• image

    Búp sen xanh - Buổi 28: Gia đình li tán

    Sơn Tùng

    Sau khi xảy ra sự việc của vua Thành Thái, hàng loạt quan trong triều bị giáng cấp, trong đó có quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy. Ông bị điều về làm tri huyện Bình Khê - tỉnh Bình Định. Vậy là ba cha con Nguyễn Tất Thành phải xa nhau. Quan phó bảng xuôi về phương Nam. Hai anh em Tất Đạt, Tất Thành ở lại kinh thành Huế với nhiều nỗi khó khăn...
Búp sen xanh - Chương liên quan
  • 10/08/2021
    Tại làng Chùa, huyện Nam Đàn diễn ra một sự kiện trọng đại của một gia đình… Hương sen từ ngoài đồng bay theo gió pha lẫn mùi bồ kết cháy từ nồi than trong buồng toả ra ngào ngạt. Bà Hoàng Thị Loan vừa sinh hạ người con thứ ba...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2021
    Cậu bé Nguyễn Sinh Côn, tự Tất Thành được sinh ra vào mùa sen. Cụ đồ đặt tên cho cháu, những mong sau này cậu bé có chí vùng vẫy bốn bể, dù gặp truân chuyên chìm nổi nhưng ắt thành công. Sau khi sinh bé Côn, chị nho Sắc bị hậu sản và mất sữa. Sức khỏe của cụ đồ cũng yếu đi nhiều...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2021
    Lại một mùa sen nở, nhưng không phải là mùa sen báo tin vui như ba năm về trước. Ông ngoại bé Côn qua đời, để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho gia đình, hàng xóm láng giềng và những người thân thiết...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2021
    Khi việc hiếu đã tạm xong, anh nho Sắc bước vào những ngày dùi mài kinh sử. Để có kinh phí cho chồng đi thi, chị nho Sắc và em gái miệt mài làm lụng không quản ngày đêm. Cả nhà đều lo lắng, đặt nhiều hy vọng ở kì thi quan trọng này...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/08/2021
    Mẹ của anh nho Sắc là bà Hà Thị Hy vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, tài năng nhưng muộn màng hôn nhân. Ngoài ba mươi tuổi, bà về làm vợ ông Nguyễn Sinh Nhậm. Cậu bé Nguyễn Sinh Sắc ra đời trong niềm vui mừng của hai vợ chồng. Nhưng chỉ vài năm sau, cha mẹ Nguyễn Sinh Sắc đột ngột ra đi mãi mãi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/08/2021
    Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Sinh Sắc về ở với vợ chồng người anh cùng cha khác mẹ, được anh đưa đến học chữ nho tại nhà thầy tú Vương, được các thầy quý mến vì ham học, sáng dạ và hiếu thuận. Sau cuộc gặp gỡ tình cờ, ông đồ Hoàng Xuân Đường xin nhận nuôi cậu bé Sắc, tạo điều kiện cho cậu ăn học thành tài...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/08/2021
    Qua giỗ đầu người cha vợ đáng kính, anh nho Sắc lên đường tham dự kỳ thi Hương. Bà con dòng họ Nguyễn Sinh và họ Hoàng đều đặt nhiều hy vọng ở anh trong kỳ thi này. Gia đình bà đồ cũng hồi hộp, ngóng đợi tin tức của người con rể tài năng mà luôn khiêm nhường, hiếu thuận với gia đình, dòng họ, quê hương...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2021
    Năm thi hội Ất Mùi, anh Nguyễn Sinh Sắc hỏng thi. Từ kinh đô Huế trở về quê, lòng anh trĩu nặng bao suy nghĩ trở trăn. Ba chị em bé Côn lâu ngày mới gặp cha, vui mừng khôn xiết...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2021
    Gia đình anh cử Sắc chuẩn bị lên đường vào kinh đô Huế. Cả nhà tất bật sắm sửa cho chuyến đi. Bà con làng xóm cũng đến nhà chia sẻ động viên, người cho cái này, người biếu cái kia. Bà ngoại bé Côn lòng dạ bồn chồn lo lắng, thương con thương cháu...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2021
    Con đường thiên lý vào kinh đô Huế thưa thớt bóng người. Gia đình anh cử Sắc kết bạn với một số khách bộ hành. Họ phải vượt qua những cung đường hẻo lánh, tiềm ẩn nhiều mối lo. Ngày đi, đêm dừng chân xin nghỉ tạm ở nhà dân gần đường cái. Đó là quãng thời gian thật vất vả...
