• image

    Gánh Đất nước trên vai

    Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Đà Nẵng trở thành tâm dịch. Ngay lập tức từng đoàn bác sĩ, chuyên gia y tế từ khắp mọi nơi trên cả nước hướng về miền Trung ruột thịt. Không ngại hiểm nguy, không sờn gian khó. Họ - những chiến binh áo trắng gánh đất nước trên vai.
Khách đến chơi nhà - Chương liên quan
  • 20/04/2021
    Đâu rồi tiếng gõ cửa thân thuộc và tiếng rót nước của chủ nhà mến khách đã gần 7 năm qua! Nhà thơ Hoàng Nhuần Cầm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 16h30 phút ngày 20/4/2021, cơn bạo bệnh đã mang ông đi khi chưa kịp nói lời cuối với người thân, người yêu thơ và yêu “Khách đến chơi nhà”. Chiếc ghế chủ nhà của phòng thu từ đây thiếu vắng ông…
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/04/2021
    Sắp đặt cuộc đời, gây dựng một hành trình an toàn cho con cái đang là một thực tế khá phổ biến trong xã hội. Đó là những câu chuyện của thế hệ đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm sống cho con cháu. Đó là việc họ đã nhìn thấy trước sự khó khăn, thách thức trong cuộc sống rồi tìm cách dẫn đường, chỉ lối để con em mình đỡ vấp ngã, đỡ thua thiệt.... Nhưng mỗi thế hệ lại có những suy nghĩ rất khác nhau về cuộc sống... Việc lo lắng của bố mẹ dành cho con trẻ có thực sự là một đòn bẩy để phát triển? Liệu đòn bẩy đó có phù hợp với con cái của họ hay không? Những lo lắng, quan tâm của cha mẹ có làm cho con cái thực sự vui vẻ và hạnh phúc hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/03/2021
    Cuộc sống tuy không phải lúc nào cũng hoàn hảo như ta mong muốn nhưng vẫn luôn hiện hữu những điều tốt đẹp xung quanh ta. Bên cạnh những câu chuyện buồn, còn có nhiều những câu chuyện tử tế, những câu chuyện vui, những câu chuyện đời thường mà nhiều khi chúng ta không để ý tới. Sự tử tế luôn tồn tại ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, thậm chí ẩn chứa trong chính mỗi con người. Lòng tốt của con người không phải là một cái gì đó trừu tượng mà rất cụ thể. Chúng ta có thể nhìn thấy, cảm thấy, thậm chí chúng ta có thể làm được. Tâm thiện và hành động tốt đẹp sẽ khiến chúng ta sống yêu đời hơn, sống lạc quan và nhiều hy vọng hơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/03/2021
    Tình yêu thương đối với người thân luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, ấm áp. Khi được người thân yêu của mình bày tỏ tình cảm bằng những lời yêu thương thì trái tim chúng ta đều thấy rộn ràng, bồi hồi, hạnh phúc. Nhiều người rất yêu quý cha mẹ, con cái, người thân nhưng vẫn còn e dè, ngượng nghịu khi bày tỏ tình cảm. Nói lời yêu thương với những người trong gia đình không phải là điều dễ dàng, nhưng đó không phải là cách duy nhất để thể hiện tình yêu, tình cảm của mình. Có những cách không cần dùng lời nói nhưng người khác vẫn dễ dàng cảm nhận được. Đó có thể là những điều rất giản dị, những hành động nho nhỏ, không cần màu mè, không cần phô trương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/03/2021
    Sợi dây để gắn kết các thành viên trong gia đình là những bữa cơm. Còn giữ chân được người đàn ông hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không theo một công thức chung nào cả. Điều quan trọng trong mỗi bữa cơm gia đình không hẳn nằm ở chỗ có ngon hay không, mà chính là không khí ấm áp, những món ăn đơn giản nhưng đong đầy kỷ niệm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/02/2021
