• image

    Đất rừng phương Nam

    Đoàn Giỏi

    Nhà văn Đoàn Giỏi sinh ngày 17-5-1925 tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông từng theo học tại Trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ngoài bút danh Đoàn Giỏi, ông còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. "Đất rừng phương Nam" là một tiểu thuyết nổi tiếng của ông. Đến với tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" là đến với một mảnh đất ân tình có những người dân nồng hậu đầy yêu thương. Đó là lý do vì sao đây là cuốn tiểu thuyết đắt giá nhất trong cả cuộc đời cầm bút của nhà văn Đoàn Giỏi.
Chương mới nhất
  • 13/08/2020
    Tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An tại vùng đất miền Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố sau ngày Độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, đổ quân vào Nam Bộ. Giặc Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Trong một trận càn của giặc Pháp, An đã lạc mất gia đình. Qua cuộc phiêu lưu của chú bé An, vẻ đẹp hoang sơ mà huyền bí của vùng đất U Minh hiện lên rất sinh động qua từng trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi... Sau phần trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên về những nét đặc sắc của tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi, mời quý vị cùng lắng nghe những trang đầu của tác phẩm với những dòng văn chân thưc về "xóm chợ nhỏ của 1 vùng quê xa lạ"
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/08/2020
    Cậu bé An cảm thấy xóm chợ kì lạ như một vườn thú với biết bao nhiêu loài vật. Có lẽ khung cảnh mới lạ cũng như sự thân thiện của người dân nơi xóm chợ kiến An phần nào vơi bớt nỗi nhớ gia đình. Khi An đang ngắm các con vật người ta bày bán ở chợ thì cậu nghe thấy có đoàn hát rong đang biểu diễn. Có lẽ tất cả bọn trẻ con ở chợ đều bị cuốn hút bởi tiết mục biểu diễn của đoàn hát rong. Để biết đoàn hát rong sẽ biểu diễn những tiết mục thú vị gì, các bạn cùng nghe tiếp câu chuyện qua giọng đọc Kim Ngọc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    An thường lân la tới quán rượu của dì Tư Béo để xem có gặp ai quen hay không. Thấy tình cảnh An tội nghiệp, dì Tư Béo đã nhận cậu vào giúp việc tại quán rượu. An rất cảm động trước lòng tốt của người phụ nữ xa lạ. Làm việc tại quán rượu được vài ngày cậu đã quen mặt hầu hết dân nhậu ở xóm Chợ. Trong đám khách có hai người khiến An chú ý là lão Ba Ngù và Tư Mắm. Tại sao An lại ấn tượng với hai con người này?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Một buổi tối, quán rượu của dì Tư Béo đón tiếp hai vị khách đặc biệt. Đó là anh Sáu tuyên truyền và ông Huỳnh Tấn, đặc phái viên của Tổng hành dinh Ủy ban kháng chiến. An vừa dọn đồ vừa nghe câu chuyện của họ. Anh Sáu dán những tờ truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Khi lão Ba Ngù, anh Sáu và ông Huỳnh Tấn vừa ngồi xuống bàn rượu thì anh phân đội trưởng cộng hòa Vệ binh bước vào quán. Ông Huỳnh Tấn bất ngờ và vui mừng khi gặp lại người bạn mà mình tưởng đã hi sinh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Sau những phút hân hoan gặp lại người bạn cũ, ông Huỳnh Tấn và anh phân đội trưởng Cộng hòa vệ binh bắt đầu nói chuyện về