên y tế mắc Covid-19 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng còn tình nguyện ở lại bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân F0. Họ thực sự là những “chiến binh” quả cảm trong cuộc chiến với dịch bệnh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/02/2022
    Với chất giọng đặc biệt của người con được sinh ra tại vùng đất Quảng Trị, làn hơi dồi dào, nghệ sỹ ưu tú Diệu Hương đã thể hiện rất có hồn và cũng rất mực thước, toát lên sự sang trọng của ca Huế, thể loại ca hát thính phòng đã được công nhận là di sản phi vật thể của Unesco. Qua sự thể hiện của nghệ sỹ Diệu Hương, những tác phẩm ca Huế cổ đã đến gần hơn với công chúng Thủ đô, để người mến mộ ca Huế ở Hà Nội có nhiều cơ hội được thưởng thức những làn điệu vốn chỉ được biểu diễn trong cung đình Huế xưa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/01/2022
    Hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Cầm từng in sâu vào tiềm thức người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”... Đi qua thời kỳ phát triển rực rỡ, làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đứng trước nguy cơ mai một khi hầu hết các hộ gia đình ở đây chuyển sang làm nghề đồ gỗ, nhuộm giấy, đặc biệt là làm hàng mã. Làng Đông Hồ hiện nay chỉ còn hai gia đình tâm huyết và bám trụ với nghề, trong đó chỉ còn nghệ nhân cuối cùng là cụ Nguyễn Đăng Chế - cựu giảng viên Trường Mỹ thuật Việt Nam, người được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì những cống hiến trong 60 năm bảo tồn và phát triển tranh dân gian Đông Hồ. Dù đã ở tuổi 86, nhưng nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn khắc khoải niềm say mê với nghệ thuật và trăn trở làm sống lại làng nghề tranh Đông Hồ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/01/2022
    Mỗi năm, nước ta chỉ có khoảng 10 trường hợp chết não hiến tạng. Quan niệm “chết phải toàn thây” cùng tâm lý sợ hãi, kiêng kỵ ăn sâu trong xã hội cũng khiến nhiều gia đình sau khi hiến xác của người thân cho y học đã giấu kín việc này. Thế nhưng, ở xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội, có một bà mẹ sau khi đồng ý hiến tạng của người con trai chết não để hồi sinh sự sống cho 5 người khác đã công khai nghĩa cử hiến tạng để lan tỏa thông điệp "hạnh phúc cho đi - hạnh phúc lại tìm về" nếu mỗi chúng ta cùng hướng đến những điều tốt đẹp - nhân văn. Người mẹ đó là bà Cấn Thị Ngần, năm nay 62 tuổi....
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2021
    MC, người mẫu, diễn viên Saleem Hammed – chàng trai trẻ người Palestine, sinh năm 1993, mới 28 tuổi nhưng đã có hơn 9 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Anh có một tình yêu rất đặc biệt dành cho đất nước hình chữ S và xem đây là quê hương thứ hai của mình... Trong hơn 9 năm gắn bó với Việt Nam, Saleem tham gia rất nhiều hoạt động văn hóa, thực hiện nhiều chương trình, phim tài liệu tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Thông qua con đường nghệ thuật, Saleem mong muốn có thể quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp đến với thế giới Ả rập nói chung, và Palestine nói riêng cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, con người Palestin đến với Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2021
    Ở tỉnh Hà Nam có một người đàn ông gần 40 năm cưu mang hàng trăm mảnh đời lang thang, cơ nhỡ và kết nối để họ trở về với gia đình. Nhiều người xung quanh cảm phục tấm lòng nhân hậu khi thấy ông đưa cả những người điên bị lạc ngoài đường về nuôi và âm thầm làm những công việc nhân đức mà lòng trắc ẩn mách bảo. Vậy người đàn ông này là ai?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/11/2021
    Công ty Kym Việt, một doanh nghiệp xã hội chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công đã truyền cảm hứng, gieo ước mơ cho những người khuyết tật, chinh phục khách hàng bằng những sản phẩm thủ công thật sự giá trị. Bằng đôi tay khéo léo, những người thợ ở đây dù khiếm khuyết về mặt hình thể vẫn làm ra những sản phẩm đẹp đẽ đến không ngờ. Những con thú nhồi bông với những vẻ đẹp riêng, chứa đựng trong đó là tâm hồn của những người khuyết tật tài hoa, những người đã tự vượt lên số phận để hòa nhập với xã hội một cách bình đẳng. Không chỉ dừng lại ở mẫu mã đẹp, chất lượng cao, mà mỗi sản phẩm của Kym Việt còn truyền tải được thông điệp nhân văn - ý nghĩa tới cộng đồng. Bên cạnh nỗ lực kinh doanh tạo thu nhập cho người lao động, công ty Kym Việt vươn lên trở thành doanh nghiệp được xã hội đón nhận là một minh chứng cho thấy người khuyết tật cũng có khă năng lao động và nếu có môi trường phù hợp họ còn làm tốt hơn những người bình thường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/11/2021
    Lựa chọn hình thức podcast còn khá mới mẻ, hơn 2 năm qua, hai cô gái 9X Thu Hoài và Hà Trang bền bỉ lan tỏa tình yêu văn chương qua kênh phát thanh Trạm Radio. Hơn 2 năm qua, cộng đồng những người yêu văn chương có một điểm dừng chân mới mẻ, thú vị, đó là Trạm Radio. Đều đặn hàng tuần, nơi đây đều phát đi âm thanh đi rung cảm đẹp đẽ của văn chương...
