Chương mới nhất
-
-
Vào khoảng thời gian này, năm ngoái, tôi là lần đầu tiên được dự sinh nhật đồng đội. Sự kiện quan trọng này đã khiến cánh lính trẻ chúng tôi đều có chung tâm trạng hồi hộp, háo hức, chờ đợi, thậm chí có phần để tăng thêm ý nghĩa của đêm sinh nhật, tập thể lãnh đạo chỉ huy đơn vị cho phép những quân nhân chuẩn bị bước qua tuổi mới được mời gia đình và người thân đến dự tối thứ bảy...Thu gọn
-
-
Cuối tháng 3/1975, trong khi các đơn vị tinh nhuệ của ta như quân đoàn 2, quân đoàn 3 đã giành được nhiều chiến thắng vang dội làm nức lòng người qua các chiến dịch Tây Nguyên Huế, Đà Nẵng, Quân đoàn 1 của chúng tôi, quân đoàn chủ lực đầu tiên nổi tiếng tinh nhuệ lại đang ém quân tại khu vực Hà Trung và Thạch Thành Thanh Hóa để vừa làm nhiệm vụ nghi binh vừa bảo vệ miền Bắc và đồng thời sẵn sàng chi viện cho chiến dịch khi có lệnh. Việc phải nghỉ ngơi hậu phương khiến chúng tôi sốt ruột lắm, là Trung đội trưởng ít nhiều đã trải qua chiến đấu nên tôi rất hiểu tâm tư của anh em, đặc biệt là cánh lính trẻ rất muốn được trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài chiến trường như bao đồng đội khác. Rồi một buổi chiều cuối tháng 3...Thu gọn
-
Tiểu đoàn chúng tôi hành quân dã ngoại về thôn Hùng Cường, giúp dân bồi đắp con đê Hội Thống, một con đê xung yếu ở bờ nam hạ lưu sông Lam. Đang giữa mùa hè nắng miền trung đỏ trời, gió lào quạt lửa, ấy vậy mà ai cũng vui, ai cũng hăng say làm việc. Ngày cuối cùng, chúng tôi đang hăm hở sắn đất, chuyển đất hoàn thành công đoạn cuối. Bỗng mây đen chẳng biết từ đâu ùn ùn kéo tới, chớp xanh lẻ rạch chéo bầu trời...Thu gọn
-
Tôi đứng hồi lâu trên vùng đất cũ, rồi mua một quả dưa ở dãy gần đó đặt vào vị trí, tôi đoán là căn chòi năm xưa, thắp nén hương. Khói hương quấn quýt quanh quả dưa rồi tan vào không khí. Trước mắt tôi, hình ảnh của bà mẹ năm xưa đang lấy sức lực mở nắp hầm bí mật rồi đẩy chúng tôi xuống. Trên kênh nước đang lớn, từng chiếc xuống chất đầy dưa hấu từ các dãy hai bên bờ kênh Cả Đìa rẽ nước xuôi dòng, để lại phía sau những đám lục bình đầy hoa tím dập dềnh. Bất giác tôi nghĩ, trên mâm ngũ quả của nhiều gia đình sẽ có một quả dưa hấu được trồng tại kênh Cả Đìa, giống dưa đỏ, màu xanh sậm, ruột đỏ óng ánh cát, giống dưa quý của một bà mẹ anh hùng...Thu gọn
-
Ảnh của Năm Hạnh đặt bên cạnh ảnh của hai người anh của em đã hi sinh năm 1971. Trong ảnh Hạnh đội mũ tai bèo, nụ cười tươi rói và đặc biệt là đôi mắt mở to như đang trìu mến nhìn tôi. Tôi đứng lặng hồi lâu nhìn em. Biết tôi đang xúc động, bác Tư kêu tôi lại bàn uống nước, rồi quay sang bàn bên cạnh lần tìm chùm chìa khóa mở tủ, bác lấy ra một cuốn sổ mầu nâu, đã cũ rồi đưa cho tôi và nói, đây là nhật ký của con Năm, giờ bác trao lại cho con. Nước mắt tôi trào ra, rơi lã chã trên từng trang nhật ký. Tôi ngửng đầu lên thì thấy bác Tư đã lặng lẽ đứng sau tôi từ lúc nào, tôi nắm tay bác, thưa ba, xin ba cho con là con của gia đình mình có được không ạ. Bác Tư ôm chầm lấy tôi, đôi vai bác rung lên từng chập, những giọt nước mắt của bác nóng hổi nơi vai áo tôi...Thu gọn
-
Đêm nay lại đến phiên gác của tôi. Chỉ còn mấy ngày nữa là chúng tôi kết thúc 3 tháng huấn luyện tân binh, trung đội sẽ chia tay nhau để biên chế về các đơn vị huấn luyện binh chủng mới. Giờ đây, tôi không còn là cậu học trò mảnh khảnh, thư sinh nữa, mà đã thành một người lính thực thụ, người chắc, da ngăm đen, tác phong nhanh nhẹn. Khi sắp phải xa đơn vị này, tôi càng thấy mình gắn bó hơn với những buổi huấn luyện thao trường, với những giờ sinh hoạt văn nghệ, những trận bóng đá, bóng chuyền gắn kết tinh thần đồng chí...Thu gọn
-
Tuy đóng quân ở suối Rùa nhưng chúng tôi kiểm soát cả một vùng rộng lớn đến hơn 20 km2. Cả mùa khô năm đó, chúng tôi đã nhiều lần chặn đánh tàn quân Pol Pot từ Thái Lan về Campuchia quấy phá. Có lần chúng tôi phục kích đánh thiệt hại nặng một trung đội địch, bắt 12 tù binh, thu nhiều vũ khí các loại. Khi những đám mây đen từ phía biển hồ kéo đến, rồi những cơn mưa ào ạt đổ xuống báo hiệu mùa mưa ở Campuchia bắt đầu, những khu rừng ở Bắc-đom-đoong trơ trụi hôm nào giờ trở lại tươi xanh, mát mẻ. Dòng suối Rùa đầy nước chảy băng băng cuốn theo bao lá rừng về hạ lưu. Đây cũng là nơi thời điểm đơn vị chúng tôi bàn giao địa bàn cho đơn vị bộ đội địa phương của bạn, về Tà Keo nhận nhiệm vụ mới. Bao kỷ niệm khó quên, giờ kể lại vẫn thấy rưng rưng.Thu gọn
-
Kết thúc đợt dã ngoại, đêm văn nghệ lửa trại diễn ra đúng như dự kiến ban đầu, Mai hát bài “Em chọn lối này”, hòa trong tiếng khèn của người yêu. Lời bài hát chứa đựng việc làm ý nghĩa của bộ đội, đã níu kéo họ ở lại, góp sức xây dựng bản làng ngày thêm đổi mới...Thu gọn
-
Giọng của Tiến sôi nổi và hào hứng “… Nội à, cháu về đến Hà Nội chiều nay rồi, cháu đang ở nhà Hà, mai cháu bay vào trỏng, vui lắm nội ơi. Nội biết không, ông ngoại của Hà chính là chú bộ đội miền Bắc mà nội hay nhắc tới đó, nội nói chuyện với ổng nghe…”. Tiến đưa máy cho tôi “Út Mai à, bất ngờ quá phải không, gần 50 năm anh em mình bặt tin nhau còn gì…”... Cả nhà vui lắm! Tôi đứng lên bóc tờ lịch treo tường. Con số của ngày mới hiện ra, tôi cảm thấy Tết như đang đến gần, rất gần!Thu gọn
-
“… bộ đội thì lại càng phải cần bộ đội con để giữ nước chứ”. Nghe thứ lý lẽ ngồ ngộ của u, cả anh cả và chị hai tôi đều bật cười và tôi chỉ còn biết tuân lệnh. Và sau cái lệnh của u, tôi cũng nhận được lệnh của thủ trưởng là “cưới vợ phải cưới liền tay”...Thu gọn
-
