-
Cơ bản là cơ bản
Phạm Huy Thông
Giữa những tháng ngày cao điểm của đại dịch Covid-19, cậu bé Trần Cơ Bản – một “thần đồng” văn chương học lớp năm, bị mắc kẹt trong nhà là một căn chung cư chật hẹp tại Hà Nội, bận rộn vừa học online vừa sáng tác vè để phụ mẹ bán hàng. Nhưng rồi, một cơ hội được “tự do” đã tới, khi bố Cơ Bản đưa cậu về quê nội để nghỉ hè. Tại vùng núi giàu bản sắc văn hóa truyền thống, Cơ Bản đã được học và trải nghiệm nhiều điều thú vị, không thể tìm thấy trong thành phố...
Chương mới nhất
-
Cậu bé Trần Cơ Bản, 12 tuổi, một học sinh thành phố với nhiều áp lực về việc học hành thi cử, đặc biệt là thời gian học online vì dịch bệnh. Kỳ nghỉ hè, Cơ Bản được cha mẹ đưa về quê nội sống cùng ông bà ở vùng Mường cổ của xứ Thanh. Tại đây, cậu được khám phá nét văn hóa đặc sắc như trò rối Chuộc, đêm chèo ma của người Mường. Cùng với sự hỗ trợ của Huyền - cô em họ mê nhạc rap, Cơ Bản đã biết bơi trên sông, được cưỡi trâu, thả diều, tắm suối cùng đám bạn trong xóm. Những trải nghiệm thực tế này đã thôi thúc Cơ Bản muốn tìm hiểu nhiều điều mới mẻ nơi quê nội thân yêu...Thu gọn
-
Cậu bé đáng yêu, tinh nghịch và thông minh, có tài ứng khẩu thành thơ tên là Cơ Bản đã kể về những ngày tháng học online vì đại dịch Covid 19, những tình huống dở khóc, dở cười và vô cùng thú vị của trẻ con khi học trực tuyến ở nhà...Thu gọn
-
Học online ở nhà, với Cơ Bản, sinh hoạt trong nhà đã bị đảo lộn. Ví dụ như buổi trưa, thay vì ăn cơm ở trường thì cậu bé phải ăn cơm một mình, chơi một mình. Thi thoảng, mẹ Cơ Bản lại gọi video kiểm tra đột xuất, cậu bé rất ngại khi mẹ hỏi hết việc này đến việc kia. Cơ Bản bắt đầu cảm thấy ngột ngạt và mệt mỏi...Thu gọn
-
Làm bài kiểm tra phát biểu suy nghĩ về đại dịch Covid-19, Cơ Bản đã viết một bài vè rất hay và được cô giáo tuyên dương trước toàn lớp. Trên màn hình vi tính, bạn nào cũng thả tim chúc mừng. Nhưng cô giáo cũng phát hiện ra một việc, đó là một số bạn lười học, đã chép bài của nhau. Nhưng các bạn đã chép bài bằng cách nào?Thu gọn
-
Bon lừa bé Na nhà cô Duyên vào thang máy khiến mọi người hốt hoảng đi tìm. Khi thang máy lên tới tầng 10, bé Na gặp bác Lâm, một người đàn ông cao to. Bác Lâm hỏi chuyện nhưng vì sợ nên bé Na không nói được lời nào. Khi bác Lâm đưa bé Na tới phòng bảo vệ thì bị mọi người hiểu lầm là kẻ bắt cóc trẻ con...Thu gọn
-
Cơ Bản ít bạn bè lại suốt ngày ở trong nhà. Bố đề nghị cho cậu đi tham gia lớp kĩ năng sống. Mẹ kêu ca là tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình rất tốn kém, đâu có dư dả để Cơ Bản đi học lớp kĩ năng sống. Nhưng nếu Cơ Bản cứ tiếp tục bị nhốt trong nhà thì nhất định cậu sẽ có vấn đề...Thu gọn
-
Để cảm ơn thiện ý của Trần Cơ Bản, Kiên đi cùng bố đến thăm nhà bạn. Bố Kiên đề nghị cho hai cậu học chung. Bố mẹ Cơ Bản rất vui mừng và đồng ý. Từ ngày Kiên đến học chung, tình bạn giữa hai cậu bé cũng thân thiết hơn xưa...Thu gọn