chiến sự. Ông Huỳnh Tấn kể chuyến đi mình bảo vệ lãnh đạo gặp đại tá lính Nhật. Qua lời kể của ông, An như thấy được không khí căng thẳng tại hội nghị các tướng lĩnh mặt trận Sài Gòn - Chợ Lớn tại Tổng hành dinh Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Những thông tin về tình hình chiến sự An nghe được bên bàn nhậu khiến cậu rất hào hứng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Chúng ta đang theo dõi những trang truyện kể về cuộc trò chuyện giữa bốn người: ông Huỳnh Tấn, bác Ba Ngù, chú Sáu làm công tác tuyên truyền và dì Tư béo trong truyện dài “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Câu chuyện diễn ra sôi nổi, rôm rả khi mọi người nhắc tới mặt trận Gò Công. Ông Huỳnh Tấn thì cho rằng đang thế nước lên chúng ta tiếp tục đánh cho quân địch không còn đường chạy. Còn chú Sáu thì lại nghe phong thanh rằng đang có chủ trương đình chiến. Cả ông Huỳnh Tấn và chú Sáu đều đưa ra những nhận định có cơ sở nên câu chuyện đã kéo dài mấy giờ đồng hồ mà vẫn chưa ngã ngũ. Khi trời vừa xâm xẩm thì họ nghe thấy một giọng ca buồn đang thả thuyền trôi theo dòng kênh mỗi lúc một gần căn chòi. Câu chuyện tạm gác lại khi có sự xuất hiện của ông Tư Mắm. Ông Tư Mắm là người như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Chẳng ai nghĩ rằng dì Tư là vợ của ông Tư Mắm bởi dáng dấp và phong cách của hai người hoàn toàn trái ngược nhau. Dì Tư tuy ăn vận mộc mạc ra vẻ một người lam lũ, nhưng từ cách nói năng cho đến dáng đi thì dì là người rất đàng hoàng. Còn ông Tư Mắm thì là người đơn giản. Quán của Tư Mắm nổi tiếng là món cháo rắn. Thịt rắn có thể chế biến được nhiều món ăn như xào xả ớt hay nấu cà-ri nước dừa…Nhưng ngon và phổ biến hơn cả chính là cháo vừa bổ vừa mát. Thịt rắn trắng có màu trắng ngà, dì Tư liền bắc chảo mỡ cho sôi lên thả hành và tỏi khô vào. Sau đó cho thịt rắn vào, thêm ít nước mắm, chút tiêu cho vừa tới. Khi đã dậy mùi thơm dì Tư bèn múc tô cháo hoa nóng nổi rồi để thịt lên trên, rắc thêm chút tiêu là đã có được bát cháo rắn ngon miệng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Nếu như quán của vợ chồng Tư Mắm nổi tiếng với món cháo rắn, thì người nổi tiếng là khắc tinh của con vật này là lão Ba Ngù. Hình ảnh ông ba Ngù bán rắn ngồi dưới gốc cây Bã Đậu, tán lá xanh um ngả dài bóng mát trên mặt đất, bọn trẻ con xúm xít chen nhau ngồi xung quanh hai giỏ rắn, đứa thì khoanh tay lên gối mắt dán vào những con vật trong giỏ, đứa thì chỉ trỏ, nói nói cười cười…đã được nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả sắc nét trong những trang truyện hôm qua. Cuộc sống dân dã của những người dân cần cù sống ở vùng U Minh liên tục bị khuấy động bởi tiếng ầm ì của máy bay, tiếng nổ chát chúa của bom đạn làm đám con nít thét lên cắm cổ chạy túa đi. Người lớn thì quýnh quáng toan chạy… An đã quen với tiếng súng, tiếng bom từ mấy tháng nay rồi nên chỉ co người thụp xuống. Khi dứt tiếng nổ An liền đứng lên quan sát xung quanh. Nếu đó là súng giặc bắn thì phải bình tĩnh xem chúng tới từ hướng nào để chạy tránh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Sự khéo léo trong kỹ thuật săn, bắt rắn của cha con ông thợ rắn nọ khiến đám trẻ trong xóm trầm trồ, thích thú, trong đó có cả