Cứ điểm Đồi Xanh của địch bị xóa sổ, tôi được đồng đội đưa về tuyến sau, rồi về trạm phẫu tiền phương với chiếc khăn tay ướt sũng máu của mình. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhờ các hộ lý giặt sạch và luôn giữ bên mình như một kỷ vật. Rất nhiều năm trôi qua, nửa chiếc khăn tay của người chính trị viên ngày nào, thật lạ cứ nguyên vẹn trong ký ức tôi. Bởi đơn giản, đó là nửa chiếc khăn của tình yêu thương đồng đội, của sức mạnh ý chí, nửa chiếc khăn của cả một tấm lòng.Thu gọn
-
Tại phòng của trung đội trưởng, mọi bí mật trong hai thùng mì tôm được lôi ra ánh sáng… Nghe những lời phân tích chân thành của trung đội trưởng, tôi chỉ biết cúi đầu ân hận nhận lỗi. Bởi vì, nếu không có đồng chí trung đội trưởng thì hành động bồng bột của tôi đã vô tình tiếp tay cho những việc làm xấu xa và bản thân thì vi phạm kỷ luật.Thu gọn
-
Sau một thời gian theo dõi, nắm bắt tình hình của số chiến sĩ mới về đại đội công tác, chiến sĩ Nguyễn Văn Thủy được chỉ huy đơn vị đánh giá cao bởi tính tình hiền lành, có động cơ phấn đấu rõ ràng, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao nên hàng tuần trung đội và đại đội đều biểu dương, đánh giá tốt. Tuy nhiên, sau Hội nghị giao ban đơn vị vừa rồi thì bất ngờ cậu Long - trung đội trưởng đến bên tôi thì thầm: "...Không hiểu sao mấy hôm nay, chiến sĩ Thủy của trung đội em có những biểu hiện bất thường..."...Thu gọn
-
… Dù biết là về muộn sẽ bị kỷ luật nhưng đồng chí Tuấn đã nán lại, nhanh chóng đến trình báo công an để tìm người mất trả lại, vì lý do đó nên việc muộn giờ của đồng chí sẽ được bỏ qua. Tôi sẽ nêu gương đồng chí trong buổi chào cờ để lan tỏa việc làm tốt, hành động đẹp đó đến toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Việc làm của Tuấn là việc nhỏ nhưng nó đã thể hiện lối ứng xử văn minh, lịch sự của bộ đội. Chính những việc làm đó đã làm lan tỏa lối sống đẹp, ứng xử văn hóa, thể hiện nhân cách của người quân nhân cách mạng, khắc sâu thêm hình ảnh cao quý bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.Thu gọn
-
Sau nửa tháng, vết thương của tôi đã ổn định, tôi trở về đơn vị. Hôm dời trạm quân y 52K, Hà đeo ba lô của tôi tiễn tôi ra cửa hàng, Hà đưa tay vuốt nhẹ vết thương trên cằm của tôi rồi thỏ thẻ “anh đi mạnh khỏe, em chờ anh”. Tôi không ngờ đó lại là lần cuối cùng tôi ở bên Hà…Thu gọn
-
Trong quá trình điều trị, giữa người chăm sóc và người được chăm sóc, bằng tình cảm chân thành của người lính họ đã cảm mến nhau. Tuy vậy, Trung mặc cảm về thương tật của người không dám ngỏ lời yêu với Hạnh. Nhưng với tình yêu của người lính và tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam, Hạnh sẵn sàng chịu vất vả, thiệt thòi để bù đắp những tổn thất, hi sinh của Trung. Cuối cùng họ đã đến với nhau, sống chung dưới mái ấm hạnh phúc và có 2 con xinh xắn, ngoan hiền...Thu gọn
-
Ngày đầu trên bục giảng của tôi thật sự là một kỷ niệm đẹp không thể nào quên. Vẫn biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng và chỉ mang tính tương đối, song đối với những giảng viên mặc áo lính, dù cuộc sống phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tôi luôn cảm thấy tự hào và hạnh phúc với công việc của mình. Nghề nhà giáo được ví như người đưa đò nên tôi luôn tâm niệm rằng không có danh hiệu hay phần thưởng nào cao quý bằng tình cảm, bằng sự trân trọng mà các thế hệ học viên thân yêu dành cho mình.Thu gọn
-
Sau những điều bố tôi căn dặn, tôi đã có thêm động lực phấn đấu vươn lên và sau 4 năm miệt mài học tập, rèn luyện, tôi vinh dự là một trong những học viên giỏi, vinh dự được thay mặt toàn thể cán bộ học viên cùng khóa đọc lời tuyên thệ dưới cờ đảng trong lễ tốt nghiệp vừa rồi. Qua chương trình “chuyện kể ở đại đội”, tôi xin nhắn với bố tôi rằng “do điều kiện công tác con chưa về thăm bố mẹ được, nên qua câu chuyện này con muốn nói với bố là Bố hãy giữ gìn sức khỏe, con trai của bố đã trưởng thành rồi!”Thu gọn
-
Tôi vốn là một lính trinh sát. Anh em trong đơn vị vẫn gọi tôi với cái tên quen thuộc là "Tuyên nắm đấm". Sở dĩ tôi có cái biệt danh này là vì cú đấm của tôi rất mạnh, những bao tải cát ở khu luyện tập chỉ được một thời gian là tan xác pháo, phải thay luôn sau vài ngày tôi luyện tập võ thuật. Nhưng đó cũng chưa phải là lý do chính...Thu gọn
-
Cách đây 5 năm, chúng tôi là học viên năm cuối đào tạo chuyên ngành trinh sát đặc nhiệm của Trường Sỹ quan Lục quân II. Ngày đó, vì Trời phú cho dáng người cao to, nhanh nhẹn, lại có nước da ngăm đen, rắn chắc nên Tuấn được anh em trong tiểu đội đặt cho biệt danh là Tuấn "sóc"...Thu gọn
-
Thế đấy các đồng chí ạ! Và ít lâu sau, đám cưới của chị Dung và anh Tấn được tổ chức rất đơn giản nhưng lại vô cùng ấm cúng. Một mối tình của người lính dẫu gặp nhiều gian truân đã được đoàn tụ. Hạnh phúc dẫu muộn màng mà vô cùng thiêng liêng ấy đã để lại cho chúng tôi một ấn tượng sâu sắc trên chặng đường quân ngũ, mà có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ có thể quên được.Thu gọn
-
Cuối năm đó tôi khoác ba lô về làng vì đã hoàn thành nghĩa vụ, còn Liên, nghe đâu em đã chuyển chuyên nghiệp và phục vụ lâu dài trong quân đội. Trước khi ra quân tôi chỉ kịp nhờ người chuyển lời chào Liên, chúc em luôn hạnh phúc. Từ đó đến giờ mà có lẽ mãi về sau, ước mong được nhìn thấy nhau sẽ không bao giờ thành hiện thực. Nhưng nhiều lúc vô tình nhìn đồng hồ, tôi lại giật mình như sắp đến giờ lên máy, sắp được nhận những tín hiệu từ trái tim em và trong tôi lại thức dậy những kỷ niệm về một thời áo lính, về một người con gái chỉ nghe tiếng nói mà đem lòng yêu thương.Thu gọn
