“Em bé Hà Nội” Lan Hương trải lòng…

Như Quỳnh (tổng hợp) | 05/05/2020, 06:23

VOVLIVE.VN - Nhắc đến nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương, khán giả lại nhớ về cô bé Ngọc Hà, vai diễn đầu đời của chị trong bộ phim “Em bé Hà Nội”. Ít ai biết chị còn là một đạo diễn tài năng... với rất nhiều những trăn trở.


Hơn 40 năm theo đuổinghiệp diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng khángiả qua những vai diễn điện ảnh và truyền hình. Vốn là một người thích phácách, sáng tạo và kiên quyết, Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương còn say sưa với nghệ thuậtthể nghiệm, với mong muốn đưa loại hình này đến gần hơn với công chúng.

Với chị, sẽ chẳng có khó khăn nào cản trở được thành côngkhi người nghệ sĩ hy sinh cho niềm đam mê chính đáng. Phóng viên VOV đã có buổi trò chuyện cùng Nghệsĩ Nhân dân Lan Hương, người nghệ sĩ giữ trọn tình yêu với nghiệp diễn.


"Em bé Hà Nội" Lan Hương...


“Em bé Hà Nội” và nhữngkỷ niệm nhớ đời

Xin chào Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương và cảm ơn chị đã tham gia buổi tròchuyện hôm nay! Vâng, nhắc đến Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương thì chắc hẳn là nhiềungười sẽ nhớ ngay đến cô bé Ngọc Hà trong bộ phim điện ảnh”Em bé Hà Nội”. Có phảiđây chính là dấu mốc mà đưa chị đến với nghiệp diễn hay không?

Nghệ sĩ Nhân dân LanHương: Chính xác là như thế! Đây là một viên gạch đầu tiên để cho mình chạmngõ và bắt đầu bước chân vào con đường nghệ thuật. Cơ duyên của bộ phim nàycũng rất là lạ.

Bố mẹ mình không làmnghề nghệ thuật nhưng mình lại có ông bà ngoại và bác lại làm ở trên xưởngphim. Rất nhiều đạo diễn rất là thích mình từ lúc còn nhỏ, nhất là bác Hải Ninh(đạo diễn Hải Ninh – PV). Bác lúc nào cũng bảo “Ô! Con bé này có đôi mắt cứthăm thẳm. Thăm thẳm như này là rất hợp với điện ảnh!”.

Đến năm 1972, Mỹ tấn công miền Bắc dồn dập bằng Máy bay némbom chiến lược B52. Từ một câu chuyện có thật về một cô bé ở An Dương, cácbác đã viết kịch bản phim. Viết xong, cácbác bắt đầu đi tìm diễn viên. Bác nghĩ ngay ra mình. Bác đến nhà mìnhthì gia đình không đồng ý.

Bác đi tìm các trườngthì đến khi mà đi mãi, đi mãi thì về đến trường Kim Liên thì lại gặp đúng mình.Thế thì bác mới nói với mẹ mình là anh nghĩ có lẽ là cái duyên, em cứ cho cháunó đi làm đi. Ngay say đó, mẹ mình cắt luôn tóc của mình đi là bởi vì mẹ mìnhkhông thích cho mình đi làm phim.

Khi các bác trình bộphim này lên trên thành phố để chuẩn bị triển khai làm thì bác cũng nói về vấnđề với diễn viên. Sau đó, Chủ tịch thành phố lúc đấy là bác Trần Duy Hưng có viếtmột bức thư cho bố mẹ mình. Thế là bố mẹ mình đồng ý. Đấy là lí do mình được điđóng phim.



Khi đến với bộ phim này, chị mới10 tuổi. Một cô bé chưa từng diễn xuất lại đảm nhận ngay một vai chính trong bộphim điện ảnh. Chắc hẳn là không ít khó khăn và có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ phảikhông chị?

