• image

    Đôi bạn văn chương

    Trong kho tàng thơ ca đồ sộ của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm mang những giá trị văn học đặc biệt. Những áng thơ, văn bất hủ mang hơi thở của thời đại, chứa đựng nhiều cảm xúc của tác giả, tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng… “Đôi bạn văn chương” là chương trình khắc họa chân dung các nhà văn, nhà thơ từ cổ điển đến hiện đại qua những tác phẩm “để đời” của họ.
Chương mới nhất
  • 21/03/2024
    Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, cái tên Nguyễn Bình Phương gây chú ý mạnh mẽ trên văn đàn với hàng loạt tiểu thuyết gây tiếng vang như Mình và họ, Kể xong rồi đi, Trí nhớ suy tàn, Một ví dụ xoàng…Nhiều bạn đọc vẫn nghĩ về anh như một cây bút sở trường ở thể loại tiểu thuyết. Thế nhưng, Nguyễn Bình Phương cũng tạo được giọng điệu riêng với thơ khi ngay từ năm 1992 đã cho ra mắt bạn đọc tập thơ đầu mang tên Lam chướng. Sau đó, anh tiếp tục công bố hai tập thơ Xa thân và Từ chết sang trời biếc. Năm 2011, tập thơ Buổi câu hờ hững của Nguyễn Bình Phương được trao giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội. Năm 2015, Công ty Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành Tuyển tập thơ Nguyễn Bình Phương với tên gọi Xa xăm gõ cửa gồm 145 bài thơ và 01 trường ca. Khách mời trò chuyện: Nhà phê bình văn học, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/03/2024
    Trong các cây bút trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Trọng Tạo được xem là một nhân vật đặc biệt bởi sự tài hoa và đa dạng trong hoạt động sáng tạo. Ông là nhạc sĩ, nhà báo (trưởng ban Biên tập thơ Báo Văn nghệ), họa sĩ, tác giả của biểu tượng Ngày thơ Việt Nam, v.v..nhưng phần quan trong nhất và chiếm số lượng nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tạo của ông vẫn là thơ. Sinh thời, ngoài 3 tập thơ đầu tiên in chung, Nguyễn Trọng Tạo đã xuất bản 8 tập thơ, 2 tập trường ca và 1 tập thơ dành cho thiếu nhi. Trong đó, tập thơ Đồng dao cho người lớn (1994) và tập trường ca Con đường của những vì sao (1981) đã mang về cho Nguyễn Trọng Tạo giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha – một người bạn thân tình của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lúc sinh thời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/01/2024
    Trong các cây bút trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Đức Mậu là một gương mặt đặc biệt. Cùng được giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 - 1973 với ba nhà thơ khác là Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ và Hoàng Nhuận Cầm song có thể thấy, chất thơ của Nguyễn Đức Mậu đi theo một lối riêng: Kín đáo và bình dị, lặng lẽ mà bền bỉ, ngày càng dày thêm về nội lực, sâu sắc về cách nhìn đời sống. Trải qua hơn nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, Nguyễn Đức Mậu vẫn không ngừng có thêm những tác phẩm mới, được bạn đọc chào đón. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Hữu Việt – Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân Dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/12/2023
    Trong các gương mặt thơ nổi danh của miền Nam từ trước 1975, Nguyễn Đức Sơn là một tên tuổi đặc biệt. Được người đương thời xếp vào tứ trụ thi ca của miền Nam, ông cũng được coi là một kỳ nhân bởi phong cách thơ và cá tính độc đáo của mình. Sau một thời gian sinh sống bằng nghề dạy học ở nhiều nơi như Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một…, ông cùng gia đình chuyển lên ngọn đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng sinh sống và phát nguyện sẽ trồng đủ một vạn cây thông. Không những ông dành cả cuộc đời mình để trồng hàng vạn cây thông, ông còn truyền được tình yêu ấy cho thế hệ kế tiếp của mình là các con của ông, góp phần mang lại một cảnh quan thiên nhiên thật đặc biệt cho vùng Phương Bối, Bảo Lộc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/11/2023
    Nhà thơ Nguyễn Duy thuộc thế hệ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mới bước vào làng thơ, ông đã giành ngay giải Nhất trong cuộc thi thơ 1972-1973 của Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, Nguyễn Duy đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ qua hàng chục tập thơ đã xuất bản. Ông đã nhận Giải thưởng thơ hạng A của Hội Nhà văn VN năm 1985 cho tập thơ Ánh trăng, nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Trong gia tài thơ Nguyễn Duy, những bài lục bát giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Chúng không chỉ chiếm số lượng lớn trong tương quan với các thể loại khác mà nhiều bài, nhiều câu đã có một sức ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Khách mời trò chuyện: Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/10/2023
    Nhìn lại các cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Thụy Kha có thể xem là một cái tên đặc biệt bởi những cống hiến và sáng tạo của ông song hành trên cả hai mảng thơ – nhạc. Điều thú vị hơn nữa, vốn được biết đến đầu tiên với tư cách một nhà thơ, nhưng vào dịp tháng 5 vừa qua, đông đảo công chúng lại được chia vui với ông khi biết tin ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với hai tác phẩm thuộc chủ đề Phê bình âm nhạc: Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – Một thời đạn bom và Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – Một thời hòa bình. Khách mời trò chuyện: Họa sĩ Lê Thiết Cương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2023
    Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học, ông trải qua tuổi ấu thơ đầy gian khó khi mới 10 tuổi đã phải đi phu, làm lao dịch cho các đồn binh Pháp. Từ sau hòa bình lặp lại (1954) ông mới được đến trường. Năm 1963 Hữu Thỉnh tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc trung đoàn 202, sau năm 1975 ông vào học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong những học sinh khóa đầu tiên của trường. Từ năm 1990 Hữu Thỉnh chuyển công tác sang Hội Nhà văn Việt Nam, làm Tổng Biên tập báo Văn Nghệ và ông đã giữ cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trong suốt 20 năm. Với nhiều tập thơ, trường ca và truyện ký đã công bố nhà thơ Hữu Thỉnh đã vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001 và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012. Khách mời tham gia chương trình: Nhà văn Thiên Sơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2023