-
Chiến tranh đã làm cho bao gia đình phải mất mát, bao lứa đôi phải xa cách, chia lìa. Mối tình của Lan và Bình tuy dang dở nhưng rất đẹp. Một chuyện tâm tình của anh lính tình nguyện Việt Nam với một cô gái Lào gốc Việt. Hai người lính của hai quân đội anh em cùng sát cánh bên nhau chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc mình và vì nghĩa vụ quốc tế cao cả...Thu gọn
-
Tôi định tháo chiếc khăn trả cô gái nhưng cô ngăn lại và bàn tay ấm nóng của cô vẫn nắm cánh tay tôi, đôi mắt đen láy, trong veo nhìn tôi thăm thẳm và tiếng cô như tiếng gió thì thầm “anh ơi, anh hãy giữ lấy làm kỷ niệm để nhớ về một bản nhỏ trên mảnh đất Phù Yên và đừng quên em, cô giá bên dòng sông Đà”. Tôi lúng túng không biết làm thế nào thì anh Phương đã giục lên đường, tôi lấy hết can đảm nắm tay cô gái và ấp úng “anh…anh… cảm ơn em” thế rồi xốc ba lô vội vã bước đi. Sau khi về đến sở chỉ huy sư đoàn, chúng tôi được điều về các đơn vị và gấp rút hành quân sang chiến trường C làm nhiệm vụ. Từ bấy đến nay, đã mấy chục năm nhưng ký ức về Tây Bắc, về bà mế Phù Yên, về cô gái bên dòng sông Đà và tình đất, tình người nơi đây vẫn như sống mãi trong tôi...Thu gọn
-
Khổ lắm cơ, em chúc anh là phát lộc rồi lại lộc phát, đơn giản thế thôi, vậy mà anh cứ tự kỷ ám thị, suy diễn lung tung, nhưng mà thôi, cũng thật là tuyệt vời, em mừng là anh đã giảm béo thành công. Nói thật nhé, may sao mục tiêu anh tự đề ra cũng hoàn thành xuất sắc. Này, em phải thực hiện lời hứa hôm trước nhập ngũ với anh đấy nhé!... Nhìn mặt Hường e thẹn, Lâm thấy trong lòng vui sướng lâng lâng, nụ hôn gió hôm nào hôm nay bỗng trở nên ngọt ngào khó tưởng.Thu gọn
-
Mùa đông năm 1978, tức là sau ba năm kể từ ngày tôi về phép lần đầu tiên sau giải phóng miền Nam, mẹ tôi đột ngột qua đời. Khi đó tôi đang ở biên giới phía Bắc, không về kịp để nhìn mẹ lần cuối. Các anh chị tôi bảo, lúc sắp ra đi mẹ tôi thều thào hỏi “… Út, nó đã về chưa?” Anh chị tôi phải nói dối “Dạ, em nó sắp về đến nơi rồi ạ” để cho bà ra đi được thanh thản. Những người mẹ Việt Nam bình dị nhưng vĩ đại và muôn vàn kính yêu sẽ sống mãi trong tâm khảm của tôi và của mỗi chúng ta...Thu gọn
-
Chúng tôi nằm điều trị bên phòng họp giao ban của đội phẫu thuật, được nghe rõ từng lời của giáo sư, tất cả chúng tôi đều xúc động và cảm phục tấm lòng nhân ái, tận tụy, hết lòng vì thương binh của giáo sư, của y sĩ Trương, của nữ y tá Nga và của tất cả cán bộ, thầy thuốc tại đội phẫu thuật tiền phương trong một hang sâu của chiến dịch Điện Biên Phủ. Những kỉ niệm ấy vẫn mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi chúng tôi...Thu gọn
-
Gặp nhau, cô nghẹn ngào ôm chặt chú vào lòng. Vuốt mái tóc thơm mùi hương chanh của cô, chú cũng nghèn nghẹn “em à, cuốn truyện em tặng ngày nào nay vẫn nguyên vẹn, vậy mà anh… Chú buông cô rồi với cây nạng gỗ quay đi, giọng nặng trĩu “nhưng thân thể anh thì…” Ngày cưới của cô chú, làng trên xóm dưới bà con đều kéo đến chúc phúc. Thế rồi, chú tôi lại tiếp tục những ước mơ còn dang dở và cô tôi cũng trở thành cô giáo trường làng. Tuy vật chất không dư dả nhưng gia đình họ lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Đặc biệt, cô chú còn lập ra một góc đọc riêng, không chỉ cho các thành viên trong gia đình mà còn cho những người yêu sách, báo trong làng. Giờ đây, dẫu các con. cháu của cô, chú đều đã trưởng thành nhưng những cuốn sách chép tay ngày nào vẫn được những thành viên trong gia đình nâng niu, trân trọng...Thu gọn
-
Sau khi được đồng chí Đại úy Nguyễn Thành Long – Chính trị viên Đại đội phân tích, động viên kịp thời, tôi đã bỏ hẳn bệnh nghiện điện thoại di động. Giờ đây tôi cảm thấy mình luôn tràn đầy năng lượng, tư tưởng lạc quan yêu đời, đặc biệt là đã bắt đầu lấy lại phong độ như những ngày đầu nhập ngũ. Qua câu chuyện hoàn toàn có thật này, tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ chúng ta hãy biết trân quý thời gian để làm những việc có ích, tuyệt đối không tham gia vào những trò chơi vô bổ, có hại trên không gian mạng, để rồi làm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả đơn vị nữa.Thu gọn
-
Hạnh phúc biết bao khi được làm cha và còn hạnh phúc hơn là làm cha của những đứa trẻ bất hạnh. Nhìn những đứa con nuôi của đồn biên phòng ngày càng khôn lớn, học hành tiến bộ, chúng tôi ai cũng phấn khởi vì đã góp sức mình nâng bước em đến trường.Thu gọn
-
Riêng cái chuyện biến ba lô nặng thành nhẹ, chỉ trong một nốt nhạc là ô kê. Cậu nhìn ba lô của tớ xem, lúc nào cũng căng tròn, thế nhưng mà nhẹ tênh. Thế mới kỳ diệu chứ! Bí quyết là ở chỗ, trước lúc hành quân, tớ bí mật tuồn hết cát ra ngoài, đồng thời nhét đầy quần áo cũ vào ba lô, khi hành quân về gần tới đơn vị, tớ lại nhanh tay lấy bao cát dấu sẵn trong bụi cây cho vào, thế là ổn luôn… Cái gọi là sáng kiến trong hành quân của Cường và tôi sau đó đã bị chỉ huy đơn vị phát hiện. Qua đó, tôi mới thấm thía nhận ra rằng, để trở thành người cán bộ sĩ quan quân đội vừa hồng, vừa chuyên thì dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải có ý chí, quyết tâm...Thu gọn
-
3 tháng huấn luyện chiến sĩ mới trôi vèo trong nháy mắt. Nhờ ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên, đặc biệt là sự góp ý, động viên chân thành, kịp thời của đồng đội đã giúp tôi vượt qua khó khăn ban đầu, đồng thời đạt rất nhiều thành tích nổi bật trong học tập, công tác. Hết 2 năm nghĩa vụ quân sự, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc, nhiều đồng đội đã trở về quê hương lập nghiệp, còn tôi đã thi đậu vào trường Sĩ quan Lục quân 2 rồi trở thành cán bộ sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội...Thu gọn