Nghệ sĩ Nhân dân LanHương: Kỷ niệm thì nhiều lắm vì phim ngày xưa làm lâu lắm mà phải nắngchang chang thì mới quay được.Có khi mộtngày chỉ quay được 1 đến 2 cảnh. Có khi quay 20 đúp mới chọn được một đúp.

Câu chuyện là vào tháng 12 nên Hà Nội rất rét nhưng lại quayvào tháng 7 mà quay vào những ngày rất nắng. Khi đóng phim, mình phải mặc mộtcái áo len mỏng ở trong, một cái áo len khác ra ngoài, rồi lại đến một cái áonhung, rồi để khăn tang nữa.

Giữa mùa hè mà phải mặc như thế, mồ hôi ra như tắm. Đã thếmà lại còn chạy nữa! Nhưng mà mình thích đóng phim quá nên quên hết tất cả.Nóng mấy mình cũng mặc! Mình rất nhiều bệnh tật, mà bệnh nặng nhất là bệnh timvà bệnh hen. Khi đóng phim, nóng quá, mồ hôi ra nhiều quá thế là lại lên cơn hắthơi, ho rồi hen.

Một kỷ niệm đáng nhớ nữa là những lần bác Hải Ninh bảo “Chạy”là chạy. Bác Hải Ninh bác ấy hô “Máy” mà ô tô hai bên cứ chạy ầm ầm cạnh mìnhvà mình không biết sợ là gì nữa, trong khi bình thường thì là sợ lắm!


NSND Lan Hương yêu nghệ thuật từ ngày thơ bé.


Đã từng bị mẹ từ mặtvì chọn con đường nghệ thuật

Như chị chia sẻ vừa rồi thì ngay từ đầu, mẹ chị đã không đồng ý cho chịtheo con đường nghệ thuật. Thế điều gì đã khiến chị quyết tâm theo đuổi bằng đượccon đường này?

NSND Lan Hương: Mẹ đã một lần không cho mình theo đuổi trường múa,đã lôi mình về một lần rồi, đến khi đóng phim suýt nữa lại bị cấm nữa. Buồn lắm!

Đến khi Nhà hát Tuổi trẻ thông báo tuyển sinh, mình thấy có nhiềucái phù hợp với mình quá. Mình yêu múa và thấy nói là vào đây sẽ học cả hát, cảmúa, cả kịch. Chính vi vậy, mình đăng ký vào Nhà hát Tuổi trẻ nhưng mẹ khôngcho. Mẹ không ký, mẹ từ không cho về nhà nữa.

Mình phải vào khu tậpthể ở. Một năm sau, mẹ mới cho về. Mẹ bắt đầu chịu thua thôi, biết là không thểthay đổi được, không thể lay chuyển được nữa.

Trải qua hàng chục vai diễn trên sân khấu thì chị ấn tượng với vai diễnnào nhất?

NSND Lan Hương:Mình diễn trên sân khấu nhiều hơn là bên điện ảnh.Thế còn ấn tượng ở sân khấu thì mình có nhiều lắm, nào là “Cuộc đời tôi”, “Tôiđi tìm tôi” (những tác phẩm đạt Huy chương vàng), rồi “Mùa hạ cay đắng”, “Vũ Như Tô”…

Hầu như cái vai nào, mình cũng có những cái tìm tòi và chịukhó sắp xếp lại cái lời thoại để cho nó phù hợp, khắc sâu hơn đối với một nhânvật. Được cái là các nhân vật cũng rất là thích!


NSND Lan Hương và NSND Lê Khanh.


Bên cạnh sân khấu thì chị cũng rất thành công với nhiều vai diễn trongphim truyền hình, ví dụ như là “Những người xung quanh tôi”, “Trần Thủ Độ” hay là những bộ phim trong thời gian gần đây,ví dụ như là “Sống chung với mẹ chồng”, “Ngược chiều nước mắt”. Theo chị thì diễnxuất trên sân khấu và diễn xuất trên phim thì nó có điểm gì chung, điểm gìriêng và đâu là yếu tố để giúp chị thành công?

