-
Miền xanh thẳm
Trần Hoài Dương
Truyện dài "Miền Xanh Thẳm" của nhà văn Trần Hoài Dương được xem là cuốn tự truyện về thời niên thiếu vất vả nhưng tươi đẹp của chính tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng, ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc yêu thích bởi đã chạm tới phần tuổi thơ trong sáng của mỗi người. Nhân vật chính là cậu bé Thiện cùng những người bạn như Nam và Năm đã trải qua thời tuổi thơ, tuy còn thiếu thốn về vật chất, nhưng đầy ắp niềm vui của sự sẻ chia đùm bọc khi sống ở một làng quê đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, những trang văn mượt mà, cảm xúc khi nhà văn miêu tả vẻ đẹp ngút ngàn của núi đồi hòa quyện với mênh mang sông nước của vùng đất bán sơn địa ở tỉnh Bắc Giang cũng là điểm nhấn quan trọng tạo nên thành công cho tác phẩm.
Chương mới nhất
-
Trên chuyến xe lửa từ Hà Nội về thị xã Bắc Giang, cậu bé Thiện đã rất thú vị khi chứng kiến sự thay đổi của những miền quê mà con tàu đi qua. Cảnh đẹp của núi đồi, của sông và những xóm làng vùng bán sơn địa đã giúp cậu có những trải nghiệm mới khi về sống và học tập ở đây.Thu gọn
-
Cả Thiện và thầy giáo Tín đều cảm thấy thú vị khi chứng kiến quang cảnh rộn ràng, náo nức của những làng quê khi chuyến tàu đi qua. Làng quê đang hồi sinh sau bao cơn binh lửa. Đất nước ta sau bao dang dở cũng sẽ xanh tươi, trù phú và hồi sinh. Cả Thiện và thầy Tín đều tin vào điều đó. Trải qua quãng đường dài từ Hà Nội về Bắc Giang, thầy Tín và Thiện cũng đã tới được khu tập thể giáo viên, nằm sâu trong 1 bản làng heo hút. Sau những ngày đầu bỡ ngỡ, giờ đây Thiện đã làm quen với cô Kim, anh Nhu và dần thích nghi với nơi ở mới. Rồi cậu ấy sẽ có thêm người bạn mới như thế nào?Thu gọn
-
Vì hoàn cảnh, Thiện đã sớm phải tự lập cuộc sống của mình. Mẹ mất sớm khi Thiện mới lên 7 tuổi, cậu phải sống với ông bà và chú thím. Nay cậu phải bắt đầu cuộc sống mới xa nhà với nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm. May mắn thay, buổi học đầu tiên ở lớp học mới nơi sơ tán, Thiện được thầy cô đón nhận một cách vui vẻ, thân tình, khiến cậu cảm thấy gần gũi, quen thuộc như ở nhà.Thu gọn
-
Thầy Tín giới thiệu cho Thiện làm quen với các anh: anh Hoàng, anh Nam, Bảo, bà cụ Muộn. Mọi người đều vui vẻ đón nhận Thiện khiến cậu rất vui, không còn lo lắng nữa. Đêm ấy, đêm đầu tiên xa nhà và ở cùng mọi người, Thiện trằn trọc mãi vì chưa quen nơi ở mới và thực sự có nhiều cảm xúc khiến cậu suy nghĩ và thổn thức khi nghĩ về gia đình, về bố, về mẹ kế, về mấy đứa em của cậu ở Hà Nội.Thu gọn
-
Cuộc sống của Thiện và các anh, các bạn diễn ra trong sự đầm ấm, vui vẻ. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng cuộc sống lại thoải mái, đầy ắp tiếng cười. Ở lớp, Thiện học khá và được thầy cô quý mến, đặc biệt là thầy Luyến dạy Văn rất yêu quý Thiện. Cậu luôn đạt điểm cao, đặc biệt là môn Văn. Điều này khiến cho cậu rất thích thú và ham học. Chính tình cảm yêu thương của thầy cô và bạn bè nơi đây đã khiến Thiện thêm gắn bó và yêu quý. Bảo - cậu bạn bằng tuổi sống tình cảm, chan hòa luôn kể về gia đình và miền quê của cậu ấy.Thu gọn
