• image

    Câu chuyện văn hóa

    Văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa cũng là yếu tố mấu chốt để duy trì sự bền vững của trật tự xã hội. Hãy cùng chia sẻ mọi khía cạnh của đời sống xã hội trong chương trình "Câu chuyện Văn hóa".
Chương mới nhất
  • 20/11/2024
    Ngày 30/10/2019 Hà Nội vinh dự trở thành thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo của Unesco. Các danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô anh hùng” là sự ghi nhận quí giá nâng tầm vị thế của Hà Nội trên trường quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Thủ đô 1000 năm văn hiến phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế thúc đẩy đổi mới sáng tạo vượt qua khó khăn thách thức, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược sớm trở thành đô thị sáng tạo, trung tâm dịch vụ chất lượng cao của khu vực và thế giới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/11/2024
    Cách đây 8 năm, ngày 8/9/2016 chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược quốc gia nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo. Gần 1 thập kỷ qua, chiến lược đã đóng góp vào quá trình phát triển chung của đất nước, xong liệu những định hướng đã đi sâu vào thực tiễn và đạt được những thành quả đáng mong đợi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/10/2024
    Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thì người nắm giữ thực hành di sản là nhân tố quan trọng nhất. Nghệ nhân thực hành di sản được ví như những bảo tàng sống, kho tàng di sản văn hóa sống. Một nghệ nhân mất đi được ví như một thư viện bị cháy. Thực tiễn này đòi hỏi phải tiếp tục nhìn nhận đúng vai trò và có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa đối với các nghệ nhân, bởi họ cần được trân trọng và hỗ trợ, cần có những chính sách vừa cụ thể vừa tổng thể có tính lâu dài.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/09/2024
    Hơn một tuần sau khi cơn bão số 3, siêu bão Yagi đổ bộ và gây thiệt hại nặng nề các tỉnh thành miền Bắc, nhiều doanh nghiệp du lịch cho biết đã và đang phải chịu những tác động lớn, thời gian phục hồi sẽ còn kéo dài. Trước thực tế này Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143 ngày 17 tháng 9 năm 2024 về các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 Yagi, trong đó có những chính sách hỗ trợ ngành du lịch. Liệu du lịch miền Bắc sẽ xoay xở phục hồi ra sao sau bão lũ khi mà quãng thời gian cuối năm được xem là mùa vàng của ngành du lịch đang đến gần.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2024
    Đảng và Nhà nước ta luôn xác định người trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước và có tầm quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên đã tạo mọi cơ hội điều kiện để cho người trẻ phát triển khẳng định bản thân. Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy đã có không ít vấn đề phát sinh ở người trẻ, trong đó nổi cộm là bệnh ảo tưởng sức mạnh bản thân, quên đi lịch sử và cái gốc của văn hóa dân tộc để chạy theo những giá trị ảo, hình thức và tạo ra những phát ngôn thiếu chuẩn mực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2024
    Việt Nam ta có một nền văn hóa đặc sắc lâu đời gắn với lịch sử hình thành và phát triển của 54 dân tộc anh em, từ đó tạo nên lịch sử dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm. Trong đó, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Đó là đặc trưng, đồng thời cũng là quy luật phát triển của văn hóa nước nhà, làm nên sức mạnh nội sinh và sức hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, để góp phần định vị bản sắc văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, văn hóa các dân tộc Việt Nam cần có những đòn bẩy để phát huy hơn nữa, đặc biệt là trong thời đại mới hội nhập và toàn cầu hóa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/08/2024
    Một số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy: độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là 30,4 tuổi, mức kỷ lục tại Việt Nam từ trước tới nay. Con số này có xu hướng tăng liên tục từ năm 2019, bình quân mỗi năm tăng 0,7 tuổi tuổi. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nước cũng tăng dần thời gian qua, hiện ở mức 27,2 tuổi. Qua các công trình nghiên cứu còn ghi nhận ngày càng nhiều người lựa chọn sống độc thân không kết hôn không sinh con theo các chuyên gia. Nếu mà thực tế này không được thúc đẩy cải thiện thì sẽ gây ra những thách thức trong tương lai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng giới trẻ ngại kết hôn làm thế nào để việc kết hôn thực sự là nhân lên hạnh phúc chứ không phải tăng thêm gánh nặng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/08/2024
    Những ngày qua sau khi chùa Cầu Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam được trùng tu đã gây ra những ý kiến nhiều chiều, trong đó luồng ý kiến cho rằng là việc chùa cầu mang màu sắc tươi mới sau khi sửa chữa là điều đương nhiên. Thời gian sẽ giúp di tích phai màu để hòa vào tổng thể không gian phố cổ, còn một bên thì cho rằng là cái mới của chùa Cầu khiến cho sự hoài cổ bị mất đi. Không riêng gì chùa Cầu Hội An, câu chuyện trùng tu di tích luôn là vấn đề nóng trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa truyền thống. Theo số liệu từ Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay nước ta có hơn 41.000 di tích phân bố trên khắp các vùng miền, trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Số lượng di tích xuống cấp ngày càng nhiều, áp lực lên công tác trùng tu là càng lớn. Việc trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/07/2024
    Điêu khắc công cộng là một lĩnh vực thuộc nghệ thuật công cộng, có giá trị trong việc tao thêm điểm nhấn các không gian độ thị. Điểm đặc trưng của điêu khắc công cộng là phần lớn các tác phẩm được đặt ở ngoài trời, có ngôn ngữ về hình khối và tạo hình khác nhau để phù hợp với không gian và cảnh quan ngoài trời. Ở nước ta điêu khắc công cộng đã có nhiều đóng góp đến hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong tiến trình phát triển nền điêu khắc hiện đại Việt Nam. Theo nhận xét của một số chuyên gia, hạn chế rõ nhất của điêu khắc công cộng ở nước ta là đang thiếu các tác phẩm trang trí xứng tầm với cảnh quan đô thị.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/07/2024
    Từ nhiều năm nay ẩm thực Việt Nam được các chuyên gia truyền thông quốc tế đánh giá cao, nhiều món ăn lọt vào danh sách món ngon của thế giới. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định văn hóa ẩm thực là dòng văn hóa chủ đạo và ẩm thực là một trong những dòng sản phẩm quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu du lịch quốc gia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/07/2024
    Theo số liệu từ Cục di sản văn hóa - Bộ văn hóa thể thao và du lịch, hiện nay nước ta có khoảng hơn 40.000 di tích phân bổ trên khắp các vùng miền. Cùng với đó là khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể với 498 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 9 di sản tư liệu. Không chỉ phản ánh bề dầy lịch sử văn hóa, hệ thống di sản phong phú của Việt Nam còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo nền tảng phát triển công nghiệp văn hóa quốc gia. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác bảo tồn di sản thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Ngân sách Nhà nước hàng năm đều quan tâm cấp cho mục tiêu bảo tồn chống xuống cấp di tích. Tuy nhiên theo nhận định từ các chuyên gia, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ tu bổ tôn tạo di tích còn rất thấp so với nhu cầu thực tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2024
    Luật di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/6/2001 và được sửa đổi bổ sung vào ngày 18/6/2009. Tính đến nay đã hơn 20 năm ban hành và hơn 10 năm sửa đổi bổ sung. Có thể khẳng định luật đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của xã hội. sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách mà thực tiễn cần nhìn nhận đánh giá để có thể bắt kịp với sự vận động của xã hội của thế giới. Trong đợt 2 của kì họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, luật di sản văn hóa sửa đổi được trình và cho ý kiến. Kỳ sửa đổi lần này rất được xã hội trông đợi, sẽ khắc phục được một số hạn chế bất cập phát sinh trong quá trình thực thi luật hiện hành và bổ sung những qui định cập nhật để quản lý di sản văn hóa được hợp lý và hiệu quả hơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/06/2024
    Có thể nói thị trường sách thời gian qua trở thành điểm nóng của dư luận, rất nhiều cuốn sách được cho rằng có nội dung phản cảm. Đơn cử như tác phẩm “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của tác giả người Mỹ gốc Việt Ocean Vuong, nhà xuất bản (NXB) Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành được cho là không phù hợp với tác phẩm thanh thiếu niên. Hiện tác phẩm này đang chuẩn bị được tái bản với giải pháp bìa dãn nhãn 18+. Việc dán mác 18+ cho thể loại sách văn học có mô tả tính dục khiến nhiều người băn khoăn, nhất là với độc giả tuổi mới lớn. Trước thực tế này, đại diện cục xuất bản in và phát hành thông tin và truyền thông cho rằng: Các NXB cần lưu tâm đến việc dán nhãn, phân loại sách để tác phẩm đến đúng đối tượng bạn đọc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/05/2024
    Báo cáo xu hướng du lịch năm 2023 của Xperia cho thấy 2/3 du khách toàn cầu đã xem xét du lịch dựa trên nguồn cảm hứng từ điện ảnh và 39% đã đặt chuyến đi trên những câu chuyện từ màn ảnh. Điều này cho thấy các bộ phim không chỉ giúp quảng bá phong cảnh thiên nhiên mà còn là cầu nối giúp khán giả hiểu về văn hóa truyền thống và lối sống của một quốc gia nhanh, hiệu quả.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/05/2024
    Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp nông thôn là một trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo. Thời gian gần đây sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng du khách với nhiều sản phẩm mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp của các vùng miền trải dài từ Bắc đến Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/03/2024
    Những ngày qua, sau khi báo chí và dư luận thông tin về tình trạng một số khán giả chưa đủ 18 tuổi, vẫn vô tư vào rạp xem phim "Mai" dán nhãn 18+, cấm người xem dưới 18 tuổi. Thanh tra Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đã ngay lập tức có văn bản chỉ đạo các địa phương khẩn trương vào cuộc và đưa ra các hình thức xử lý kịp thời đối với vi phạm tại một số rạp chiếu. Cũng từ đây, câu chuyện quản lý phim 18 + lại được đem ra bàn thảo. Làm thế nào để các bộ phim 18+ khi ra rạp tuân thủ quy định và đâu là những hệ lụy khi tình trạng khó kiểm soát này vẫn còn tiếp diễn?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/02/2024
    Sau một thời gian công chiếu bộ phim “Đào, Phở và Piano” một bộ phim do nhà nước đặt hàng vẫn đang gây xốt phòng vé với các xuất chiếu đang trật kín khán giả và doanh thu đã trên 01 tỉ đồng. Đây là con số khiêm tốn so với phim mà tư nhân sản xuất chiếu cùng thời điểm, thế nhưng lại là hiện tượng đối với dòng phim do nhà nước đặt hàng và bộ phim này cũng được khán giả đang mang ra mổ ,xẻ, bàn tán trên khắp các diễn đàn lớn, nhỏ. Hiện tượng phim Đào, Phở và Piano có thể lý giải dưới góc nhìn chuyên môn như thế nào, và từ đây có thể rộng đường để phim nhà nước đặt hàng ra rạp?