    Việc đi lễ chùa đầu năm không chỉ thể hiện ước nguyện điều tốt lành, nó còn là khoảnh khắc để con người, để mỗi chúng ta được hòa mình vào chốn tâm linh, để được gạt lại phía sau tất cả những vất vả. Giữa không gian tôn nghiêm có được cảm giác rất thanh thản. Người đi lễ chùa thường có thói quen “giọt dầu”, một chút tiền, bày tỏ lòng thành không những nó mang yếu tố tâm linh mà còn có nét đẹp văn hóa. Vậy phong tục này xuất phát từ bao giờ, và từ đâu? Mời quý vị cùng nghe Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn – Viện nghiên cứu Hán Nôm bàn luận về vấn đề này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/01/2021
    Mỗi người cha, người mẹ khi có những người con xa nhà đều có tâm lý chung là luôn nghĩ đến con, lo lắng cho con và luôn mong được thấy các con trở về nhà. Đặc biệt, trong không khí mùa đông lạnh giá, các con về như ngọn lửa ấm áp của tình cảm gia đình. Đối với những người con, dù có đi xa, bay cao đến đâu, dù có thành công bao nhiêu nhưng vẫn cần tới sự trở về. Đơn giản, nó còn là sự trở về với nguồn cội, trở về với những điều mà gốc rễ của một con người cần có trong cuộc đời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/12/2020
    Trong cuộc sống, đều có những chuyện vui, chuyện buồn. Tuy nhiên, có những cá nhân lại lợi dụng những chuyện đau thương của người khác để đưa nhiều hình ảnh và có những bình luận khiếm nhã trên mạng xã hội nhằm mục đích đem lại lợi ích cho mình hoặc để thỏa mãn thú vui của bản thân... Việc làm đó có thể coi là những hành động vô cảm, thiếu nhân văn....
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/12/2020
    Gia đình là lớp học đầu tiên, là câu nói đầu đời dạy cho ta biết thế nào là yêu thương, che chở. Chỉ có nơi này mới đủ lòng bao dung khi ta phạm phải những sai lầm, và đây cũng là nơi duy nhất để ta trở về sau những vấp ngã. Gia đình tiếp cho ta sức mạnh và niềm tin để vững bước trên đường đời, là chỗ dựa vững chắc để ta dựa vào khi yếu đuối, là nơi luôn chào đón khi ta quay về...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Trong guồng quay hối hả, xoay vần của cuộc sống, luôn tồn tại những người có thói quen sinh hoạt và làm việc không theo số đông. Hiện tượng này không có gì đáng chê trách, bởi khi được làm việc trong môi trường phù hợp thì ai cũng có thể cống hiến cho xã hội một cách tốt nhất, theo cách của riêng mình. Trò chuyện về chủ đề này cùng nhà văn Trần Minh Nhật - nhà văn trẻ của lứa tuổi 20 với hàng chục các đầu sách được độc giả trẻ yêu mến như: Sự lựa chọn của bầu trời, Bỗng có một ngày đẹp trời, Hà Nội chờ và đợi, Một chút cho mỗi ngày, Nơi cơn gió dừng chân, Những quân cờ Domino, Café yêu…và đặc biệt là tạp văn "Chạy trốn Mặt trời" - cuốn sách lấy cảm hứng từ tên một ca khúc của Đa Sắc, Đen, JGKid và Thảo Phương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/11/2020
    "Mùi mẹ" có lẽ là cảm nhận trực giác đầu tiên của trẻ khi chào đời, được duy trì bền lâu suốt những năm tháng khi chúng lớn lên. Đó là thứ năng lượng mơ hồ và đặc điểm riêng của mẹ chúng, thứ yêu thương hữu hình mà chúng nhận được. Tín hiệu của bình yên và ấm áp, an toàn và che chở, thức ăn và ôm ấp… Cái mùi ấy chính là một phần ký ức của chúng về mẹ và tình yêu của mẹ. Mùi của mẹ là mùi hương kỳ diệu nhất trên đời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2020