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2021
    Nhắc tới nông nghiệp thông minh, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới tỉnh Lâm Đồng - Nơi mà trong những nhà kính hiện đại, toàn bộ quá trình tưới nước, bón phân, chăm sóc cho cây trồng được tự động hóa. Người nông dân có thể nhàn nhã ngồi ở nhà, hay đi café, hoặc công tác, du lịch xa nhà, chỉ cần có kết nối internet… chủ trang trại vẫn có thể điều khiển, thực hiện các thao tác kỹ thuật trồng trọt này qua điện thoại thông minh. Trong khi nông nghiệp công nghệ cao mới được biết đến rộng rãi hơn 5 năm nay, thì động lực cho nông nghiệp 4.0 ở Lâm Đồng đã có từ gần 20 năm trước...
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/10/2021
    Tháng 10 hồng – được thế giới chọn là tháng nâng cao nhận thức về ung thu vú. Tháng 10 để mọi người hiểu rõ hơn về tính nguy hiểm của căn bệnh, phát hiện sớm ung thu vú, cách phòng chống và tầm soát, đồng thời cùng chung tay hành động để hỗ trợ cho những bệnh nhân đã mắc ung thư vú. Việc hiểu biết về căn bệnh ung thư vú là nội dung hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi người phụ nữ để có thể tự bảo vệ mình và người thân. Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc (ở Hải Phòng) - Phó chủ nhiệm CLB “Phụ nữ kiên cường" không chỉ là “chung sống hòa bình” với ung thư vú mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và sự mạnh mẽ của những người phụ nữ Việt Nam. 18 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của người con gái, trong một lần tai nạn, chị Nguyễn Thị Ngọc đã mất đi một bên chân. 25 năm sau, chị lại nhận được hung tin mình mắc ung thư vú. Từ đó đến nay chị luôn kiên cường chiến đấu với bệnh tật, với số phận, và truyền cảm hứng, lan tỏa năng lượng tích cực đến với những người cùng cảnh ngộ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/10/2021
    Công ty cổ phần Ỷ Vân Hiên là nơi mà 3 năm nay, chàng trai 9X Nguyễn Đức Lộc bắt đầu niềm đam mê của mình là phục dựng những bộ trang phục từ thời Lý, Trần, Nguyễn... Chàng trai đó đang từng ngày viết nên những nét đẹp văn hóa của tương lai từ chính những điều vô cùng đẹp của quá khứ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/10/2021
    “Chia lửa” với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố phía Nam trong cuộc chiến khốc liệt với Covid-19, hàng chục nghìn y, bác sĩ và sinh viên y khoa ở khắp nơi trên cả nước đã lên đường vào vùng tâm dịch làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vaccine và tham gia cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19. Trên “trận địa không tiếng súng” đó, những chiến sĩ áo trắng đã kiên cường chiến đấu, dũng cảm vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách… Đó là công việc của những chiến binh dũng cảm trong đội quân áo trắng anh hùng. Họ đã chiến đấu với dịch bệnh trong hơn 3 tháng chi viện cho chiến trường miền Nam...