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/01/2024
    Chỉ còn ít ngày này nữa là tới Tết Nguyên đán Xuân Giáp Thìn, cũng là thời gian diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo chào mừng xuân mới. Đây cũng là thời điểm mà nhiều kẻ xấu lợi dụng lòng tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của người dân để có những hành vi biến tướng nhằm trục lợi, lừa đảo. Những hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh ra sao, làm thế nào để phòng ngừa ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để trục lợi?
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/01/2024
    Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định thủ công mỹ nghệ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa then chốt của đất nước cần ưu tiên phát triển. Theo các chuyên gia, thủ công mỹ nghệ hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/01/2024
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết dân tộc và tôn giáo. Trong tư tưởng của Người, đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn giáo là một nội dung cốt lõi, là sức mạnh và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam. Với tư tưởng ấy, dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng đất nước từng bước đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo thành cội nguồn sức mạnh Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/12/2023
    Di sản văn hóa tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc là tiếng nói, chữ viết, lễ hội, tín ngưỡng dân gian, các loại hình diễn xướng, kiến trúc, trang phục… Các giá trị văn hóa này do cộng đồng các dân tộc ở nước ta sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển, là những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số cùng sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, cùng với những tác động trong quá trình hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức trong công cuộc bảo tồn, đòi hỏi phải có một chiến lược phù hợp để các giá trị này có thể phát huy hiệu quả tối đa trong đời sống đương đại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/12/2023
    Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, khi sở hữu số lượng lớn các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây là nguồn lực để khai thác phát triển du lịch góp phần đưa du lịch trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác nguồn tài nguyên này chưa hiệu quả thiếu sản phẩm du lịch văn hóa mang thương hiệu của quốc gia cũng như in đậmbản sắc của từng vùng, miền, địa phương . Vậy cần làm gì để du lịch phát huy hiệu quả xứng với tiềm năng mà chúng ta đang có, làm sao để tiềm năng trở thành thế mạnh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2023
    Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam được thế giới công nhận là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững về thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội đã được nâng lên nhiều so với trước, mặc dù vậy theo các chuyên gia Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề bình đẳng giới. Vậy làm thế nào để xóa bỏ rào cản định kiến giới, thực hiện hiểu quả tiến trình bình đẳng giới?
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/12/2023
    Bản quyền trong lĩnh vực xuất bản là vấn đề lâu nay được nhắc đến rất nhiều, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển. Câu chuyện về sách và bản quyền không mới nhưng lại là vấn đề luôn nóng, tình trạng sách giả, sách lậu ngày một gia tăng dưới nhiều hình thức: từ in truyền thống đến sách điện tử, sách nói đã tác động xấu đến hoạt động xuất bản và việc tiếp cận tri thức của người dân cũng như mục tiêu phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Vậy sách giả hoành hành sẽ dẫn đến những nguy hại ra sao? Cần làm gì để câu chuyện bản quyền được nhìn nhận đúng và không khiến con đường bảo hộ quyền tác giả rơi vào một bài toán gian nan?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2023
    Tại Việt Nam các ngành công nghiệp văn hóa đang nhanh chóng trở thành những ngành có đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc gia. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố tại Hội nghị đánh giá sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1755 của Thủ tướng Chính phủ, 12 ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã đóng góp doanh thu hơn 8 tỷ đô la Mỹ, tương đương 3,61% GDP. Các ngành công nghiệp văn hóa được đánh giá có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta với một thị trường sôi động cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa sáng tạo nội địa trong những năm tới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các ngành này vẫn còn nhiều điểm nghẽn, nút thắt cần được tháo gỡ để có thể biến các di sản văn hóa thành sức mạnh mềm, thúc đẩy hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước. Vậy làm thế nào để tháo gỡ nút thắt tạo uy tín thương hiệu cho các ngành công nghiệp Việt Nam?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2023
    Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú khi sở hữu số lượng lớn các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể . Đây là nguồn lực để khai thác phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa.Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác nguồn tài nguyên này vẫn chưa hiệu quả thiếu sản phẩm du lịch văn hóa mang thương hiệu của quốc gia cũng như im đậm bản sắc của từng vùng, miền, địa phương. Vậy cần làm gì để du lịch văn hóa phát huy hiệu quả xứng với tiềm năng mà chúng ta đang có và làm gì để tiềm năng trở thành thế mạnh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/11/2023
    Những năm gần đây, ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) đã và đang khẳng định vai trò là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, từ sau khi Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vào ngày 8/9/2016, đã góp phần thúc đẩy thị trường CNVH Việt Nam có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố tại Hội nghị đánh giá sau 5 năm triển khai, 12 ngành CNVH ở Việt Nam đã đóng góp doanh thu hơn 8 tỷ đô la Mỹ, tương đương 3,61% GDP. Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia con đường mang tên CNVH vẫn còn không ít điểm nghẽn cần được tháo gỡ, để phát triển tương xứng với tiềm năng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2023
    Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, kỹ thuật số, đã đưa đến cho xã hội công cụ sáng tạo mới, tạo ra môi trường lưu giữ, phân phối ,khai thác và sử dụng gần như không có giới hạn. Tuy nhiên thời gian qua,vi phạm bảnquyền, quyền tác giả trên môi trường số ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và tính chất, đồng thời đặt ra nhiều tính chất và thách thức trong công việc bảo vệ bản quyền của các chủ thể và các hoạt động của các cơ quan quản lý thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/10/2023
    Mới đây, Bộ văn hóa Thể Thao và Du Lịch đã ban hành đề án phát triển một số mô hình sản phẩm du lịch đêm, tại 12 tỉnh, thành phố nhằm thu hút du khách góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, thành phố Đà Nằng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, đây được xem là bước đi quan trọng tạo ra những bước chuyển lớn cho ngành dịch vụ du lịch trong nước, tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế đặc biệt là sau đại dịch Covid - 19. Tuy nhiên, để phát triển du lịch đêm cần có thêm các cơ chế chính sách và quy hoạch phù hợp để doanh nghiệp có căn cứ pháp lý khai thác và thu hút du khách.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/10/2023
    Bàn tới câu chuyện đầu tư cho văn hóa, chúng ta nhắc nhiều tới yếu tố con người, bởi cốt lõi của văn hóa là con người. Nhưng làm thế nào để xây dựng, hoàn thiện con người văn hóa có nhân cách lại là một thách thức không hề dễ dàng?
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/10/2023
    Trong dòng chảy văn hóa dân tộc của chung ta, văn hóa ẩm thực có một vị trí đặc biệt quan trọng, đó chính là di sản đã được hình thành, lưu giữ và truyền nối qua các thế hệ. Ẩm thực thể hiện trình độ văn hóa của dân tộc qua phép tắc, cách xử sự trong ăn uống là nét đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần, là hồn cốt dân tộc. Nói một cách khác, văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếu tạo nên thương hiệu quốc gia... Vậy chúng ta cần mà gì để phát huy văn hóa ẩm thực Việt và để ẩm thực trở thành thương hiệu quốc gia?
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/09/2023
    Việt Nam có 54 dân tộc anh em và mỗi dân tộc đều có văn hóa phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tiếng nói riêng. Trong đó, nền âm nhạc với kho tàng dân ca nhạc cụ phong phú, đặc sắc, gắn liền với đời sống tinh thần vật chất và tâm linh của đồng bào, có thể kể một số loại hình tiêu biểu như: hát giao duyên đối đáp, hát đồng giao, hát then, Mo của đồng bào Dao, Tày, Thái.... Tất cả đã tạo nên những sắc thái văn hóa vùng miền rất phong phú và độc đáo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/09/2023
    Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chiến lược Ngoại giao văn hoá, giai đoạn 2021-2030, trên cơ sở đó mỗi người dân, chủ thể đều là những nhà đại sứ văn hóa với nhiệm vụ quảng bá những hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế... Vậy làm thế nào để phát huy hơn nữa sức mạnh ngoại giao văn hóa, để lan tỏa những giá trị Việt Nam ra với cộng đồng quốc tế?
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/08/2023
    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận đó. Có thể nói, trong dòng chảy của đất nước đội ngũ văn nghệ sĩ của nước ta đã có một lịch sử hình thành phát triển, hào hùng, truyền thống quý báu vẻ vang ấy đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc vì độc lập - tự do vì thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cũng như sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Đảng nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò và xứ mệnh vô cùng to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ, lực lượng tinh hoa của dân tộc, bởi họ đã định hướng dẫn dắt nhân dân hướng tới giá trị cao quý tương lai tươi sáng và những khát vọng chân chính.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/08/2023
    Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Đề án phát triển một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, tại 12 tỉnh, thành phố nhằm thu hút du khách óp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sẽ hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, đây được xem là bước đi quan trọng tạo ra những bước chuyển lớn cho ngành dịch vụ du lịch trong nước tạo động lục mới cho phục hồi kinh tế đặc biệt là sau đại dịch Covid - 19. Tuy nhiên, để phát triển du lịch đêm thì cần có thêm các cơ chế chính sách và quy hoạch phù hợp để doanh nghiệp có căn cứ pháp lý hai thác và thu hút du khách...