    Cho đến nay, Trương Đăng Dung có thể nói vẫn là một cái tên gây ngỡ ngàng với nhiều bạn yêu thơ. Có thể nói như vậy vì đông đảo giới văn chương biết đến ông đầu tiên với tư cách một PGS.TS ở Viện Văn học, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã công bố. Cho dù Trương Đăng Dung đã có những bài thơ đầu tiên đăng báo Văn nghệ từ năm 1978, nhưng phải bẵng đi đến gần một phần tư thế kỷ, ông mới lại công bố thơ trên Tạp chí sông Hương vào năm 2002. Cho đến năm 2011, khi sắp chạm ngưỡng 60 tuổi, Trương Đăng Dung mới in tập thơ đầu tiên mang tên Những kỷ niệm tưởng tượng. Nhưng tập thơ ngay lập tức đã gây tiếng vang lớn, được giới nghiên cứu, giới sáng tác cũng như nhiều bạn đọc văn chương đặc biệt quan tâm. Tập thơ dành Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội trong năm, được tái bản trong nước năm 2014, được dịch và xuất bản ở Hungary năm 2018. Không hề vội vàng, lại cho tới gần 10 năm sau Trương Đăng Dung mới công bố tập thơ thứ 2 mang tên Em là nơi anh tị nạn (NXB Văn học 2020) với nhiều tác phẩm thấm đẫm hơi thở đương đại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2023
    Nhìn lại thế hệ những cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không thể quên gương mặt thơ độc đáo Trần Đăng Khoa, người được coi là thần đồng của làng thơ Việt với những bài thơ đầu tiên được đăng báo khi Trần Đăng Khoa mới 8 tuổi. Tập thơ Góc sân và khoảng trời được tái bản liên tiếp suốt mấy chục năm qua để đến với hàng triệu bạn đọc trên cả nước. Kể từ 1975, Trần Đăng Khoa nhập ngũ và có thêm nhiều sáng tác mới, mang dấu ấn của một thời kỳ trưởng thành. Trong quá trình công tác, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có thời gian 7 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ phát thanh có hình VOVTV, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy. Ông đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các chương trình Văn học nghệ thuật trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Khách mời trò chuyện: Nhà văn Thiên Sơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2023
    Lưu Quang Vũ viết những bài thơ đầu tiên khi mới 16 tuổi, năm 21 tuổi đã có tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung cùng nhà thơ Bằng Việt. Tài năng thơ của ông tiếp tục nở rộ sau đó nhưng phải cho đến sau khi ông mất, các tập thơ như Mây trắng của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm sâu (1993) mới được công bố. Riêng ở lĩnh vực kịch nói, cho đến nay, Lưu Quang Vũ vẫn được coi là một đỉnh cao chưa ai có thể vượt qua khi chỉ trong vòng khoảng 10 năm, ông đã viết tới 50 kịch bản sân khấu, gây tiếng vang mạnh mẽ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông. Khách mời trò chuyện: Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/07/2023
    Trong các nhà thơ nữ thuộc thế hệ kháng chiến chống Mỹ, người ta thường nhắc đến ba gương mặt trụ cột là Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Lâm Thị Mỹ Dạ. So với hai nhà thơ đàn chị đi trước, Lâm Thị Mỹ Dạ sớm có tác phẩm nổi tiếng khi mới 23 tuổi đã viết được bài thơ Khoảng trời hố bom, được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1973. Bà tiếp tục có một hành trình bền bỉ trong những giai đoạn sau khi lần lượt cho ra mắt các tập thơ: Trái tim nỗi nhớ, Bài thơ không năm tháng, Hái tuổi em đầy tay, Mẹ và con, Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại; cùng nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Đầu tháng 7 vừa qua, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời tại nhà riêng ở TP.HCM sau 14 năm chống chọi với căn bệnh Alzheimer. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ bà. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/07/2023
    Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, khi nhắc về những cây bút văn xuôi Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tên tuổi nổi bật. Tính từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ, 2000), cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra mắt 28 tập sách bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, ký, tạp bút, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết và thơ. Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó tiêu biểu phải kể đến Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 cho tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Giải Liberaturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh tại Đức bình chọn. Năm 2019, Nguyễn Ngọc Tư lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam năm 2018 do tạp chí Forbes bình chọn. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về các tác phẩm truyện ngắn và tản văn của chị. Khách mời trò chuyện: Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/06/2023
    Nhìn lại những cây bút sáng tác ở miền Nam trước năm 1975, Nguyễn Bắc Sơn là nhà văn khá đặc biệt, chỉ với một tập thơ duy nhất chưa đầy 30 bài in năm 1972 mang tên Chiến tranh Việt Nam và tôi, ông đã làm nên dấu ấn độc đáo, cất tiếng nói phản chiến mạnh mẽ, có thể xem là một đồng thanh tương ứng với những ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn. Sau tập thơ đầu tiên gây tiếng vang, 23 năm sau ông mới in thêm tập thơ thứ 2 với nhan đề Ở đời như một nhà thơ Đông Phương. Cả cuộc đời Nguyễn Bắc Sơn gắn bó với thành phố Phan Thiết, ngoài sáng tác thơ ca, ông còn được biết đến như một con người đa tài, giàu lòng bác ái, giỏi tiếng Anh, nghiên cứu sâu về kinh dịch và đạo phật, tham gia chẩn trị và hướng dẫn châm cứu cho nhiều cơ sở đông y ở Phan Thiết và Hàm Thuận Bắc từ những năm 1980 của thế kỷ trước. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/06/2023
    Đã từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh những người cha và gọi là Ngày của cha (Father’s Day). Tùy vào từng quốc gia, Ngày lễ dành cho những người cha sẽ được cả cộng đồng long trọng kỷ niệm, nhưng phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6. Khoảng gần chục năm trở lại đây, Ngày của Cha được hưởng ứng và chào đón ấm áp ở nước ta với ngày kỷ niệm được xác định là vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, cùng thời điểm với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Argentina, Mexico... Người cha và tình cha con cũng đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật từ trước đến nay. Khách mời trò chuyện: Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga – Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/05/2023
    Nhà thơ Trần Quốc Thực đã xuất bản tất cả 4 tập thơ: Miền chờ (1989), Nét khắc (1995), Trái tim hoa bìm (1998) và Tháp cúc (2003). Trong 4 tập thơ trên, tập Miền chờ giành Giải B giải Nguyễn Khuyến của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Hà năm 1990, tập Nét khắc dành Giải A về thơ của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Các Hội VHNT Việt Nam năm 1995, tập Tháp cúc dành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004. Trong những cây bút đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ và có các sáng tác dồi dào trong thời kỳ sau 1975, Trần Quốc Thực là một giọng điệu riêng biệt. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông. Khác mời trò chuyện: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/05/2023