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/09/2021
    Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mới 2 tuổi đã bắt đầu có triệu chứng teo cơ. Căn bệnh ngày càng nặng khiến cho mọi sinh hoạt trở nên khó khăn và gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ... Tuy vậy, với sự chăm chỉ, hiếu học của mình, cậu bé này đã nỗ lực học hết cấp 2 bởi cậu biết sau này dù muốn tiếp tục học cũng khó vì con đường đến trường ngày càng gian nan, vất vả. Từ cơ duyên và nghị lực, cậu bé tàn tật đã vươn lên trở thành người có ích và lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống... Đó là câu chuyện về thầy giáo Phùng Văn Trường ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội... Do nhiều yếu tố, anh phải nghỉ học giữa chừng, nhưng nỗi nhớ sách vở, bút nghiên vẫn day dứt khôn nguôi. Vì vậy, anh đã không ngừng tự học, đọc nhiều loại sách vở và đặc biệt khi đôi tay không thể cầm bút, anh đã ngậm bút vào miệng để tập viết chữ và anh đã thành công...
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/09/2021
    “Muốn ăn cơm trắng cá trê/Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”. Câu ca này được truyền tụng từ bao đời nay, không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi – làng Chuông, thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội..... Những thay đổi của thời hiện đại đã khiến cho các khuôn mẫu và các kiểu làm nón thời xưa bị thất truyền. Thế nhưng vẫn còn những lớp người làng Chuông nặng tình với chiếc nón… Một trong những người như vậy là nghệ nhân Phạm Trần Canh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/09/2021
    Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng chính trong khó khăn tinh thần tương thân, tương ái ấy đi kèm với hoạt động trợ giúp cho những người khó khăn hay tuyến đầu chống dịch vẫn phát huy mạnh mẽ....
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/08/2021
    Vùng ven biển Tỉnh Bình Định được ví như một tấm thảm, được dệt bởi các hệ sinh thái và nguồn tài nguyên đa dạng. Song nơi đây, đang phải đối mặt với nhiều vẫn đề về tài nguyên và môi trường biển. Do tác động của ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu cùng với sự khai thác quá mức, đa dạng sinh học biển Bình Định đang bị suy giảm mạnh. Trước thực trạng này, nhiều sáng kiến hay từ chính cộng đồng dân cư địa phương đã giúp phục hồi hệ sinh thái ven bờ, nhiều cá nhân tự bỏ tiền túi và thời gian để cứu hộ sinh vật biển, tái tạo rạn san hô phục hồi đa dạng sinh học, họ gắn kết với nhau bởi tình yêu với đại dương...
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/08/2021
    Âm thầm, lặng lẽ hơn 50 năm qua giữa Thủ đô Hà Nội, gốm Chi vẫn như một cô gái luôn giữ được cho mình nét duyên thầm mộc mạc, tinh tế nhưng không kém kiêu sa, đài các của người Tràng An. Ẩn sâu sau mỗi tác phẩm Gốm Chi là những điều ẩn chứa, một câu chuyện hay một thông điệp nào đó mà người thợ gốm thủ công muốn gửi gắm tới tay người chơi. Chính vì vậy mà mỗi sản phẩm Gốm Chi như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không có cái thứ 2 và đó chính là điều mà những người yêu gốm, đã biết đến Gốm Chi thì quyến luyến khó rời. ...... Đằng sau những tác phẩm gốm độc đáo chính là những người thợ thủ công nhiều thế hệ của gia đình nhà làm gốm Nguyễn Văn Chi, hơn 50 năm trước đã xây những viên gạch đầu tiên của thương hiệu Gốm Chi giữa lòng Hà Nội - những con người đã thổi hồn vào những tác phẩm của mình để gốm không chỉ là sự kết hợp giữa đất, nước, lửa, men, mà đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có sức sống bền bỉ trong lòng người yêu gốm hơn 50 năm qua.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/08/2021
    Một người đàn ông được gọi là "được tất cả", đứng đầu một xóm nhỏ ở Thủ đô trải lòng mình về những đoạn trường khi “vác tù và hàng tổng” hơn 30 năm.... Ít ai biết rằng, chừng đó năm về trước, khi đặt chân đến Hà Thành, ông chỉ là một người tay trắng, tứ cố vô thân. Và người đàn ông này cũng trót mang cái nghiệp đặc biệt vào thân… Ông là ai? Nghiệp đặc biệt của ông là gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/08/2021
    Trong bão lửa chiến tranh điều gì là động lực to lớn nhất cho những anh lính Cụ Hồ nắm chắc tay súng. Hai từ mà chúng ta thường được nghe đó là "Lý tưởng" nhiều bạn trẻ ngày nay có thể chưa hiều được điều này....nhưng nếu quí vị và các bạn cùng gặp gỡ ông Trần Mạnh Báo thương binh hạng 2/4, Chủ Tịch Hội Đồng quản trị Tổng giám đốc Giống cây trồng Thái Bình quí vị sẽ hiểu rõ và thấm thía hơn bao giờ hết về việc "Sống phải có Lý Tưởng và Sống vì lý tưởng".