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/07/2023
    Ẩm thực cùng với phim ảnh là những yếu tố giúp quảng bá hình ảnh ngành du lịch của một nước, trong đó phim ảnh là phương tiện truyền tải. Tại Việt Nam, lâu nay ẩm thực luôn được quốc tế đánh giá cao và thường xuyên xuất hiện trên các bộ phim, song thực tế là phim ảnh chưa giúp nâng tầm ẩm thực, chưa tạo nên dấu ấn đáng nhớ, góp phần quảng bá và lan toả các món ngon của Việt Nam. Trong khi đây lại là cách mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang làm thành công. Vậy làm thế nào để phim ảnh có thể khai thác hiệu quả "mỏ vàng" ẩm thực, giúp nâng tầm ẩm thực Việt?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/07/2023
    Phong trào toàn dân đoàn kết - xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta được triển khai từ cách đây hơn hai thập kỷ, những năm qua, phong trào cũng đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc truyền thống thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, các dân tộc và các tôn giáo cũng như xây dưng, phát huy truyền thống nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việc triển khai thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương đã góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư từ vùng quê cho đến thành thị. Nhưng làm sao để có thể tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả của phong trào trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tránh việc chạy theo hình thức, bệnh thành tích?
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/06/2023
    Bạn bè quốc tế nhận định, nước ta là một trong số không nhiều quốc gia có lịch sự phát triển lâu đời, có truyền thống văn hiến và bản sắc văn hóa độc đáo. Trong thời hội nhập, nhiều ý kiến lo ngại trước việc văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, nhưng thật đáng mừng là có rất nhiều người trẻ tâm huyết với việc khôi phục và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã dày công tạo dựng và trao truyền.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/06/2023
    Các công trình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng là nơi để tổ chức hoạt động và sinh hoạt văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân, năm qua ngành văn hóa đã cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng từ trung ương đến địa phương phần nào đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhất là mới đây, chính phủ đã phê duyệt chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025, một trong những nội dung được quan tâm đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần. Vậy các công trình văn hóa cần phải làm sao để phát huy được hiệu quả, tránh sự đầu tư lãng phí về đất đai, tiền của, công sức, điều quan trọng hơn cả là thực sự mang lại những giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/05/2023
    Từ năm 2012 đến nay, trải qua 11 lần đã có 265 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lần nhiều nhất là đợt 2 năm 2013 với 37 bảo vật và ít nhất là đợt 3 năm 2015 với 12 bảo vật. Từ đợt 1 đến đợt 8 hầu hết các bảo vật trực thuộc sự quản lý của các bảo tàng, cục lưu trữ, trung tâm bảo tồn di tích, đình, đền, chùa, thì bắt đầu xuất hiện các bảo vật quốc gia nằm trong bộ sưu tập của tư nhân, các bảo vật quốc gia rất phong phú về thể loại, chất liệu đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học, mỗi bảo vật đều kết tinh bên trong những câu chuyện về lịch sử, văn hóa hàng trăm năm, thậm chí là cả ngàn năm. Nhưng làm thế nào để những câu chuyện ấy không ngủ yên và trở nên sống động trong đời sống đương đại?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/05/2023
    Với mục đích tăng cường bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản của các cộng đồng, nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản, ngày 17/10/2003, Tổ chức "Giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc", gọi là Unesco đã thông qua công ước về bảo vệ văn hóa phi vật thể...
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/05/2023
    Nhiều năm qua, nạn trộm cắp cổ vật ở các di tích gây nhức nhối dư luận và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, nhiều cổ vật có tuổi thọ hàng trăm năm, có giá trị văn hóa lịch sử, nghệ thuật quý hiếm nên các đối tượng đã dùng các thủ đoạn tinh vi để lấy cắp. Trong khi đó, việc xác định trách nhiệm công tác truy tìm còn nhiều khó khăn, phần lớn cổ vật một đi không trở lại. Điều này một lần nữa làm dấy lên nhưng lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Vậy làm thế nào để tình trạng này không còn xảy ra? Các cơ quan chức năng cần có giải pháp gì để bảo vệ an toàn cổ vật?
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/04/2023
    Thời gian qua, tại các khu du lịch nổi tiếng của nước ta đã xuất hiện trào lưu giới trẻ mặc quốc phục nước ngoài chụp ảnh, những bộ ảnh hóa thân thành người Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây tạng, Mông cổ theo phong cách du mục, khiến dư luận không khỏi băn khoăn, nhiều ý kiến cho biết, những trang phục ở nước ta rất đẹp và độc đáo. Vậy tại sao lại phải du nhập và mặc trang phục của các quốc gia khác, nếu không cẩn thận trào lưu này sẽ khiến cho người việt làm mất đi bản sắc đẹp đẽ của mỗi dân tộc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/04/2023
    Những ngày qua, trên các trang báo hay mạng xã hội rộ lên những luồng ý kiến liên quan đến danh xưng "The king" trong bộ phim điện ảnh thể loại tiểu sử cuộc đời của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Từ đây, những lùm xùm về danh xưng của nghệ sĩ được khơi lại khi ngày càng có nhiều người tự xưng và tự gán cho mình những mác nghệ sĩ với những cái tên kêu "ông hoàng, nữ hoàng hay hoàng tử, công chúa" đã khiến cho những người hoạt động nghệ thuật chân chính chạnh lòng, cũng như tạo nên sự ảo tưởng trong một bộ phận nghệ sĩ, làm ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ. Từ bao giờ showbiz Việt lại loạn danh xưng đến như vậy, do cộng đồng qua dễ dãi hay do nghệ sĩ lắm chiêu trò?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/03/2023
    Văn hóa tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự đa dạng độc đáo riêng có của mỗi nền văn hóa, mỗi điểm đến là yếu tố hấp dẫn du khách khám phá và trải nghiệm. Nhiều điểm đến của nước ta như di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích thánh địa Mỹ Sơn, danh thắng Tràng An...... Đã nhận được sự quan tâm lớn của du khách và trở thành những sản phẩm du lịch có thương hiệu. Đặc biệt trong hội nghị toàn quốc về du lịch mới đây, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh cần phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa. Vậy du lịch văn hóa làm sao để tiềm năng trở thành thế mạnh, khai thác phát triển du lịch văn hóa ra sao để quảng bá đất nước con người Việt Nam thu hút du khách trong và ngoài nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/03/2023
    Năm 1943 trong bối cảnh đặc biệt của chiến tranh cách mạng, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo chính thức được công bố. Đươc xem là cương lĩnh đầu tiên về văn hóa, Bản đề cương chỉ đạo toàn bộ các tư tưởng về văn hóa, tạo nền tảng trong quản lý, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, những luận điểm đường hướng phát triển đó đến hôm nay còn nguyên giá trị...
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/02/2023
    Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, năm nay, các cơ sở tâm linh, tín ngưỡng đã mở cửa trở lại cho người dân đến lễ bái, vãn cảnh. Theo truyền thống của người Việt Nam, đi chùa là tìm đến nơi thanh tịnh để cầu mong những điều tốt lành, bình an cho bản thân và gia đình. Thế nhưng ngày nay, không ít hành động lệch chuẩn, ứng xử không phù hợp của một số người đã làm ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm nơi thờ tự khiến dư luận bức xúc. Vậy làm sao để có thể điều chỉnh hành vi thiếu ý thức ở chốn tôn nghiêm, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/02/2023
    Giống như các quốc gia Châu á khác, Việt Nam chúng ta có rất nhiều lễ hội tập trung chủ yếu vào mùa xuân là thời điểm vạn vật sinh sôi cũng là mùa nông nhàn. Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp văn hóa của các lễ hội thì xuất hiện các hình ảnh không đẹp như: Tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp hay cả những tính chất không đẹp từ các lễ hội như là chém lợn, đâm trâu... Làm thế nào để gìn giữ và tôn vinh các nét đẹp văn hóa, hạn chế những biến tướng xấu trong các lễ hội ở nước ta, các lễ hội có nên tổ chức chuyên nghiệp hơn để khai thác các yếu tố về kinh tế?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/12/2022
    Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và phong phú với cộng đồng 54 dân tộc anh em. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì ở nước ta hiện nay, bên cạnh ưu thế mở ra nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác cũng có không ít những khó khăn thách thức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số...