    Truyền thống của người phụ nữ Việt Nam là đức hi sinh. Do phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống đã khiến người phụ nữ quên đi bản thân mình... Ngày nay, với sự xuất hiện của công nghệ thông tin, mạng xã hội... đã tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có cơ hội giao lưu, chia sẻ nhiều hơn, giúp họ ý thức nhiều hơn về giá trị bản thân. Những người phụ nữ ngày nay đã biết sống, biết dành nhiều thời gian cho bản thân và biết yêu mình hơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Mối quan hệ bố nuôi – con nuôi bản chất mang một ý nghĩa thiêng liêng và hết sức tốt đẹp. Nhưng hiện nay, một số bộ phận nam nữ đã mượn danh mối quan hệ tốt đẹp này để tạo thành những giao dịch tình – tiền, nhằm mục đích phục vụ những nhu cầu về dục vọng và vật chất, bất chấp đạo lý, nhân phẩm và danh dự.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2020
    Tỏ tình giữa chốn đông người, quỳ gối tặng hoa, tặng nhẫn, đến tận nhà người yêu gào khóc đòi gặp, thậm chí "cướp" cả sóng truyền hình trực tiếp để cầu hôn bạn gái... Không ít màn tỏ tình hoành tráng với hoa, nến hay những món quà xa xỉ đều nhận cái kết buồn, song nhiều bạn trẻ vẫn chọn tỏ tình công khai như một cách chứng tỏ tình cảm mãnh liệt. "Tỏ tình quá lố-xuống hố tình yêu"- chủ đề chương trình khách đến chơi nhà với sự tham gia của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và tác giả Nguyễn Thị Thắm (Mèo xù) - chủ biên hàng loạt cuốn sách "hot" với giới trẻ như: "đừng chết vì yêu", "bơ đi mà sống", "cứ tin mình sẽ hạnh phúc"...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2020
    Ai cũng có những áp lực của mình, nhất là những người trẻ “chân ướt, chân ráo” bước vào đời, trong quá trình chập chững rời xa vòng tay bao bọc của cha mẹ. Áp lực đó là gì? Làm thế nào để vượt qua áp lực? là chủ đề trò chuyện giữa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và MC Lê Thu Thủy (Yo Le).
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/08/2020
    Bài hát gần đây được giới trẻ ưa chuộng và hát theo có giai điệu: “Độc thân không phải là ế mà đang tìm người tử tế để yêu. Độc thân khác ế vì trong tư thế ngẩng cao đầu…”. Nhưng khi bắt đầu ngoài 30 sang 40, vèo cái lại 50 tuổi thì còn chờ người tử tế đến bao giờ? Nhà báo Hồ Viết Thịnh, hiện đang công tác tại báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cuốn sách: "Đàn bà xấu là thất bại của thời đại" đang độc thân, thay mặt những gã "ế...trong tư thế ngẩng cao đầu", anh dám tuyên ngôn: "Sống tinh tế - ế sang trọng!". Nhưng trước những tâm sự của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhà báo Hồ Viết Thịnh đã rưng rưng khi nhắc tới: "Ngôi nhà và những đứa trẻ". Câu chuyện về những "gã ế" và cuộc sống gia đình từ góc nhìn hài hước có trong chương trình Khách đến chơi nhà.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Những người phụ nữ khi đi lấy chồng đều bị ăn cắp đôi cánh, và chẳng bao giờ còn bay được, chả bao giờ còn trở về được quê hương (hay là thế giới tâm hồn mộng mơ) của mình. Nhưng đôi cánh đó không mất, chỉ là bị giấu ở đâu đó... Phụ nữ hiện đại có dám tìm kiếm và tung bay với đôi cánh Chức nữ của riêng mình đang bị cất giấu? Cuộc trò chuyện thú vị giữa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và TS Đinh Hoàng Anh, tác giả cuốn "Đôi cánh chức nữ".