-
Ngoài người bạn là Bảo, Thiện quý nhất là anh Nhu. Cậu coi anh Nhu như anh ruột của mình. Chính nhờ sự quan tâm của anh mà Thiện an tâm hơn khi phải sống xa nhà. Cả trường rộ lên việc thầy Tín mượn ở đâu cuốn sách "Thép đã tôi thế đấy". Cuốn sách được đem ra thảo luận sôi nổi ở các buổi sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt lớp. Phải khó khăn lắm cuốn sách mới tới tay Thiện và cậu phải mất hơn 1 tuần để chép xong cả cuốn. Ai cũng khâm phục sự kiên trì của Thiện và càng ngạc nhiên trước số lượng sách cậu đọc cũng như trí nhớ của cậu về nội dung cuốn sách.Thu gọn
-
Mẹ kế của Thiện mới sinh đôi nên cuộc sống của gia đình cậu có phần khó khăn. Thiện nhờ anh Hoàng, anh Nhu giúp đỡ kiếm việc làm để phụ giúp gia đình. Mấy ngày sau, anh Nhu báo tin vui là mấy anh em đã có việc làm là chở nguyên vật liệu xây dựng từ bến sông Thương vào thị xã. Ngày đầu tiên làm việc, Thiện và Bảo chở được 4 chuyến xe gạch. Thiện mệt nhưng vui, vì mình theo được mọi người. Sau một tuần, Thiện đã trở nên quen hơn và không ngại việc như những ngày đầu.Thu gọn
-
Thiện vừa học, vừa làm thêm để bớt gánh nặng cho bố. Nhờ số tiền đi làm thêm, cuộc sống của cậu cũng không đến mức thiếu thốn lắm. Một hôm được nghỉ học, Thiện theo Bảo về quê Bảo chơi. Trên đường đi, Bảo kể cho Thiện nghe nhiều truyền thuyết về quê mình. Nhưng khi về quê của Bảo, Thiện khá thất vọng vì cảnh đẹp ở quê Thiện không đẹp như cậu nghĩ. Đêm đó, ngủ tại nhà Bảo, Thiện trằn trọc mãi không ngủ được. Nghe Bảo nói chuyện cả đêm với mẹ, nước mắt cậu ứa ra. Cậu chợt nhận ra rằng, có mẹ thật hạnh phúc biết bao.Thu gọn
-
Sau khi rời quê lên trường, Thiện và Bảo được đi tham quan kho xăng dầu cùng cả lớp. Ngoài tìm hiểu về kho xăng, đôi bạn thân còn trao đổi về nhiều điều lý thú bên 2 bờ sông Thương.Thu gọn
-
Sau chuyến đi thăm kho xăng dầu, nhóm bạn họp nhau bàn tán xôm tụ về bộ phim "Thời thơ ấu" của Maksim Gorky. Thế rồi, họ nói chuyện về chiến tranh. Bảo hăm hở muốn cầm súng chiến đấu, còn Thiện lại kể về kỷ niệm cùng các anh tân binh hồi theo gia đình tản cư lên vùng Yên Thế Bắc Giang. Rồi Thiện kể cho các bạn nghe chuyện Bác Hồ nhường áo khoác cho 1 tù binh trong chiến dịch Đông Khê - Thất Khê. Thao thì trấn an tinh thần của Bảo rằng, tiền tuyến miền Nam còn đó, chờ một ngày những chàng thanh niên trưởng thành lên đường chiến đấu. Và rồi nhóm bạn cùng hòa ca trong những giai điệu cách mạng hào hùng.Thu gọn
-