NSND Lan Hương:Lĩnh vực điện ảnh, truyền hình và sân khấuchắc chắn là phải khác nhau rồi. Ngày xưa, khi mình học sân khấu, 1 đến 2 năm đầulà mình cũng bỡ ngỡ lắm đấy, bởi vì diễn xuất của hai cái thể loại khác nhau.

Trong điện ảnh, mình diễn thì sẽ đặc tả mặt mình để cho thấymình buồn, mình vui hay khóc… Chính vì vậykhi diễn, mặt mình nhẹ nhàng như đời thường, có khi còn nhẹ hơn cả đời thường.

Sân khấu lại khác. Sân khấu là khán giả trực tiếp ở trước mặtnhưng lại ở xa. Họ không nhìn rõ. Họ chỉ nhìn tổng thể mình chứ không thể nhìnrõ được cái ánh mắt của mình thế nào, cái lông mày của mình thế nào, cái môi củamình thế nào. Vì thế nên tất cả phải cường lên một chút.

Thế nhưng ở sân khấu nó còn có một điểm rất hay. Đó là, cảtrăm đêm diễn thì không đêm nào giống đêm nào. Bởi vì mỗi một đêm, mình có thểnhìn thấy phản ứng của khán giả và biết được ngày mai sẽ phải điều chỉnh như thếnào.

Nó khó hơn là điện ảnh chỗ là cần phải học. Tức là một diễnviên tay ngang không thể nào mà trụ sân khấu lâu được. Bởi vì trên sân khấu,nghệ sĩ phải trụ một nhân vật từ đầu xuyên suốt gần 3 tiếng đồng hồ, nếu lànhân vật chính.

Điện ảnh thì lại có một điểm khác. Đó là anh diễn từng cảnh.Nhưng anh lại bị khó điểm này, đó là ngày hôm nay, anh diễn cái cảnh này như thếthì ngày mai anh diễn tiếp cảnh đấy thì anh phải lấy lại được tất cả những tình cảm ấythật nhanh.Mỗi cái nó có một cái khóriêng.


NSND Lan Hương trên sân khấu.


Kịch thể nghiệm khiến tôi hạnh phúc

Lâu nay, nhiều người vẫn biết đếnchị với vai trò là diễn viên và có lẽ ít khán giả biết chị còn làm đạo diễn sânkhấu nữa. Từ diễn viên chuyển sang đạo diễn - hành trình ấy cho chị cái nhìnnào khác về nghệ thuật sân khấu hay không?

NSND Lan Hương:Đến năm2.000, mình mới bắt đầu đi học đạo diễn. Năm 2005, mình tốt nghiệp. Tốt nghiệpxong, mình vẫn diễn thì mình lại thấy là thế này. Trong lúc học đạo diễn thìmình lại được bồi bổ hơn về các nhân vật, tức là mình lại còn hiểu sâu hơn nhânvật mà mình thể hiện.

Từ năm 2002 thì chị dành nhiều thời gian hơncho loại hình nghệ thuật kịch hình thể. Vì sao chị lại có sự lựa chọn này?

NSND Lan Hương:Những năm 1980, 1990, nhà hát bắt đầu chuyểnsang hài kịch. Đầu tiên, tôi với Minh Hằng cũng được anh Lê Hùng nhặt ra đểđóng hài kịch. Số hài kịch đầu tiên của Nhà hát thì tôi đóng cũng được, nhưngmà có hôm thì duyên, có hôm thì rất vô duyên.

Vì thế tôi buồn lắm! Tôi mới nghĩ là làm thếnào bây giờ. Bây giờ, mình phải diễn cái kiểu gì, nghĩ mất ngủ mấy đêm và cáitiểu phẩm “Cảnh ngộ” ra đời.

