-
Trên đôi cánh chuồn chuồn
Trần Đức Tiến
Cuốn sách kể về tuổi thơ của một cậu bé sống trong ngôi làng nhỏ bé, cô đơn giữa đồng nước mênh mông. Cậu ấy lớn lên, đi học, chơi đùa, yêu ghét, hy vọng và chờ đợi. Phong cảnh làng quê. Trò chơi nhà quê. Sinh hoạt nông thôn. Những người thân trong gia đình. Những người hàng xóm. Những người bạn cùng trang lứa… Tất cả đến và đi, để lại những dấu ấn khó phai trong ký ức trẻ thơ của cậu.
Chương mới nhất
-
Nhà văn Trần Đức Tiến sinh năm 1953 tại làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1998 đến 2007. Nhà văn Trần Đức Tiến dành nhiều tâm huyết cho mảng văn học thiếu nhi, với các tập truyện như “Vương quốc vắng nụ cười”, “Dế mùa thu”, “Trăng vùi trong cỏ”, “Trên đôi cánh chuồn chuồn” và “Xóm Bờ Giậu”...Thu gọn
-
Khi bố mẹ không ở nhà, cậu bé trốn dưới gầm ban thờ. Ban đêm, không có đèn, tối om như mực, khiến cho cậu bé hoảng hốt, hét toáng gọi mẹ. Cậu mò vào cái vò đựng ngô giống để tìm mẹ nhưng không thấy, cậu lại khóc toáng lên. Cuối cùng mẹ tìm thấy cậu nằm khóc dưới gầm ban thờ.Thu gọn
-
Hàng ngày, cậu chờ mong bố trở về, mỗi lần như thế cậu bé lại nhận những món quà rất ngộ nghĩnh, thú vị. Bố rất vất vả nhưng bố luôn tươi cười, chăm sóc cậu sau mỗi chuyến làm ăn xa trở về. Cậu thương bố lắm.Thu gọn
-
Đám trẻ con trong làng sợ ông già chuyên đi bán các loại lồng, sợ xanh mắt mèo. Cả làng gọi ông là “Ông hàng lồng”. Người lớn thường mang ông ra để doạ trẻ con cho chúng ngoan hơn. Chính bởi vậy trẻ con gọi ông với cái tên mới - ông “Ba bị chín quai”. Trong một lần trêu ông, đám trẻ phát hiện ra ông bị móm, không còn chiếc răng nào. Từ đó, chúng không còn thấy sợ ông nữa...Thu gọn
-
Trong làng gắn liền với một tích truyện. Ấy là từ xa xưa có Vua Thuỷ Tề xin cưới con gái bà Hương Tự làm vợ. Nhân vật tôi thấy phổng mũi về điều đó lắm. Vậy nên hễ khi nào đám trẻ con xúm vào khoe điều đặc biệt của làng mình là cậu lại tự hào “Vua Thuỷ Tề là con rể làng tớ”...Thu gọn
-
Ở trong làng của cậu bé xưng tôi có ông Vạc được xem là "sát thủ câu cá" với những ngón nghề cực kỳ hiệu quả. Chứng kiến các "cần thủ" xuất sắc cũng khiến máu khoái câu cá trong cậu bé nổi lên. Cậu cũng rất chăm đi câu. Theo thời gian, cậu không chỉ học mót để câu các loại cá diếc, chuối, rô, mà cậu còn biết câu cả tôm và cua...Thu gọn
-
Trong làng có một cái ao nổi tiếng là ao nhà cô Sự. Không ít người như chị Thắng, chú Cảnh kể lại đã từng gặp chuyện kì dị ở cái ao này. Vậy mà nhân vật tôi, một cậu bé không biết bơi lại rơi xuống cái ao có ma này. Nỗi sợ ma khiến nhân vật tôi cuống cuồng vùng vẫy và cuối cùng lại biết bơi. Sau lần chết hụt đó, nó lại trở thành đứa bơi giỏi nhất trong đám trẻ con...Thu gọn
