-
Tăng diện tích trồng rừng – Thêm thu nhập từ giảm phát thải khí nhà kính
- Phát triển rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. - Thụy Điển đặt mục tiêu về ngành hàng không không phát thải.
Chuyển đổi xanh - Chương liên quan
-
18/09/2023Tại Việt Nam, khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp hiện chiếm tới 30-32%, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Trong nỗ lực hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa là một yêu cầu cấp bách đặt ra.Thu gọn
-
15/09/2023- Hải Phòng: Phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng xanh. - Tây Ban Nha: Các công ty thời trang xử lý “núi rác” từ hàng may mặc.Thu gọn
-
24/08/2023Những năm qua, các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, số dân tăng nhanh, đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường và từ sự gia tăng của phát thải khí nhà kính. Theo thống kê, trong sáu tháng đầu năm 2023 tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng là 4,74% so với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 42% kéo theo những áp lực gia tăng nhu cầu năng lượng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Để giải quyết vấn đề này, công trình xanh với tiêu chí thân thiện với môi trường, tiết giảm sử dụng năng lượng là một trong những giải pháp giảm phát thải khí nhà kính của ngành xây dựng, đóng góp cho mục tiêu, hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP26.Thu gọn
-
14/08/2023Xu hướng sống xanh đang gắn liền với các đô thị xanh trên khắp thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với đặc điểm nổi bật là có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa với hệ sinh thái nhân tạo và tự nhiên, đô thị xanh sẽ tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân.Thu gọn
-
28/07/2023- Cam kết của quốc tế hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải. - Chủ động đổi mới, chuyển đổi công nghệ thực hiện lộ trình giảm phát thải. - Phỏng vấn ông Nguyễn Thế Chinh, Phó chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. - Đức biến khí CO2 thành nhiên liệu các - bon có giá trị.Thu gọn
-
05/07/2023- Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó chủ tịch Hội kinh tế môi trường Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường về tín chỉ carbon. - Vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu.Thu gọn
-
23/06/2023“Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường, vì một Việt Nam xanh”. Đây cũng là mục tiêu của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực trong việc trồng cây, trồng rừng, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên. Trong hành trình đầy hy vọng để có thêm 1 tỷ cây xanh đó, hàng vạn tổ chức, cá nhân đã góp công, góp sức trồng xuống những mầm cây khỏe mạnh, góp phần gây dựng nên những vùng đất xanh vốn trước đây hoang hóa, khô cằn. Tất cả đã viết lên một hành trình góp xanh vì môi trường sống của mỗi người.Thu gọn
-
09/06/2023Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương, đặc biệt có nơi, có thời điểm, nhiệt độ cao nhất lên tới 40 - 45°C. Nắng nóng, hanh khô kéo dài khiến nhiều diện tích rừng tại nhiều địa phương tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Các lực lượng chức năng, các ngành, địa phương cùng các chủ rừng đang tăng cường lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm tra tại các khu vực có nguy cơ cháy cao, các khu vực đông người qua lại; sẵn sàng phương châm 4 tại chỗ khi có cháy rừng xảy ra, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.Thu gọn
-
18/05/2023Bước vào đợt nắng nóng đầu tiên trong năm 2023 (tháng 3, tháng 4 vừa qua), Việt Nam đã ghi nhận một số điểm nóng từ 41 độ đến 42 độ C ở các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Nghệ An. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dưới tác động của biến đổi khí hậu và sự quay trở lại của El Nino, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á đã và đang phải đối mặt với các kỷ lục nắng nóng hay còn gọi là sóng nhiệt tháng 4. Sự gia tăng của nền nhiệt so với các năm trước là lời cảnh báo về cường độ nắng nóng gay gắt trong những tháng tiếp theo của mùa hè 2023.Thu gọn
-
10/04/2023Với 3 mặt giáp biển, đường bờ biển dài 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Cà Mau là một trong những địa phương tại ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng xói lở bờ biển, có xu thế gia tăng cả về phạm vi, quy mô và mức độ.Thu gọn
-
03/04/2023Ô nhiễm môi trường biển ở nước ta không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế - xã hội, khiến con người phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về tác động của môi trường. Làm sạch biển là chương trình hành động kêu gọi cộng đồng cùng lan tỏa, truyền đi thông điệp ý nghĩa thiết thực về bảo vệ môi trường biển, hình thành ý thức, thái độ tốt, hành động thân thiện với môi trường sinh thái và các nguồn lợi tự nhiên biển mang lại, hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu.Thu gọn
-