Cái tiết mục đấy là gần như cả hìnhthể nữa. Sau đó, đi đến đâu, mọi người chỉ nói về tiết mục đấy “nó vừa buồn cười,nó vừa xúc động”.Tức là khán giả vừa cườivừa khóc.

Đầu tiên, tôi chỉ nghĩ là tôi muốnquay lại với múa vì tôi quá yêu nghề múa mà tôi không được phép theo đuổi. Cáithứ hai nữa là lúc đấy ông Trần Tiến Thuật, Giám đốc Nhà hát có nói là các cháubây giờ tìm một hướng mới cho nhà hát.

Mình cố gắng nghĩ và mình thích cáiđấy quá! Đi nước ngoài nhiều, mình lại xem rất nhiều và thấy thế giới, họ cũngbắt đầu đi theo hướng đó. Tức là họ không còn đóng kịch chỉ có đứng nói không nữarồi. Họ bắt đầu đưa hình thể vào, đưa múa vào. Và múa cũng không có múa không nữarồi. Họ bắt đầu múa không theo cái luật chuyển động cũ của múa như ngày xưa nữa.

Thế là mình về mình xin làm. Đó, cái nguyên dolà như thế.


Nghệ sĩ nhân dân Lan Hương còn là một đạo diễn. Chị cũng đã đạt được nhiều thành công trong vai trò này.


Chị có còn nhớ vở kịch đầu tiênmà đoàn kịch thể nghiệm do chị phụ trách dàn dựng hay không và lúc đó thì khángiả đón nhận như thế nào?

NSNDLan Hương:Vở đầu tiên là vở “Con bệnhbí hiểm”. Hiệu ứng lúc đấy là họ hơi lạ, hơi lạ cái là vừa nói vừa làm hình thể.Khi họ đi xem kịch nói, họ thích nhất ở kịch nói là sự giãi bày, nói thật nhiều,nếu họ chưa hiểu đầu này thì đầu sau nói lại, thế mà kịch hình thể lại khôngnhư thế.

Tất cả hình thể là để mang hình tượng, là bắtbuộc phải chăm chú. Họ không chăm chú và chả hiểu gì cả. Có người thích, có ngườikhông thích. Người thích thì lại thích lắm, nhưng người nào không thích thì bảo,chả hiểu gì.

Nhiều người cho rằng việc tạo dựng một đoàn kịchthể nghiệm vào thời điểm bấy giờ khá liều lĩnh. Vậy vì sao chị lại không sợ màquyết tâm theo đuổi cái loại hình này?

NSND Lan Hương:Có thể mìnhtự tin quá! Về sau, mình thành lập được mười năm thì Nhà nước bắt đầu kêu gọi tựlập, xã hội hoá.Tuy nhiên xã hội hoá đốivới lại cái thể loại này thì hơi khó. Tất cả những người bỏ tiền ra xã hội hoávới nhà hát thì người ta cũng muốn là nó phải có khách…

Nhưng mà tôi lại thấy vui ở một điểmlà tất cả những vở tôi và anh Lê Hùng làm thì đều có tiếng vang.Ví dụ như là vở “Giấc mơ trưa” của tôi, vở “HànMặc Tử” của anh Lê Hùng, vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của tôi và “Cô bé bándiêm” của anh Lê Hùng, vở “Kiều” của tôi… Tất cả đều được đánh giá mức dàn dựngđặc biệt.


Nhan sắc của NSND Lan Hương ở tuổi U60...


Không chỉ gây được tiếng vang ởtrong nước, chị cùng với các nghệ sĩ, đoàn kịch thể nghiệm còn chinh chiến ởnhiều liên hoan quốc tế nữa và nhiều người vẫn còn nhớ đến giải thưởng tại Liênhoan kịch ngắn quốc tế Sơn Đông, Trung Quốc. Chị đã làm điều đó như thế nào?