An. An cùng đám trẻ theo sát cha con người thợ rắn cho đến khi cơn giông ập tới. Cơn giông khiến mỗi người mỗi ngả, cha con ông thợ rắn cũng mau chóng chèo thuyền đi nơi khác. Trong lúc gấp rút, họ đã bỏ quên một chiếc túi da beo, trong ấy là đủ thứ đồ nghề. An hớt hải xách túi chạy dọc bờ kênh tìm cha con người thợ rắn để trả lại nhưng không kịp. Cơn giông khiến mưa rơi nặng hạt, An phải lui vào trú tạm trong một ngôi miếu. An tò mò ngắm nghía từng món đồ đựng trong túi da beo và thích thú với một chiếc dao găm. Khi cơn giông qua, An lại mang túi da beo đi dọc bờ kênh mong gặp lại cha con ông thợ rắn nọ, nhưng không thấy ai cả. Trời đã sẩm tối, cậu đành quay về nhà lo bữa cơm tối cho dì Tư Béo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Khi về tới nhà, An bị dì Tư Béo trút cơn bực dọc bởi một ngày đi đòi nợ thất thu. Sau đó, hai dì cháu dùng cơm tối, nhưng dì Tư vẫn không ngừng than vãn về cuộc đời của mình khiến An không mấy ngon miệng. Giữa lúc ấy, vợ chồng Tư Mắm tới quán nhậu. Tư Mắm nhờ An nướng giúp mấy món đồ khô để nhắm rượu, còn mụ vợ thì buôn đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất với dì Tư. Đồ nướng xong xuôi, An chuyển ra cho Tư Mắm. Cứ thế, hắn khề khà nhắm rượu, mắt nhìn lơ đãng, nhưng ánh nhìn và hành động khi ngồi quán của hắn khác hẳn mọi hôm. An chỉ thắc mắc vậy, chứ không nghĩ gì thêm. Dì Tư không quên nhắc An đun nồi cháo để phục vụ khách quý. Trong lúc An lúi húi đun cháo, mụ vợ Tư Mắm kiếm một góc khuất ngồi viết lách thứ gì không ai rõ. Không biết rằng, những hành động kỳ quặc của vợ chồng Tư Mắm ẩn giấu bí mật gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Dì Tư đi tắm, An bận bịu với nồi cháo trên bếp. Tuy tò mò với hành động viết lách của mụ vợ Tư Mắm, nhưng An tiếp cận mụ chỉ với lý do phục vụ khách chu đáo. Khi An mang siêu nước ấm ra tiếp nước cho mụ vợ Tư Mắm, cậu đã phát hiện ra một việc động trời. Từ phía sau lưng mụ vợ Tư Mắm, An nhìn thấy những dòng chữ tiếng Pháp viết vội nhằm thông báo về quân số, những căn cứ của quân ta tại địa phương, cũng như thông báo về thời gian thích hợp có thể tấn công các căn cứ ấy. An chưa kịp hoàn hồn khi phát hiện ra vợ chồng Tư Mắm chính là gián điệp, thì mụ Tư Mắm phát hiện ra cậu đang nhìn lén thư của bà ta. Sau phút bối rối, An vội chữa là mình ra tiếp nước, thấy chữ của bà ta đẹp nên muốn ngắm, chứ thực ra không biết tiếng Tây. Vợ chồng Tư Mắm cũng thở phào rồi xuề xòa cho qua. Thế nhưng chuyện không may xảy đến khi dì Tư Béo bước ra và nhìn thấy mụ vợ Tư Mắm đang hí húi viết. Dì Tư nói rằng An không những học giỏi mà còn thông thạo chữ nghĩa, nhất là tiếng Pháp. Nếu cần, bà Tư Mắm có thể nhờ An viết giúp. Từng câu nói của Dì Tư Béo khiến An lạnh sống lưng. Cậu nhận thấy nguy hiểm sắp ập đến với mình. Thế nhưng, An không thể bỏ chạy mà đành cáo lui ra xuồng đi ngủ. Sau khi nghe Dì Tư Béo nói về An như vậy, liệu cặp vợ chồng gián điệp có để yên cho An?