Vừa đi học, vừa làm thêm được gần 2 tháng, Thiện và Bảo không may gặp sự cố trong lúc làm việc. Nếu công việc trước đó của đôi bạn là phụ chở gạch đá phục vụ xây dựng thì hôm đó Thiện và Bảo chuyển sang chở tre nứa và lá hồi để lợp nhà. Hai chuyến xe đầu tiên, đôi bạn phụ chở cùng anh Nhu diễn ra thuận lợi. Nhưng đến chuyến xe cuối, phần vì đã thấm mệt, phần vì cố chở cho hết số lá hồi còn lại nên xe quá nặng. Anh Nhu kéo xe đến dốc, chiếc xe bắt đầu loạng choạng, lao nhanh. Anh Nhu, Bảo, Thiện cố ghìm lại nhưng vô ích. Thiện và Bảo bị hất tung sang hai bên. Còn anh Nhu vừa cố ghìm xe vừa chạy đua với tốc độ và sức nặng khủng khiếp của chiếc xe. Mọi người đều lo lắng cho số phận của anh Nhu. Thật may, cuối cùng anh Nhu đã thoát ra được khỏi chiếc xe và mọi người đều an toàn.Thu gọn
-
Bảo và Thiện xin phép anh Nhu được đi kiếm củi trôi trên sông Thương về làm chất đốt. Khi công việc hoàn tất, 2 cậu rủ các bạn xuống nước vùng vẫy cho vui. Thiện vì không biết bơi nên đã bị chuột rút, dần chìm xuống lòng sông. Rất may, Thanh đã kịp thời phát hiện ra và kéo cậu lên bờ với cái bụng đầy nước. Sau lần thoát nạn đó đã giúp Thiện có quyết tâm học bơi do Bảo và Thanh dạy cho. Tình bạn thuở thiếu thời càng trở nên gắn kết và ý nghĩa. Những tưởng sau vụ chết đuối hụt ấy thì Thiện sẽ chẳng bao giờ dám ra sông nữa, nhưng chỉ được vài hôm, được Nam và Bảo rủ, Thiện lại xách giỏ theo hai bạn ra sông Thương bắt cá, câu tôm.Thu gọn
-
Thiện rất khâm phục tài bắt cá của Bảo. Đám bạn trong trường đều kháo nhau rằng Bảo rất sát cá. Những chuyến bắt cá, câu tôm, mò ốc của nhóm bạn đều phụ thuộc vào đôi tay khéo léo của cậu. Cuộc sống ở nơi sơ tán đã giúp Thiện có thêm nhiều bạn mới, trưởng thành hơn trong suy nghĩ và việc làm Cậu biết trân quý tình bạn và những gì mình đang có.Thu gọn
-
Trong suốt quãng đời niên thiếu, người để lại trong Thiện nhiều kỷ niệm đẹp có lẽ là anh Nhu. Quê anh ở huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Vì không thích sự kiểm duyệt gắt gao nơi vùng tạm chiến, anh Nhu đã xin phép gia đình đến sống ở vùng tự do để tiếp tục việc học tập. Sống xa nhà, nên anh phải hoàn toàn tự lập. Cùng với các anh chị em trong xóm phải kiếm thêm việc làm. Vì thế nên cả nhóm luôn được các thầy cô giáo trong trường hết lòng giúp đỡ, tìm việc cho để làm. Tình làng, nghĩa xóm, tình cảm thầy cô, bạn bè đã giúp chị em Thiện đỡ vất vả trong vùng sơ tán.Thu gọn
-
Diện bộ tóc mới do anh Nhu cắt cho, Thiện bị cả lớp cười như nắc nẻ vì nó vừa nham nhở, vừa xấu xí. Chúng bạn xúm lại chê bai khiến Bảo tức giận, xông vào định đánh các bạn vì dám chê Thiện. Buổi chiều hôm sau, anh Nhu rủ Thiện ra bờ đê hóng gió, tâm sự nhiều điều. Anh muốn mọi người không đi chở xe thuê nữa, vất vả và nguy hiểm. Anh gợi ý cho Thiện làm phụ bếp ở trường thầy Tín, còn anh sẽ làm phụ hồ. Thiện vui vẻ nhận lời.Thu gọn
-
Thiện về thăm gia đình 1 thời gian, và chứng kiến cảnh túng thiếu của gia đình. Sự thiếu thốn đã khiến mọi thành viên trong nhà trở nên e dè, ít nói, u uất. Nhà đông con, thiếu ăn, mà bố thì sức khỏe yếu, không làm được gì. Nhà lại vừa trải qua nỗi buồn mất em nên không khí lại càng nặng nề. Thiện gom góp được ít tiền đem về, lại dùng hết để mua các thứ đồ cần thiết trong nhà và quà cho mọi người trong gia đình.Thu gọn
-