-
Những ngày sau đó, tôi liên tiếp nhận được những cú điện và những lá thư bày tỏ sự khâm phục của mọi người đối với bộ đội, trong đó, không thể thiếu thư của Mai, với dòng chữ nắn nót “Em đã tin anh rồi” và một chữ “nhưng” to tướng. Áp mảnh giấy vào ngực, tôi thầm nghĩ “đây chính là chứng chỉ của em về niềm tin nơi tôi và chợt hiểu ẩn ý đằng sau chữ nhưng kia là cả một chặng đường hơn một năm nữa. Và sau này khi đã hoàn thành nghĩa vụ, tôi sẽ làm gì với những chứng chỉ, kiến thức, kỹ năng mà quân đội đã trang bị cho mình để thực sự là chỗ dựa, là niềm tin của em và của mọi người”?Thu gọn
-
Tôi đánh giá sai cái Mơ rồi, mẹ Mi ạ! Thì ra con gái mặt chữ điền hay trái xoan, quân đội họ cũng giáo dục, rèn luyện được cho họ những phẩm chất cao quý: biết dũng cảm chiến đấu, biết hi sinh và biết sống ân tình, chăm sóc mọi người quanh mình bằng cả đức tính thùy mị, nết na vốn có của người phụ nữ. Cứ theo những việc làm của cái Mơ mà suy ra, cái Mơ làm dâu nhà mình được đấy mẹ Mi ạ… Nhìn ra ngoài trời mưa bụi đang lất phất bay trên những cành hoa đào vừa chúm chím nở, tôi nói với vợ mà nghe như đang nói với chính mình: “Mẹ Mi à, năm nay mùa xuân đến sớm hay là bởi nhà ta có thêm con dâu, mà xuân đến sớm nhỉ?”Thu gọn
-
Những người dân Nam Sudan thực sự coi những chiến sĩ gìn giữ hòa bình Việt Nam là người nhà, có gì họ cũng đều mang cho hoặc là mang đến để trao đổi. Mặc dù thời gian công tác trên đất bạn không nhiều nhưng cũng đủ để cho tôi có những trải nghiệm quý báu và thấy được những tháng ngày sống và làm việc ở đây thật ý nghĩa, qua đó nhận biết rõ hơn về vị thế của dân tộc mình, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc hội nhập và phát triển đất nước.Thu gọn
-
Từ khi gặp cô gái trên chuyến xe, khuôn mặt và đôi mắt như đóng dấu vào trí nhớ của tôi nên đã “phát lộ” trên mặt chăng! Nghe xong câu chuyện, cậu Tú mới gật gù “lời người xưa dạy vẫn còn nguyên giá trị, chuyến xe nên duyên, mục tiêu hiện rõ rồi. Quê nàng ông đã biết. Thứ hai, ra trường tìm được nơi dạy như thể mô hình chồng bộ đội, vợ giáo viên, quá hợp lý rồi đúng không? Ông đã chủ động đề xuất đón nàng lên làm cô giáo vùng cao, chúng tôi ủng hộ nhưng cũng phải chủ động tấn công lẹ lên”. Mọi người cười vang tán thưởng. Còn tôi, tuy rất vui sướng, xúc động nhưng mà lại chỉ biết ngồi im, mà cũng chỉ biết nhoẻn cười...Thu gọn
-
Giờ đây, khi cuộc chiến đã qua, có dịp ngẫm lại, tôi mới nghiệm ra rằng “Để những người lính chúng tôi sống sót và chiến thắng trở về không chỉ nhờ vào súng, đạn, vào tinh thần quả cảm, vào lòng căm thù quân giặc sâu sắc, mà mạch nguồn sâu xa của sức mạnh tiềm tàng đó chính là khí phách, là hồn thiêng sông núi, là tình yêu quê hương đất nước, khát vọng độc lập, tự do cùng tinh thần quốc tế cao cả của dân tộc đã được các thầy, cô hun đúc trong tâm hồn chúng tôi từ những năm tháng còn là học trò trên ghế nhà trường”.Thu gọn
-
Tôi ngỡ ngàng nhận ra cô gái bữa trước ngã xe, trong lòng hơi lo, liền hỏi. Tôi chưa nói hết câu, chị phụ nữ đi cùng lớn tuổi hơn ngạc nhiên “ơ, thế hai người quen nhau à?”. Cô gái nhanh nhảu đáp “hôm nọ, sợ muộn giờ lên lớp, em đi vội suýt đâm vào ô tô của anh ấy ạ”. Lúc này, tôi như trút được gánh nặng, nhìn sang Huy, cậu lính trẻ ranh mãnh dùng ngón tay làm hiệu rồi tủm tỉm cười khích lệ tôi tự tin trước bóng hồng xinh đẹp… Thế rồi, Huy tếu táo reo lên “theo cái thuyết chiêm tinh, ông trời có ý định se duyên cho anh Hưng rồi đấy. Này nhé, từ vụ ngã xe cho đến khi cô giáo Thanh và cô hiệu trưởng gặp chỉ huy đại đội, chẳng nhẽ lại là sự tình cờ…”Thu gọn
-
Khi quay lại, mọi người vẫn đang tích cực phát đường, ngăn lửa. Thoáng nhìn, tôi thấy nụ cười thân thiện của chú Hùng, một tay vẫn đang vung mạnh con dao, một tay quệt nhẹ mồ hôi trên trán. Hình ảnh ấy cứ in đậm mãi trong tôi. Năm đó, bản mông Pên Páo đã có một cái tết vất vả cùng với bộ đội 174. Bộ đội và bà con dân bản vật lộn với ngọn lửa như muốn thiêu rụi, nuốt chửng cả núi rừng Sa Pa. Thế rồi ngọn lửa cũng được dập tắt nhờ sáng kiến phát đường ngăn ngọn lửa của bộ đội. Nghe tin các chú bộ đội Trung đoàn 174 đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về đơn vị, lòng tôi cứ thấy trống trải, hình ảnh chú bộ đội cứ mãi in đậm trong tôi, một ước muốn cứ lớn dần…Thu gọn
-
Yên lặng hồi lâu, Ngọc nghẹn ngào nói với tôi “anh về đơn vị năm trước thì năm sau địch càn vào ấp, đợt ấy em bị thương vào bụng rất nặng”. Ngọc nấc lên, đứng dậy ôm chầm lấy tôi “… em không còn khả năng làm mẹ nữa”. Ngọc không nói được gì, gục đầu vào ngực tôi, khóc không thành tiếng. Tim tôi như có ai bóp mạnh, cảnh vật xung quanh tôi bỗng chốc nhòe đi. Tôi nắm bàn tay Ngọc an ủi em. Chính bàn tay này đã nắm bàn tay tôi đưa lên ngực em dưới tiếng rít của đạn pháo và tiếng kêu râm ran của bầy chim ăn đêm. Tôi như người mắc nợ Ngọc, một món nợ mà cả đời không bao giờ tôi trả được cho em…Thu gọn
-
Tôi vẫn nhớ về vùng đất Chí Linh, những tháng ngày đầu trong quân ngũ, nơi có chị Tháo – người nhiệt tình hướng dẫn tôi nhập vai vợ chồng trong lần diễn kịch đầu tiên của cuộc đời. Và nhớ hình ảnh của chị với câu nói vô tư sau hơn 20 năm gặp lại “Chị đây, chị Tháo đây!” Thật là một kỷ niệm đẹp...Thu gọn
-