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2021
    Sau nhiều ngày rong ruổi đường xa, kinh thành Huế cũng hiện ra trước mắt với vẻ hoài cổ, kiêu sa. Anh đồ Nghệ Nguyễn Sinh Sắc dẫn các con tìm hiểu các công trình kiến trúc và nhịp sống nơi đây. Cậu bé Côn ngỡ ngàng bởi bên cạnh những khung cảnh tráng lệ, nguy nga thì cuộc sống của phần đông dân chúng đều cực khổ, lầm than...
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2021
    Đến kinh đô Huế theo đuổi nghiệp sách đèn, anh đồ Nghệ Nguyễn Sinh Sắc nhận dạy kèm một vài em nhỏ để có thêm chút tiền trang trải. Chị Sắc thì cần mẫn dệt vải, thu vén gia đình. Hai anh em Khiêm, Côn có thêm những người bạn mới là Công Tôn Nữ Huệ Minh và Diệp Văn Kỳ. Hai anh em cũng hiểu hơn về Huế qua lời giới thiệu, dẫn dắt của hai người bạn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2021
    Vào một tối nọ, căn nhà đơn sơ của gia đình bé Côn tiếp một vị khách quý - quan thượng thư Bộ binh Đào Tấn - vị quan uyên bác, thanh liêm. Câu chuyện thời thế giữa cha và quan thượng thư hấp dẫn cậu bé Côn, khiến cậu lắng nghe chăm chú...
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/09/2021
    Chị cử Sắc sống thui thủi một mình trong thành nội. Nỗi nhớ chồng con, đặc biệt hình ảnh của bé Côn cứ cuộn tròn trong lòng chị suốt ngày đêm. Chị đành bàn với chồng đưa bé Côn trở về thành nội. Vậy là cậu bé Nguyễn Sinh Côn được sống bên cạnh mẹ trong những ngày tháng mẹ đau yếu và sắp sinh em bé...
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/09/2021
    Mùa hè năm 1899, chị cử Sắc chuyển dạ sinh bé Nguyễn Sinh Nhuận, tự là Tất Danh. Anh cử Sắc và con trai cả cũng về kịp. Nhưng anh chỉ ở nhà được vài hôm thì nhận lệnh đi Thanh Hóa coi kỳ thi Hương. Sức khỏe của chị cử Sắc rất yếu. Hằng ngày bé Côn vừa chăm sóc mẹ, vừa phải bế em đi xin sữa. Côn không bao giờ nghĩ mình có thể mất mẹ mãi mãi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/09/2021
    Chị cử Sắc qua đời. Bà con hàng xóm ngỏ ý muốn đón anh em Côn về ở với gia đình họ. Nhưng Côn đã không đến nhà ai vì sợ làm phiền họ khi ngày Tết đã cận kề. Những đêm đầu tiên không có mẹ, bé Nhuận gào khóc rất nhiều. Phần vì đói sữa, phần vì em đang bị tiêu chảy nên sức khỏe rất yếu...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2021
    Trong lớp học, thầy đồ đang khen ngợi thiên tư vượt trội của trò Côn thì tin vui ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng đã bay về làng. Ông tiên chỉ cùng bà con làng xóm đến chúc mừng gia đình cụ đồ An. Bầu không khí xúc động lạ kỳ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2021
    Tuy đỗ đạt cao nhưng quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rất khiêm tốn, mong bà con đối xử với mình như trước đây. Ông chỉ xin nhận một mẫu đất trong số đất rất lớn mà dân làng chia cho. Không những vậy, ông còn xin bán nửa mẫu đất lấy tiền chia cho dân nghèo. Từ ngày về ngôi nhà mới ở làng Sen, Côn nhớ bà ngoại cồn cào ruột gan...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2021
    Quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khước từ việc vào Huế nhậm chức, ở lại quê nhà dạy học. Cô con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh đã 18 tuổi nên ông Nguyễn Sinh Sắc giao việc nhà cho cô trông nom, còn mình cùng hai con trai đi thăm bạn bè, thăm cảnh núi non, sông nước. Đi đến đâu, ông cũng kể cho Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Côn những câu chuyện xưa để các con hiểu hơn về quê hương, đất nước...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/10/2021
    Cụ đồ An bị ốm. Ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lo lắng chạy chữa thuốc men để mẹ vợ chóng bình phục. Bé Côn luôn túc trực bên bà. Nỗi đau mất mẹ, mất em vẫn luôn ám ảnh cậu bé. Vì thế bé Côn rất sợ bà ngoại có mệnh hệ gì, luôn ở bên cạnh động viên, chăm sóc bà...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/10/2021