Trở về nhà, chứng kiến nỗi đau của bố và dì khi đứa em cùng cha khác mẹ mất vì tiêu chảy, Thiện buồn lắm. Thương em mà không biết nói sao với bố và dì để an ủi động viên.Thu gọn
-
Trong cuộc đời của Thiện có 2 vùng đất sẽ chẳng thể phai mờ, đó là Bắc Giang và Hà Nội. Vùng quê Bắc Giang đã nuôi dưỡng cậu gần cả thời thơ ấu và niên thiếu, đem lại cho cậu lòng yêu thương con người. Vùng đất kinh kỳ lại mang cho cậu ánh sáng của học thức, trí tuệ, nét lịch lãm, tế nhị trong tâm hồn.Thu gọn
-
Sau 3 ngày về Thủ đô thăm cha mẹ, Thiện lại được tiếp thêm ý chí học tập và nỗ lực thật nhiều trong cuộc sống. Trên chuyến tàu từ thủ đô xuôi về Bắc Giang, Thiện mang theo nhiều kỷ niệm về cuộc sống lung linh ánh đèn nơi thành đô. Đó là những lát cắt, ký ức đẹp để cậu phấn đấu nhiều hơn.Thu gọn
-
Sau hơn 1 tuần ốm lay lắt, Thiện đã ngồi dậy đi lại được trong nhà. Người vẫn còn mệt nên cậu chưa đi học được. Thiện nhớ thầy cô, nhớ bạn, nhớ trường, nhớ tiếng giảng bài của thầy cô. Ngôi trường giờ đây đã trở nên thân thuộc với cậu lắm rồi. Thiện nhớ về ân tình mà thầy Tín và cô Kim dành cho mình, khi biết được hoàn cảnh khó khăn của Thiện. Tấm lòng thơm thảo của thầy Tín và cô Kim, suốt đời Thiện sẽ không bao giờ quên.Thu gọn
-
Thiện khỏi ốm hơn 1 tháng thì chị Trọng mới khăn gối lên thăm được. Khỏi phải nói, Thiện vui mừng thế nào, cậu cứ ôm lấy chị mà khóc vì tủi thân. Thực ra con người cậu rất cảm xúc và yếu đuối, chỉ vì bươn chải mà cậu luôn phải tỏ ra cứng cỏi, mạnh mẽ bên ngoài. Giờ được chị ôm vào lòng, Thiện mới thấy mình thật nhỏ bé biết bao. Rồi hai chị em hàn huyên tâm sự về những ngày tháng đã qua.Thu gọn
-
Trong câu chuyện của chị em Thiện, người được nhắc tới nhiều nhất là mẹ. Tuy mẹ không còn nữa nhưng trong tâm trí cậu luôn tràn ngập hình ảnh thân thương về mẹ. Cậu nhớ có lần mẹ dẫn cậu, anh Lượng, chị Trọng đi qua cánh đồng thì thấy có máy bay vè vè trên đầu. Mẹ cuống quýt đẩy 3 anh em xuống cái cống gạch bên đường. Mẹ ngồi chắn ngoài miệng cống. Ba anh em Thiện ngồi bên trong thì rúc rích cười còn mẹ hoảng hốt bên ngoài, không thốt lên lời. Khi chiếc máy bay mất hút phía cuối trời, mẹ mới đưa 3 anh em ra. Ngẫm nghĩ lại, Thiện thấy mẹ thật can đảm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng cho 3 anh em.Thu gọn
-
Chị Trọng về được ít hôm thì chị Ngà lên thăm Thiện. Chị Ngà vừa đi biểu diễn nước ngoài về, được nghỉ vài hôm nên tranh thủ lên thăm cậu út. Ngày còn nhỏ, chị Ngà rất thích múa hát nên khi lớn lên chị dự tuyển vào đoàn văn công quân đội và trở thành diễn viên khi chưa tròn 15 tuổi. Chị Ngà kể cho Thiện nghe về công việc của anh Lượng ở Lào Cai. Tuy vất vả nhưng lại luôn cảm thấy vui vì có cuộc sống độc lập. Còn bố thì cũng đã đi làm phiên dịch tiếng Pháp, tiếng Anh cho người nước ngoài. Tuy Thiện chưa hiểu nhiều về công việc của bố và anh Lượng nhưng cậu vẫn cảm thấy vui và rất đỗi tự hào.Thu gọn
-