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Tại quán rượu của vợ chồng Tư Mắm, An luôn luôn đề phòng bởi có thể cậu sẽ gặp nguy hiểm, An xuống thuyền ngủ một mình và quả thực, vợ chồng Tư Mắm đã lên kế hoạch giết cậu. Đêm đến, khi An xuống thuyền, bọn họ đã bố trí cho người xuống thuyền. An đã đoán trước được tình huống xấu sẽ đến với mình nên cậu đã rút lui trước khi chúng đến. Câu chuyện tiếp theo như thế nào, các em cùng nghe truyện dài "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    An chạy thoát đám cháy do vợ chồng Tư Mắm gây ra. Chúng muốn giết hại An và đốt quán rượu của dì Tư Béo. Sau khi thoát khỏi đám cháy, An chạy tìm anh Sáu và báo tin cho anh và mọi người biết rằng vợ chồng Tư Mắm chính là gián điệp và chúng đã bỏ trốn. Mọi người vô cùng kinh ngạc và ngay sau đó dân làng nhốn nháo gọi các anh Cộng hòa vệ binh bắt vợ chồng Tư Mắm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Ký ức về gia đình, cha mẹ in đậm trong An. Cậu nhớ về những kỷ niệm với gia đình, với cha mẹ, nơi An sống trong thành phố. An nhớ những ngày đi học, nhớ những ngày cùng các bạn xuống đường chứng kiến hình ảnh các anh thanh niên Tiền Phong dựng ở chỗ ngã ba đường lá cờ đỏ sao vàng. An nhớ mọi người cuống quýt thu dọn nhà cửa để đi tản cư.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Chúng ta đang theo dõi đến những trang truyện viết về cuộc sống vất vả của cậu bé An khi phải xa gia đình vì chiến tranh, được khắc họa trong cuốn truyện dài “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Hiện tại An đang được gia đình ông Hai, bà Hai che chở giúp đỡ. Cuộc sống dân dã gắn liền với sông nước, với sản vật vùng rừng U Minh, nơi có những người nông dân cần cù chất phác đã giúp An trưởng thành trong cuộc sống. Hàng ngày phải đối mặt với những tiếng nổ chát chúa của bom đạn, không biết bao nhiêu lần chạy xuống hầm trú ẩn luôn khiến An và mọi người nơi đây lúc nào cũng có sự đề phòng. Đã có cái nhìn khắt khe về số phận của cậu bé An khi em không được người thân trong gia đình chăm sóc. Nhưng chính sự thiếu hụt đó đã giúp An ngày một tự tin, phẩm chất lương thiện dần được mọi người biết tới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Bố nuôi của An trước đây là một thanh niên hiền lành chịu khó. Anh mồ côi cha mẹ từ lúc 10 tuổi, phải ở đợ cố công cho tên địa chủ Khá, nổi tiếng tham lam keo kiệt và háo sắc. Mãi đến năm 30 tuổi anh vẫn chưa lấy được vợ. Tên địa chủ Khá đã lợi dụng lòng tin và sự thật thà của anh Hai nên hắn lần lượt đưa ra lý do giữ chân anh ở lại để làm việc cho hắn. Trai lớn thì phải lấy vợ. Hôm anh Hai đưa chị Hai về ra mắt và xin hắn đứng ra làm chủ hôn thì cũng là ngày sóng gió bắt đầu xảy đến với người con gái thôn quê có vẻ đẹp dân dã, mặn mà này. Tên địa chủ Khá đã âm thầm lên kế hoạch để anh Hai đi làm ăn xa. Ở nhà, hắn định giở trò đồi bại nhưng đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ phía chị Hai. Không chiếm được người con gái đó, hắn đã đánh đập rồi nhốt chị trong nhà kho với vò nước lã. Số phận của chị Hai sẽ như thế nào khi không có anh Hai bên cạnh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Trong những người ở cho tên địa chủ Khá thì chỉ có thằng Bé là biết chỗ hắn nhốt chị Hai vì hằng ngày nó phải mang nước đến cho chị. Được chứng kiến toàn bộ sự hiểm ác của địa chủ Khá, cậu càng thương chị Hai nhiều hơn. Bé đã bí mật báo cho anh Hai biết chỗ tên địa chủ nhốt chị Hai. Vào một đêm mưa gió, anh Hai đã đưa chị Hai trốn