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/07/2021
    Nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu…, sự nổi giận của “Mẹ thiên nhiên” đã khiến con người nhận ra rằng, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học là việc làm cấp thiết để giữ gìn sự sống cho nhân loại. Nhận thức được điều này, gần 30 năm qua, một thợ săn khét tiếng ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã buông súng và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ rừng cũng như bảo tồn các loài động vật hoang dã. Ông trở thành người thứ hai ở Việt Nam được Quỹ bảo tồn Disney của Mỹ vinh danh là "anh hùng bảo tồn"...
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/06/2021
    Đợt dịch Covid bùng phát lần thứ 4 đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng chính trong khó khăn, tinh thần tương thân tương ái đi kèm với những hoạt động trợ giúp cho những người khó khăn hay tuyến đầu chống dịch vẫn phát huy mạnh mẽ. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, rất nhiều hành động đẹp, những tấm lòng nhân ái tương trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như tiếp thêm sức mạnh, giúp Việt Nam sớm vượt qua đại dịch. Tất cả cùng chung tay vì người nghèo, để không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đứt bữa…
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/06/2021
    Kế thừa truyền thống của những bậc cha ông tiên phong mở đất, bước chân người Cà Mau chất chứa khát vọng Việt, luôn hướng ra biển. Nhưng biến đổi khí hậu đang khiến họ đối mặt với nhiều cam go: sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro do nước biển dâng, mặn xâm nhập… Trước thiên nhiên trù phú nhưng nghiệt ngã, ngoài tôi luyện nên những phẩm chất can đảm, kiên cường và thẳng thắn, thì người dân còn học được cách sản xuất “mềm dẻo”. Đó là thuận thiên, đối xử tử tế với thiên nhiên để phát triển bền vững.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/05/2021
    Ở nhiều vùng nông thôn, khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, các sáng kiến như xây dựng con đường hoa, vườn hoa cây xanh, xây dựng môi trường xanh, sạch… được nhiều nơi áp dụng đã tạo nên một bức tranh nông thôn đẹp hơn và trở thành những điểm sáng, nông thôn kiểu mẫu, miền quê đáng sống… Thế nhưng, ở những thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, khi không có quỹ đất để xây dựng những con đường hoa lại có một sáng kiến khác, đó là biến những bức tường cũ kỹ, rêu mốc trong từng con hẻm thành những con ngõ hoa, khu phố xanh… Những sáng kiến, thành quả đạt được nghe có vẻ đơn giản, nhưng trong quá trình triển khai, không ít những khó khăn, thách thức đã nảy sinh, thậm chí là “chống đối” khi nhiều người dân vẫn quen với nếp sinh hoạt cũ và nhận thức chưa đồng đều về trách nhiệm cộng đồng. Tuy nhiên, với trách nhiệm đã đảm đương, người cán bộ cơ sở đã đi từng nhà thuyết phục, tuyên truyền và cũng gặp không ít những “tổn thương” trong quá trình đi vận động xây dựng những con ngõ hoa, đường phố sạch.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/05/2021
    Dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu vaccine, Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Phương Liên, nguyên Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là tác giả của vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Không chỉ cứu tính mạng của hàng triệu trẻ em, thay đổi cuộc sống của nhiều người, đây còn là vaccine đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/04/2021
    Tại Phú Thọ chỉ có duy nhất một “bà trùm” phường Xoan cổ. Cả cuộc đời bà gắn bó với những câu hát Xoan. Trân trọng những câu hát Xoan được ông cha truyền lại từ tuổi ấu thơ, gắn bó suốt thời nhan sắc mặn mà, cho đến khi vinh dự trở thành nghệ nhân dân gian, dù đã hơn 70 tuổi, bà luôn luôn dành trọn tâm và trí của mình để trao truyền các giá trị độc đáo của hát Xoan cho thế hệ tiếp nối. Đó là nghệ nhân nhân dân Nguyễn Thị Lịch, “bà trùm” phường Xoan An Thái, ở xã Phượng Lâu, TP. Việt Trì (Phú Thọ).