Đoàn quân xa tiếp viện cho Đồng Mô, chẳng nghi ngờ gì, tiến vào trận địa ta phục kích. Khi chiếc xe cuối cùng lọt vào tầm ngắn của DKZ, tôi đám mạnh tay xuống đất, gầm lên “vì Thủ đô Hà Nội thân yêu, trả thù cho đồng bào Hà Nội, trả thù cho tổ chiến đấu của đồng chí Thi. Bắn!”. Trong cuộc đời trận mạc của mình, chưa bao giờ tôi thấy tiếng súng của bộ đội mình dữ dội như thế. Những luồng đạn DKZ, B40, B41 đầu tiên đã thiêu cháy gần hết đoàn xe. Tôi phát lệnh xung phong, cả đại đội ào lên bằng sức mạnh của lòng căm thù và tình yêu đồng đội. Đoàn quân tiếp viện của địch hoàn toàn bị tiêu diệt...Thu gọn
-
Giờ đây, tôi đã là một sĩ quan trong quân đội. Tôi vẫn thường kể cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nghe về câu chuyện trước ngày nhập học của mình. Tôi mong rằng, qua câu chuyện đó sẽ là một bài học chung cho các bạn trẻ, để họ không phạm phải những sai lầm như tôi...Thu gọn
-
Trước khi về sài Gòn công tác, anh ấy hẹn tôi gặp nhau ở cột cờ Thủ Ngữ, Sài Gòn. Vậy mà, đêm ấy, anh chưa vào đến cột cờ Thủ Ngữ thì đã hi sinh. Ngày 2/8/1968, ba tôi báo tin chồng tôi đã hi sinh, mất xác. Đầu đội khăn tang, tôi bồng con đi chiến đấu. Sau hòa bình, mẹ con tôi đi tìm đơn vị, đi tìm kỉ niệm về chồng tôi. Các em chiến sĩ ở chung đơn vị gặp tôi, các cậu ý mừng lắm, kể về anh nhiều lắm, tôi là vợ, không biết nhiều về anh. Sau đám cưới, 2 lần về phép, chúng tôi chia tay nhau đi chiến đấu. Nay nghe các em kể về anh, anh ấy sống, chiến đấu rất đẹp, đẹp cả tính nết và con người, người chiến sĩ đặc công. Tôi yêu chiến sĩ đặc công.Thu gọn
-
Bao nhiêu năm qua rồi, nhiều trận đánh đã đi qua đời lính của tôi. Nhưng con đường mịt mờ bụi đất, nơi tôi căng sức kéo cành cây giăng bẫy đón đánh máy bay địch và ký ức về trận đầu đánh thắng, lập công chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm ấy không bao giờ phai mờ trong trái tim tôi và hôm nay, tôi xin được kể lại cùng các đồng chí.Thu gọn
-
Các chàng, các nàng đều tập trung xin địa chỉ và xin số điện thoại của nhau. Vi còn nhanh tay giúi vào tay Hoàng cuốn sổ với lời nhắn “forget me not”, rồi đoàn quân lại lên đường. Những lời nói ríu ran hẹn ngày gặp lại… Đoàn quân đã đi xa mà các nàng vẫn dõi theo những cành ngụy trang rung rinh trong nắng cho đến khi nó khuất vào cái màu xanh mướt mát của một miền quê thanh bình.Thu gọn
-
Càng về cuối, cuộc đua càng quyết liệt, sắp đến đích, tiểu đội trưởng tung ra chiêu cuối cùng, bắt nhịp cả tiểu đội hô lớn “Em Liên là đích, em Liên là đích”. Bất ngờ nghe đến tên em Liên, Quyết như thấy có luồng điện chạy lên đầu để chỉ huy cái chân sải dài như ngựa phi nước kiệu. Giải đỏ đã ở phía trước, Quyết nhao tới cán đích, đồng đội reo hò chiến thắng. Sau hội thao, tiểu đội đạt kết quả cao, anh em rất phấn khởi, riêng Quyết được tiểu đội ưu tiên đề nghị cấp trên đăng ký nghỉ phép về thăm người yêu. Quyết cảm ơn đồng đội và nói vui rằng “ các đồng chí ạ, còn đường đua tình ái nữa, tôi cũng sẽ chọn em Liên là đích đến, các đồng chí, các đồng đội yêu mến của tôi nhé!”Thu gọn
-
Mùa hè năm 1972, có một ngày rực lửa ở Lèn Hà. Vào buổi trưa, máy bay Mỹ liên tục ném bom vào các khu vực lán trại của bộ đội, chỉ có 3 nữ chiến sĩ đang trực máy trong hang và các đồng chí khác đi làm nhiệm vụ, còn lại đều bị thương vong hết. Vừa dứt tiếng bom, mặc dù lửa đang cháy rần rật, nhưng dân, quân và bà con trong bản đã lao vào đào bới cứu thương binh, tìm đồng đội. 13 chiến sĩ đã hi sinh, trong đó có 10 nữ và hầu hết tuổi đời còn rất trẻ, có chị tuổi đời mới 16 hoặc 17. Mặc dù tổn thất nặng về người và phương tiện, nhưng trạm cơ vụ A69 vẫn nhanh chóng khắc phục và đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ chiến đấu đến ngày toàn thắng. Ký ức về trận không kích ấy không bao giờ quên của Binh chủng thông tin liên lạc cũng như nhân dân Quảng Bình.Thu gọn
-
Đồng chí cán bộ chính sách của tỉnh đội Tuyên Quang đi cùng, hứa với mọi người khi về sẽ làm mọi thủ tục đề nghị Nhà nước xem xét, công nhận chị Đào Thị Thoa là vợ liệt sĩ và cháu Hà Văn Nghĩa là con liệt sĩ. Do cuốn hút vào công việc, nên từ ngày đưa mẹ con Thoa về gia đình của Nhân, tôi cũng ít liên lạc với gia đình. Tuy vậy, qua cơ quan quân sự tỉnh Tuyên Quang, tôi được biết cháu Nghĩa sau khi học phổ thông được gửi sang Cộng hòa liên bang Đức để đào tạo, năm 1999 cháu về nước và hiện giờ là cán bộ cấp vụ của một bộ tại Hà Nội.Thu gọn
-
Ngay tối hôm đó, các mẹ, các chị đã vận động mọi người vác đến cả đống lá thuốc cho chúng tôi lót dưới sạp, vừa để giữ ấm, vừa để chống được bọ chó. Trong những bó lá ấy có không ít những chiếc khăn thổ cẩm được thêu thùa rất kỳ công mà các nàng sơn nữ đã thầm tặng cho các anh bộ đội Cụ Hồ với dòng chữ nắn nót: Việt Lào - Samakhi.Thu gọn
-
Hôm ấy vừa từ ngoài vườn vào đến cửa, vợ tôi thấy cô con dâu đang dấm dứt khóc. Bà lại gần rồi nhỏ nhẹ: "Có chuyện gì thế con? Hai vợ chồng lại...." Cô con dâu mếu máo: U ơi, con khổ lắm... Vừa xa vợ có mấy tiếng mà anh ấy đã... Bà nhìn con dâu nhẹ nhàng: Thôi nào, thế có chuyện gì? Cứ bình tĩnh nói u nghe xem nào.... Cô con dâu vừa lau nước mắt, vừa đưa chiếc điện thoại về phía bà: Đây, U xem đi...Thu gọn
-