NSND Lan Hương:Cái hồi ở SơnĐông,Trung Quốc là chúng tôi dự thi hai cái tiết mục. Một cái là “Lá rụng” và một cái là “Giấc mơ hạnh phúc”. Sau khi hai tiếtmục này diễn xong thì tất cả hội trường đứng dậy vỗ tay.

Tôi không nghĩ là mình được đâu bởivì bao nhiêu nước tham gia như thế mà Trung Quốc thì họ lại quá giỏi. Khi màngười ta nói là được đại giải, tức là trên cả giải vàng nữa, tôi rủn hết cả người.

Tập thì tập rất ghê rồi. Mình thì được cái làđã yêu cái gì thì mình hết sức lắm, không nghĩ gì ngoài cái tập cả ngày, cảđêm. Tập múa này. Tập từng động tác một, tập cả cái hất tóc…Tập hình thể không thể nào đơn giản được mànó cần phải rất chắc chắn. Mình nghĩ là tất cả công sức của mình đã được ghi nhận.



Tiếc nuối và trăn trở vì khôngcòn được làm kịch thể nghiệm…

Nhiều năm giữ vai trò là đạo diễn,trưởng đoàn kịch thể nghiệm thì điều gì khiến chị trăn trở hay tiếc nuối?

NSND Lan Hương: Mình trăn trở và tiếc nuối công sức ngần ấy năm củacả nhà hát, của cả ban lãnh đạo, một công sức rất lớn của cả mình và của cả ekiprồi cả diễn viên nữa.

Ví dụ, có những em diễn viên có nhữngvai phải thoại lúc uốn dẻo, em ấy nói “cô ơi, khó quá”. Lúc đó, mình nói “phải cố lên bởi vì sẽ khôngai làm được cả, chỉ có đoàn mình làm được thôi. Cho nên con phải cố”.

Hoặc là đứng những động tác múa màvẫn phải nói, vẫn phải thoại. Hoặc tạo hình những động tác mà vẫn phải thoại chứkhông phải được đứng một cách bình thản.

Đấy, cho nên rất khó!

Mình cũng đã làm kịch thể nghiệm đượcmười năm và khán giả đã bắt đầu “À! cũng hay đấy chứ nhỉ”. Ví dụ như mình đã bắtđầu làm cái vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, mọi người đã bắt đầu thấy thích rồi,hay đấy chứ vì nó vẫn rất là dân tộc.

Hoặc là đến vở “Kiều” rất là lạ. Mọingười bắt đầu xem “ờ thích đấy chứ” thì bắt đầu không còn được làm nữa. Mình tiếc cái điểm là đã có mộtêkip, một tốp diễn viên đặc biệt mà lại phải mất đi, cho nên là mình nuối tiếclắm!

Vậy chị nhận thấy lớp nghệ sĩ trẻhiện nay họ tiếp nối và phát triển kịch thể nghiệm của nước ta như thế nào?

NSND Lan Hương: Bây giờ là ngoài đoàn của mình ra (đã nghỉ rồi) thìcái chính thống của một cái kịch thể nghiệm đang rất yếu ớt. Tức là cả năm, cóthể anh ta vẫn đi dựng các kịch bình thường và đến một hội diễn thì tự dưng anhta đi dựng kịch thể nghiệm chứ không như mình.

Đoàn mình ngày xưa là chỉ dựng nhữngthể nghiệm, những cái đương đại mà mình gọi là kịch đương đại. Bao giờ cũng làmột vở luôn.

Giờ, bảo cho tôi làm đạo diễn một vở kịch bìnhthường thì nó cứ nhẹ như lông hồng. Bởi vì tôi không phải nghĩ.

Chứ kịch hình thể là tôi phải nghĩ là“à, một kịch bản như này, rồi một lời thoạidài như này, bây giờ lời thoại này tôi bắt diễn viên tôi làm những động tác gìđể nó toát được cả cái câu này mà chỉ bằng một động tác hình thể”.