-
Ở lớp nhân vật tôi thích cô bạn gái tên là Hạt. Nhưng cậu lại không dám nói chuyện với Hạt vì sợ bạn bè chế. Cậu chỉ dám thổ lộ tình cảm của mình trong mơ khi tưởng tượng mình là hiệp sĩ bảo vệ Hạt khỏi con chó hung dữ...Thu gọn
-
Chú Thiệp mở quán cắt tóc ở đầu làng. Một hôm nhân vật tôi ra quán chú chơi thì thấy chú loay hoay với chiếc hộp sắt. Cậu tò mò ghé tai vào chiếc hộp, nghe có tiếng đàn hát. Chú Thiệp bảo đấy là chiếc máy ga-len do chú tự chế tạo để nghe đài phát thanh. Cậu bé thấy đây là chuyện thần kì nhất của làng từ trước tới nay...Thu gọn
-
Chú Thiệp là thợ cắt tóc khéo tay nhất làng. Hồi còn trẻ chú Thiệp bôn ba nhiều nơi. Khi có tuổi, chú ấy lại quay về làng. Quán cắt tóc của chú ngày một đông khách. Ngoài tài cắt tóc thì chú Thiệp còn có tài lẻ gì mà được mọi người quý mến đến như vậy?Thu gọn
-
Anh Đũi gần bốn mươi tuổi nhưng chưa có vợ, dáng người mảnh khảnh, da trắng, mái tóc xõa xuống trán. Anh có tài kể chuyện rất hay. Bộ truyện Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử được anh Đũi kể đi kể lại cho đám trẻ con nghe. Nhưng nghe mãi về Quan Vân Trường và Võ Tòng thì bọn trẻ cũng chán. Chúng liền yêu cầu anh kể chuyện cổ tích Grimm...Thu gọn
-
Ông Cai Kình thường lững thững chống ba toong đi ngoài đường. Gặp đám trẻ con, ông thường đứng lại, mắt gườm gườm “e hèm” mấy tiếng rõ to như là bị mắc vật gì trong cổ họng. Nhiều bạn nhỏ không thích ông, nhưng cũng chẳng đứa nào dám hỗn láo. Anh Ngạnh- con trai lớn của ông Cai sau nhiều năm đi biệt tích bỗng nhiên lại trở về...Thu gọn
-
Nheo Mè gom góp số tiền bấy lâu, nay quyết chơi với mong muốn đổi đời. Ván đáo định mệnh khiến Nheo thua sạch, cậu ta ngớ người tiếc nuối, còn ông già thủng thẳng gom sạch tiền vào túi và bỏ đi. Sau đó ít lâu, người làng không thấy chiếc thuyền của cha con Nheo Mè ngoài mé sông nữa, họ đã rời đi...Thu gọn
-
Rất nhiều câu chuyện thú vị mà cậu bé nhân vật tôi được người làng kể lại. Ví như một toán cướp hung hăng vào làng giữa đêm, gặp anh đánh dậm ngoài đồng, chúng toan đánh anh, rồi bịt miệng bằng cách cho anh hai chỉ vàng. Rồi bọn chúng vào nhà ông phó Cự, chưa kịp vào nhà cướp đồ thì đã bị ông cho một đòn nhớ đời. Chúng chạy tán loạn và không bao giờ bén mảng đến nữa...Thu gọn
-
Người làng thường làm diều gắn sáo trúc, tiếng kêu rất hay, vang khắp cánh đồng, khắp ngõ thôn. Nhân vật tôi nhớ lắm những kỷ niệm được ngồi làm diều với các anh, cả câu chuyện của anh Tùng, chị Thắm, nhờ cái diều đứt dây rơi xuống bụi tre nhà chị, anh Tùng đi tìm và gặp chị Thắm, từ đó hai người kết bạn và yêu nhau...Thu gọn