-
Đá cuội đỏ
Đỗ Bích Thúy
Với truyện ngắn “Đá cuội đỏ”, nhà văn Đỗ Bích Thúy thể hiện nỗi trăn trở về cuộc sống nghèo nàn trên vùng núi. Dưới ngòi bút mượt mà, những trang văn mang đậm sự chân thật, hồn nhiên, mộc mạc trong tâm hồn của đồng bào dân tộc và vẻ đẹp dịu dàng, man mác chất thơ, một không gian đầy hoa lá rừng, có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau các cô gái khoác tẩu xuống chợ; những nồi thắng cố nghi ngút khói trong phiên chợ vùng cao đầy màu sắc; những đêm trăng sóng sánh, huyền ảo; những bụi mần tang mọc trong thung lũng, những ngày chợ phiên sóng sánh say tình… tất cả làm nên bức tranh thật nên thơ. Tuy vậy, điều đọng lại sau cùng chính là nỗi buồn thương về kiếp người nơi đây, họ không thoát khỏi sự nghèo khó truyền từ đời này sang kiếp khác, và những ước mơ đổi thay là điều thật xa vời...
Chương mới nhất
-
Mẹ tôi xếp gạo, muối vào gùi, bảo: “Mang lên cho thằng Dìn”. Dìn là em trai tôi, đang đi Ong trên Phạ Lấu. Năm nay bạc hà nở sớm, nhuận hai tháng Năm, nên mới đầu tháng Mười đã thấy chỗ nào cũng ngan ngát mùi bạc hà. Có hoa bạc hà là có ong tìm về. Ở Sín Chải nhà nào cũng nuôi ong. Ít thì vài ba thùng, nhiều thì hai mươi, ba mươi thùng...Thu gọn
-
Tối trời hẳn tôi mới tới chỗ Dìn canh ong. Dìn đang lom khom đậy đá lên những thùng ong cuối cùng. Không đậy sợ đêm có sương muối nhỏ xuống, chết ong non. Dìn dựng lều ngay dưới gốc cây giẻ già ngoài bìa rừng, ong xếp hàng ngoài chỗ trống. Đêm xuống, sương phủ kín cả dãy thùng ong. Sương theo gió tạt vào lều, đọng trên mái lá cỏ, lúc lúc lại rơi thành giọt...Thu gọn
-
Nhưng năm nào làng xóm có chuyện xích mích, năm nào nhà giàu có con gái lớn không chịu gả cho người nghèo, năm nào có chuyện con cái để mặc bố mẹ ốm đau thì năm đấy suối cạn, chài để khô góc nhà. Trẻ con đeo giỏ thò tay vào hốc đá chỉ toàn những cua kẹp. Mùa xuân nào không thấy nước suối dâng lên đến ngấn đá năm trước là hội xuân mất vui...Thu gọn
-
Mười năm trước, lúc cả tôi và Lử còn chưa thuộc hết lối lên rừng, tôi đã từng xui Lử đút con ong bò vẽ vào mồm mút. Nhà Lử giàu nhất Sín Chải, bạc chôn đầy dưới mấy chục cái cột nhà. Cậy thế, Lử coi khinh đám bạn cùng lứa, có cái gì cũng chơi một mình. Chơi một mình mãi nên mới không biết ong bò vẽ mà đốt thì người lớn cũng lăn ra ốm mấy ngày liền. Vừa đút con ong vào mồm, Lử đã trợn mắt lên, lăn đùng ra, lưỡi sưng lên chỉ một lúc đã đầy cả mồm. Tôi khoái được một lúc rồi sợ. Sợ quá, bỏ trốn lên lều canh nương mấy ngày liền...Thu gọn
-
Ngày xưa, nhà thằng Lử chẳng bao giờ có người đi ong, nhưng mùa mật nào ống mật cũng chứa đầy góc nhà. Mật đòi nợ, mật ăn vạ, mật mua rẻ... bố Lử cứ để mật đấy, đến khi cả phiên chợ không ai còn bán mật ong nữa mới cho ngựa thồ xuống phố. Đã giàu lại càng giàu, bao nhiêu người nghèo lại nghèo đi. Bao nhiêu năm trời nước dòng Phạ Lấu cạn khô. Muốn có nước ăn người lớn trẻ con phải đi cả ngày, ra gần đến sông mới gùi về được...Thu gọn