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2022
    Bạn bè quốc tế nhận định, nước ta là một trong số không nhiều quốc gia có lịch sự phát triển lâu đời, có truyền thống văn hiến và bản sắc văn hóa độc đáo. Trong thời hội nhập, nhiều ý kiến lo ngại trước việc văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, nhưng thật đáng mừng là có rất nhiều người trẻ tâm huyết với việc khôi phục và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã dày công tạo dựng và trao truyền.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2022
    Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng và hình thành nên nét đặc trưng của từng dân tộc, văn hóa dân tộc chính là niềm tự hào và là món ăn tinh thần của mỗi người dân đất nước đó. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chú trọng và baỏ tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong đời sống xã hội vì sự phát triển nhanh bền vững của đất nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/10/2022
    Văn hóa dân gian Việt Nam có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do dân gian sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.Trải qua hàng ngàn năm, ông cha ta đã để lại một kho tàng đồ sộ các giá trị văn hóa nghệ thuật phong phú như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm. Những giá trị văn hóa dân gian này, vẫn trường tồn theo thời gian và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa - xã hội, đặc biệt là đối với dân nhân lao động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đầu tư, quan tâm, để làm sao bảo tồn cho đúng các giá trị nguyên bản, mà còn phải phát triển thêm các giá trị tốt đẹp để làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi người. Tuy nhên, trong thời đại công nghệ số, công tác này đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi phải có một chiến lược phù hợp để các giá trị này có thể phát huy hiệu quả tối đa trong đời sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2022
    Với truyền thống văn hóa cùng bề dày lịch sử lâu đời, Việt Nam nói chung và các đô thị lớn nói riêng, đang sở hữu rất nhiều di sản văn hóa, kiến trúc, chứa đựng trong mình những nội hàm có giá trị đặc biệt. Đó có thể là các hiện vật, di tích lịch sử và sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến các công trình kiến trúc đã tồn tại hàng trăm năm và trở thành biểu tượng của công trình. Hệ thống các công trình di sản, kiến trúc đô thị vô cùng lớn, mang đậm văn hóa - lịch sử của nhiều thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cần phải ứng xử như thế nào với các di sản kiến trúc cũ, thổi vào đó một đời sống mới thay vì phá bỏ đi những công trình thuộc về quá khứ và biến các đô thị trở thành một chiếc vỏ trống rỗng ký ức, thiếu vắng các giá trị nội tại về văn hóa và lịch sử.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/09/2022
    Hôm 12/ 9 vừa qua, Bộ văn hóa Thể thao và Du Lịch đã tổ chức Hội Thảo đánh 5 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam từ 2016 - 2021. Lần đầu tiên các nhà quản lý, các nhà Khoa học, các nghệ sĩ và những người thực hành văn hóa đã ngồi lại với nhau để nhìn lại xem trong vòng 5 năm qua khi chiến lược công nghiệp văn hóa đầu tiên ra đời, ngành văn hóa đã làm được gì? Cần phải làm gì trong giai đoạn tiếp theo 5 năm qua ghi nhận những tăng trưởng vượt bậc của các ngành Công nghiệp văn hóa và ngành công nghiệp điện ảnh. Vậy diện mạo và hình hài của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam là như thế nào, đóng góp của nó cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, hướng đi của Điện ảnh Việt Nam trong tương lai là gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2022
    Thời gian qua, việc xem bói theo quẻ và sự xuất hiện ngày càng nhiều của những "Thầy Bói - Cô Đồng" đã khiến cho xã hội trở nên bất an, nhiều người đã bị các "Thánh sống" lừa gạt Tình - Tiền, thậm chí còn gây ra những vụ án mạng gây rúng động dư luận.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/08/2022
    Đến hẹn lại lên, câu chuyện xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) lại trở thành tâm điểm của những ồn ào, tranh cãi khi mới đây, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công bố danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 thuộc 5 Hội đồng chuyên ngành ở các lĩnh vực: múa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, phát thanh - truyền hình để trình Hội đồng cấp nhà nước. Một số nghệ sĩ gạo cội, tên tuổi… đã không có mặt trong danh sách này, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng và tiếc nuối. Nhiều ý kiến cho rằng đã có những bất cập trong công tác xét duyệt danh hiệu, dẫn đến không ít nghệ sỹ phải chịu cảnh thiệt thòi, có nhiều cống hiến mà không được ghi nhận một cách “chính danh”. Vậy câu chuyện này nên được nhìn nhận như thế nào? Làm thế nào để danh hiệu thực sự tôn vinh nghệ sĩ?
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/08/2022
    Hệ thống loa truyền thanh cấp cơ sở hay được gọi tắt với cái tên "Loa phường, loa xã" là phương tiện thông tin tuyên truyền, từng giữ một vị trí rất quan trọng. Nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong cơn bão thông tin như hiện nay đã có không ít ý kiến cho rằng loa phát thanh dường như có phần bị yếu thế, thậm chí có thể cho là không cần thiết. Thực tế có đúng như vậy hay không, liệu loa phường có thực sự hết vai trò lịch sử và làm thế nào để loa phường thực sự là một nét văn hóa trong đời sống hiện đại?
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/07/2022
    Từ xa xưa, trong tâm thức của nhân dân Thủ đô cùng với núi Nùng sông Tô Lịch được coi là sông thiêng, sông thần của vùng đất địa linh nhân kiện Thăng Long Hà Nội. Thế nhưng hiện nay, sông Tô Lịch được coi là con sông chết, là mương nước thải vô cùng ô nhiễm của Thủ đô....
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/07/2022
    Văn hóa ứng xử là hành vi cách ứng xử là sức mạnh mềm làm nên nét đẹp và là chìa khóa thành công của mỗi người, mỗi quốc gia. Thế nhưng, thực tế có không ít những cử chỉ, hành vi không được đẹp của một số người Việt khi sinh sống, làm việc hay đơn giản là trong những chuyến du lịch nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, và theo công bố mới nhất, xếp hạng hộ chiếu thế giới quý II từ chỉ số xếp hạng hộ chiếu henley Việt Nam đứng thứ 90 tụt một hạng so với quý I năm nay. Vậy cần làm gì để nâng cao nhận thức cũng như là ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trong văn hóa ở nước sở tại của người Việt?
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/06/2022
    Trong mọi hoàn cảnh, gia đình luôn là chốn bình an, ở đó có tình yêu thương, sự đùm bọc, chia sẻ và bao dung của những người thương yêu nhất. Môi trường ấy cũng là nơi đã dạy mỗi người những bài học vỡ lòng về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế, cách làm người. Gia đình là mạch nguồn trao truyền những giá trị nhân văn sâu sắc. Thế nhưng, ngày nay gia đình Việt đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, như: giá trị của gia đình đang dần mai một, bạo lực gia đình hay sự gắn kết giữa các thành viên ngày càng lỏng lẻo, thì việc làm thế nào để gia đình luôn là chốn bình an - là nơi để trở về sau những vất vả lo toan của cuộc sống là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/06/2022
    Dự án Luật Điện ảnh sửa đổi đã được thông qua hôm 15/6 vừa qua, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV. Sau nhiều lấn chỉnh sửa, bổ sung, Luật Điện ảnh lần này được đánh giá là có nhiều điểm mới, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp điện ảnh. Trong đó, đáng chú ý là những nội dung quy định về qũy hỗ trợ phát triển điện ảnh. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quỹ này phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển điện ảnh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/05/2022
    Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tầm nhìn đến năm 2030 có một con số đang làm đau đầu các nhà chuyên môn, đó là làm sao đến năm 2030 các ngành công nghiệp Văn hóa đóng góp 7% vào GDP, làm sao để thu hút các nguồn lực kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp đầu tư cho văn hóa, để văn hóa sản sinh ngược lại các giá trị gia tăng. Để thực hiện hóa các việc đó, các con số đó nên chăng chúng ta có thể tham khảo Mỹ và Hàn Quốc là hai cường quốc có cách thức cụ thể để đầu tư cho văn hóa: Một trong số đó là nghệ thuật lồng ghép các sản phẩm trong các ấn phẩm giải trí, nói sâu hơn đó là Quảng cáo qua ấn phẩm văn hóa giải trí.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2022
    Với đặc điểm nghệ thuật kiến trúc độc đáo hệ thống Đình, Đền, Chùa ở nước ta không chỉ là minh chứng cho tài nghệ xây dựng của ông cha ta mà còn mang đậm nét đặc tưng văn hóa truyền thống.Trong kho tàng di sản đồ sộ này, nghệ thuật chạm khắc dân gian trên các công trình cổ được lưu giữ cho đến ngày nay cũng chính là những gì được xem là tinh túy nhất, thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân dân gian xưa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/05/2022
    SEA Games 31 diễn ra từ ngày 12 - 23/5/2022 năm nay tại Hà Nội và 11 tỉnh, thành phố lân cận. Đây là dịp hàng nghìn vận động viên, quan chức thể thao, khán giả quốc tế đến Việt Nam, nhất là Hà Nội, nơi diễn ra lễ khai mạc, lễ bế mạc và nhiều nội dung thi đấu. Sự kiện thể thao sôi động này là cơ hội để Việt Nam thu hút khách du lịch quốc tế, phục hồi du lịch. Vậy những cơ hội thách thức phát triển du lịch từ SEA Games 31 là gì? Ngành du lịch có những hành động và quyết sách gì, để đón nhận cơ hội từ sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á này?
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/04/2022
    Đọc sách là cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy tri thức, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo. Thế nhưng, ngày nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ, nhất là văn hóa đọc sách. Bởi lẽ thực tế ,thói quen truy cập mạng trở nên phổ biến, khi muốn có thêm thôn tin có thể tìm trên những trang báo mạng, muốn tra cứu vấn đề gì, đều có thể vào các trang chuyên về tìm kiếm trên mạng. Liệu điều đó, có khiến giới trẻ không còn tìm đến những cuốn sách và chuyện đọc sách ngày nay có những gì khác biệt so với trước?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/04/2022
    Nhân dân việt Nam ta, từ cụ già đến em thơ, nhắc đến Vua Hùng không ai là không biết. Dù trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng trở thành một bản sắc văn hóa của cộng đồng người Việt...
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2022
    Công nghiệp văn hóa là một chiến lược quan trọng, một bộ phận của nền kinh tế quốc dân nhằm khai thác các tiềm năng văn hóa- sáng tạo cho sự phát triển của đất nước. Trong đó, di sản công nghiệp là một phần không thể tách rời di sản văn hóa nói chung, mang những giá trị độc đáo và đóng góp sự đa sắc màu trong nền kinh tế văn hóa. Tuy nhiên, di sản công nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam và do đó công cuộc phát huy giá trị các di sản công nghiệp của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bài toán cần giải quyết. Vậy cần làm gì để đánh thức tiềm năng và phát huy có hiệu quả các di sản công nghiệp?