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/03/2021
    Những câu hát mộc mạc, ca từ gần gũi với đời sống sinh hoạt đã khiến ví, giặm có một sức hút mãnh liệt không chỉ với những người con xứ Nghệ, mà với tất cả những ai yêu thích ví, giặm đều đắm say, tìm về. Từ tình yêu ví, giặm, tình yêu quê hương, những người con xứ Nghệ xa quê tại Hà Nội vẫn luôn thấm đẫm những câu hát quê hương trong máu, thịt. Chính vì vậy, họ đã cùng nhau thành lập nên câu lạc bộ “Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội” thuộc sự quản lý của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam với mong muốn không chỉ tập hợp những người yêu thích ví, giặm cùng sinh hoạt, mà rộng hơn là gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/02/2021
    Bà Nguyễn Thị Nhung (58 tuổi) ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, hơn 30 năm qua đã cưu mang nhiều mảnh đời khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. ......Hơn 30 năm, có 13 người bà nhận về nhà, chăm sóc nuôi dưỡng, cho học nghề. Trong đó, 5 người đã tự lập, có gia đình riêng. Còn 8 người đang ở với bà, trong đó có 2 cháu đặc biệt nhất là Trương Đình Tứ và Tạ Long Nhân, đều là trẻ tự kỷ, đã được bà chữa khỏi bệnh. Không chỉ giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ, bà còn dành hầu hết thời gian, công sức cho những việc làm thiện nguyện như nấu cháo phát cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức những chuyến đi tri ân các nghĩa trang liệt sĩ, tham gia các dự án xây trường vùng cao cho trẻ em nghèo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/01/2021
    Cách đây hơn 40 năm, từ chiến trường trở về quê lúa, anh thương binh hạng 2/4 Trần Mạnh Báo làm việc tại trại nuôi lợn, rồi vào làm tạp vụ ở Công ty Giống cây trồng Thái Bình. Nặng lòng với nghề nông, chàng thanh niên đó đã nỗ lực không ngừng trong lao động, học tập và sau này nghiên cứu ra hàng chục giống lúa mới năng suất, chất lượng cao. Từ một tạp vụ, thương binh Trần Mạnh Báo đã trở thành nhà khoa học của nông dân và là một trong 3 doanh nhân đặc biệt xuất sắc về làm nông nghiệp công nghệ cao vừa được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020.....
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2020
    "Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979" là cuốn sách mà nhà báo, nhà nhiếp ảnh, nhà lý luận phê bình Trần mạnh Thường vừa ra mắt bạn đọc. Đây là cuốn sách tập hợp các bức ảnh tư liệu được tác giả giữ gìn cẩn thận trong suốt hơn 40 năm qua, và là tác phẩm mà ông tâm huyết nhất. Cuốn sách được đánh giá cao bởi giá trị tư liệu quý giá, tính xác thực của các bức ảnh, góp phần nhắc nhở người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ nhiều bài học lịch sử quý giá. PV Mai Hồng sẽ kể cho chúng ta nghe về sự dấn thân, quên mình của tác giả cuốn sách và những câu chuyện cảm động, nhân văn đằng sau bức ảnh trong cuốn sách này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/12/2020
    Những ngày mùa đông, trời rét hơn về đêm và sáng sớm, khiến người dân Thủ đô cảm thấy thực sự khó khăn trong mọi hoạt động của đời sống. Tuy nhiên, có một nhóm bạn trẻ vẫn không quản ngại thời tiết, âm thầm lặng lẽ làm những công việc có ích cho cộng đồng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/12/2020
    Từ thủa ấu thơ, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe bài hát "Quê hương" rót từng giọt mật tha thiết vào tim. Thế nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao quê hương lại có ý nghĩa như thế? Vì sao mỗi lần năm hết Tết đến, hàng trăm triệu người không quản đường xa, mệt nhọc tốn kém để về quê? Chương trình Chân dung và cuộc sống hôm nay sẽ khắc họa lại hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của những đứa con xa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2020
    Bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19 cho kết quả chỉ trong 1 tiếng, với độ chính xác cao (trên 98%) vừa được Tiến sĩ Lê Quang Hòa, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu thành công trong một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước. Đây là một trong những bộ sinh phẩm xét nghiệm tối ưu nhất trên thế giới hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Quỹ thiện nguyện Tâm Hiểu Thương do nhà báo Hoàng Anh Sướng và nhà thơ Trần Đăng Khoa cùng những người bạn thành lập đã đi vào hoạt động được 7 năm. Nhờ sự đồng hành và yểm trợ hết lòng của những nhà hảo tâm, quỹ Tâm Hiểu Thương đã mang thương yêu đến với những lớp người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, như: trẻ em bị ung thư, các nữ thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc da cam và đã xây dựng được nhiều công trình phúc lợi như đền thờ liệt sĩ, cầu đường, trường học cho trẻ em nghèo vùng cao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/10/2020
    Ngày nay, làm việc bằng máy tính hoặc sử dụng điện thoại thông minh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, vào những năm 60-70 của Thế kỷ trước, chiếc máy tính còn rất xa lạ đối với người Việt Nam. Có một trong những người ở Hà Nội may mắn được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin đã trân trọng từng quyển sách, từng bức ảnh, rồi phần cứng, đĩa mềm…, để rồi sau 40 năm cho ra đời bảo tàng tư nhân về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam với rất nhiều tâm huyết.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Thực tế cho thấy, cuộc sống càng phức tạp, càng nhiều cám dỗ, lại càng cần đến sự có mặt của những con người chân chính, những người suốt cuộc đời họ cống hiến, và hy sinh vì cuộc sống, vì hạnh phúc của cộng đồng, của nhân dân. Chỉ một chữ bình dị để gọi họ: Đảng viên. Vậy điều gì khiến Đảng viên có thể trở thành tấm gương cho người khác, trở thành tiên phong? Sự hy sinh lớn bắt đầu từ việc tự nguyện nhận về mình những thiệt thòi nhỏ bé. Tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp bắt nguồn từ những hành động tốt bình dị giữa đời thường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/10/2020
    Không khí Trung thu luôn vô cùng sôi động và đã gieo vào lòng trẻ thơ những âm thanh náo nức. Thế nhưng, giờ đây trong nhịp sống hiện đại, những giá trị truyền thống của Trung thu cũng dần dần mai một. Các địa điểm để trẻ em có thể đến và trải nghiệm các đồ chơi, trò chơi Trung thu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Rất ít các nghệ nhân còn tâm huyết với nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống, bởi khách hàng của họ ngày càng thưa vắng. Dù vậy, rất nhiều nghệ nhân vẫn đau đáu với việc giữ nghề để mang niềm vui đến cho trẻ thơ. Vượt qua nhiều khó khăn trong đời sống, họ vẫn lặng thầm giữ gìn và trao truyền các giá trị của đồ chơi, trò chơi dân gian cho thế hệ trẻ ngày hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/10/2020
    “Cái tình là cái chi chi?”… Hay đây là duyên nợ một đời? Gần 20 năm qua, nghệ sĩ Nguyễn Quang Long cùng nhóm Xẩm Hà Thành đã mở những chiếu xẩm ở chợ Đồng Xuân, ở góc phố, ở chân tượng đài Lý Thái Tổ, cũng từng ngồi trên sân khấu Nhà hát Lớn để hát, để đàn như để thỏa niềm đam mê tận cùng một dòng nhạc truyền thống của dân tộc. Ở đó, dường như không còn phân biệt đâu là sân khấu lớn, đâu là sân khấu nhỏ, chỉ biết những câu hát, điệu đàn cứ luyến láy, ngân vang, cứ ám ảnh trong lòng người nỗi niềm đau đáu về tình yêu với Xẩm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/09/2020
    Nếu nghe một loạt con số sau: 75, 50, 400, 4.000... chắc hẳn quí thính giả không có ấn tượng gì. Nhưng những con số này lại đang kể về một người có tuổi đời đúng bằng số năm hình thành, phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam và có một sự gắn bó đặc biệt với chiếc đài hơn nửa thế kỷ qua.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2020