    Nhìn vào đội ngũ những cây viết đương đại về đề tài miền núi trong khoảng 15 trở lại đây, Đỗ Bích Thúy nổi lên như một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu. Chị quê gốc ở Nam Định nhưng lại sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền khóa 1997-2001, sau đó về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tính đến nay, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 22 cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn. Chị cũng đã dành được nhiều giải thưởng văn học trong nước như Giải Nhất truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2000, Giải Nhất Văn xuôi Hội Văn học Nghệ thuật Các dân tộc thiểu số năm 2013, Giải Văn học Nghệ thuật thủ đô năm 2014. Nhân dịp cuốn tản văn mới nhất của chị vừa được ra mắt, chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung chị. Khách mời trò chuyện: Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/04/2023
    Nhìn lại nền văn học nghệ thuật Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) là tác giả có đóng góp phong phú ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thiếu nhi, phê bình văn học, kịch, triết học, âm nhạc. Sự nghiệp sáng tác của ông trải dài từ giai đoạn chống Pháp sang chống Mỹ cũng như sau 1975. Nguyễn Đình Thi có hơn 30 năm giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam và từ năm 1995 là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật cho đến khi qua đời. Nguyễn Đình Thi được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 1996. Tên ông được đặt cho một con phố thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, nằm ngay ven Hồ Tây, Hà Nội. Nhân dịp kỷ niệm tròn 20 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông. Khách mời trò chuyện: Nhà văn Thiên Sơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/04/2023
    Cùng với thời gian, nghệ thuật và không gian nghệ thuật là một hằng số không thể thiếu trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có thi ca. Có một miền không gian vô cùng quen thuộc với người Việt ở mọi vùng miền, từ đồng bằng tới miền núi, từ nông thôn đến thành thị, nhằm phục vụ các nhu cầu trao đổi sản phẩm, mua bán của con người, qua đó giúp cuộc sống con người trở nên đầy đủ thoải mái hơn. Miền không gian ấy có tên là chợ. Chợ cũng đã đi vào bao thi phẩm từ cổ điển cho đến hiện đại, gửi gắm đủ những tâm tư tình cảm của con người. Khách mời trò chuyện: Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga – Viện văn học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/03/2023
    Sinh thời, nhà thơ Maiacopxki từng có một câu thơ nổi tiếng, được dịch sang tiếng Việt như sau: Đời vắng mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu. Những người phụ nữ, một nửa của thế giới từ hàng ngàn năm qua đã trở thành đề tài cho biết bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó đương nhiên có thi ca. Bao thi sĩ của mọi thời đại, mọi dân tộc đã viết nên những tác phẩm để ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện để tôn vinh những người phụ nữ với nhan đề: Người đẹp trong thơ Việt Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Nguyễn Thành Phong.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/02/2023
    Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân sinh năm 1969, tốt nghiệp Khoa Biên kịch Điện ảnh, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Tính từ tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” (NXB Thanh niên) đạt giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1994, chị đã có một hành trình sáng tác tròn 30 năm. Hai tập thơ tiếp theo là các tập "Chân trần qua vệt rét" (NXB Hội Nhà văn, 1999) và “Những chiếc gai trong mơ” (NXB Thế giới, 2010). Sau 12 năm vắng bóng, tập thơ thứ tư "Bóng của ý nghĩ" (NXB Thế giới) vừa đạt giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Khách mời trò chuyện: Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam – người có nhiều năm công tác cùng nhà thơ Nguyễn Bảo Chân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/02/2023
    Nhắc đến nhà thơ Anh Ngọc là nhắc đến một thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những tác phẩm quan trọng đồng hành cùng lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ XX, góp phần tạo nên những giá trị tinh thần to lớn đưa đất nước tới ngày thống nhất. Sau đó, Anh Ngọc tiếp tục có hành trình sáng tác phong phú ở giai đoạn sau 1975. Nhân dịp tròn 80 năm sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung ông. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Hồng Thanh Quang – một người thuộc thế hệ tiếp nối lớp tác giả tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cũng là người có nhiều ân tình với nhà thơ Anh Ngọc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/02/2023
    Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thì trong lòng mỗi người Việt luôn có những cảm xúc thật đặc biệt. Đối với những người con đất Việt ở xa tổ quốc hoặc ở trong nước nhưng vì lý do nào đó mà ngày tết không thể trở về quê nhà của mình hẳn là sẽ mang trong lòng nhiều tâm trạng… Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Hữu Việt và nhà thơ Lữ Mai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/01/2023
    Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ 20, có một bộ phận không nhỏ các tác giả được xếp vào nhóm những nhà thơ mặc áo lính. Họ có nhiều năm tháng gắn bó với quân đội và in dấu điều này trong các sáng tác của mình với các mức độ đậm nhạt khác nhau. Bắt đầu trưởng thành từ thời chiến và tiếp tục sáng tác trong thời bình, thơ của họ có những biến động, biến đổi nhất định nhưng vẫn có những vùng mỹ cảm nào đó được bảo lưu. Vương Trọng chính là một trong những nhà thơ mặc áo lính như thế. Có thể nói cả cuộc đời ông đã gắn bó với quân đội, từ thời trẻ nhập ngũ cho đến khi nhận công tác rồi nghỉ hưu. Nhân dịp tròn 80 năm sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung ông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/12/2022
    Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941 tại làng Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thạch Quỳ thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có thơ đăng báo Văn nghệ, đăng tạp chí Văn nghệ Quân đội từ rất sớm. Ông tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán tại Đại học Vinh, đi dạy học một thời gian rồi về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An. Ông đã xuất bản 7 tập thơ in riêng và 2 tuyển tập thơ. Thạch Quỳ nổi tiếng từ thập niên 80 với một cốt cách cứng cỏi, thẳng thắn, một ý thức sáng tạo cao độ, kỹ lưỡng trong chữ nghĩa và cấu tứ của từng tác phẩm, tất cả làm nổi bật khí chất mạnh mẽ và đầy bản lĩnh của một cây bút từng trải. Ông vừa qua đời sáng ngày 10 tháng 12 tại thành phố Vinh sau một thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Hữu Việt, Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân Dân