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/03/2022
    Chùa Tây Phương được xây dựng từ thế kỷ XVII là chùa cổ thứ 2 sau chùa Dâu ở Bắc Ninh với điểm nổi bật là quy tụ những kiệt tác điêu khắc của phật giáo Việt Nam như bộ tượng 18 vị La Hán được trạm khắc từ thời Tây Sơn cách đây gần 300 năm, pho tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Vào năm 2014, chùa được xếp hạng vào di tích Quốc Gia đặc biệt, vào năm 2015 thì bộ tượng phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn được công nhận là bảo vậy quốc gia. Tuy nhiên, thời gian vừa qua có một phát hiện khiến cho rất nhiều người lo lắng đó là chùa Tây phương đang bị xuống cấp nghiêm trọng sau một thời gian dài không được tu sửa, khiến cho nhiều hạng mục bị mối mọt nguy cơ đổ sập, nhiều pho tượng có niên đại hàng trăm năm bị hư hại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/01/2022
    Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên giá trị văn hóa mang tính truyền thống của người Việt, đó là sự hòa thuận, thủy chung, tình nghĩa, yêu thương, hy sinh cho con cái, tôn trọng, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ… Chính việc duy trì lối ứng xử có văn hóa đã tạo ra nền nếp gia phong lâu bền để nhiều thế hệ con cháu noi theo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít người chỉ chú ý tới khía cạnh đảm bảo kinh tế mà xem nhẹ thậm chí là bỏ quên văn hóa ứng xử. Đây là nguyên nhân khiến cho không ít tổ ấm không có hạnh phúc hoặc đi tới tan vỡ. Vậy làm thế nào để văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là nét đẹp, là giá trị cốt lõi để hình thành nên nhân cách của mỗi người?
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/12/2021
    Trong xã hội tiến bộ, văn hóa là nền tảng và mục tiêu của sự phát triển bởi trong thời hội nhập, hơn lúc nào hết văn hóa chính là định vị một quốc gia dân tộc. Bề dày truyền thống lịch sử đã tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của đất nước, đó là sự đa dạng trong văn hóa vùng miền là một xã hội coi trọng gia đình, đề cao những nét truyền thống và phong tục tốt đẹp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng trong quá trình tiếp thu những giá trị mới của tinh hoa văn hóa nhân loại, thì đã xuất hiện những yếu tố khiến cho bản sắc văn hóa dân tộc đứng trước nguy cơ bị phai nhạt...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/11/2021
    Công nghiệp văn hóa là chiến lược quan trọng, một bộ phận của nền kinh tế nhằm khai thác các tiềm năng văn hoá, sáng tạo cho sự phát triển đất nước. Trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, không gian sáng tạo là một thành tố then chốt. Tuy nhiên, phát triển không gian sáng tạo của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bài toán cần được giải quyết. Vậy phải làm gì để thúc đẩy phát triển không gian văn hóa sáng tạo?
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2021
    Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực xảy ra nhiều tranh chấp ở Việt Nam thời gian qua. Điển hình là tranh chấp gần đây giữa nhạc sĩ Giáng Son và công ty BH Media với ca khúc Giấc mơ trưa. Câu chuyện đó một lần nữa xới lên những hiểu nhầm, nhận thức sai lệch về tác quyền, quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Nhận thức vấn đề này thế nào cho đúng và cho chuẩn hợp với luật pháp?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2021
    Mới đây, trong buổi thảo luận tại tổ về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), cùng với đề xuất thay đổi cơ chế kiểm duyệt phim, đại biểu Lê Thu Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã đưa ra đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh mà có nghệ sĩ vi phạm đạo đức, an ninh chính trị hoặc phát ngôn thiếu chuẩn mực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2021
    "Cổng làng" - hai tiếng có lẽ đã ăn sâu vào tâm khảm của rất nhiều người. Cổng làng của người việt nhất là người vùng đồng bằng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa làng quê. Cổng làng có ý nghĩa như một sự chào đón của người địa phương dành cho khách và luôn mang đến cảm giác yên bình thân thương tạo giá trị vô giá và chứa đựng rất nhiều thông điểm nhân văn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhiều cổng làng giờ đã thay đổi... Hiện nay, các địa phương đang nở rộ phong trào phục chế lại hay xây dựng mới các cổng làng. Do nhiều nguyên nhân, việc xây dựng cổng làng không theo một quy chuẩn với nhiều vấn đề đặt ra. Vậy làm gì để việc xây dựng cổng làng không rơi vào tình trạng lộ cộ và để cổng làng vẫn mang giá trị văn hóa tinh thần truyền thống tốt đẹp?
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2021
    Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, tính năng livestream ngày càng được sử dụng phổ biến. Dù đi đâu hay làm gì, bạn cũng có thể chia sẻ "nóng" khoảnh khắc đặc biệt với bạn bè và những người mình đã kết nối. Đây là một lợi ích của livestream mà không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng nhiều đối tượng đã lợi dụng livestream để bôi xấu nhau, phát tán những hình ảnh không lành mạnh, bạo lực… Vậy làm thế nào để livestream thực sự có văn hóa, đúng lúc và đúng thời điểm?
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/10/2021
    Tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trên các bảng hiệu, nhà hàng, khu du lịch, chung cư... đang làm các cơ quan chức năng đau đầu, còn người dân thì hoa mắt chóng mặt. Vẫn biết thời hội nhập, trong điều kiện phát triển du lịch, văn hóa, việc có thêm những cái tên, rồi thương hiệu, biển hiệu, bảng chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài là điều cần thiết để người nước ngoài có thể hiểu. Thế nhưng, đang có một trào lưu “tên tây át tên ta” ở mọi ngõ ngách, đường phố nước ta. Thậm chí, tình trạng này còn len lỏi vào các ca khúc, nghệ danh của nhiều nghệ sĩ… Vậy điều này nên được nhìn nhận như thế nào? Đây là sự sính ngoại hay lai căng ngôn ngữ?
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/10/2021
    Giờ đây, các trang mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok… đã trở thành một phần trong đời sống của hầu hết mọi người trong xã hội. Bên cạnh lợi ích mạng xã hội đem lại, có rất nhiều thứ gọi là “rác văn hóa” có thể khiến giới trẻ nhận thức sai lệch về văn hóa ứng xử, về chuẩn mực xã hội và gây ra rất nhiều hệ lụy. Mạng xã hội và "rác văn hóa" cần một sự thanh lọc...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/09/2021
    Đã nhiều ngày trôi qua, nhưng những phát ngôn của Thiếu tướng Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về chuyện chiếu phim "Người Phán Xử" làm tỉ lệ tội phạm gia tăng vẫn khiến dư luận bàn tán. Phát ngôn này thì dựa trên cơ sở nào? Nó có tác động ra sao khi được đưa ra trong một cuộc họp góp ý về luật điện ảnh. Một bộ phim truyền hình dù lan tỏa mạnh mẽ trong công chúng, nhưng liệu có đủ sức tác động đến mức mà thay đổi tình hình an ninh trật tự của một Quốc Gia hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2021
    Việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa cho thấy tính ưu việt và hiệu quả ngoài mong đợi. Đồng thời, giảm tối đa các phương tiện lưu trữ cồng kềnh, kém hiệu quả trước đây...Tuy nhiên, thời gian gần đây, trước sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thì việc bảo tồn di sản không còn là trách nhiệm riêng của các nhà chuyên môn nữa. Việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa đã cho thấy tính ưu việt và hiệu quả ngoài mong đợi, làm giảm tối đa các phương tiện lưu trữ cồng kềnh, kém hiệu quả trước đây...
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/08/2021
    Dịch Covid-19 xảy ra ảnh hưởng đến muôn mặt của đời sống, gây ra những hệ lụy không nhỏ. Có những thống kê và có cả những thứ chưa thể thống kê bằng các con số. Tuy vậy, nhìn ở một góc độ tích cực thì dịch bệnh cũng đã ít nhiều làm thay đổi một số thói quen, giúp hình thành nên những thói quen mới cho mỗi người trong đó có thói quen đọc sách. Vậy việc đọc sách có ý nghĩa như thế nào trong thời gian dịch bệnh, nhất là khi phải giãn cách xã hội và đọc sách trong mùa dịch như thế nào cho hiệu quả và ý nghĩa?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/08/2021
    Tục ngữ, ca dao là những di sản văn hóa quý báu, là sự kết tinh, là tri thức trí tuệ dân gian được đúc kết từ đời này sang đời khác...... Ca dao Việt Nam chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc như những hạt ngọc lấp lánh trong kho báu dân gian. Tuy nhiên, có một định kiến rằng dường như những gì thuộc về vốn cổ truyền thống là không hiện đại và cũng vì thế, ca dao có vẻ không phù hợp với đời sống hội nhập quốc tế hiện đại ngày nay. Vậy làm gì để ca dao tục ngữ tiếp tục tỏa sáng trong đời sống đương đại? Làm thế nào để sáng tạo, mang thêm những giá trị thời đại trong ca dao tục ngữ mà không mất đi những giá trị văn hóa hồn cốt?
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/07/2021
    Di tích là trang sử sống, là dấu ấn về những biến động của nhiều thời kỳ lịch sử. Việc xếp hạng di tích có ý nghĩa quan trọng bởi từ đây di tích sẽ được bảo hộ bởi pháp luật về di sản văn hóa. Thế nhưng nếu chúng ta cứ lo xếp hạng, công nhận di tích mà không có biện pháp bảo vệ, trùng tu, tôn tạo theo đúng trình tự, tính chất của từng di tích thì hệ lụy mang lại cũng không hề nhỏ. Các địa phương “chạy đua” để di tích được công nhận danh hiệu, còn người dân nhiều nơi lại chịu cảnh “sống mòn” trong lòng di tích. Làm gì để việc xếp hạng di tích không trở thành hình thức cũng như gánh nặng cho người dân?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/07/2021
    Thực hiện nghị quyết số 50/NQCP ngày 20/5/2021 của Chính Phủ về chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng , Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tập trung xây dựng hoàn thiện chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Với nội dung cụ thể, hướng tới mục tiêu chung cơ bản và xuyên suốt là: Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển, Chiến lược đưa ra 10 chỉ tiêu phát triển văn hóa, một trong số đó là: “100% bộ, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử văn hóa trong các lĩnh vực chuyên ngành”. Điều này có ý nghĩa gì trong bối cảnh hiện nay? Và để hiện thực hóa mục tiêu này liệu có khó?