    Sau khi chôn cất bà ngoại, Côn được cha dẫn đi thăm các bạn thân trước khi ông phải vào Huế nhận chức. Quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rất mừng vì sự hiểu biết, thông minh của con. Ông có thể nói chuyện thế sự với Côn, trao đổi về những trăn trở việc nước, việc dân mà ông quan tâm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/10/2021
    Trước ngày trở lại Huế, quan phó bảng Sắc thêm đăm chiêu, nghĩ ngợi. Ông nhìn cô con gái lớn, từ dáng dấp cho đến lời nói, cử chỉ y hệt mẹ. Ông càng thương con, nhớ thương người vợ hiền không may mất sớm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2021
    Trở lại kinh đô Huế, ba cha con quan phó bảng đều được gọi bằng tên mới: quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy, hai cậu con trai là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành. Do chưa thu xếp được chỗ ở nên ba cha con tạm ở nhờ nhà ông Phạm Khắc Doãn - vị quan biên tu Quốc sử quán và là người cùng quê. Ông Khắc Doãn có cậu con trai trạc tuổi Thành. Hai người nhanh chóng làm thân để cùng giúp đỡ nhau việc nhà, việc học...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2021
    Nguyễn Tất Thành mong muốn được học tiếng Pháp, khao khát tìm hiểu về nền văn minh của các nước phương Tây, trong đó có nước Pháp để mở mang trình độ, từ đó thực hiện hoài bão của mình. Sức học của Thành tiến bộ rất nhanh, là một trong những học sinh xuất sắc ở trường Đông Ba...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2021
    Ở trường Đông Ba, Nguyễn Tất Thành đã chứng tỏ được trí tuệ hơn người, khả năng tự học, tự tìm hiểu của mình. Cậu được nhiều thầy cô khen ngợi. Những người bạn của cha là những chí sĩ yêu nước thường xuyên tới nhà để đàm đạo thế sự, cậu Thành lại hay được cha cho phép ngồi lại pha trà, rót nước, có khi hầu chuyện. Điều này càng nung nấu ý chí, niềm tin để Nguyễn Tất Thành thực hiện hoài bão lớn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/10/2021
    Nguyễn Tất Thành nhập học tại trường Quốc học Huế. Ở ngôi trường có lịch sử lâu đời và danh giá của nước Nam, phải nhắm mắt nhìn người Pháp làm chủ với đủ thứ giảng dạy đồng hóa, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành không khỏi đau lòng. Anh học ở đây cũng do tính toán về con đường cứu nước sau này. Anh muốn hiểu tường tận về xứ sở của những con người đang biến đất nước anh trở thành thuộc địa...
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/10/2021
    Sau giờ học, Nguyễn Tất Thành thường cùng các bạn tìm hiểu về kiến trúc ở đất kinh thành. Thế rồi, toàn thành chấn động trước biến cố lớn: đức vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt giam do phát hiện ra những hoạt động của đức vua liên kết với các tổ chức yêu nước nhằm lật đổ sự đô hộ của người Pháp trên đất An Nam...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2021
    Một ngày sáng tháng tư năm 1908, Nguyễn Tất Thành thấy từng đoàn người chân đất, áo rách, tay không tấc sắt kéo nhau tới tòa khâm sứ để phản đối việc tăng thuế. Tất Thành cùng bạn bè đi trong đội ngũ những người đấu tranh đòi quyền sống. Đoàn người vừa đi, vừa hô vang khẩu hiệu biểu tình...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2021
    Chia tay thầy Lê Văn Miến, Nguyễn Tất Thành nói với anh trai là mình sẽ rời Huế vô miền trong để học hỏi, để làm điều gì có ích cho đất nước. Ngay hôm sau, Tất Thành theo một đoàn người buôn bán kẹo đi về Quảng Ngãi. Trên đường đi, đoàn người rất ngạc nhiên khi thấy một cậu ấm con quan như Thành không kiêu ngạo mà giản dị, chan hòa...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2021
    Tới thị xã Quảng Ngãi, Nguyễn Tất Thành ở lại mấy ngày vì thấm mệt qua chuyến đi dài. Vốn biết sức học và cũng mến tính siêng năng, hiền lành của Nguyễn Tất Thành nên những người lái buôn kẹo tha thiết mời anh dạy học cho con, nhưng Tất Thành khéo léo từ chối vì thấy mình còn quá trẻ. Rời Quảng Ngãi, Tất Thành theo một phường tuồng đi về Bình Khê tìm cha...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2021