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/12/2022
    Nhìn lại nền văn học nước nhà nửa cuối thế kỷ 20, có một khu vực rất quan trọng còn chưa được giới nghiên cứu, phê bình tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng - đó là những cây bút ở miền Nam với các sáng tác trước 1975 và nối dài trong những thập niên sau đó. Có rất nhiều số phận bị chìm khuất sau tấm bụi mờ của thời gian mà nhà thơ Vũ Hữu Định là một trong những tên tuổi như vậy. Sinh thời, ông chưa kịp in một tập thơ nào vì gia cảnh quá khó khăn, mãi đến năm 1996 tập thơ duy nhất của ông được sự góp sức, chung tay của bạn bè văn nghệ mới được ra mắt độc giả với cái tên “Còn một chút gì để nhớ” do NXB Trẻ ấn hành.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2022
    Tính từ bài thơ đầu tiên được công bố (1961), nhà thơ Bằng Việt đã có hành trình hơn 60 năm cầm bút với một sự nghiệp văn học dày dặn, phong phú, nhiều thể loại, trong đó đặc sắc nhất chính là thơ. Bằng Việt nằm trong lứa những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ và tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng trong những giai đoạn sau. Khi đất nước bước sang thời kỳ hòa bình từ thập niên 70 – thập niên 90 của thế kỷ trước. Bằng Việt là một trong những nhà thơ được giới học sinh, sinh viên đặc biệt say mê, nâng niu nhiều thi phẩm của ông trong những trang sổ tay của mình. Khách mời trò chuyện: Nhà văn Thiên Sơn
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2022
    Nhắc về lứa những thi sĩ nổi danh trong thập niên cuôi cùng của thế kỷ 20 và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, chúng ta không thể quên Chu Hoạch, một trong những gương mặt thơ độc đáo. Ngay từ khi những bài thơ đầu tiên xuất hiện, Chu Hoạch đã được ví như một làn gió mới với một giọng thơ phóng khoáng, lãng tử. Những khó khăn chật vật trong cuộc sống đời thường những năm tháng sau này càng hun đúc thêm những phẩm chất đặc biệt trong thơ ông. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha – một trong những người bạn thân tình của nhà thơ Chu Hoạch.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/10/2022
    Trong khoảng 5 năm gần đây, Tạ Anh Thư là một trong những gương mặt thơ nữ phía Nam gây được ấn tượng với nhiều độc giả yên văn chương bởi một giọng điệu thơ trữ tình riêng biệt với những hình thức biểu hiện phong phú, từ các thể thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, bảy chữ cho đến thơ tự do, thơ văn xuôi. Đề tài thơ chị chủ yếu xoay quanh tình yêu, tuổi trẻ và những khoảnh khắc buồn vui trong thế giới tâm hồn của chính mình. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Lữ Mai, Ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân Dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/10/2022
    Nói về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh, không thể quên người bạn đời của bà là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, người đã đồng hành cùng nhà thơ Xuân Quỳnh từ năm 1973 cho đến ngày cả hai người từ giã cuộc đời. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là hai gương mặt thơ tiêu biểu nửa cuối thế kỷ thứ 20. Họ vừa tiếp thêm sức mạnh cho nhau, là điểm tựa tinh thần của nhau, vừa là nguồn cảm hứng để cùng cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật. Khách mời tham gia chương trình: Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp – một người rất say mê thơ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2022
    Kể từ tập thơ đầu tay Cọng rơm vàng (NXB Văn học, 1993), Trịnh Thanh Sơn đã sớm ghi được những dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng yêu thơ. Tiếp đến là sự ra đời của các tập thơ Giậu cúc tần (1995), Đóa tầm xuân (2000) và Giàn thiên lý (2004). Sau khi ông qua đời, gia đình đã in bộ sách Trịnh Thanh Sơn toàn tập đồ sộ hơn 2600 trang, trong đó riêng các tác phẩm thơ của ông lên tới con số gần 300 bài. Nhân dịp kỷ niệm tròn 15 năm ngày nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha – một trong những người bạn thân tình của nhà thơ Trịnh Thanh Sơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2022
    Nhà thơ Lâm Huy Nhuận sinh năm 1952 tại Bình Định, là con trai của nhà thơ Yến Lan. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, nhà thơ Lâm Huy Nhuận dời quân ngũ và về học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi công tác tại Ban Văn nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến ngày nghỉ hưu. Nhà thơ Lâm Huy Nhuận đã in ba tập thơ “Thung lũng tiếng chim” năm 1975, “Chiều có thật” năm 1999 và “Mùi mưa sông mắt ướt” năm 2022. Khách mời trò chuyện: Nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hùng Vỹ - một đồng môn Văn khoa Tổng hợp của nhà thơ Lâm Huy Nhuận.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/08/2022
    Nước ta là một nước có mật độ sông ngòi dày đặc, trên khắp lãnh thổ Việt Nam có tới hớn 2300 con sông dài hơn 10km và trung bình cứ di chuyển trên 20km ta lại có thể bắt gặp một cửa sông. Dòng sông vì thế đối với mỗi người Việt là một thứ thân thương, ai cũng có ít nhiều kỷ niệm. Và từ bao giờ sông đã thành nguồn cảm hứng bất tận cho bao lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có thi ca. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Nguyễn Thành Phong - Ủy viên BCH Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/07/2022
    Hàng năm, cứ gần đến ngày 27/7, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Mỗi tấc đất quê hương, mỗi ngọn núi con sông đều in dấu những chiến công, in dấu cả những vinh quang và những đắng cay mất mát. Và chúng ta không bao giờ quên Quảng Trị, mảnh đất anh hùng bất khuất và cũng đầy sâu nặng nghĩa tình đã cùng bao mảnh đất quê hương khác băng mình qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của thế kỷ 20. Nhân dịp tròn 50 năm chiến dịch Thành Cổ 1972 – 2022, chương trình Đôi bạn văn chương xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Những bài thơ Quảng Trị. Khách mời trò chuyện của chương trình: Nhà thơ Bằng Việt và nhà thơ Nguyễn Thụy Kha.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/07/2022
    Từ cổ chí kim, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Chúng ta đang ở trong những tháng ngày chính hạ với cái nắng nóng, oi bức tới mức nhiều khi cảm thấy khó chịu. Thế nhưng cho dù không được dễ chịu như các mùa còn lại trong năm, mùa hạ vẫn đi vào nhiều tác phẩm thi ca với những ấn tượng khó phai, làm nên một nỗi nồng nàn riêng biệt. Khách mời trò chuyện của chương trình: Nhà thơ Hồng Thanh Quang.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/06/2022
    Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X diễn ra tại Đà Nẵng, có hơn 120 đại biểu là các cây bút trẻ từ mọi miền đất nước cùng về dự. Với slogan vì sao chúng ta biết, hội nghị mong muốn các cây bút trẻ nuôi dưỡng nhiều hơn nữa khát vọng sáng tạo cùng sự dấn thân trong mỗi hành trình cầm bút để tạo ra được những tác phẩm văn học có giá trị lâu dài. Chương trình hôm nay xin dành cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ trẻ Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Khách mời trò chuyện của chương trình: Tiến sĩ, nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/06/2022
    Biển từ lâu đã trở thành người bạn quý của con người. Biển cung cấp tài nguyên thiên nhiên, giúp bao người dân mưu sinh. Biển cũng là địa bàn chiến lược trong phát triển và bảo vệ đất nước. Bắt đầu từ năm 2009, nước ta đã chọn tuần lễ đầu tiên của tháng 6 làm Tuần lễ biển đảo Việt Nam, đồng thời cũng hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 08/06. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những bài thơ về biển để mỗi chúng ta càng yêu thêm biển đảo quê hương, có ý thức nhiều hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Khách mời trò chuyện của chương trình: Tiến sĩ văn học Đỗ Thanh Nga.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/05/2022
    Phùng Quán là một trong những tác giả đặc biệt của thế kỷ 20. Dù phải trải qua nhiều năm tháng cực khổ, thăng trầm ông vẫn tạo được một sự nghiệp văn học dày dặn, phong phú với hàng chục truyện dài, tiểu thuyết, nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi, một số tác phẩm hồi ký, truyện ký gây tiếng vang và những bài thơ đã đi vào ký ức các thế hệ độc giả. Khách mời trò chuyện của chương trình: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, người bạn văn, người em thân tình của nhà văn Phùng Quán.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/05/2022
    Nhân loại trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm đã cùng nhau vượt qua bao thử thách gian nan, bao biến cố lớn lao trong hành trình tiến đến cuộc sống văn minh hiện đại. Và cho đến thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này, loài người vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn như thiên tai, bệnh dịch và đặc biệt là chiến tranh. Cuộc chiến tranh gần 2 tháng qua giữa Nga – Ukraine đã khiến cho bao con người thiệt mạng, bao nhiêu người phải ly hương, bao trẻ em không được đến trường, bao công trình xây dựng trở thành hoang phế, đổ nát. Trước những thảm cảnh này, với tất cả mọi con người có lương tri trên trái đất, chúng ta không ai mong muốn. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này, trong một bối cảnh thời sự đặc biệt như vừa kể trên, xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây, để mỗi chúng ta một lần nữa có thể nhận thấy, phản đối chiến tranh là một tình cảm có trong tinh thần của tất cả các dân tộc. Khách mời tham gia chương trình: PGS, TS Phạm Xuân Thạch – Chủ nhiệm Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/04/2022
    Bình Nguyên Trang là một cây bút sáng tác thuộc thế hệ 7X đã sớm khẳng định được tiếng nói của mình trong làng văn. In tập thơ đầu tay năm 18 tuổi, đoạt giải Nhất cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh vừa tròn 20 tuổi, chị là một trong những thành viên đầu tiên của Hội bút Hương đầu mùa báo Hoa học trò, ấn phẩm có lượng học sinh sinh viên theo dõi đạt vào hàng kỷ lục trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Đạt giải cao với văn xuôi nhưng thơ mới đích thực là hồn cốt của Bình Nguyên Trang. Nhiều lứa học sinh sinh viên mê đắm và đã chép vào sổ tay hàng trăm bài thơ của chị. Bình Nguyên Trang là người đã giữ được cho mình một nguồn thơ bền bỉ với chiều dài hơn một phần tư thế kỷ qua. Khách mời tham gia chương trình: Nhà văn Thiên Sơn – người anh, người bạn thân tình của nhà thơ Bình Nguyên Trang.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/04/2022
    Nhắc đến Phùng Cung là nhắc đến một trong những gương mặt thơ độc đáo của thế kỷ 20. Ông là một trong số không nhiều các thi sĩ chỉ xuất bản một thi tập duy nhất trong đời nhưng đã tạo được dấu ấn đặc biệt, hình thành một phong cách riêng về giọng điệu và ngôn ngữ. 21 năm sau khi ra đời, tập thơ “Xem đêm” được tái bản và dành Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2016. Nhân dịp tròn 25 năm ngày Phùng Cung qua đời, xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của ông!
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/03/2022
    Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm thơ của ông, có thể nói đã đồng hành cùng cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo chiến sĩ và bạn đọc cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Phạm Tiến Duật, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông. Khách mời đối thoại của chương trình: Nhà thơ Vương Trọng – Một trong những nhà thơ cùng thế hệ chống Mỹ với nhà thơ Phạm Tiến Duật.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/03/2022
    Cuộc đời mỗi con người từ khi sinh ra, đến khi tạm biệt trần gian đều được thưởng thức vô vàn những âm thanh đẹp đẽ, kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng. Đó có thể là tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng mưa, tiếng các loại nhạc cụ hay là tiếng hát ngọt ngào....Nhưng có một âm thật thanh đặc biệt nó đến với nhiều người trong số chúng ta từ thuở ấu thơ – khi còn nằm trong nôi hoặc trong vòng tay của mẹ, của bà, đưa ta vào giấc ngủ ngọt ngào. Và nó sẽ còn đi theo chúng ta đến trọn cuộc đời cho một miền kí ức vẹn nguyên đó chính là lời ru... Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Bình Nguyên Trang.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/02/2022
    Nhắc đến Lãng Thanh là nhắc đến một gương mặt thơ đặc biệt nổi lên trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Chỉ với 14 bài thơ trong tập thơ Hoa, tác phẩm của anh đã chinh phục nhiều độc giả bởi ngôn ngữ và hình tượng độc đáo, những liên tưởng lạ lùng trong một cảm quan về thế giới theo cách riêng của anh. Nhân dịp tròn 20 năm Lãng Thanh đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Thiên Sơn – một người em, người bạn thân tình của nhà thơ Lãng Thanh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/01/2022
    Cuộc đời mỗi con người, từ khi sinh ra, trưởng thành rồi từ giã thế gian, không ai là không có những người bạn. Từ bao đời, tình bạn đã trở thành một đề tài đẹp của văn học nghệ thuật nói chung, của thi ca nói riêng. Lịch sử thơ Việt từ cổ điển đến hiện đại, đã có không ít những tình bạn cảm động, in dấu trong nhiều tác phẩm. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/01/2022