thoát ra ngoài. Cả hai người đều biết rằng dưới gầm trời này đâu đâu cũng có tai mắt của hắn nên anh Hai và chị Hai đã phải lưu lạc sang vùng đất khác rồi thay tên đổi họ, làm tất cả các việc từ đóng đáy, câu cá sấu trên sông Cửu Long, đến trèo hái cau, hái dừa ở Bến Tre…để kiếm sống. Cho tới khi chị Hai sinh thằng Cò thì tai họa lại một lần nữa ập đến. Tên địa chủ vùng ấy thấy chị Hai nết na, chịu thương chịu khó, hắn liền bày mưu vu cho anh Hai làm cách mạng để bắt anh đi đày ngoài Côn Đảo. May thay anh Hai kịp thời phát hiện ra. Và lại chính trong cái đêm định mệnh ấy, anh đã dắt vợ bồng con đi trốn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    An mừng vui và xen chút hồi hộp khi Cò xin Tía cho cậu đi theo câu rắn vào buổi đêm. Để buổi câu rắn diễn ra thuận lợi, Cò dẫn An đi kiếm mồi câu từ sớm. Sau khi kiếm được đủ số mồi câu là những chú cá thòi lòi biển, hai đứa đốt lửa nướng thơm lừng và không quên nhồi vào miệng cá những quả ớt tươi. Sau khi công đoạn chuẩn bị mồi câu đã hoàn tất, Tía giúp An và Cò chuẩn bị lưỡi câu và dây gai. Vừa chuẩn bị lưỡi câu, Tía vừa giảng giải về mẹo dùng dây gai bẫy rắn. An lấy làm thích thú lắm. Cuối cùng, Tía chuẩn bị một mảnh nồi hun vỏ trấu đặt lên xuồng để đuổi muỗi cho hai anh em. Chiều tà cũng là lúc chiếc xuồng của Cò và An lên đường. Chiếc xuồng chòng chành giữa kênh nước của rừng U Minh mang lại cho An nhiều trải nghiệm thú vị.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Thiên nhiên kỳ thú vào buổi đêm của rừng U Minh khiến An vừa cảm thấy lạ lẫm, vừa cảm thấy tò mò, còn Cò thì đã quá quen sau nhiều lần theo Tía đi câu rắn đêm. Tuy nhiên, ở giữa nơi “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”, mảnh nồi hun trấu đuổi muỗi của Tía không có mấy tác dụng. Đàn muỗi rừng vây lấy An và Cò khiến cho hai cậu đứng ngồi không yên. Sau khi đặt mồi câu vào những nơi tiềm năng, An và Cò hồi hộp chờ đợi. Thế rồi con rắn đầu tiên đã mắc mồi câu. Bằng kinh nghiệm và kỹ năng rất thợ của mình, Cò đã tóm gọn chú rắn vào giỏ. Một lát sau, điểm đặt mồi câu khác nhúc nhích. Cò vui mừng báo với An rằng, mồi câu do An đặt đã bẫy được rắn. Lần này, Cò tính sẽ hướng dẫn để An tự thu về thành quả của mình. Thế nhưng, Khi An còn đang lưỡng lự vì sợ, thì con rắn đã cựa đứt dây câu và trườn đi mất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Đồ nghề đi “ăn ong” của Tía đơn giản là một chiếc túi da beo, gùi tre, dầu nhựa cây và một chiếc dao đi rừng. Quãng đường tiến sâu vào rừng, Tía truyền cho An và Cò nhiều kinh nghiệm về nghề “ăn ong”. Ong mật trong rừng tuy nhiều vô số kể, nhưng muốn thu được nhiều mật, con người phải tìm hiểu về tập tính của loài ong để tìm chỗ gác kèo. Kèo là một nhánh cây tràm đã khô to cỡ cổ tay, có chứa nhiều nhánh nhỏ khác và không còn “mùi người”. Chọn nơi đặt kèo cũng là cả một sự kỳ công. Kèo được đặt vào mùa xuân khi hoa tràm đang trĩu cành. Tiếp đó phải đặt kèo ở cây tràm kín gió, im bóng người, có ít bóng nắng và phải đúng hướng ong bay. Nhiều người định không đúng chỗ, đoán sai hướng ong bay, đầu mùa đặt kèo, cuối mùa thu chiếc kèo trơ trở về. Câu chuyện tạm ngưng khi ba thầy trò tiến sát đến một tổ ong trĩu mật. Công đoạn thu mật ong của