    Mỗi năm nước ta có gần một triệu người hiến máu, trong số hàng trăm nghìn mẫu máu tại Viện Huyết Học và Truyền Máu Trung Ương, có rất ít mẫu máu thuộc nhóm máu hiếm RH- điều đáng lo ngại là lượng dự trữ loại máu này rất hiếm hoi. Bởi vậy, những người thuộc hệ nhóm máu hiếm thường gặp rất nhiều khó khăn khi không may họ phải truyền máu, và họ chỉ nhận máu của những người có cùng hệ nhóm máu. Với tinh thần nhân đạo đoàn kết chia sẻ, tích cực hiến máu tình nguyện, Câu lạc bộ những người nhóm máu hiếm khu vực phía bắc ra đời ,đã thu hút nhiều người có cùng nhóm máu hiếm tham gia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2020
    Từ niềm đam mê công việc, tinh thần trách nhiệm và khát khao được cống hiến những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Nhiều nhà khoa học đã vượt qua được những thác ghềnh và in dấu ấn sâu đậm bằng những công trình nghiên cứu có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Trong đó, có nhà khoa học Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2020
    Khi nhắc tới những ca khúc với tình cảm da diết và lời hát đẹp như một bức họa tình tứ êm ái, không thể không nhắc tới nhạc sĩ Dương Thụ, đó là lý do người ta gọi Nhạc sĩ Dương Thụ là nhạc sĩ của những khúc tình ca.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2020
    Trò chuyện với Nghệ sĩ Ưu tú Bá Phổ, chủ nhân của Nhạc đường Bá Phổ với 200 nhạc cụ dân tộc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Câu chuyện làng" Lở "bắt đầu khi đến mùa nước lên, dòng sông Thu Bồn vốn hiền hòa lại trở lên giận dữ, nay đã khác bức tranh tương phản giữa làng Triêm Tây cách đây chỉ gần 5 năm và hiện tại minh chứng rõ nét cho câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Nhờ vào sự phát triển của y học,sự sống giờ đây được ví như một cuộc chạy tiếp sức, người chạy đoạn đường trước gửi lại những mảnh ghép cơ th ể, để người chạy quãng đường còn lại tái sinh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Trò chuyện cùng Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ông vừa được nhận giải Ý tưởng Vì tình yêu Hà Nội, dành cho những nỗ lực của ông và các nhà khoa học để bảo vệ di tích khảo cổ Vườn Chuối ở thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Giới thiệu về chân dung Đại úy Trần Anh Tuấn, cán bộ Phòng Công tác Đảng, Công tác chính trị, Đại học Phòng cháy Chữa cháy.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Gặp gỡ cô giáo Nguyễn Kim Anh, giáo viên Ngữ văn trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội, một trong những nhà giáo được trao tặng giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm 2018", nhiều năm liền cô được học sinh trường bầu chọn danh hiệu "Thầy cô được học trò tin yêu".
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Gặp gỡ ông Trần Mạnh Báo, thương binh hạng 2/4, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Câu chuyện tình bạn của Bùi Duy Hiếu và Nguyễn Tiến Đức - 2 chàng sinh viên cao đẳng thực hành FPT.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Trò chuyện cùng bác sĩ Đỗ Thúy Nga, Giám đốc Trung tâm Hy Vọng, (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Hà Nội), nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong 15 năm qua.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Gặp gỡ bạn Nguyễn Đức Huy, người sáng lập “Chia sẻ vì cộng đồng”, để cùng lắng nghe câu chuyện của những trái tim thắp lửa mùa đông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Trò chuyện cùng Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Angola tại Việt Nam, ông Abel M.Vieira Paxe.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Kiến trúc sư Phạm Đình Quý, người nỗ lực kêu gọi quyên góp xây dựng trường cho trẻ em vùng cao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Gặp gỡ Phàng A Páo, bản Chà Đáy, xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Ông Nguyễn Đình Quang Duy, kỹ sư viện Nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản 3 (RIA3), về "con đường sống" của hải sâm Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Gặp gỡ Nhạc sĩ Đỗ Minh Hiếu, Việt kiều Canada, người sáng lập Tổ chức từ thiện "Trọn vẹn trái tim".