    Nhắc đến Trần Vàng Sao là nhắc đến bài thơ nổi tiếng của ông - Bài thơ của một người yêu nước mình được viết vào tháng 12/1967 và nhanh chóng được lan tỏa rộng rãi trong đời sống văn học trên cả nước suốt hơn nửa thế kỷ qua. Khi còn sống, Trần Vàng Sao chưa từng được xuất bản chính thức một tập thơ nào, chỉ thi thoảng đăng rải rác một vài bài thơ lẻ. Năm 2020, lần đầu tiên một tuyển thơ của ông được xuất bản chính thức do NXB Hội nhà văn và Công ty Nhã Nam cùng hợp tác phát hành. Đầu tháng 11 năm ngoái, tập thơ Bài thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao được trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2021. Nhân sự kiện này, chương trình Đôi bạn văn chương muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Vàng Sao. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/01/2022
    Sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, nhà thơ Trúc Thông – một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài TNVN đã ra đi ở tuổi 82 trong vòng tay yêu thương của những người thân gia đình. Để tưởng nhớ ông, một người đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho các chương trình văn nghệ, đặc biệt là chương trình Tiếng thơ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này như một nén tâm hương tưởng nhớ nhà thơ Trúc Thông. Khách mời trò chuyện của chương trình: Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến – một người em thân tình của nhà thơ Trúc Thông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/12/2021
    Nhắc đến Ma Văn Kháng là nhắc đến một cây bút văn xuôi có sự nghiệp sáng tác dày dặn, đồ sộ với chiều dài hơn nửa thế kỷ, bắt đầu từ truyện ngắn đầu tay mang tên Phố cụt đăng báo Văn học năm 1961. Các tác phẩm của ông phản ánh nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước với hai cảm hứng nổi trội là cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư. Nhân dịp tròn 35 năm kể từ Đổi mới 1986 đến nay, chương trình Đôi bạn văn chương lần này muốn dành một cuộc trò chuyện về hai tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã từng tạo được nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng đông đảo độc giả. Đó là hai tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới không có giấy giá thú. Khách mời của chương trình: Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/11/2021
    Nhắc đến nhà thơ Hồng Thanh Quang là nhắc đến một gương mặt nhà thơ – nhà báo nổi bật trong làng báo phía Bắc suốt hai thập niên qua. Anh đã thực hiện hàng trăm bài phỏng vấn chân dung nhân vật đặc sắc, viết nhiều bài bình luận chính trị sắc sảo và đã in thành sách, là người dẫn nhiều chương trình truyền hình được đông đảo khán giả cả nước theo dõi như Câu lạc bộ Bạn yêu thơ, Giai điệu tự hào. Nhưng sau hết, công chúng vẫn nhớ đến anh nhiều nhất với tư cách một nhà thơ. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Anh Ngọc – một người anh, người bạn thân tình của nhà thơ Hồng Thanh Quang.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/11/2021
    Nhà thơ Thanh Tùng sinh ngày 7/11/1935 tại Mỹ Lộc, Nam Định. Ông lớn lên và trưởng thành ở thành phố Hải Phòng, cuộc đời ông đã phải lăn lộn với rất nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Năm 1997 ông được cử làm đại diện của nước ta sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Đến năm 2001 Thanh Tùng mới in tập thơ đầu tiên của mình lấy tên “Thời hoa đỏ” - một bài thơ nổi tiếng của ông. Năm 2002 tập thơ được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Những năm cuối đời, Thanh Tùng sống tại TP.HCM, ông mất ngày 12/9/2017 vì căn bệnh ung thư dạ dày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2021
    Từ cổ chí kim, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao sáng tác nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Hằng năm, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những ngày dành riêng để tôn vinh người phụ nữ. Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, “Đôi bạn văn chương” xin gửi tới quý vị cuộc trò chuyện với nhan đề “những bài thơ tặng vợ”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/10/2021
    Thăng Long – Hà Nội từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca. Thăng Long - Hà Nội vừa đồng hành cùng lịch sử dân tộc, vừa đồng hành cùng bao số phận con người. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng Thủ đô, cùng tìm hiểu về Hà Nội qua những bài thơ từ cổ điển đến hiện tại...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2021
    Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20, Trịnh Công Sơn là một tên tuổi lớn, dành được sự ái mộ của đông đảo các tầng lớp công chúng, là nhạc sĩ hiếm hoi của Việt Nam có tên trong từ điển bách khoa Pháp. Các ca khúc của ông, ngoài vẻ đẹp về giai điệu còn được đánh giá rất cao ở chất thơ và sự gợi cảm của ca từ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2021
    Nhà thơ Trúc Thông sinh năm 1940, quê ở Hà Nam, tốt nghiệp khoa Ngữ văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Trưởng phòng Văn học Nghệ thuật - Ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông đã in 6 tập thơ: “Chầm chậm tới mình”, “Marathon”, “Một ngọn đèn xanh”, “Vừa đi vừa ở”, “Mắt trong veo”, “Tuyển thơ Trúc Thông” và 2 tập lý luận phê bình. Năm 2017 ông được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/08/2021
    Nhà thơ Trần Hòa Bình sinh ngày 3/2/1956 tại thị xã Sơn Tây, quê gốc ở thôn Vu Chu, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn – Đại học Sư phạm Hà Nội 1 năm 1977, ông về giảng dạy 4 năm tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Từ năm 1991 ông chuyển về giảng dạy tại khoa báo chí – Học viện Báo chí và tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông cũng đồng thời là Phó Tổng biên tập Tạp chí Gia đình và thư ký tòa soạn Tạp chí Trí tuệ. Ông mất đột ngột ngày 16/8/2008 vì tai biến mạch máu não khi đang đi công tác tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Nhắc đến Trần Hòa Bình là nhắc đến một gương mặt độc đáo trong làng văn, làng báo phía Bắc. Cả đời ông chưa in tập thơ riêng nào, nhưng lại có nhiều bài thơ được truyền tụng và yêu thích trong lòng đông đảo độc giả. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn viết nhiều thơ văn cho thiếu nhi, vẽ tranh, chơi nhạc, viết phê bình, tiểu luận…Nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của ông, mời quí vị cùng nghe cuộc trờ chuyện với nhan đề "Trần Hòa Bình hồn thơ lãng tử xứ Đoài". Khách mời tham gia chương trình: Phó GS, TS Ngô Văn Giá – Người bạn thân thiết của thi sĩ Trần Hòa Bình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/08/2021
    Nói đến Mai Văn Phấn là nói đến một nhà thơ đương đại có các ấn phẩm thơ được dịch và xuất bản ở nước ngoài nhiều nhất. Nói đến Mai Văn Phấn cũng là nói đến một hành trình thơ với nhiều bứt phá, nỗ lực đổi mới và sáng tạo không ngừng nghỉ, để mang tới một dung cảm mới mẻ cho người đọc. Không chấp nhận sự lặp lại chính mình hay những nhàm chán dễ dãi. Khách mời tham gia chương trình: Tiến sĩ, Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm – Công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/07/2021