Trên đường về thăm Bãi Trại, chị em Thiện ôn lại những kỷ niệm cũ. Họ đến thăm nhà thím Minh, 1 người họ hàng thân thiết với mẹ. Thím Minh đưa 2 chị em ra thắp hương cho mẹ, kể lại những câu chuyện khi mẹ còn sống. Thiện nhớ mẹ quá, nhớ những kỷ niệm yêu thương hồi bé khi bên mẹ.Thu gọn
-
Thiện nhớ lại căn nhà của ông nội có hàng mướp trĩu quả cạnh bờ ao. Hàng ngày, anh Lượng và cậu thường ngồi cạnh đàn trâu học bài và nghe tiếng đánh sừng vào cột rất vui tai của bầy trâu. Cậu lại nhớ những câu chuyện được bác Triều kể. Bao nhiêu kiến thức, bao nhiêu tiểu thuyết bác kể, cậu đều nhớ như in. Có lẽ vì thế mà Thiện rất thích học văn và say mê những tiểu thuyết lịch sử văn học. Thiện rất biết ơn bác Triều bởi từ bác mà tuổi thơ của Thiện đã gắn với thế giới văn chương.Thu gọn
-
Còn biết bao kỷ niệm của Bãi Trại. Nhìn vào bất kỳ đâu, bất kỳ vật gì, từ gốc cây bụi cỏ đến gò đất, mảnh ao, đâu đâu Thiện cũng thấy những kỷ niệm của quá khứ. Những ngày sau đó, chị em Thiện còn đi thăm mấy nhà hàng xóm xung quanh. Một cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung đong đầy mà Thiện không sao diễn tả nổi. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện về chị em Thiện những ngày ở quê trong những trang tiếp theo của "Miền xanh thẳm"Thu gọn
-
Bà Thơ là người yêu con cháu nồng nhiệt, lại cư xử với mọi người xởi lởi, nên khi bà qua đời đột ngột, ai cũng thương bà. Đám ma của bà Thơ, dân làng đi tiễn rất đông. Trong ngày cùng dân làng đưa tiễn bà Thơ, kỷ niệm tuổi thơ lại ùa về trong tâm trí của Thiện. Đó là những chiều cậu cùng anh Lương đi bắt dế, bắt tổ ong về nuôi. Rồi những chiều hai anh em đi câu cá, trèo cây thật yên bình. Hay chuyện mà Thiện nhớ mãi ở ấp Bình Chương - đó là sự kiện bác Hy hy sinh anh dũng trong trận chiến đấu với quân giặc.Thu gọn
-
Bảo rủ Thiện sau giờ học đi bắt cá rô con và ban đêm thì đốt đuốc đi bắt ếch. Khả năng bắt cá, bắt ếch của Bảo khiến Thiện rất khâm phục. Khi đêm đã khuya, 2 đứa trở về nhà với 2 chiếc giỏ ếch trĩu nặng bên hông. Thấy ếch bắt được quá nhiều, Thiện và Bảo tính sẽ mang biếu cô Kim một ít.Thu gọn
-
Thiện tranh thủ về nhà thăm gia đình trong dịp nghỉ hè trước khi đi làm tại công trường nhà máy xay của anh Nhu. Thực tình, bố Thiện rất thương và không muốn cậu vất vả đi làm thêm để ăn học. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông cũng không giúp gì được cho cậu. Bố Thiện là người sống rất tình cảm và coi trọng mối quan hệ họ hàng, gia đình. Mấy anh chị em Thiện đã thừa hưởng từ bố tấm lòng vị tha, nhân hậu. Trong kỳ nghỉ hè, có một việc để lại ấn tượng với Thiện. Đó là việc gì, hãy cùng lắng nghe những diễn biến tiếp theo của truyện.Thu gọn
-
Những ngày nghỉ hè đầu tiên ở Hà Nội, Thiện không sao quên được 1 việc vô cùng ấn tượng. Đó là cậu đã tìm thấy cuốn Thời thơ ấu của Maksim Gorky tại thư viện Hà Nội nhưng lại bằng tiếng Pháp. Thiện nhờ anh Hiệu dịch cho đôi trang sách mà cậu mê mẩn. Ngay sau đó, cậu quyết định chép tay lại tiểu thuyết này. Hơn 300 trang sách, Thiện hì hục chép ở thư viện. Sau đó Thiện đem về đưa bố dịch cho cậu nghe. Với Thiện không có niềm vui nào lớn hơn thế. Trước khi trở lại Bắc Giang, Thiện để lại cuốn sổ chép tay đó cho bố, để khi rỗi, bố sẽ dịch giúp cậu. Cậu trở lại trường và tiếp tục việc học tập, lao động của mình cùng các bạn, các anh.Thu gọn