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/05/2021
    Tục ngữ ca dao là những di sản văn hóa quý báu, là sự kết tinh, là tri thức trí tuệ dân gian, được đúc kết từ đời này sang đời khác và được diễn đạt bằng hình thức ngắn gọn dễ thuộc,dễ lưu tryền. Ca dao Việt Nam chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc như những hạt ngọc lấp lánh trong kho báu dân gian. Tuy nhiên, có một định kiến rằng dường như những gì thuộc về vốn cổ truyền thống là không hiện đại và cũng vì thế, ca dao có vẻ không phù hợp với đời sống hội nhập quốc tế hiện đại ngày nay. Vậy làm gì để ca dao tục ngữ tiếp tục tỏa sáng trong đời sống đương đại? Làm thế nào để sáng tạo, mang thêm những giá trị thời đại trong ca dao tục ngữ mà không mất đi những giá trị văn hóa hồn cốt?
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/04/2021
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, các quốc gia đang tích cực theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số. Tại Việt Nam, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều nghị quyết, chính sách để thúc đẩy công nghệ số trong nhiều lĩnh vực. Ngành văn hóa không phải là lĩnh vực ngoại lệ. Vậy câu chuyện số hóa trong ngành văn hóa đang diễn ra như thế nào? PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam sẽ chia sẻ về câu chuyện này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/04/2021
    Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, gây thiệt hại to lớn cho nhiều nền kinh tế, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng, trong đó trực tiếp làm suy giảm ngành du lịch ở mức độ trầm trọng nhất. Theo ước tính, năm ngoái ngành du lịch nước ta thiệt hại khoảng 20 tỷ đô la Mỹ. Khoảng 1/3 doanh nghiệp lữ hành đã buộc phải giải thể, ngừng kinh doanh và xin trả lại giấy phép. Số lượng các khách sạn hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay với công suất phòng từ 10-20%. Vậy khủng hoảng Covid sẽ đem lại điều gì và thách thức gì đối với ngành du lịch?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/03/2021
    Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, thể hiện tấm lòng hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối với bậc cao niên, không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang ý nghĩa “kính già, già để tuổi cho”. Sự kính trọng ấy cũng là niềm vui, niềm phấn khởi để các cụ cao niên sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trải qua thời gian và với những tác động của xã hội hiện đại, phong tục mừng thọ hiện nay cũng đã ít nhiều mai một, thậm chí là biến tướng. Vậy làm thế nào để mừng thọ luôn giữ nguyên được giá trị, luôn là nét đẹp văn hóa của dân tộc?
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/02/2021
    Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi năm đều mong Tết đến. Những phong tục ngày xuân đã trở thành truyền thống văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Thế nhưng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì cách ăn Tết, chơi Tết của người Việt ít nhiều cũng có sự thay đổi. Vậy làm thế nào để gìn giữ những phong tục đẹp ngày Tết, để đây luôn là nét văn hóa đặc trưng, bản sắc của người Việt?
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/01/2021
    Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng phát triển văn hóa, lấy văn hóa làm sức mạnh nội sinh dân tộc. Trong dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, lần đầu tiên hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa được đề cập là những nhân tố quan trọng, là nguồn lực phát triển của đất nước, trong đó xây dựng con người văn hóa là trung tâm....
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Thời gian gần đây, nhiều hoạt động giới thiệu, đưa các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng được thực hiện bởi chính những bạn trẻ với đầy tâm huyết và nhiệt thành.Trong khi nhiều bạn trẻ có xu hướng quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống thì với không ít người, nghệ thuật truyền thống vẫn có sức cuốn hút mạnh mẽ và đang âm ỉ cháy, nếu được khơi thông sẽ phát triển không ngừng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/12/2020
    Ẩm thực là một phần quan trọng của văn hóa, nếu không muốn nói là hội tụ nhiều nét tiêu biểu của nền văn hóa nước ta. Giống như sự phong phú của tâm hồn người Việt, mỗi món ăn chứa đựng một triết lý sâu xa về cuộc sống, là một câu chuyện kể thú vị về con người, về thiên nhiên. Các món ăn Việt được bạn bè quốc tế yêu thích, không chỉ bởi vị ngon, dinh dưỡng hợp lý trong chế biến mà còn bởi những câu chuyện hấp dẫn kèm theo đó...
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/11/2020
    Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, cũng như phát huy trình độ, năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau. Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp từ 35% - 40%. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ phụ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. Vậy thực tế thì sao? Phụ nữ tham gia chính trường liệu có còn rào cản? Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh - chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học gia đình và giới - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ cùng trò chuyện về vấn đề này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/11/2020
    Hiện nay, một số lễ hội du nhập từ nước ngoài như lễ hội Halloween, Noel hay Ngày lễ tình nhân… đã và đang trở thành một phần trong đời sống văn hóa cộng đồng ở nước ta. Việc tiếp nhận các lễ hội từ nước ngoài là điều không xa lạ và hoàn toàn phù hợp bối cảnh giao lưu văn hóa, song để tiếp nhận và tổ chức thực hiện các lễ hội đó như thế nào lại là vấn đề khác. Vậy để hội nhập một cách “có chọn lọc” và đúng đắn, mỗi người nên có cách hành xử như thế nào để đảm bảo nghĩa tích cực của những lễ hội nước ngoài mà lại phù hợp với văn hóa của người Việt?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/10/2020
    Thời gian qua, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều những video có nội dung nhảm nhí và giật gân, trong đó có nhiều video do các Vloger Việt sản xuất. Những video nhảm nhí gắn mác Ẩm thực mạng. Vậy dưới góc nhìn văn hóa sẽ có những nhận định như thế về nội dung của những video gắn mác ẩm thực. Để hiểu hơn về vấn đề này cùng gặp gỡ đầu bếp Nguyễn Thường Quân - Chủ tịch hội đầu bếp Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/10/2020
    Việc chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho công nhân lao động ngày càng phát triển, đã thực sự đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo khí thế thi đua lao động sản xuất, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nhờ thế, những thế hệ công nhân, viên chức thời đại mới đã bắt nhịp với thời cuộc rất nhanh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Để nhân lên tình yêu sách cho độc giả, ngoài những người làm công tác xuất bản, phát hành, không thể không nhắc đến những người làm công tác thủ thư ở hệ thống các Thư viện sách trên toàn quốc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Từ lâu, nước ta đã duy trì mô hình văn hóa làng. Mỗi làng đều có cụm di tích đình, đền, chùa... chính là nơi sinh hoạt cộng đồng. Và mỗi ngôi đền, ngôi chùa... đều có những điển tích, có nhân vật được nhân dân tôn thờ, trở thành những ngày hội tế lễ, rước nước… cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Hội làng đã gắn bó trong tiềm thức của người dân Việt Nam, trở thành phong tục không thể thiếu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/10/2020
    Kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam khiến không ít người giật mình: có tới gần 30% người Việt chẳng bao giờ đọc sách, 45% thỉnh thoảng mới đọc và số thường xuyên đọc chỉ chiếm gần 30%. Cho dù xã hội phát triển đến đâu thì việc đọc sách vẫn cần phải được đặc biệt coi trọng, bởi nó là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, giải trí và thẩm mĩ, nhận thức và giáo dục đối với công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng. Vì vậy, cần có định hướng đúng đắn trong sáng tạo văn học, in ấn, phát hành để sách hiện hữu như một điều quen thuộc trong cuộc sống và trân trọng những giá trị của tri thức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/10/2020
    Những ngày gần đây có một số chuyện ầm ĩ trên mạng xã hội khiến rất nhiều người bị chi phối. Quả nhiên, mạng xã hội là con dao hai lưỡi, tốt thì tốt thật, nhanh thì nhanh thật, nhưng những hệ lụy cũng khó lường. Mọi người đều hiểu tính hai mặt của mạng xã hội song ứng xử với nó như thế nào lại là câu chuyện không ai giống ai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/10/2020
    Hiện nay có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng được đầu tư xây dựng, tôn tạo. Song cách phát huy những giá trị ấy như thế nào, cách tôn tạo di tích lịch sử như thế nào là cả câu chuyện cần bàn. TS Lê Thị Minh Lý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa phân tích chi tiết về việc bảo tồn, phát huy những di tích lịch sử cách mạng, giới thiệu giá trị của các di tích với công chúng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/10/2020
    Khi nhắc đến Hà Nội, mảnh đất Ngàn năm văn hiến, người dân cả nước thường nghĩ ngay tới câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Thế nhưng giờ đây, không ít người đang tự hỏi: Tại sao bây giờ khi nghĩ đến mảnh đất Kinh kỳ, người ta lại nhắc nhiều đến ngày xưa như vậy? Khách mời chương trình: Nhà báo Phùng Huy Thịnh sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/10/2020
    Phố Hàng Mã, con phố kinh doanh những mặt hàng, đặc biệt đồ chơi trẻ em phục vụ dịp lễ trông trăng truyền thống này. Mọi người vẫn gọi đây là chợ Trung Thu hay chợ Hàng Mã. Nhưng so với thời trước thì chợ Trung thu đã thay đổi. Chợ truyền thống nhưng tìm mỏi mắt may ra mới thấy vài ba món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, tò he…Trò chơi, đồ chơi truyền thống ngày một vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. Sự khơi dậy của một vài cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức dù chưa khiến những thức chơi truyền thống quay trở lại, càng khó chiếm lĩnh thế giới đồ chơi con trẻ nhưng đã phần nào khơi gợi những nét đẹp của “ Ngày xửa ngày xưa".