    Nhìn lại tiến trình truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX có thể thấy nổi lên hai gương mặt vô cùng ấn tượng. Nam Cao đại diện cho nửa đầu thế kỷ và Nguyễn Huy Thiệp đại diện cho nửa cuối thế kỷ. Thời gian sung mãn nhất của bút lực hai ông đều diễn ra trong khoảng 10 năm. Mỗi người để lại cho đời khoảng 50 truyện ngắn, trong đó không ít tác phẩm được bạn đọc nhiều thế coi là kiệt tác. Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp kể từ khi xuất hiện đến nay cũng là những tác giả được dư luận đặc biệt quan tâm, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án, chuyên luận. Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm ngày mất nhà văn Nam Cao và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa đi xa, chương trình xin được gửi tới quí vị cuộc trờ chuyện mang tên "Từ Nam Cao đến Nguyễn Huy Thiệp – chặng dài cho những kiệt tác". Để một lần nữa nhìn nhận lại những thành tựu, tác phẩm của hai nhà văn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/07/2021
    Nhắc đến nhà thơ Tế Hanh là nhắc đến một nhà thơ có hành trình sáng tác bền bỉ và phong phú qua nhiều giai đoạn của nền văn học Việt Nam. Từ trước năm 1945 ông đã xác lập được tên tuổi khi là 1 trong 46 thi sĩ được Hoài Thanh giới thiệu trong tuyển tập “Thi nhân Việt Nam”. Sau năm 1945 ông tiếp tục sáng tác và có thêm nhiều tác phẩm in dấu sâu đậm trong lòng bạn đọc các thế hệ. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn sáng tác nhiều thơ cho thiếu nhi và viết tiểu luận phê bình. Năm 2012 toàn bộ các sáng tác của Tế Hanh đã được tập hợp trong ấn phẩm “Tế Hanh toàn tập” do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/06/2021
    Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, không khí sinh hoạt thi ca trong các trường đại học ở Hà Nội diễn ra thật sôi nổi, hào hứng. Hàng loạt câu lạc bộ thơ và những đêm thơ đã được tổ chức với sự góp mặt của nhiều tác giả. Từ lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm đến lớp nhà thơ hậu chiến như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Chiến, Trần Hòa Bình,…và các cây bút sinh viên. Trong men say thi ca chất ngất thời ấy, ký túc xá Mễ Trì và Văn khoa Đại học Tổng hợp là cái nôi đã hun đúc nên cho bao hồn thơ. Nhiều cây bút thơ sinh viên tiếp tục sáng tác và trưởng thành, xuất bản các ấn phẩm và nhận được nhiều sự yêu mến của độc giả. Khách mời tham gia chương trình là nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hùng Vĩ – Nguyễn Giảng viên khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/06/2021
    Nhà thơ Duy Thảo sinh ngày 03/06/1938 tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có 10 năm (1962 – 1972) tham gia quân đội trong Quân chủng Phòng không không quân, vừa là chiến sĩ, vừa là phóng viên chiến trường. Ông đã từng làm cán bộ tuyên huấn tỉnh đoàn Hà Tĩnh rồi làm phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn báo Hà Tĩnh, Phó Tổng biên tập kiêm thư ký tòa soạn tạp chí Hà Tĩnh, Người làm báo,…Duy Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và từng dành được nhiều giải thưởng về thơ. Ông là một người bền bỉ và miệt mài với lao động nghệ thuật, với sáng tác thi ca. Từ những tập thơ đầu tiên “Lời tin yêu” được xuất bản năm 1976 đến tập gần đây nhất là “Lối về” xuất bản năm 2020, ông đã xuất bản 12 tập thơ. Hành trình thơ Duy Thảo đã đi qua nhiều biến động của lịch sử - xã hội, nhiều sự kiện lớn lao của đất nước và con người Việt Nam. Khách mời tham gia chương trình: Nhà văn Đỗ Chu – người bạn thân tình của nhà thơ Duy Thảo từ những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/05/2021
    Nhà thơ Đồng Đức Bốn sinh ngày 30/ 3/ 1948, trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng. Năm 1966, ông gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Hòa bình, ông trở về làm thợ cơ khí tại Xí nghiệp Cơ giới của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Hải Phòng), Xí nghiệp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng. Ông bắt đầu sáng tác thơ vào cuối những năm 1980 và dần khẳng định mình là một trong những thi sĩ lục bát độc đáo nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng Đức Bốn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An hồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng vì căn bệnh ung thư phổi. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Đặng Vương Hưng – người đã có nhiều năm tháng gắn bó với nhà thơ Đặng Đức Bốn
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/05/2021
    Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã ra đi. Trên các mạng xã hội, trên các trang báo và trong tâm tưởng của mỗi người vẫn ngập tràn thơ ca của ông. Ông ra đi nhưng không phải để lại một khoảng trống, bởi những áng thơ của ông vẫn còn sống mãi trong cuộc đời này. Khách mời tham gia chương trình: Nhạc sĩ, Phó GS, TS Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhà thơ Nguyễn Việt Chiến
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/04/2021
    Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến nhiều bài thơ đã in sâu trong kí ức của bao thế hệ độc giả. Gắn bó với chúng ta từ những năm tháng trong nhà trường phổ thông, những bài thơ mang theo nó nhiều giai thoại ly kỳ như “Tây tiến”, “Mắt người Sơn Tây”, “Không đề”, cũng đồng thời trở thành những bài hát được nhiều người yêu thích.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/03/2021
    Mỗi con người sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, ai cũng mong muốn mình được hạnh phúc. Tình cảm ấy, mong ước ấy không phân biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc hay tôn giáo. Chỉ có điều, mỗi người lại có một suy nghĩ riêng về hạnh phúc và nhiều khi không phải ai cũng cắt nghĩa được hạnh phúc một cách rõ ràng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/03/2021
    Chúng ta đang ở trong những tháng ngày đẹp nhất của mùa xuân, thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi, đâm chồi, nảy lộc, những giọt sương đêm long lanh còn đọng lại trên từng nhành cây, ngọn cỏ vào mỗi sớm mai. Cỏ là hình ảnh quen thuộc nhưng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho nhiều thi sĩ từ cổ điển đến hiện đại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/02/2021
    Theo phong tục ngàn đời của người Việt, trong mâm cơm dâng lên tổ tiên, trên bàn thờ ngày mùng một, ngày rằm trong năm và nhất là dịp Tết đến không bao giờ thiếu trà và rượu. Rượu và trà vừa là lễ, vừa là quà, vừa là chút thăng hoa giúp con người chia sẻ tình cảm với nhau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/02/2021
    Đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Dịch bệnh đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, nhưng cũng đồng thời là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Chương trình "Đôi bạn văn chương hôm nay" sẽ xoay quanh những bài thơ trong mùa dịch Covid - 19 với tên gọi "Thơ những ngày giãn cách" với sự tham gia của Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/02/2021