17/03/2023Nước ta đang trong quá trình phát triển với tốc độ nhanh. Song hành cùng sự phát triển là chất lượng môi trường đang có dấu ngày càng suy giảm. Không chỉ được coi như lá phổi của đô thị, cải thiện môi trường sống cho con người, mà cây xanh, những cánh rừng còn có vai trò lớn lao đó là chắn gió, chắn sóng, chống xói mòn đất, bảo vệ đê sông, đê biển.Thu gọn
-
17/02/2023Hàng năm, lượng khí thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 20% so với tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Chính vì vậy, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng có tiềm năng to lớn không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp về giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, mà còn tác động tích cực cho bảo tồn đa dạng sinh học rừng, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững.Thu gọn
-
10/02/2023Mặn xâm nhập hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn với hàm lượng, nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền. Khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt, nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.Thu gọn
-
03/02/2023Sau một thời gian sụt giảm mạnh do đại dịch COVID-19, ngành du lịch đang hồi sinh trở lại. Dù mang lại nhiều mặt tích cực như tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, vậy nhưng sự gia tăng ô nhiễm, các hiểm họa môi trường, cùng tình trạng sử dụng lạm phát các nguồn tài nguyên đang được xem là mối nguy cho việc phát triển bền vững của ngành du lịch cũng như phát triển lâu dài của một quốc gia.Thu gọn
-
22/12/2022Tuyên Quang là một địa phương có thế mạnh về lâm nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trở thành mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực thì trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu được xem là hướng đi mới, đúng đắn. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, ở một số địa bàn vùng cao đang gặp một số khó khăn trong việc triển khai thực hiện.Thu gọn
-
09/12/2022- Xây dựng nền nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. - Ứng dụng công nghệ trong quản lý rác thải tại Việt Nam. - Những công nghệ tiên tiến xử lý rác trên thế giới.Thu gọn
-
25/11/2022- Mô hình điều tiết nước thích ứng với BĐKH tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. - Hiệu quả mô hình trồng dừa xen cacao. - Giải pháp thích ứng với BĐKH của nông dân Thái Lan.Thu gọn
-
18/11/2022Bồi thường tổn thất và thiệt hại khí hậu – một trong những vấn đề gai góc trong các kỳ họp về khí hậu, lần đầu tiên trở thành nội dung chính tại các cuộc thảo luận tại hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của LHQ về BĐKH (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, với sự tham dự của khoảng 40.000 đại biểu, trong đó có gần 100 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ trên thê giới.Thu gọn
-
10/11/2022Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các chính khách trên thế giới. Thực tế, BĐKH đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của của nhiều dân tộc, nhiều nơi trên khắp hành tinh của chúng ta trong đó có Việt Nam. Do vậy, để ứng phó với BĐKH các chuyên gia cho rằng biện pháp rẻ nhất là giữ rừng và phát triển rừng bền vững.Thu gọn
-
03/11/2022- Nhiều cơ hội và thách thức khi Việt Nam cắt giảm phát thải các bon. - Thụy Điển đặt mục tiêu về ngành hàng không không phát thải.Thu gọn
-
21/10/2022- Những năm qua, nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, số dân tăng nhanh đang phải đối mặt với những thách thức về ô nhiễm môi trường và sự gia tăng của phát thải khí nhà kính. Với tiêu chí, thân thiện với môi trường, tiết giảm sử dụng năng lượng là một trong những giải pháp làm giảm phát thải khí nhà kính của ngành xây dựng đóng góp cho mục tiêu hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP 26. Mỗi công trình xanh không những tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm thải ra môi trường mà còn tạo ra một môi trường tốt, tiện nghi cho người sử dụng. - Trung Quốc: Nỗ lực “xanh hóa” ngành sản xuất xi-măng.Thu gọn
-
14/10/2022Việt Nam là nước dễ bị ảnh hưởng trước tác động của BĐKH, những diễn biến của BĐKH của nước ta những năm gần đây ngày càng gia tăng hiện tượng cực đoan và khó dự đoán. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tương thời tiết lạ như mưa giông trái mùa ở Tây Nam Bộ, động đất liên hoàn tại Kon Tum, mùa hè ở miền Bắc đến chậm hơn so với chu kỳ hàng năm, sương mù, không khí lạnh xuất hiện vào thời điểm miền Bắc đang chuyển sang mùa hè. Đây là những kiểu thời tiết dị thường, hiếm gặp, phản ánh rõ thực trạng khí hậu biến đổi trái với quy luật tự nhiên.Thu gọn
-
07/10/2022Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra rạng sáng ngày 2/10 vừa qua tại thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo người dân địa phương, đây là trận lũ quét lịch sử có sức tàn phá lớn nhất từ trước đến nay. Lũ đến quá nhanh và mạnh, làm người dân địa phương trở tay không kịp. Mặc dù đã có những cảnh báo và đưa ra các biện pháp phòng chống từ sớm, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiệt hại đáng tiếc.Thu gọn
-
29/09/2022Năm 2022 là năm thứ ba liên tiếp khí hậu t