-
Trở lại Bắc Giang, Thiện cùng các bạn, các anh lại tiếp tục công việc lao động của mình. Anh Nhu giao cho Thiện và Hoàng xúc cát, còn anh Nhu và anh Bảo vác cốp-pha lên tầng 3. Thiện nhìn 2 anh vác vật liệu nặng đi lên tầng 3 rất khó khăn nên muốn giúp các anh một tay. Cậu cũng vác 1 tấm cốp-pha đưa lên tầng 3. Thiện không quen vác nặng nên cậu đi trên giàn giáo rất khó khăn. Mấy lần cậu suýt ngã nhào xuống đất. Đột nhiên tấm cốp-pha đập mạnh vào cọc tre trước mắt khiến Thiện chới với. Suýt nữa tai nạn đã xảy ra. Anh Nhu đã kịp thời cứu Thiện suýt rơi từ tầng 3.Thu gọn
-
Thiện có bài thơ đăng báo. Cậu thấy rất vui và tự nhủ sẽ cố gắng viết nhiều hơn nữa để viết tốt hơn. Bởi Thiện rất đam mê viết lách. Cậu đưa ra 1 kế hoạch rất vui là rủ Tụng sẽ làm 1 tờ báo. Hai đứa sẽ cùng viết và tờ báo sẽ mang tên "Vào Đời". Nghĩ là làm, cả 2 cùng bắt tay vào công việc phát hành tờ báo của mình với thái độ nghiêm túc, nhiệt thành, vui sướng. Sau một thời gian, Thiện và Tụng nhận ra rằng, vì vốn liếng đời sống còn mỏng nên cả hai viết lách chưa tốt, chưa mở rộng đề tài. Cũng lúc ấy, Thiện nhận được thư hồi đáp của nhà văn Tô Hoài góp ý cho tập bản thảo "Gia đình thân yêu" của Thiện. Những góp ý của nhà văn Tô Hoài đã giúp Thiện vỡ ra nhiều điều bổ ích cho việc viết lách của mình.Thu gọn
-
Thiện nhớ như in những ngày cả nhà đi tản cư, nhớ căn nhà của cụ Quỹ. Cả nhà Thiện đã tá túc ở nhà cụ một thời gian. Thiện nhớ bao nhiêu là kỷ niệm gắn bó với làng quê ấy. Trong dòng ký ức của mình, Thiện nhớ những hình ảnh tuổi thơ với bao người thân, xóm giềng. Đôi lúc ngồi một mình nhớ lại, Thiện luôn xúc động và sau đó thì cậu viết về những điều chất chứa trong lòng. Vào năm học mới, Thiện và các bạn nghe tin sét đánh, bố của anh Nhu bị mất đột ngột. Anh Nhu về quê, để tang bố mấy ngày. Sau đó trở lại trường, anh Nhu quyết định không ở cùng Thiện và các bạn nữa. Anh sẽ ở cùng mẹ. Trước khi đi, anh Nhu bố trí cho Thiện dạy kèm cho các em lớp 3, lớp 4 ở chỗ trọ để có thêm thu nhập. Thiện rất thương anh, vì anh luôn quan tâm và lo lắng cho cậu.Thu gọn
-
Thiện lấy hết cam đảm đi vào cổng tòa soạn báo. Trước mắt cậu là một bác khá lớn tuổi hỏi han Thiện về việc cậu xuất hiện ở đây. Vì sao bấm chuông rồi lại chạy đi khi thấy người. Thiện không dám trả lời bác, chỉ lí nhí đáp lời, mặt cúi gằm xuống đất. Thật không ngờ, người đang nói chuyện với Thiện, chính là nhà văn Tô Hoài - người đã trả lời bản thảo của cậu trước đây. Thiện liếc nhìn nhà văn rồi lại cúi xuống. Cậu ngại ngùng quá, không biết nói gì với bác cả. Nhà văn Tô Hoài đã cho cậu nhiều lời khuyên, động viên Thiện cố gắng đọc nhiều.Thu gọn