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Trong khi nhiều bác sĩ chọn các thành phố lớn để lập nghiệp và có thu nhập cao, thì bác sĩ Nguyễn Ngọc Quý, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, lại tình nguyện về các xã nghèo vùng sông nước ĐBSCL công tác suốt 13 năm qua.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Giới thiệu về chàng trai người châu Phi đang sống tại Việt Nam tên Tim Lombard. Anh yêu môi trường và đang hành động vì môi trường Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Gặp gỡ Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sơn KOVA.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Trao đổi với nhà sáng chế Lương y Phạm Thị Chẵn, người nghiên cứu ra máy cứu ngải và viên ngải cứu Khánh Thiện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Khách mời: Ông Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội hóa chất nông nghiệp Thành phố Hà Nội, đồng thời là thành viên của Ban tư vấn, hỗ trợ và đào tạo Khởi nghiệp Quốc gia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Gặp gỡ và giao lưu với Bùi Thị Hoàng Điệp, đồng sáng lập viên Nhóm khởi nghiệp với ứng dụng eJOY học tiếng Anh, một phương pháp học tiếng Anh hoàn toàn mới, với hệ sinh thái đa dạng các ứng dụng học tiếng Anh trên máy tính, điện thoại để học mọi lúc mọi nơi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Gặp gỡ Đỗ Việt Khanh Chi, chủ cơ sở An Care Health Spa ở số 55, phố Đào Tấn, Hà Nội, với mô hình Spa - thủy trị liệu. Đây là mô hình rất riêng, phù hợp với xu thế sử dụng liệu pháp tự nhiên nâng cao sức khỏe.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Gặp gỡ chị Đinh Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng, tại thôn Gò Sỏi (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội). Đây là ngôi nhà chung, là mái ấm tình thương của nhiều người khuyết tật, giúp họ có thêm nghị lực để sống và lao động.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Gặp gỡ Nhà sáng chế khoa học nữ- Lương y Phạm Thị Chẵn- người đang “chèo lái” Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Công ty Cổ phần Y Dược Khánh Thiện (Hải Phòng), đã dành 20 năm nghiên cứu, cho ra đời “Máy cứu ngải” và “viên thuốc ngải cứu Khánh Thiện” - một chiếc máy gọn, nhẹ, sử dụng nguyên liệu thuốc đông y, đạt hiệu quả chữa bệnh cao, góp phần đưa di sản y học cổ truyền phát triển, phù hợp với xu thế hiện đại y học cổ truyền, thích ứng với khoa học công nghệ và cuộc sống hiện đại, đồng thời vẫn giúp duy trì, giữ gìn tập quán chữa bệnh dân gian.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Nghệ sĩ Nguyễn Đức Minh bằng niềm đam mê âm nhạc và tâm niệm lưu giữ tiếng đàn môi trong kho nhạc dân tộc. Nghệ sĩ Nguyễn Đức Minh đã bỏ công sức không chỉ sưu tầm bộ đàn môi Việt Nam và thế giới, mà còn tự tìm cho mình một lối sáng tạo riêng cho loại đặc cụ độc đáo này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Trò chuyện với nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội về niềm đam mê những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, đó là phục dựng lại dòng tranh dân gian Kim Hoàng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Gặp gỡ Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ - Người khẳng định tầm vóc Hà Nội bằng các công trình nghiên cứu mẫu mực và có giá trị.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Trò chuyện với nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội về niềm đam mê những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, đó là phục dựng lại dòng tranh dân gian Kim Hoàng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Cách đây hàng trăm năm, việc trị thủy khai hoang lấn biển đã thật sự trở thành vấn đề cấp bách thường xuyên của nhiều thế hệ người dân Thái Bình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Trong tiết trời thu dịu với chút nắng hanh hao cuối tháng 8, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà nội tấp nập hơn với sự góp mặt của nhiều du khách, đặc biệt là giới trẻ, các bạn thỏa sức thể hiện những kỹ năng nghệ thuật đường phố, tạo nên một không gian sôi động thu hút mọi ánh nhìn. Nhưng cách đó không xa ở một góc phố ven hồ chị Xuân, chị Thủy, bé Duy…. Cùng hàng chục người già trẻ lớn bé khác họ trầm tĩnh hơn, lặng lẽ hơn, với thú vui của riêng mình. Họ vẽ nhiều nhất, đẹp nhất về Hà Nội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Gặp gỡ Kỹ sư thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, Giám đốc Dự án nâng cao kỹ năng sản xuất hải sâm tại Việt Nam, Philippines và Bắc Australia, được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Australia ACIAR.
    Xem thêm Thu gọn