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/10/2020
    Những ngày vừa qua các hoạt động cổ vũ văn hóa đọc khá rầm rộ trên địa bàn cả nước như Hội sách Hà Nội trong Hoàng Thành, hay cuộc thi người làm công tác thư viện giỏi toàn quốc tại Cần Thơ…Song văn hóa đọc đã cân đối với văn hóa nghe nhìn chưa và cả hai loại hình hưởng thụ văn hóa này còn gặp trở ngại gì, vẫn là điều trăn trở của nhiều người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/09/2020
    Internet và các mạng xã hội đã làm thay đổi thế giới loài người. Bên cạnh những tác động tích cực, chúng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, hành vi của người dùng như: hội chứng nghiện Internet, nghiện điện thoại di động, rối loạn lo âu, trầm cảm, ngại giao tiếp trong đời thực, dễ bị tổn thương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Thông qua các hoạt động của phong trào và cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, ngày càng xuất hiện nhiều gương “Người tốt - việc tốt”, Gia đình Văn hóa; ấp, khu phố văn hóa; Công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn; đơn vị văn hóa. Hệ thống chính trị ở cơ sở, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng, tạo mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể với nhân dân và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/09/2020
    Gần đây, cộng đồng mạng và dư luận xã hội xôn xao về 2 vụ đánh ghen ầm ĩ xảy ra ở phố Lý Nam Đế và ở quán cà phê trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội. Khi xem clip, không ít người hả hê khi kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị trừng trị thích đáng và khi những ông chồng thiếu chung thủy không thể mãi “giấu kim trong bọc”. Cũng có không ít lời bình phẩm trái chiều về cách hành xử của người vợ. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là sự tham gia của mạng xã hội trong những vụ việc này, khi mà “chuyện ba người” bỗng chốc bị phơi bày trần trụi, trở thành đề tài đàm tiếu và sự quan tâm chung của cả triệu triệu cư dân mạng. Điều này dẫn đến những hệ luỵ gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/09/2020
    Những tháng vừa qua, khi mà đại dịch Covid-19 xảy ra, gây ảnh hưởng lớn về nhiều mặt tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì vấn đề này lại càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Ngay cả ở những nơi tưởng như an toàn nhất, thì với không ít người lại trở thành địa ngục, khi mà họ phải thường xuyên ở bên cạnh người gây bạo lực và hơn thế, nguy cơ bạo lực diễn ra với mức độ ngày càng cao hơn. Vậy làm thế nào để bạo lực tình dục không còn là nỗi ám ảnh với phụ nữ - nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp?
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2020
    Ngay khi bộ phim “Kí sinh trùng” đoạt 4 giải Oscar, những bối cảnh quay của phim tại Hàn Quốc như một cửa hàng pizza hay một siêu thị lập tức trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Điều đó một lần nữa đặt ra vấn đề: điện ảnh hoàn toàn có thể hỗ trợ ngành du lịch quảng bá điểm đến. Làm thế nào để ngành điện ảnh và du lịch ở Việt Nam bắt tay nhau cùng có lợi? Bàn luận câu chuyện này cùng ông Nguyễn Tiến Đạt, giám đốc công ty lữ hành AZA.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2020
    Bàn luận với Thạc sĩ-NSUT Bạch Vân và các thính giả về hướng bảo tồn ca trù.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2020
    “Mời cưới online” – Trào lưu mới của xã hội hiện đại thời 4.0? Thay vì thiệp cưới, nhiều người bây giờ mời cưới mà chỉ nhắn sơ sài dăm ba câu qua mạng xã hội, Facebook, zalo… rồi tag tên cả trăm người cùng lúc. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Cần phải làm gì để việc mời cưới được đúng nghĩa, để ngày vui của mình không trở thành nỗi băn khoăn, khó chịu cho người khác? “Ứng xử văn hóa mời cưới thời 4.0”
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Ăn nhậu là thói quen đã ăn sâu vào máu của nhiều người Việt, đến mức kể cả khi không phải dịp lễ hay ngày gì quan trọng người ta cũng có thể rủ nhau đi nhậu. Việc tụ tập uống bia rượu ở nước ta gần gũi đến mức được “ưu ái” dành cho một tên gọi ngắn gọn “văn hóa nhậu”: Đã ngồi vào bàn là phải uống, mà đã uống là phải cạn 100%... Người ta nhìn vào cách uống để “phán xét” nhau có hết mình, có nhiệt tình với anh em, bạn bè hay không? Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực. Vậy điều này liệu có tác động đến thói quen sử dụng rượu bia, hay nói cách khác là đến “văn hóa nhậu”, của người Việt hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta tăng rất nhanh là một trong những tín hiệu đáng mừng của ngành Du lịch. Nhưng từ đây lộ ra một nhược điểm lớn là chất lượng không tăng kịp số lượng. Đặc biệt nguồn nhân lực, mà quan trọng nhất là đội ngũ Hướng dẫn viên - những người được xem là "linh hồn" của sản phẩm du lịch lại không theo kịp tốc độ tăng trưởng đó. Đâu là nguyên nhân? Giải quyết bài toán này ra sao? Đây là chủ đề được bàn luận trong Câu chuyện Văn hóa với vị khách mời là ông Nguyễn Hồng Đài - Tổng giám đốc APT Travel, Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên Hà Nội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Giá điện đã gây "bão" dư luận khi vào các tháng cao điểm nắng nóng, hoá đơn điện sinh hoạt của nhiều hộ tăng vọt. Đặc biệt, biểu giá điện 6 bậc (càng dùng nhiều giá càng cao) được cho là không phù hợp và khách hàng vốn không có sự lựa chọn nào khác. Trong dự thảo sửa đổi, Bộ Công thương đã "linh hoạt" đưa ra 2 phương án với nhiều sự lựa chọn khác nhau và đã nhận được phản ứng của dư luận. Vậy mức giá nào là hợp lý? Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam sẽ trao đổi vấn đề này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Với lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng dấn thân, khát khao muốn được khẳng định và cống hiến, đoàn viên, thanh niên luôn là một trong những lực lượng đi đầu trong các phong trào tình nguyện vì cộng đồng, xã hội, qua đó thể hiện ý thức trách nhiệm, tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam. Đặc biệt, trong những tháng qua, cán bộ, đoàn viên, thanh niên các cấp đã thực hiện nhiều hoạt động xung kích để cùng người dân cả nước tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm "chống dịch như chống giặc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Văn hóa là cánh cửa chính luôn cần mở để đạt được những tiến bộ về quyền con người. Phát triển dựa vào truyền thống văn hóa tốt đẹp không những đảm bảo phát triển bền vững mà còn nâng cao nhận thức cũng như lòng tự hào về văn hóa. Giờ đây những điều đó đã và đang trở thành mong muốn từ sâu thẳm mỗi người Việt Nam yêu dân tộc, yêu quê hương của mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid- 19 lây lan nhanh và phức tạp trong cộng đồng, thì bất cứ trường hợp nào khi được xác định dương tính với Sar Covy2 đều được các cơ quan chức năng công bố lịch trình của bệnh nhân. Tuy nhiên sau mỗi lần công bố, không ít trường hợp đã trở thành chủ đề để cộng đồng mạng soi mói, bới móc đời tư, thậm chí là tung tin thất thiệt, suy diễn với những bình luận mang tính chất công kích, bêu riếu. Những hành vi ác ý này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới công tác phòng chống dịch covid- 19? Việc công khai lịch trình bệnh nhân nên thay đổi ra sao để vừa đảm bảo sự cảnh báo, phòng ngừa lây nhiễm, vừa giữ được những thông tin riêng tư của mỗi cá nhân không bị xâm phạm
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Chứng minh thư nhân dân 9 số bắt đầu được sử dụng từ năm 1957 và đã qua 3 lần thay đổi. Sau đó, thẻ căn cước công dân có mã vạch, 12 số được thay thế. Thẻ được làm bằng chất liệu nhựa bền cùng với thời gian. Vậy lần này, với đề xuất của Bộ Công An về thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử thay cho thẻ Căn cước công dân có mã vạch đang thực hiện hiện nay thì có gì khác? Và mang lại lợi ích gì hơn so với thẻ hiện hành? Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu Trung tá Vũ Hoàng Đạt – Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư – Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công An để giải đáp các thắc mắc xung quanh câu chuyện này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác… hay có thể gọi chung là “rác viễn thông” lâu nay được xem là “vấn nạn xã hội”. Bộ Thông tin và Truyền thông trước đây đã tham mưu cho Chính phủ, ban hành những chính sách để xử lý vấn nạn này, song có vẻ như mọi chuyện “đâu vẫn hoàn đó”, tin nhắn rác vẫn là nỗi ám ảnh với hầu hết người sử dụng viễn thông. Nghị định mới đây nhất của Chính phủ - Nghị định số 91 (có hiệu lực từ ngày 1/10 tới) về chống tin nhắn rác được kỳ vọng là sẽ chặn đứng vấn nạn này – với việc ban hành nhiều quy định mới, tạo cơ chế cho người dùng có thể tự bảo vệ bản thân. Vậy, Nghị định 91 sẽ được triển khai như thế nào? Tin nhắn rác thực sự đã có va cxin đặc hiệu?