    Bài thơ “Từ ấy” là một trong những sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu được viết vào tháng 7 năm 1938 khi ông vừa tròn 18 tuổi, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã giác ngộ lý tưởng cách mạng và từ đó đi theo Đảng, đứng về phía tổ quốc, nhân dân. Nhân dịp kỳ niệm ngày sinh của nhà thơ Tố Hữu chúng tôi tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia của Nhà thơ Vũ Quần Phương và Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga đến từ Viện Văn học.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sinh ngày 8/10/1952 tại Tràng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây cũ. Ông vào bộ đội năm 1970, xuất ngũ năm 1974 rồi tốt nghiệp đại học ngành địa chất. Từ năm 1990 ông chuyển sang viết báo, làm phóng viên tại báo Thanh niên từ năm 1992. Từ năm 1992 đến nay ông đã xuất bản các tập thơ: “Mưa lúc không giờ”, “Ngọn sóng thời gian”, “Cỏ trên đất”, “Những con ngựa đêm”, “Hoa hồng không vỡ”, “Tổ quốc nhìn từ biển”, “Trường ca biển”.... Vừa qua, tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của ông đã được nhận giải thưởng Tôn vinh của hội nhà văn Việt Nam cho các tác phẩm về đề tài biên giới, hải đảo giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/12/2020
    Hằng năm, cứ đến ngày Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), chúng ta lại dành tình cảm hướng về những chiến sĩ, những người lính đã và đang miệt mài ngày đêm không nghỉ, hy sinh hạnh phúc cá nhân để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ hình ảnh người lính, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã đi vào biết bao tác phẩm thơ, nhạc đặc sắc, để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, người nghe.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/12/2020
    Từ xưa, thời gian nói chung và bốn mùa nói riêng luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi sĩ, đã đi vào biết bao tác phẩm thi ca như một chứng nhân không thể thiếu cho những tâm sự, những câu chuyện, những nỗi lòng. Có lẽ do thời tiết khá dễ chịu của mùa thu và mùa xuân nên hai mùa này cũng dễ dàng đi vào thi ca của các thi sĩ nhiều hơn mùa đông và mùa hạ. Mùa hè thì quá nóng, mùa đông lại lạnh giá, nhưng không phải vì thế mà thiếu đi sự xuất hiện của hai mùa này trong thi ca. Trước ngưỡng cửa mùa đông năm nay chúng tôi gửi tới quí vị chương trình trò chuyện thi ca với chủ đề “Những mùa đông yêu dấu” với mong muốn mang những câu thơ giúp sưởi ấm lòng người khi mùa đông lãnh lẽo cận kề.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/11/2020
    Mỗi năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), lòng chúng ta lại không khỏi náo nức, nhớ về những người thầy giáo, cô giáo của mình, nhớ về một thời cắp sách tới trường. Mái trường và những người thầy, cô giáo chính là nơi chắp cánh cho bao ước mơ, khát vọng giúp mỗi chúng ta khôn lớn trưởng thành, trở nên những người có ích cho xã hội. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ dành gửi quí vị những bài thơ về mái trường và thầy cô như một sự tri ân những người lái đò tận tụy, tri ân những năm tháng cắp sách đáng nhớ trong cuộc đời tất cả mỗi chúng ta.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/11/2020
    Nói đến nhà thơ Vũ Quần Phương là nói đến một hành trình bền bỉ của thơ ông qua hơn nửa thế kỷ, với một số lượng tác phẩm lớn trải dài từ thời chống Mỹ cho đến nay. Nhiều bài thơ, câu thơ của ông đã lưu lại trong ký ức của nhiều thế hệ bạn yêu thơ. Vậy đâu là cái đã làm nên sự khác biệt về phong cách thơ của Vũ Quần Phương so với những cây bút cùng thời như Phạm Tiến Duật, Bằng Việt hay Lưu Quang Vũ?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/10/2020
    Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung, thi ca nói riêng, có những đề tài không bao giờ cũ, luôn là cảm hứng muôn đời của các thi sĩ ở mọi dân tộc và thời đại. Một trong những đề tài như thế chính là người mẹ. Nhắc đến mẹ là nhắc đến một nỗi niềm, một tình cảm vừa thiêng liêng, vừa sâu sắc, khiến mỗi trái tim chúng ta không khỏi dâng lên niềm thương nhớ, lòng biết ơn với bao xúc động khôn nguôi…
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/10/2020
    Năm 2020 có thể xem là một năm đầy biến động không chỉ với Việt Nam mà còn với hàng trăm quốc gia trên thế giới bởi đại dịch Covid 19. Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn đang gồng mình lên để chống dịch, quyết tâm vượt qua cơn thử thách này. Và trong những ngày tháng 9 lịch sử, hai tiếng Tổ Quốc lại vang lên thật thiêng liêng. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng đến với những bài thơ Tổ quốc trong dòng chảy thi ca Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/10/2020
    Mùa thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao tác phẩm thi ca của người Việt, từ cổ điển đến hiện đại. Chúng ta cùng bàn về những bài thơ mùa thu được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng, cả thơ và nhạc đều tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng thưởng thức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/10/2020
    Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đi theo cách mạng từ năm 12 tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Sau khi làm phóng viên chiến trường ở Liên khu V, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa IV. Thu Bồn để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với khoảng 25 đầu sách, bao gồm hơn một chục tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 5 tập thơ và nhiều tập trường ca. Ông được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/10/2020
    Mùa thu, ai cũng quý, cũng yêu nhưng đối với mỗi đứa trẻ, có lẽ chúng càng có nhiều lý do hơn để yêu mến, bởi mùa thu chính là mùa tựu trường, mùa của năm học mới. Mùa thu gắn với tết trung thu, được chơi rước đèn ông sao và được nhận thật nhiều quà bánh. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con trẻ của mình, và đối với những người làm thơ thì nhiều người còn có thêm món quà đặc biệt cho những đứa con của mình, đó là các bài thơ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/10/2020
    Nhắc đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là nhớ tới cả một thế hệ nhà văn nữ của thời chống Mỹ, đã góp phần tạo nên một lực lượng hùng hậu cho nền văn học cách mạng lúc ấy. Đó là Dương Thị Xuân Quý, Xuân Quỳnh, Lê Minh Khuê, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây… Và mỗi người, qua các tác phẩm của mình đều tạo ra một giọng điệu thật riêng biệt. Đối với Phan Thị Thanh Nhàn, có lẽ cũng là một trường hợp thật đặc biệt vì vừa xuất hiện đã nổi tiếng ngay khi nhận giải của tờ báo về văn chương sang trọng hàng đầu lúc ấy...
    Xem thêm Thu gọn