-
Bố và Cơ Bản vượt 200km bằng xe máy về quê nội. Đó là một hành trình thú vị. Hai bố con ghé qua các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên đường về quê. Cơ Bản thấy việc tìm hiểu văn hóa và lịch sử qua “tiết học” thực tế của bố thật hấp dẫn...Thu gọn
-
Về quê, Cơ Bản còn tìm hiểu về nghệ thuật Rối Chuộc được lưu giữ nhiều đời, gắn với các huyền tích và những câu chuyện lịch sử rất hào hùng của dân tộc. Cơ Bản chơi thân với Huyền - con gái của cô Út. Huyền có tài sáng tác và "bắn" rap không hề kém các rapper chuyên nghiệp...Thu gọn
-
Người đàn ông có tên là Tôn sống cùng con gái nhỏ giữa cánh đồng. Con gái chú Tôn đang bị ốm, Huyền đã giúp cô bé hạ sốt nên chú Tôn có phần thiện cảm hơn. Qua nói chuyện, Cơ Bản biết chú là bạn học cũ rất thân với bố cậu. Hoàn cảnh của chú Tôn hiện tại đang rất khó khăn...Thu gọn
-
Chú Tôn và bố của Trần Cơ Bản từng là đôi bạn thân. Vì nhà quá nghèo nên chú Tôn đã không thể tiếp tục đến trường. Sau đó là quãng đời thăng trầm của chú khiến chẳng ai biết thông tin gì về chú. Khi gặp chú Tôn, cả Cơ Bản và Huyền còn rất tò mò về bé Bông Trăng - con gái chú. Vậy tên gọi “Bông Trăng” có ý nghĩa như thế nào với chú Tôn?Thu gọn
-
Chú Tôn là người diễn xướng chính trong đêm hát, nên chú thuộc rất nhiều thơ lục bát được phổ nhạc bát âm, những tích trò diễn thâu đêm suốt sáng, kéo dài ba ngày, ba đêm. Cơ Bản hiểu hơn về ý nghĩa của phong tục hát chèo ma đã gắn liền với đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đặc biệt, cậu còn gặp lại Kiên - người bạn rất thân ở thành phố cũng về quê...Thu gọn
-
Chú Tôn đã cùng với bố của Cơ Bản dự định lợp lại những chỗ mái tôn bị lốc giật để học sinh có được lớp học kín gió khi mùa mưa bão tới. Trước sự ham học hỏi của các bạn học sinh vùng cao, cả Cơ Bản và Kiên đều khâm phục ý chí, cảm nhận được niềm vui của các bạn khi hằng ngày chăm chỉ tới lớp, tới trường...Thu gọn
-
Nếu như điều kiện học tập của Cơ Bản và Kiên ở thành phố đầy đủ bao nhiêu thì các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa lại thiếu thốn bấy nhiêu. Nhưng trong khó khăn ấy, các bạn luôn có tinh thần tự lập vươn lên. Điều này khiến Cơ Bản và Kiên cảm thấy rất nể trọng. Đây cũng là ngôi trường chứa đựng biết bao tình yêu thương đùm bọc...Thu gọn
-
Được sự trợ giúp đắc lực của chú Cơ Sở - bố của Cơ Bản, trường đã xây dựng được thư viện Hiếu học với nhiều loại sách phong phú. Niềm vui được nhân đôi khi các bạn học sinh không chỉ được ở trong khu nội trú khang trang, mà còn có cả một thư viện đầy ắp sách...Thu gọn
-
Một hành trình trải nhiệm nhiều thú vị của cậu bé Trần Cơ Bản khi được về quê nội - miền quê xứ Mường cổ với nhiều phong tục, tập quán độc đáo. Không chỉ có Cơ Bản, mà cả Kiên và Huyền cũng đã giúp chúng ta hiểu hơn về suy nghĩ cùng nhiều ước mơ của các bạn cùng trang lứa, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa...Thu gọn