Tía diễn ra như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    An và cha nuôi đã trải qua những giây phút hồi hộp khi gặp cọp trong rừng. Nghe tiếng chim thiêng kêu báo tin, hai cha con vội trèo lên cây để trốn. Con cọp núp trong bóng tối, An chỉ nhìn thấy cái đuôi của nó. An bỗng nghĩ đến chú Võ Tòng với lòng kính phục vô hạn. Tía không bắn con cọp vì ông chỉ còn 3 mũi tên để đề phòng giặc Pháp. Cuối cùng thì con cọp cũng bỏ đi. Ba ngày sau, hai cha con từ rừng trở về thì nghe tin dữ: chú Võ Tòng bị giặc sát hại. Mọi người đau buồn trước cái chết của con người dũng cảm, gan dạ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Đám tang của Võ Tòng diễn ra trang trọng, linh thiêng. Mọi người cúi đầu tiễn đưa người anh hùng. Người đàn ông gan dạ chiến thắng cả cọp dữ chết không nhắm mắt vì đạn của quân thù. Ba nuôi của An khấn rồi vuốt mắt cho chú Võ Tòng. Ai cũng kinh ngạc khi đôi mắt đang mở trừng trừng của Võ Tòng khép lại. Cái chết của Võ Tòng càng khiến tinh thần chiến đấu chống giặc Pháp của mọi người lên cao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Sau đám tang Võ Tòng, lão Ba Ngù nhận lời về ở với gia đình An. Lão kể cho mọi người nghe lại sự việc chú Võ Tòng đã bị giết hại như thế nào. Khi Ba Ngù được Pháp thả ra, trên đường về thì lão gặp ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh và Võ Tòng. Ba người bàn nhau lên kế hoạch phục kích quân Pháp. Một trận đánh quyết liệt diễn ra, Võ Tòng anh dũng giết chết mấy tên giặc Pháp và Việt gian nhưng cuối cùng trúng đạn của chúng. Mụ vợ Tư Mắm chính là kẻ khiến Võ Tòng bị hại. Để biết ba nuôi của An lên kế hoạch trả thù cho Võ Tòng như thế nào, các bạn cùng đón nghe tiếp truyện dài "Đất rừng Phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi vào chương trình sau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Sau nhiều giờ chèo thuyền xuôi xuống U Minh Hạ, Tía nuôi dừng thuyền để cả nhà lên nghỉ tại một quán nhỏ. Tại đó, Tía đã làm quen với vài người trong phường săn cá sấu tại địa phương. Cuối cùng, sau khi nghe họ thuyết phục, Tía quyết định trụ lại nhập phường săn. Những người ở phường săn địa phương nhiệt tình truyền đạt các kinh nghiệm cho Tía nuôi, An và Cò. Sau đó, Tía nuôi, An và Cò đã có những buổi đi săn đầu tiên đầy thử thách nhưng thành công ngoài sức mong đợi. Chẳng mấy mà chiến lợi phẩm ba người thu được đã lên tới vài chục con cá sấu. Cuộc mưu sinh ở vùng đất mới của gia đình An sẽ tiếp tục trải qua những ngày tháng ra sao? Sau đây, mời các em cùng nghe phần tiếp theo truyện dài “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi qua giọng đọc của cô Kim Ngọc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Khác với nghề săn cá sấu trước đây An từng được biết, phường săn U Minh Hạ có cách săn hiệu quả mà tiết kiệm hơn nhiều. Thay vì phải tốn vài ba con vịt cho mỗi lần đi săn, phường săn U Minh Hạ nghĩ ra cách hun khói kín mặt nước lùa cho cá sấu bơi lên theo đường lạch đào sẵn hoặc nhử chúng bằng mùi mỡ được đốt cháy. Để một buổi săn thành công là sự nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt của người thợ săn và độ thính nhạy của đội thuyền yểm trợ. Vào đêm nọ, Tía nuôi đốt mỡ để dụ cá sấu lên rồi phi lao trúng một con rất to. Ông lặn ngụp dưới mương nước để kéo cá sấu lên khiến An và Cò rất lo lắng. Cuối cùng, Tía nuôi cũng an toàn với thành quả xứng đáng. Câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2020