Bốn năm nắng gió thao trường của đời học viên cũng qua đi. Không phụ lòng ba mẹ và thầy cô, tôi đã tốt nghiệp hạng xuất sắc và được giữ lại làm giảng viên. Ngày nhận tấm bằng thủ khoa, tôi rưng rưng nhớ tới ba mẹ, nhớ tới những ngày nắng gió và vội đón xe về để báo cáo với tổ tiên. Hôm đó tôi về tới nhà, ba tôi đã mệt nặng lắm rồi, tôi ào đến bên ba, thương người đến cháy lòng. Ba nằm đó nhỏ thó. Nắm chặt tay tôi, ba khẽ nở một nụ cười mãn nguyện, nụ cười mà từ bé đến nay tôi mới được thấy. Giọng ba tôi nhè nhẹ: “ừ con, con của ba giỏi lắm, hãy đi theo tiếng gọi từ trái tim của mình con nhé”. Đó cũng là lời khen đầu tiên và cũng là cuối cùng mà ba dành cho tôi. Tôi tự hứa sẽ phấn đấu, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với những gì mà thế hệ cha anh đã phải đổi bằng xương máu, để chúng ta có được cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay.Thu gọn
-
Vợ tôi thủ thỉ: “Em thấy chẳng việc nào quan trọng và cao cả hơn việc nấu ăn cho bộ đội. Anh bảo, vắng anh là ảnh hưởng đến sức chiến đấu của cơ quan. Ngừng đâu em chẳng biết, chứ ngừng ăn thì mẻ cũng chết, nói chi đến người. Các cụ đã chả dạy: thực túc binh cường là gì. Em nghĩ thật tốt số nếu anh được làm công việc phúc đức đấy. Ấy là em nói đại như thế, chứ đã chắc gì thủ trưởng cho mình làm cấp dưỡng anh nhỉ. Nghe đâu công việc ấy phải chọn cả tiêu chuẩn lý lịch đấy”… Câu chuyện là niềm vui, là bỡ ngỡ, ngại ngùng, xen lẫn niềm tự hào của người lính “anh nuôi” trong những ngày đầu quân ngũ. Đến nay, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, kỉ niệm về những ngày đầu non trẻ ấy vẫn còn tươi rói trong cuộc sống của vợ chồng tôi.Thu gọn
-
… Khi đi làm về, mưa lũ ngập lán, áo quần bị trôi ướt hết. Mưa cả tuần không phơi được, hong lửa thì sợ máy bay phát hiện. Cả trung đội chỉ còn ba bộ khô ráo, cho nên mọi người phải thay nhau mặc… Trong gian khổ, tình cảm đồng chí, đồng đội càng gắn bó sâu sắc và rất thiêng liêng... Năm ngoái khi về thăm lại chiến trường xưa, qua hang Tám Cô trên đường 20 quyết thắng, ký ức những ngày ở rừng Trường Sơn lại ào về - đó thật sự là những kỷ niệm đáng nhớ, đáng trân trọng...Thu gọn
-
Khắc Khơ về đến đơn vị, tủm tỉm cười một mình rất đáng nghi. Khắc Khơ hồ hởi, khi nhận mấy bông hoa và cái quạt, nàng vui lắm, cứ ríu rít: "Cái quạt đẹp quá, đẹp ơi là đẹp. Cái quạt này em sẽ treo lên tường như một bức tranh mặt trời xanh, nhìn nó lúc nào em cũng nhớ tới anh. Với lại khu nội trú sinh viên chúng em hay mất điện lắm. Bây giờ, ngoài thị trường bán quạt không thiếu, nhưng đây là cái quạt của tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim người lính, của sự sẻ chia và vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết của anh, của người lính. Nó sẽ cùng em vượt qua mọi gian khổ, thử thách của cuộc đời, đi tới thành công và đi đến tình yêu có phải không anh?" Nói xong Khắc Khơ lại tủm tỉm cười, mắt đăm đắm nhìn lên bầu trời xanh vời vợi phía biển...Thu gọn
-
Những năm cuối của thời hoa lửa, cô Huệ là một trong những người trực tiếp giúp tôi vượt lên hoàn cảnh, chăm chỉ học hành, trở thành trò giỏi. Tấm lòng và tình cảm của cô đối với học sinh chúng tôi ngày ấy còn cho tôi những kinh nghiệm quí trong cuộc sống và công tác sau này, nhất là khi tôi đảm nhiệm cương vị cán bộ đại đội làm nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới. Sau khi các chiến sĩ mới về đơn vị, tôi cũng tổ chức cho anh em viết cảm tưởng khi bước vào quân ngũ dưới dạng trích ngang tự luận, bộc bạch tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, sở thích, năng khiếu, sở trường và kiến nghị, đề xuất… Trong không khí dân chủ ấm áp đại gia đình, anh em đã mạnh dạn giãi bày những tâm sự. Đó là một kênh thông tin giúp tôi có cơ sở để xác định nội dung, biện pháp công tác tư tưởng đối với đơn vị và từng cá nhân cho phù hợp, hiệu quả. Đó cũng là một yếu tố giúp tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và có sự tiến bộ, trưởng thành như ngày hôm nay.Thu gọn
-
Có lẽ vì con trai khước từ tình phụ tử làm tôi mất hết lý trí, không khí trong gia đình tôi nặng nề, thời gian cũng như đặc quánh lại và không trôi theo quy luật của nó nữa. Đột nhiên, cu Reo gọi to “bố, bố ơi” khi nghe điện thoại của vợ tôi đổ chuông. Lúc này tôi đã hiểu ra mọi vấn đề. Cu Reo chỉ nhận điện thoại là bố, còn tôi, người bố bằng xương, bằng thịt đang đứng sờ sờ trước mặt thì nó không nhận ra. Như thế cũng phải, vì 2 năm nay nó đã quen với chiếc điện thoại là bố nó, đã nói chuyện, vỗ về giấc mộng trẻ thơ của nó. Còn tôi thì vẫn cứ miệt mài với những cung đường tuần tra, những đêm thức trắng đánh án. Tôi sau 2 năm làm bố, bây giờ phải học làm bố lại từ đầu. Cu Reo nhà tôi giờ đã là học sinh cấp 2 rồi nhưng tôi vẫn thường xuyên xa nhà, mọi sự nuôi dạy con đều qua chiếc điện thoại. Đó chính là sự hi sinh, thiệt thòi mà tôi cũng như những người lính biên phòng và gia đình của họ luôn biết cách vượt lên tất cả để sống và yêu thương theo cách riêng của mình.Thu gọn
-
Năm tháng trôi đi, chúng tôi dần trưởng thành, lại đón lớp chiến sĩ mới vào đơn vị. Chúng tôi không quên truyền đạt cho các em những kinh nghiệm sống xương máu trong đời quân ngũ của mình. Sau ngày thống nhất đất nước, bạn bè cùng nhập ngũ với tôi có nhiều dịp họp mặt đồng hương, đồng ngũ. Ai nấy đều cảm động vì đồng đội có người còn, người mất. Nhưng chúng tôi rất tự hào vì đã hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và còn biết bao nhiêu những kỷ niệm, những ngày đầu quân ngũ cứ như sống mãi trong mỗi chúng tôi.Thu gọn
-
Sau khóa huấn luyện, toàn đơn vị chúng tôi vào B. Trên đường hành quân qua binh trạm 26, ngồi trong cabin xe kéo pháo nhìn ra, tôi thấy đúng là Thơm trong bộ quân phục thanh niên xung phong đang sửa đường. Tôi gọi to tên em. Đằng kia, Thơm cũng gọi to tên tôi. Chắc lòng em cũng đang vô cùng xốn xang. Chiến tranh kết thúc. Bao lần nói về thăm bác Thu, để gặp lại Thơm, ở xã Đông Hoàng, Thái Bình mà không thực hiện được. Có bạn sẽ hỏi vì sao. Câu trả lời của tôi là, nếu Thơm hoàn thành nghĩa vụ thì em hẳn đã có gia đình. Phần nữa, tôi là một thương binh, không muốn để một “tiên nữ” phải vất vả vì mình...Thu gọn