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Trầm cảm giống như nhiều cơn đau, nó thành chu kỳ, thành cơn. Nó có thời điểm xuất hiện, có giai đoạn tăng dần, đạt đỉnh điểm, dịu dần rồi biến mất. Những lo lắng đến tột cùng, những đau đớn không thể sẻ chia và cả những kinh nghiệm quý như vàng đã được người mẹ, tác giả cuốn sách "Có một cơn đau mang tên trầm cảm" là PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa trải lòng cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Đã bao giờ bạn thực sự hiểu người phụ nữ cạnh mình chưa? Đã bao giờ bạn thấy bất ngờ về một người phụ nữ vẫn bị cho là "nhạt", là lặng lẽ chưa? Đã bao giờ bạn nghĩ thay đổi sẽ khiến người phụ nữ hấp dẫn hơn không?... Có cả ngàn câu hỏi mà đàn ông qua nhiều thế kỉ đang cố để hiểu nhưng phụ nữ vẫn luôn là thế giới đầy bí ẩn. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã cố gắng lí giải những băn khoăn này bằng cuộc trò chuyện cùng Việt Hà, tác giả cuốn sách: "Đàn bà nước lọc" - một cuốn sách được cho là cẩm nang để hiểu về phụ nữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Hà Nội với nhiều người là kí ức một thời tuổi trẻ, là những xúc cảm được gợi lên bởi nhạc và thơ... Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trò chuyện về những kí ức Hà Nội trong không gian của Khách đến chơi nhà. Có những kí ức gắn liền với nhạc phẩm Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Họp lớp – chuyến tàu trở về thanh xuân được bao người chờ đợi, mong muốn có một tấm vé khứ hồi. Vậy nhưng, không ít "tàn dư" của các cuộc họp lớp là chuyện lục đục gia đình khi chồng hoặc vợ đi họp lớp và nảy sinh tình cảm với bạn cũ. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và ca sĩ Minh Thu đều là người trong cuộc, họ sẽ chia sẻ về việc vượt qua "những phút xao lòng".
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Chung cư cũng giống như một xã hội thu nhỏ - mỗi người một tính cách, một quan điểm, lối sống khác nhau, thậm chí trái ngược nhau… Quan trọng là cần biết “sống vì tập thể”, biết hy sinh lợi ích riêng vì “cái chung”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    "Mồm miệng đỡ chân tay/ Không năng lực vẫn bay bay trưởng phòng". Câu chuyện "Nịnh sếp" dưới góc nhìn trào phúng của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và ông Nguyễn Viết Chức - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội trong chương trình Khách đến chơi nhà.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    “Mình thích thì mình làm thôi”, từ một câu nói vui trên mạng thành một lối sống tự do, thiếu qui củ. Nhiều người tự cho mình quyền làm bất cứ điều gì mình thích mà chẳng cần quan tâm đến ai. Đằng sau những hành động đó là gì? Đâu là thái độ đúng mực để ứng xử với những hành vi này? Bàn luận cùng vị chủ nhà vui tính, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và khách mời, nhà báo Võ Đăng Thiên, phó tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet trong chương trình Khách đến chơi nhà.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Chúng ta không thể đòi hỏi một bức tranh hoàn hảo, không tì vết, ngay với cả hoạt động đẹp đẽ, nhân văn như làm từ thiện. Làm việc tốt không có một công thức nào cả. Thế nhưng cả người nhận và người mang tặng, chúng ta hãy xuất phát từ sự vô tư, hướng thiện để các hoạt động này thực sự: ấm lòng người nhận, thỏa lòng người cho. Đừng vì một vài câu chuyện nhỏ mà xóa mờ đi bản chất đẹp đẽ của các hoạt động từ thiện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Thời tiết Hà Nội độ này nóng bức, ngột ngạt quá! Bọn trẻ con đi học trở lại khổ quá! Đường xá đông đúc quá! Công việc khó khăn quá! Đến cái cây trong trường học cũng trở nên nguy hiểm quá! Giá xăng lên cao quá!