-
Về phía binh minh
Võ Thu Hương
"Về phía bình minh" viết về cuộc sống ở biển, những ngày hè đầy nắng, gợi ra một không gian sống động, gần gũi. Truyện như một cẩm nang về kỹ năng, nghị lực sống gần gũi, thiết thực, đầy bổ ích cho trẻ em, thắp lên ở các em niềm tin trong sáng, ngây thơ mà hợp lẽ, sâu bền về tình người, về cuộc sống, hy vọng ở tương lai; khơi gợi lối sống nhân hậu, nghĩa ân, chung thủy cho bạn đọc nhỏ tuổi…
Chương mới nhất
-
Truyện kể về cuộc đời cô bé tên Xuân. Xuân được sinh ra và lớn lên tại một vùng biển, người dân ở đây sinh sống bằng nghề làm muối. Từ nhỏ, Xuân đã không nhận được sự yêu thương của mẹ mà chỉ nhận được sự chăm chút, chia sẻ, thương yêu, lo lắng từ người cha...Thu gọn
-
Gia đình có bốn anh chị em, cô bé đồng thời là người kể chuyện xưng "tôi" thường chơi với em gái út. Cô phải nhường nhịn em gái hay hờn dỗi của mình. Bố chính là người gần gũi với cô bé nhất và ông thường kể cho cô nghe về gia đình, về cuộc sống muôn màu...Thu gọn
-
Ấn tượng nhất với nhân vật tôi chính là bão biển. Với những người ngư dân ra khơi bắt cá hay làm muối trên bờ thì bão luôn mang đến tai họa, tổn thất. Khi có bão, người lớn phải đối mặt với biết bao khó khăn còn trẻ con thì lại thấy vui thích vì được thay đổi chỗ ở, được biết nhiều điều mới mẻ...Thu gọn
-
Xuân là một cô bé rất tự lập. Cô luôn quan sát, bày tỏ những suy nghĩ hồn nhiên, nhưng trong đó luôn chứa đựng những tâm sự, nỗi niềm riêng. Thậm chí, đã có lúc cô cảm thấy mất niềm tin vào bố. Nhưng rồi, một ngày nọ, bố cũng không còn ở bên Xuân nữa...Thu gọn
-
Kỷ niệm miên man về bố có lẽ sẽ tiếp tục được nối dài nếu như Xuân không nghe được câu chuyện giữa ông bà ngoại và mẹ. Tại sao lại là con chung, con riêng. Mẹ sinh được bốn anh chị em chứ sao lại là ba nhỉ? Vậy thì mình là con của ai? Những câu hỏi xoáy sâu vào tâm trí Xuân...Thu gọn
-
Câu hỏi vì sao Xuân không phải là con của mẹ luôn đeo đẳng, giống như một vết thương ngày càng khoét sâu vào lòng cô bé, khiến Xuân cảm thấy vô cùng cô đơn, nhất là khi bố đã mất, còn chị Thanh thì đi lấy chồng...Thu gọn
-
Thi thoảng, chị Thanh viết thư về động viên Xuân, chị còn bày cách cho Xuân lập facebook để chị em chat cho tiện. Xuân kể với chị về mẹ, về cách đối xử ngày càng gay gắt của mẹ. Chị Thanh thương Xuân lắm, chỉ biết động viên, an ủi Xuân ráng nghe lời mẹ...Thu gọn
-
Kết quả học tập kém, Xuân sợ không dám về nhà. Nghĩ đến sự đay nghiến và trận đòn sắp giáng xuống, em chạy một mạch đến xóm Nghinh Phong tìm Minh. Minh đưa Xuân tới nhà cô Linh, nhờ cô giúp đỡ. Cô Linh xót xa khi nhìn thấy bộ dạng thảm hại của Xuân sau nửa năm không gặp...Thu gọn
-