-
… đến hôm nay là tôi tròn 38 tuổi quân, trong đó gần 31 năm đứng trên bục giảng. Người ta thường nói dạy học là cái nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, vì vậy tôi rất tự hào và hạnh phúc với nghề “đưa đò” của mình. Bởi qua đó đã góp phần cùng với nhà trường đào tạo ra hàng vạn cán bộ cho cách mạng. Ngày mai tôi sẽ chính thức phải dời quân ngũ để về với hậu phương, gia đình, tận đáy lòng tôi mong các đồng chí học viên hãy nêu cao tinh thần tự giác học tập, rèn luyện để ngày càng tiến bộ, trưởng thành và gặt hái nhiều thành công trên từng cương vị công tác. Riêng đối với những khuyết điểm trong buổi học sáng hôm nay, tôi đã quyết định không lưu vào sổ sách, yêu cầu các đổng chí nghiêm túc rút kinh nghiệm. Thế đấy các đồng chí ạ! Sau khi nghe được những lời tâm sự của Đại tá, thạc sĩ Trần Thanh Liêm trong buổi giảng cuối cùng của thầy hôm đó khiến mọi người đều xúc động. Thời gian trôi đi vèo trong chớp mắt. Mới đó mà chúng tôi cũng đã tạm xa mái trường Lục quân gần 10 năm. Trải qua các cương vị quản lý, chỉ huy bộ đội cấp phân đội, chúng tôi càng thấu hiểu, càng trân quý công sức và những lời thầy đã dạy bảo năm xưa.Thu gọn
-
Chúng tôi xuống núi, đi được một thôi đường, bỗng thấy từ trên sườn dốc, Mơ hớt hải chạy xuống, cô vừa chào chúng tôi vừa thở hổn hển, chạy đến bên Vị, tiếng cô thổn thức trong tiếng gió đại ngàn “Ại ơi, chải sô nương điếp ại,…” dịch ra là “Anh ơi, em yêu anh nhiều lắm! Trái tim em cứ nhớ đến anh”. Thì ra khi tình yêu đến, người ta chỉ nói với nhau bằng tiếng nơi chôn nhau, cắt rốn của mình, tiếng quê hương mình, có thế mới là tình yêu. Tôi đã đi, đã thấy biết bao nhiêu chàng trai, cô gái hẹn hò nhau. Khi tỏ tình, có ai âu yếm với nhau mà thủ thỉ “I love you” bao giờ. Cho tới lúc này, tôi mới thấm thía “tình yêu bắt đầu từ nơi đâu”, có phải không các đồng chí?Thu gọn
-
Tôi giấu nhẹm hai chiếc quạt vào một góc và rồi những gì diễn ra sau đó đúng như tôi dự đoán. Chị và mọi người cuống cuồng tìm hai chiếc quạt, còn tôi thì lặng thinh như không có chuyện gì xảy ra. Đã đến giờ nhưng mặc dù thiếu đạo cụ, chúng tôi vẫn phải tiến hành phần thi. Tuy thiếu đạo cụ nhưng nhờ có kinh nghiệm và bản lĩnh sân khấu nên tiết mục của chúng tôi được Ban giám khảo đánh giá rất cao. Kết thúc hội thi, đơn vị tôi được tặng cờ Đơn vị xuất sắc. Hôm liên hoan tổng kết, sau bữa cơm thân mật, chị mới nhẹ nhàng gọi tôi ra một góc và phân tích cho tôi rõ những thiệt, hơn, đúng, sai và một điều chắc các đồng chí không thể hình dung ra là chính chị đã đề nghị lữ đoàn tặng giấy khen và giới thiệu cho tôi đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Tôi mong rằng trong cuộc sống, dù ở đâu, trong bất cứ điều kiện nào, chúng ta cũng phải hết sức bình tĩnh, suy nghĩ kỹ trước khi hành động, nhất là những hành động có ảnh hưởng tới tập thể, đơn vị và cộng đồng xã hội...Thu gọn
-
Tôi từng nghĩ người chiến sĩ nhất thiết phải dạn dày sương gió ngoài thao trường, ngày đêm luyện tập trực tiếp với súng đạn, hầm hào, nhưng tôi không hiểu rằng “việc bảo đảm bữa ăn cho đơn vị với hàng trăm con người cũng rất quan trọng và cần thiết trong việc đảm bảo đời sống hậu cần và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của toàn đơn vị” … Có một luồng phấn chấn đang thôi thúc tôi, phải cố gắng học tập thật tốt để đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng đơn vị. Tôi rảo bước trên đường về phòng để chuẩn bị cho ngày mai nhập trường, thấp thoáng trong suy nghĩ của tôi là hình ảnh Hoa nhí nhảnh cùng với ánh lửa đỏ rực. Học xong khóa đào tạo nhân viên nấu ăn, tôi được biên chế về Trung đoàn 880, thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu...Thu gọn
-
Quân và Linh cám ơn Tuấn rồi nhẹ nhàng sánh bước bên nhau. Vừa đi Linh vừa xem từng bức vẽ chính mình trong cuốn sổ của Quân, nó giống như nhật ký bằng hình ảnh mà trong đó bức vẽ đầu tiên kể về chuyện Quân gặp Linh, sau đó đến những chuyện xảy ra trên lớp, rồi ngày ra trường..., mắt Linh bỗng nhòe đi. Tình yêu của người lính không dồn dập, không mãnh liệt như sóng biển ngoài khơi nhưng lại dịu dàng, ấm áp như chính trái tim của họ vậy!Thu gọn
-
Sau khi được Lâm tân trang cho bộ đầu mới, trông tôi đẹp trai hơn. Hôm đó, tôi rủ Lâm lên căng tin trung đoàn để hậu tạ cậu ta một chầu nước mía. Thế rồi chúng tôi kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện. Hiện nay, nhiều người cho rằng tổ cắt tóc đại đội không còn nhiều giá trị. Tôi nghĩ đó là suy nghĩ sai lầm, bởi tổ cắt tóc đại đội đã xuất hiện từ rất lâu, rất phù hợp với môi trường quân sự, đồng thời thể hiện nét đẹp văn hóa, tình cảm yêu thương, gắn bó đồng chí, đồng đội rất tốt. Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này, hầu như tất cả các đơn vị phải cấm trại, qua đó mới thấy tổ cắt tóc đại đội quý giá và cần thiết biết nhường nào!Thu gọn
-
Đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp và rất nguy hiểm, nhất là ở thành phố HCM và các tỉnh phía Nam. Cả nước đều hướng về miền Nam. Để giúp đỡ nhân dân ở các vùng khó khăn, cấp trên chỉ thỉ, mỗi trung đội cử 10 đồng chí lên đường tham gia chống dịch.... Chúng tôi nhận nhiệm vụ đi chợ giúp dân và vận chuyển hàng cứu trợ cho bà con. Thật là khó khi phải làm dâu trăm họ, bởi có hàng trăm, hàng ngàn đơn hàng, mà mỗi nhà lại yêu cầu mỗi thứ. Đường phố dân cư Sài Gòn nhiều nơi chật hẹp, có những nhà trùng số, tìm mãi mới ra, tìm đến nơi thì đã quá giờ, có người không thông cảm không nhận hàng hoặc nhận với thái độ không vui vẻ, làm chúng tôi cũng áy náy! Thế nhưng đa số bà con đều rất tốt, hết lời khen ngợi các chú bộ đội còn trẻ mà hết lòng vì dân, buổi trưa nắng nóng hay giữa cơn mưa bất chợt vẫn đưa hàng tới tận tay bà con…Thu gọn
-
Câu chuyện nhắn nhủ tới các bạn trẻ “ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh; một thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ nhằm thực hiện khẩu hiệu “Khỏe để học tập, rèn luyện. Khỏe để bảo vệ tổ quốc thân yêu của chúng ta”.Thu gọn
-
Làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 hoành hành ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là tại phía nam. Trong suốt mấy tháng qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã chi viện sức người, sức của cho các tỉnh miền nam ruột thịt. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch lần này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống - xã hội. Song, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những người lính Cụ Hồ vẫn luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ hạnh phúc và cuộc sống bình yên của nhân dân.Thu gọn
-
Tôi hồi hộp bóc thư, một chiếc nhẫn cỏ bằng bông may xinh xinh và những dòng chữ nắn nót “em xin lỗi vì đã hiểu lầm anh, nhưng cũng tại các anh cơ, đùa gì mà cứ như thật ý, đúng là nhất quỷ, nhì mà, thứ ba là lính thật đấy”. Thế rồi Tập và Vinh lại ào tới, cười hô hố, hóa ra tất cả kịch bản này là của hai cậu lính trẻ tinh quái...Thu gọn
-
Câu chuyện về những chiến công và sự hy sinh anh dũng của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thuộc Tiểu đội xe không kính - tiểu đội 3, trung đội 3, đại đội 2, tiểu đoàn 5, binh trạm 37, đoàn 559 bộ đội Trường Sơn. Các xe đều không gương, không kính, không phải vì bom giật, bom rung, kính vỡ mà khi xe lâm trận phải tháo cả gương và kính giấu kỹ dưới hầm. Đó là cách tốt nhất để ngụy trang, phòng máy bay OV - 10 soi mói, chỉ điểm cho máy bay ném bom đến oanh kích mục tiêu….. Không ngờ một tuần sau tại bãi bom ấy, gần như cả ban chỉ huy binh trạm đã hy sinh. Những tấm huân chương tiểu đội được tặng vì chiến công ngày ấy đã ố vàng, nhưng những ký ức về tiểu đội xe không kính vẫn còn nguyên mới...Thu gọn
-
Ông mối đã viết lên một câu chuyện về tình yêu thật đẹp - bắc nối nhịp cầu cho hai con tim cùng chung nhịp đập. ... Sau buổi ra mắt hôm ấy đôi trai tài gái sắc Đặng Thanh Giang và Phạm Thị Bích Thủy đã chính thức trở thành vợ chồng, lễ thành hôn của họ được tổ chức tại quê nhà, tuy đơn giản nhưng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.Thu gọn
-
Không chỉ trong chiến đấu một mất một còn với kẻ thù tình đồng đội mới tỏa sáng mà trong cuộc sống thường ngày của mỗi người chiến sĩ, tình đồng đội vẫn ấm áp, chan hòa. Nhất là những ngày tháng đầu trong quân ngũ, từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến nếp sống sinh hoạt hàng ngày, tình đồng đội đã giúp những người lính vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu để thích nghi với môi trường quân ngũ và những yêu cầu rèn luyện ngày càng cao của hoạt động quân sự, có những ốm đau, trái gió trở trời hay khi va vấp ưu phiền, đồng đội lại chăm sóc, vỗ về, động viên. Những năm tháng trong quân ngũ, tình đồng đội là tài sản quý báu trong hành trang của người lính, là nét đặc trưng tiêu biểu của phẩm chất bộ đội Cụ Hồ.Thu gọn
-
Sau khi bị chính trị viên đại đội nhắc nhở, đồng thời bị kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc trước tập thể đơn vị, tôi cảm thấy rất ân hận trước việc làm thiếu trung thực của mình. Tuy nhiên tôi không tỏ ra bi quan, chán nản, mà quyết tâm học tập, rèn luyện thật tốt để lấy lại niềm tin yêu, quý mến của đồng đội. Cuộc đời của mỗi người có lúc sẽ gặp phải những sai sót nhưng vấn đề quan trọng là chúng ta phải có ý chí, có bản lĩnh, dám chấp nhận và vượt qua khó khăn.Thu gọn
-
"Sau cái gọi là liên hoan mừng hậu sinh nhật ấy, tôi bị sinh hoạt kiểm điểm và bêu gương trước đại đội. Bây giờ đã là chính trị viên tiểu đoàn nhưng tôi luôn coi đó là bài học để răn dạy bản thân, đồng thời để giáo dục các cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc được rằng “đã là người lính thì dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật, nề nếp, chế độ, quy định của quân đội và mệnh lệnh của người chỉ huy”...Thu gọn
-
Câu chuyện kể về chuyến hành quân dã ngoại của các cán bộ chiến sĩ…. kết hợp làm công tác dân vận tai Ấp 1, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Nơi đây, tình cảm của mỗi người dân, của vợ chồng má Năm đối với các chiến sĩ rất sâu nặng, nghĩa tình - đó cũng chính là kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời quân ngũ của các chiến sĩ.Thu gọn
-
Hồi ức về những năm tháng chiến tranh khốc liệt trên các chiến trường chi viện cho miền Nam và cả sự cống hiến, hy sinh của những người lính công binh đã ngã xuống bên những cây cầu, những tuyến đường, những bến phà để nối liền mạch máu giao thông, chi viện cho tiền tuyến, phục vụ bộ đội chiến đấu.... niềm tự hào ấy vẫn mãi vẹn nguyên trong trái tim những người lính công binh.Thu gọn
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Thượng tá trung đội trưởng dân quân - tác giả Nguyễn Xuân DiệuThu gọn
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-