…..đi ra đi vào, gặp nhiều người thở ngắn than dài nên ai cũng thấy mệt quá! Mấy tháng trước khi thực hiện cách ly xã hội thì tất cả chỉ mong mọi thứ trở lại bình thường. Giờ bắt đầu trở lại bình thường thì cũng thấy người ta kêu quá trời. Cuộc sống thực ra có đến mức quá như chúng ta vẫn nghĩ hay không? Làm sao để thấy bản thân hạnh phúc hơn, sung sướng hơn, an nhiên hơn? Nhà thơ "trẻ" Hoàng Nhuận Cầm cùng Me-xừ Long Bé Nhỏ, tác giả cuốn sách: " Ngơ đi một tí, vui lên một tí- Đời rất dễ sống" sẽ bật mí cùng quý vị những bí mật để bớt thở than và dễ sống hơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Thế giới dịch chuyển dần sang thời đại công nghệ 4.0, xã hội thay đổi, nghề báo cũng thay đổi. Nghề báo hiện nay khác gì xưa kia? Nhà báo có bị thay thế bởi những robot trí tuệ nhân tạo AI? Cùng vị chủ nhà vui tính, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và khách mời, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng ôn lại những vui buồn chuyện nghề báo, và mạn đàm những thách thức của báo chí trong kỷ nguyên mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Bạn thấy sao khi bỗng nhiên nhận được lời nói "Con yêu bố", "Con yêu mẹ"...từ những người thân trong gia đình? Liệu nói ra những lời này có phải là sến? Để thể hiện tình cảm trong gia đình, có rất nhiều cách không nhất thiết chỉ là lời nói. Cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và bà Đỗ Thanh Hà – GĐ Trung tâm UNESCO Bồi dưỡng Kỹ năng sống và ứng dụng thiền Vipassana mạn đàm trong "Khách đến chơi nhà".
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Trong một chặng đua marathon sẽ có người về đích sớm được nhận huy chương, sẽ có người về đích sau không có huy chương. Chúng ta đã quen với điều đó. Vậy nên, giấy khen cũng vậy. Chắc chắn đích đến trên con đường học hành không phải là bộ sưu tập giấy khen mà đó là bạn sẽ sống cuộc đời thế nào.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2020
    Bạn sẽ thấy cuộc sống thế nào khi hàng ngày chỉ theo một guồng quay? Dịch bệnh thiên tai có khiến bạn cảm thấy cuộc sống trở nên vô thường? Sống là chính mình, được làm những điều mình thích, theo đuổi những ước mơ là điều mà nhiều người đang cố kiếm tìm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2020
    Những đề xuất bá đạo, những kiến giải cười té ghế, những giải pháp nực cười... Lắng nghe "Khách đến chơi nhà" và nghe những phát kiến buồn cười để mà... cười buồn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2020
    Hở hang táo bạo, thời trang xuyên thấu, sẵn sàng "cởi áo" sống ảo giữa chốn đông người ... đó là cách mà nhiều bạn trẻ thể hiện cá tính và sự khác biệt của mình. Thậm chí, mặc "gạch đá" của dư luận, trào lưu "khoe thân" vẫn nở rộ ở cả những nơi công cộng và trên mạng xã hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2020
    Chưa bao giờ nhắc đến từ "bẩn" mà người thành phố lại cảm thấy run sợ và hoang mang như lúc này. Từ rác bẩn, sông bẩn, thực phẩm bẩn đến nước uống, không khí cũng bẩn. Bẩn cấp độ nặng cùng sự thiếu trách nhiệm của những người có liên quan có làm cư dân thành thị nhanh già, tổn thọ? Liệu chúng ta có thể chấm dứt sự ô nhiễm này bằng trách nhiệm và ý thức?
    Xem thêm Thu gọn