Xuân bị mẹ lôi về nhà, tuy không đánh đập như trước nhưng mẹ bắt Xuân suốt ngày làm việc ngoài cánh đồng muối. Những đêm buồn tủi, Xuân đem khăn ra thêu, mẹ biết và cắt vụn những tấm khăn xinh xắn ấy. Xuân nghẹn ngào viết thư cho chị gái...Thu gọn
-
Xuân lờ mờ đoán biết được giữa cô Linh và mẹ chắc hẳn phải có mâu thuẫn gì rất ghê gớm, nên mỗi khi nhìn thấy cô Linh, mẹ lại nổi cáu và thường trút giận lên đầu Xuân. Chị Thanh rất thương em nên đã nói ra tất cả. Thì ra cô Linh chính là mẹ đẻ của Xuân. Nhưng vì sao cô Linh lại không thừa nhận điều này? Xuân giận mẹ, giận cô Linh nên lặng lẽ bỏ đi...Thu gọn
-
Vừa đặt chân tới Sài Gòn, Xuân bị kẻ xấu cướp mất cái túi, trong đó có số tiền em đã dành dụm được. Không có người thân, không có tiền, cơn đói lại kéo đến, Xuân đã bỏ qua sĩ diện, đưa tay nhặt lấy mẩu bánh mì rơi bên đường rồi ăn ngấu nghiến. Một cậu bé bắt gặp cảnh tượng đó đã cất lời chế giễu...Thu gọn
-
Cuộc sống ở xóm lao động Mả Lạng rất phức tạp. Xuân dần phải thích nghi với cuộc sống ấy. Ban ngày cô đi bán bé số cùng với Đen để kiếm miếng ăn. Ngoài Đen ra còn có Lan còi và Nhi hoa hậu làm bạn với Xuân. Mỗi đứa một hoàn cảnh nên nhiều lúc ngồi một mình, Xuân thấy mình còn may mắn hơn đám bạn ấy. Chỉ vì sự bồng bột của bản thân mà Xuân đã bỏ nhà ra đi...Thu gọn
-
Sống ở Mả Lạng được một thời gian, Xuân cũng bắt đầu hiểu thêm về những người ở đây, biết nên tránh xa ai, và có thể trò chuyện với ai. Sống trong một con hẻm phức tạp với nhiều mảnh đời cơ cực khiến Xuân trưởng thành hơn...Thu gọn
-
Công việc bán vé số vất vả, thu nhập bấp bênh, đôi lúc còn bị khách mắng mỏ, khiến Xuân thấy tủi thân. Xuân mong muốn có một bờ vai của người mẹ để dựa vào. Những lúc buồn lòng, Xuân lại nhớ tới cô Linh, ước gì cô là mẹ của mình...Thu gọn
-
Công việc tại xưởng gia công rất vất vả lại còn bị bà chủ phạt roi, không cho ăn cơm. Xuân buồn lòng trước sự vô cảm của những thợ may làm cùng. Họ im lặng chấp nhận bị vắt kiệt sức vì công việc. Xuân thương cảm trước quá khứ bất hạnh của Hằng, cô bạn cùng xưởng gia công...Thu gọn
-
Không chịu nổi công việc cực khổ, Hằng quyết định bỏ trốn nhưng bị bắt lại. Hằng ngất xỉu trước đòn roi ác nghiệt của bà chủ. Sáng hôm sau, công an vào kiểm tra và bắt giữ bà chủ. Hằng được Xuân đưa vào viện để điều trị. Sau khi ra viện, hai người không về quê mà vẫn bám trụ lại Sài Gòn...Thu gọn
-
Xuân và Hằng quyết định nhận làm phụ việc cho một quán ăn gia đình. Công việc chạy tới chạy lui vất vả nhưng cũng khá thoải mái. Buổi tối, khi khách đã vãn, hai đứa có thời gian xem biểu diễn xiếc đường phố. Một lần, Xuân tình cờ gặp lại Đen...Thu gọn
-
Rất lâu rồi Xuân không về quê. Những chuyện buồn năm xưa giờ đây cô bé không còn nghĩ tới nữa. Trong trái tim Xuân tràn ngập hình ảnh thân thương nơi quê nhà, bởi ở đó có mẹ Linh, có chị Thanh và nhiều người bạn cũ đang chờ Xuân trở về...Thu gọn