Hiện nay thì sân khấu nói chungvà kịch thể nghiệm nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy theo chị làm thế nào để loại hình này nó gầngũi hơn với khán giả và được khán giả yêu mến nhiều hơn?

NSND Lan Hương: Từ khi mình nghỉ là đầu năm 2018 cho đến bây giờ làgần 2 năm rồi. Thực sự là mình buồn là bởi vì không có ai bước tiếp một cái thểloại mà cả thế giới giờ đang tung hô.

Trong thời điểm hiện nay nói thậttình là Nhà nước vẫn phải sốc lại, đừng để bỏ mặc nó, vẫn phải có định hướng.Ví dụ như là thể nghiệm để làm gì? Để cho nó thay đổi, đỡ nhàm chán một lối mòncũ trên sân khấu.

Cần phải tìm tòi, như một món ăn mới,một gia vị mới để làm. Cái kịch chính thống và cái kịch thể nghiệm nó phải đềuđều chứ không phải là đến hội diễn mới bắt đầu vắt chân lên cổ suy nghĩ và tìmngười về để mà dàn dựng.

Được biết hiện nay chị còn đang tham gia côngtác giảng dạy ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Có phải là chị muốn truyền cảmhứng hay là truyền lửa đam mê cho các thế hệ tiếp theo không ạ?

NSND Lan Hương: Chuẩn là như thế. Mình đã dạy trường từ những năm 2011đến bây giờ và cũng mong muốn rằng các em đấy là được mình truyền lại kinh nghiệm.Và mình cũng rất mong muốn trường có mộtcái biểu diễn giống như kịch của mình.

Hy vọng là sẽ có một cái lớp đào tạo mà dạy diễnviên theo cái lối diễn tổng hợp và mình sẽ tham gia giảng dạy lớp đấy nhé!



Mong muốn quay lại với điện ảnh

Gần đây, chị cũng tham gia một vài bộ phimtruyền hình và cũng tạo được sự chú ý của người yêu điện ảnh. Có lẽ là khán giảvẫn rất mong gặp lại chị trong nhiều bộ phim điện ảnh cũng như truyền hình nữa.Còn chị thì sao ạ, điện ảnh hay truyền hình có sức hút với chị hay không?

NSND Lan Hương:Mấy năm vừarồi tôi thấy truyền hình có rất nhiều chuyện hay, nó cuốn hút. Mình vẫn là mộtdiễn viên. Như hai phim vừa rồi, mọi người cũng hay ngại, cứ hỏi là “Cô ơi cô! Thếcô làm hộ cho con cái này được không? Con cứ ngại ngại”. Mình bảo “Không! Côlàm được”. Các bạn lại bảo “Nhưng vai này nó ngắn thôi cô ạ!”. Mình lại bảo “Ngắncũng được! Không sao cả. Cứ gọi cho cô”.

Thế nhưng đến phim “Ngược chiều nướcmắt” các bạn lại bảo “Cô ơi cô! Vai này cũng là mẹ chồng đấy nhưng lại ngược lạivới mẹ chồng kia thì cô có nhận không?”. Mình nói ngay “Nhận chứ sao không nhận.Cô thì cái gì cũng nhận”.

Thực sự là bây giờ mình mong muốnquay lại với điện ảnh. Rất mong là có một bộ phim điện ảnh hết sức nghệ thuậtnào đấy mà mình tham gia. Rất là thích! Mình thì mong ước là như thế. Tôi nghĩlà có dự án nào phù hợp đối với mình về điện ảnh hoặc video truyền hình là tôisẽ tham gia.

Vâng, xin cảm ơn Nghệ sỹ Nhân dânLan Hương về buổi trò chuyện hôm nay! Xin chúc chị sẽ có thêm những vai diễn ấntượng và đặc biệt là sẽ thắp lửa tình yêu môn nghệ thuật kịch thể nghiệm đến vớicông chúng nhiều hơn nữa, nhất là với các bạn trẻ.


Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia
VOVLIVE - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Mới nhất