• image

    Miền xa lắm

    Tô Hải Vân

    "Miền xa lắm" là một câu chuyện mang tính đời thường, bộc bạch nỗi niềm, tâm trạng, gia cảnh của người già, thể hiện bằng văn phong gọn ghẽ, giọng điệu luôn có phần giễu nhại. Truyện nhẹ nhàng như những nốt nhạc trầm ngân dịu nhưng cũng đủ nhắn nhủ với mỗi chúng ta về trách nhiệm và tình cảm sẻ chia với cha mẹ, ông bà.
Chương mới nhất
  • 02/06/2021
    Được là được thế quái nào, một buổi chiều mà đón những ba đứa cháu? Lại ở ba trường khác nhau? Nhưng làm ông, làm bà thời nay thì không chuyện gì là không giải quyết nổi. Lũ con đã yêu cầu, không thể và không dám khước từ. Chúng nó còn tỷ chuyện phải lo, mà chuyện lớn nhất là kiếm tiền. Sáng dậy, đi. Chiều muộn, mới về. Lại hay cau có, động tí là cáu. Vậy thì mình phải cố thôi, lão nghĩ. Cố cả đời còn được, bây giờ cố thêm chút có sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/06/2021
    Bà già thở dài: “Bây giờ trẻ con, người lớn không biết nói lời cám ơn. Hồi xưa tôi suốt ngày cám ơn với xin lỗi. Sau bị phê bình tiểu tư sản, cả lớp đại học nhăn mũi như ngửi thấy mùi, vậy là phải bỏ đấy”. “Ờ, có một thời mà...” - Lão cũng thở dài.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/06/2021
    Thôi thì thời thế thế nào ta cũng đành thế. Phận ta, ta phải làm cho trọn vẹn, ta giữ. Với lại, sau này khi lão nằm xuống đỡ phải cãi nhau. Mấy bạn già trong tổ hưu xúi: Đừng chia lúc mình chưa chết. Nhỡ chúng nó đuổi mình ra đường? Lão bảo, giả dụ có thế, mình ra. Đơn giản. Vào đời, có gì đâu? Ra khỏi đời, đâu cần gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/06/2021
    Định thần một lúc, thở dài: “Ông mệt lắm rồi, không trả lời cháu được nữa đâu, lúc khác nhé, ông về đây”. Lão xoa đầu cháu. Rồi ra khỏi nhà con út. Khép cửa. Đi mấy bước chân trong cái ngõ nhỏ là đến nhà thằng cả. Nhà thằng cả, chứ không phải “nhà mình”. Mọi thứ của bố mẹ là của con, nhưng mọi thứ của con không phải của bố mẹ. Dù sao lão cũng còn có một căn phòng tạm gọi là “của mình”, trên tầng ba, bởi trong căn phòng đó lão được tự do...
    Xem thêm Thu gọn