    Cuộc sống ở xóm nhỏ bỗng xáo trộn bởi sự xuất hiện của đội mật thám và cuộc đổ bộ của quân Pháp. Chúng không chỉ bắt bớ dân lành mà còn nã súng, thả bom oanh tạc xóm nhỏ. Dân chúng trong xóm ly tán. Trong khi má nuôi sốt ruột nghĩ đến việc xuôi thuyền tản cư, thì Tía nuôi một mực muốn ở lại mảnh đất mới gắn bó có ba tháng. Thế nhưng, phần vì thương hoàn cảnh gia đình, phần vì Cò đang bị trúng độc cá Mặt quỷ nằm sốt li bì, Tía đành cùng cả nhà dứt áo ra đi, xuôi về vùng Sróc Miên. Cuộc sống lênh đênh giữa thời loạn lạc của gia đình An sẽ trải qua những tháng ngày ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    An bất ngờ gặp lại dì Tư Béo tại bờ sông nơi con kỳ đà bị giết. Dì Tư Béo nổi tiếng nhát gan nên lúc nào cũng muốn mua các loại mật để tẩm bổ. Thấy dì Tư rủ An về ở với bà, Cò vội kéo An về. Chắc nó lo An sẽ nhận lời của dì Tư Béo. Giặc Pháp mới đến Năm Căn hơn hai tháng mà đã có mấy chục người bị chúng giết hại. Tía nuôi của An dạo này lầm lì ít nói và hay vắng nhà mấy hôm làm mọi người rất lo lắng. Thỉnh thoảng tía về nhà lại cho An và Cò vài thứ quả lạ rất đẹp
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Tía nuôi của An lầm lì ít nói và thỉnh thoảng bỏ nhà đi mấy hôm khiến mọi người lo lắng. Ở nhà được vài hôm, tía nuôi của An lại sắm sửa đồ đạc để đi vào rừng. Thấy tía soạn mấy bao diêm và hơn chục lít gạo bỏ vào trong bao, An đoán là ông lén đi thăm mấy anh du kích trong rừng. Không nén nổi tò mò, An báo với má nuôi một tiếng rồi dẫn theo con Luốc đi tìm tía. Nhờ con chó Luốc, An lần theo dấu vết tía để lại trên đường đi sâu vào rừng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Khi An bước vào lều của những người du kích, cậu nhận ra thầy giáo Bảy, ông già đốn củi và ông Huỳnh Tấn, người cán bộ đã đi cùng anh Sáu tuyên truyền đến quán rượu của dì Tư Béo. An được những người du kích đãi một tô cơm kèm hai khúc cá kho khô. Cậu ăn ngon lành vì đang đói sau một chuyến đi rừng vất vả. Anh em du kích rất cảm động khi nhận được quà của má nuôi gửi cho họ. Món quà nhỏ bé chỉ là ít kim chỉ nhưng thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. An được tham dự nghi thức trang trọng khi lực lượng du kích đứng trước lá cờ Cách mạng, trước ảnh Bác Hồ thể hiện quyết tâm chiến đấu chống giặc Pháp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Chúng ta đang nghe đến những trang truyện kể về Tía nuôi và An được gặp gỡ với các đồng chí du kích, đó là chú Huỳnh Tài, anh Sáu, thầy giáo Bảy… trong căn lều bí mật được dựng ở giữa rừng U Minh trong cuốn truyện dài Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Niềm vui này đã lan tỏa tới cả má nuôi và bà con trong ấp, khiến họ luôn hi vọng quê hương sẽ nhanh chóng được giải phóng trong nay mai. Tình thế cấp bách đòi hỏi khu Năm Căn cần thành lập một Trung đội du kích địa phương. Đó là những người có tinh thần yêu nước, gan dạ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. An đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ du kích địa phương. Đây là niềm tự hào cho An và gia đình Tía nuôi vì cậu còn nhỏ mà đã được cấp trên tin tưởng, giao nhiệm vụ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Lễ ra mắt Trung đội du kích Năm Căn diễn ra thật nghiêm trang. Đứng dưới lá cờ, mắt hướng về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cả Trung đội đồng lòng quyết tâm đánh đuổi bọn xâm lược xa khỏi đất nước. Trong niềm tự hào khôn tả ấy, An đã bật khóc vì có phần tủi thân. Nhưng cậu đã được Tía nuôi kịp thời động viên khích lệ bằng những lời nói giản dị chân thành. Tuy là con nuôi nhưng Tía và má đã luôn yêu thương An hết mực. Cậu nhiều lần cùng với Tía xách nỏ đi báo thù cho người thân và đồng bào. Vì An là cậu bé thông minh gan dạ nên Tía đã đồng ý để cậu làm du kích. Vật dụng duy nhất ông trao cho An trước khi lên đường nhận nhiệm vụ là một con dao nhỏ. Con dao ấy đã luôn được Tía mang theo mình. Nay ông trao lại cho An như trao lại vật báu sinh tử. Tía muốn An luôn được an toàn trong những lúc hiểm nguy.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Toàn thể chiến sĩ du kích của Trung đội địa phương đã tập hợp dưới những cây đước cổ thụ bên bờ sông vào lúc trời sắp rạng. Anh em chia thành từng tổ ba người xuống thuyền do các cụ già và thợ đốn củi xung phong chèo lái. Tía nuôi có ý định chèo thuyền đưa An tới vùng hoạt động. Nhưng khi ra đến bờ sông, Tía nhìn sâu vào mắt An, tay vỗ mạnh vào vai cùng lời nhắc nhở cần phải cố gắng. Tía là người mạnh mẽ, đã từng vào sinh ra tử, trải qua nhiều cung bậc của hỉ nộ ái ố mà ông cũng không thể cầm lòng được trong giờ phút chia tay lưu luyến này. Ông sợ nước mắt sẽ làm An chùn bước trước nhiệm vụ mới. Vì vậy ông đã chia tay An khi còn làm chủ được cảm xúc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Sau khi tính toán nhiều phương án, thày Bảy quyết định buộc con Vá vào góc vườn bằng chiếc vòng da có gắn lục lạc. Mực và Vá đã quen mặt nhau nên cũng trở nên thân thiện với nhau hơn. Vào một buổi nọ, do cố thoát khỏi chiếc vòng da mà con Vá đã khiến cho chiếc xuồng gần đó đổ ụp vào người mình. May thay, thầy Bảy đã kịp giúp nó sống sót trước lưỡi hái tử thần. Được sự chăm sóc của thầy Bảy, con Vá lớn nhanh như thổi. Vá sẽ sớm làm loạn để đi theo những con lợn rừng đực, hoặc cũng kéo sự chú ý của đàn lợn rừng đực về xóm gây hậu quả khôn lường. Nghe mọi người cảnh báo vậy, nhưng thầy Bảy vẫn tin tưởng con Vá và chăm sóc Vá cẩn thận.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Vào một đêm nọ, khi thày Bảy đang say giấc bỗng thấy con Vá chồm lên bất thường, nó dường như không còn làm chủ được mình. Thầy Bảy chạy ra quan sát thì thấy một đàn lợn rừng đực phía bờ kênh bên kia. Thầy Bảy liền khua chiếc thùng thiếc và đốt đuốc để đuổi lợn rừng. Nhìn thấy ông chủ, Vá bình tĩnh và lại nằm ngoan như chưa từng tồn tại thứ bản năng kia. Thế nhưng, biến cố ập đến với thầy Bảy khiến cho số phận Vá cũng trở nên chênh vênh hơn bao giờ hết. Thầy Bảy bị quân Pháp lùng bắt vì che giấu cán bộ cách mạng. Không bắt được thầy Bảy, bọn tay sai bắt Vá để làm tặng phẩm cho quan Pháp. Nhưng rồi, ở trong nhà quan Pháp chưa được bao lâu, Vá bị đẩy vào Sở thú Sài Gòn.
    Xem thêm Thu gọn