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Có được một chốn nghỉ ngơi tĩnh lặng, không gian mát mẻ, trong đó kết hợp trồng cây, nuôi gà….. là mơ ước của biết bao gia đình. Nắm được nhu cầu đó, những năm gần đây, các khu trang trại nghỉ dưỡng kết hợp sản xuất nông nghiệp (thường được gọi là farmstay) được mọc lên khá nhiều. Tại các tỉnh thành giáp các đô thị lớn như Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Đà Lạt… không khó để bắt gặp các farmstay. Vậy hành lang pháp lý nào cho mô hình farmstay? Vấn đề được bàn luận trong tiết mục “Chuyện hôm nay” với khách mời là Giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch covid-19. Trong bối cảnh hiện nay, việc có thêm 1 gói hỗ trợ nữa cho người lao động là cần thiết. Tuy nhiên, các nhóm lao động bị ảnh hưởng khác nhau, mỗi người lại có hoàn cảnh riêng, thời gian phục hồi khác nhau... Bởi vậy nhiều người đặt câu hỏi nếu đề xuất này được chấp thuận thì cần có điều kiện, tiêu chí như thế nào? Cách thức triển khai ra sao để gói hỗ trợ đúng, trúng và sớm đến tay người hưởng lợi?
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) - trường Đại học đứng đầu Việt Nam trong đào tạo các ngành khoa học cơ bản. Với bề dày truyền thống và cơ sở vật chất quy mô hiện đại, sinh viên được học tập cùng đội ngũ giảng viên là những GS, PGS, Tiến sĩ có uy tín khoa học trong nước và quốc tế. Các chương trình học được xây dựng linh hoạt, thí sinh có cơ hội nhận bằng kép sau quá trình đào tạo... Cơ hội nào trở thành tân sinh viên trường Đại học hàng đầu của cả nước? Mức điểm nào có thể trúng tuyển vào các khoa/ngành trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2020?
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Lăng Chủ tịch Hồ CHí Minh khởi công đúng ngày 2/9/1973 và khánh thành ngày 29/8/1975. Người thiết kế dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và chữ ký của Bác là kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn. Trong quá trình thiết kế, thi công Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông còn tham gia nhiều phần việc khác. Cùng gặp gỡ và trò chuyện với KTS Nguyễn Tấn Vạn để hiểu thêm về "dấu ấn một công trình lịch sử".
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Với mục tiêu cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, trường Đại học Xây dựng là 1 trong 3 trường Đại học kỹ thuật hàng đầu cả nước chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam ngay trong năm học 2020-2021. Việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, trường ĐH Xây dựng đang mở ra cơ hội gì cho các tân sinh viên? Các chương trình học được xây dựng linh hoạt thế nào để thí sinh có cơ hội được cấp 2 văn bằng cử nhân, thạc sĩ hoặc cử nhân, kỹ sư/kiến trúc sư? Chương trình Diễn đàn VOV2 với sự tham gia của PGS.TS Phạm Xuân Anh (Phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng) sẽ giải đáp những câu hỏi này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Trong tâm thức người Việt, tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là mùa Vu Lan báo hiếu) và ngày lễ Vu Lan (Rằm tháng 7) được xem là lễ trọng, thể hiện sâu sắc đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh. Vậy lễ Vu lan bắt nguồn từ đâu?; Làm thế nào để báo hiếu cha mẹ một cách thiết thực nhất?
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Với mỗi người dân Việt Nam, được gặp Bác Hồ là niềm vinh dự lớn lao. Bác đã để lại ấn tượng sâu đậm như thế nào trong tâm trí của người dân, đặc biệt là những người may mắn được gặp? Bác đã truyền cảm hứng ra sao để các thế hệ học tập và làm theo lời dạy của Người? Để góp thêm những góc nhìn chân thực, đồng thời ôn lại những bài học của Người, chương trình Diễn đàn VOV2 (2/9) mời tới phòng thu của Đài TNVN Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu – người có nhiều kỷ niệm với Bác.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Trường ĐH Thủy Lợi là một trong số các trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại chắc chắn là sự lựa chọn của nhiều thí sinh. Tuy nhiên, với kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, các thí sinh sẽ có cơ hội trúng tuyển vào ngành học nào của trường ĐH Thủy Lợi? Việc đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều trường ĐH quốc tế, môi trường học tập tại trường ĐH Thủy Lợi tạo cho sinh viên những hành trang gì để lập thân, lập nghiệp?
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Gần 1 triệu đồng/bộ sách giáo khoa, tài liệu học tập lớp 1… nhiều phụ huynh không khỏi choáng váng trước con số này. Điều đáng chú ý, Bộ sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thực chất chỉ có 8 cuốn bắt buộc và một môn tự chọn; nhưng khi mua sách lớp 1 qua "kênh" các trường học, phụ huynh phải “cõng” thêm nhiều sách tham khảo, sách bổ trợ và đồ dùng học tập đắt đỏ khác. Vậy, phụ huynh có được quyền từ chối mua tài liệu tham khảo đi kèm với sách giáo khoa? Nhà trường có được quyền “ép” học sinh, phụ huynh… mua tài liệu học tập, dụng cụ học tập hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Nói tới Đảng, không thể không nhắc tới Bác Hồ kính yêu. Tuy Bác đã đi xa, nhưng Bác vẫn dẫn đường cho chúng ta bằng ngọn đèn tỏa sáng. Và một trong những điều mà Người đau đáu nhất, như trong di chúc Bác viết: "Trước hết là nói về Đảng...". Vậy chúng ta đã thực hiện ý nguyện của Người về công tác xây dựng và phát triển Đảng như thế nào?..
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Xếp hàng là một việc làm rất bình thường mà mỗi chúng ta đều có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian qua, trong rất nhiều sự kiện được tổ chức, câu chuyện tưởng chừng như rất đơn giản này lại trở thành việc khó đối với nhiều người. Chuyện xếp hàng, chờ đến lượt là thể hiện một xã hội văn minh, hiện đại. Thế nhưng ở nước ta, bên cạnh những người có ý thức xếp hàng thì cảnh chen lấn, xô đẩy nhau vẫn phổ biến ở nhiều nơi, nhiều chỗ. Đó là hình ảnh xấu xí trong con mắt bạn bè quốc tế khi đến nước ta và với những người có ý thức, đó là hành vi kém văn minh, đáng xấu hổ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Phim hài, tiểu phẩm hài hay các chương trình hài từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần được yêu thích của mọi người, nhất là trong mỗi dịp Tết. Tuy nhiên, những năm gần đây, phim hài, tiểu phẩm hài với cảnh hở hang, nhảm nhí, phản cảm xuất hiện ngày càng nhiều đã làm mất đi những giá trị đích thực của hài.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Đi lễ chùa đầu năm là một tập tục đẹp trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng hiểu được đầy đủ ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật, hoặc không biết cách thực hành nghi lễ ở nơi chùa chiền sao cho đúng. vậy đi chùa nên mang những gì và làm những gì? khấn vái như thế nào cho đúng với sự tôn nghiêm nơi cửa Phật?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Khoảng 20 năm trở lại đây, khi đời sống đã được nâng cao và cũng nhờ một số đổi mới trong chính sách, thủ tục nên việc ra nước ngoài của người Việt Nam dễ dàng, thuận lợi hơn. Có người đi du học, lập nghiệp, có người sang cùng con cái, có người đi du lịch… Và dù muốn dù không thì mỗi cách xử của người Việt ít nhiều sẽ tác động tới nhận thức của người dân bản địa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 4686 phê duyệt Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội, Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013-2020. Sau đây xin được gọi tắt là Đề án 4686.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Hình thức tiếp nối ngọn lửa Tây Tiến bằng cách “Tri ân” và “Khuyến học”. Hành trình ấy đã và đang đươc rất nhiều bạn trẻ không phải là con em Tây tiến đồng hành trên mọi nẻo đường, mọi hoạt động. Mỗi người mỗi việc nhỏ sẽ làm nên một cộng hưởng để cái đẹp nhân lên, nhất là cái đẹp ấy đã được hun đúc từ sự hy sinh xương máu của cha ông mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Di tích quốc gia đặc biệt là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của cả nước. Vậy nên bảo tồn di tích quốc gia cần phải có những cách thức “đặc biệt”, nguồn lực “đặc biệt” bởi những di tích này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa đối với quá trịnh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta mà đây còn là tiềm năng lớn để phát triển du lịch, kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Hiện nay, số lượng các di tích chưa được xếp hạng ở nước ta lớn hơn gấp nhiều lần so với các di tích đã được xếp hạng, và hầu hết đều đang đối diện với rất nhiều nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, đòi hỏi các bên liên quan phải có những giải pháp thiết thực và triệt để để có thể bảo vệ các di tích thuộc diện này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Hà Nội sở hữu một hữu khối lượng lớn các di tích chiến 2/3 di tích lịch sử văn hóa của cả nước – đây sẽ là một tiềm năng lớn để thủ đô phát triển về du lịch, kinh tế. Và nếu như chúng ta biết phát huy các giá trị của di tích thì chắc chắn sẽ thu hút được người dân đến tham quan. Tuy nhiên, hiện nay, khách du lịch khi đến Hà Nội chưa mặn mà với việc đến thăm các di tích, nhất là các di tích cách mạng. Thậm chí, có những di tích được đầu tư để trùng tu, tôn tạo và quảng bá nhưng vẫn luôn vắng vẻ. Vậy làm thế nào để các di tích không vắng như chùa bà đanh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Ngày 1 tháng 12 năm 2016, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, trong đó có nghi lễ hầu đồng được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đó là niềm vui, sự tự hào và cũng khẳng định nét đẹp, sự phong phú trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta. Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hành tín ngưỡng này, một số cá nhân đã lạm dụng, thậm chí làm biến tướng khiến cho cộng đồng có những hiểu sai về hoạt động tín ngưỡng dân gian này. Cần làm gì để hầu đồng được hiểu đúng bản chất và giá trị, ý nghĩa nhân văn?
    Xem thêm Thu gọn