    Nguyễn Tất Thành tâm sự với cha về ý định vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh cũng như những dự định sau này. Quan huyện Nguyễn Sinh Huy đăm chiêu suy nghĩ, khuyên con nên tìm con đường riêng, không theo con đường mà ông đã chọn. Nghe lời căn dặn của cha, trong lòng người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành trào dâng suy nghĩ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2021
    Ngay từ buổi đầu tiên, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã quan tâm, tìm hiểu gia cảnh của từng học sinh, trò chuyện thân mật, gần gũi với các em. Thái độ thân thiện, cách giảng bài hấp dẫn cùng kiến thức phong phú của thầy khiến các học trò chăm chú say mê...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2021
    Một hôm, có một ông lão tìm gặp thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Ông từ Bình Khê tới, mang theo lá thư của quan huyện Nguyễn Sinh Huy. Thầy xúc động đón lấy thư cha. Lá thư có tác động như thế nào đến người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2021
    Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh vô cùng yêu quý. Thầy không chỉ dạy các em kiến thức mà còn bảo ban các em rất nhiều điều trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, trong cách cư xử giữa người với người... Mái trường Dục Thanh có giữ được bước chân của người thanh niên trẻ giàu nhiệt huyết ấy?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2021
    Thầy Nguyễn Tất Thành vô tình gặp lại Tư Lê - người từng tham gia biểu tình ở Huế, bị thương và được Nguyễn Tất Thành giúp đỡ. Sau lần đó, Tư Lê phải lánh vào Sài Gòn làm ở bến cảng Nhà Rồng, giong thuyền lên Phan Thiết chở nước mắm thuê. Cuộc gặp vô tình mà như một sự sắp xếp đầy hữu ý của số phận...
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2021
    Vào một ngày nọ, thầy và trò trường Dục Thanh ngỡ ngàng bởi sự vắng mặt của thầy Nguyễn Tất Thành. Sau đó, người ta tìm thấy phong thư nói lời từ biệt được thầy cất dưới gối. Vì chí lớn, thầy đã bí mật rời trường, để lại niềm nhớ thương cho đồng nghiệp và các em học sinh...
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/11/2021
    Khi anh Ba tới nhà thuê trọ, ông già Đờn đã có cảm tình với chàng trai tuổi đôi mươi có đôi mắt sáng, nhìn hiền và ấm áp này. Biết được ý định của anh Ba vào Sài Gòn trước tiên là để gặp cha, sau đó là muốn làm công việc nào đó ở cảng nhằm ấp ủ hoài bão lớn thì ông và Út Huệ trong lòng rất vui...
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/11/2021
    Từ ngày xin vào làm phu bốc vác ở cảng Nhà Rồng, hằng ngày anh Ba chứng kiến những con tàu có tải trọng lớn xuôi ngược chở sản vật của nước Nam đi khắp năm châu bốn biển, mà nguồn lợi thu được lại đổ vào túi của bọn thực dân đế quốc, trong khi đời sống của nhân dân cơ cực lầm than, anh Ba đau xót vô cùng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/11/2021
    Tuy chưa quen công việc lao động nặng nhọc, nhưng với tình cảm ấm áp của cha con ông già Đờn cùng anh em thợ, anh Ba dần vơi bớt nỗi nhớ nhà. Anh Ba luôn nhìn đăm đăm về phía những con tàu viễn dương ngoài cảng biển với bao nghĩ suy. Đã có lúc sức nặng của các kiện hàng khiến đôi chân anh quỵ ngã, nhưng ý chí đã thôi thúc anh đứng lên...
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2021
    Vì phải làm công việc nặng nhọc dưới nắng gắt, lại mải nhìn theo những con tàu rời bến ra đại đương nên anh Ba bị choáng, vấp ngã khi đang khuân vác hàng trên vai. Út Huệ phải dìu anh về xóm trọ nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, trong lúc mọi người ra cảng làm việc, anh Ba tranh thủ ra phố đọc thông tin để tìm cách ra nước ngoài...
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2021
    Buổi tối, trong lúc mọi người đang vui vẻ trò chuyện thì có một vụ cãi nhau của đám cờ bạc. Để không còn cảnh buổi tối những người thợ quá buồn chán lao vào trò đỏ đen, anh Ba nói sẽ dạy chữ cho mọi người. Đề nghị của anh khiến mọi người rất háo hức, phấn khởi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2021
    Một buổi sáng mùa hè năm 1911, anh Ba đến thăm quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy. Anh thưa với cha rằng mình sẽ rời Tổ quốc để tìm đường cứu nước. Hai cha con nghẹn ngào bởi sau lần chia tay này không biết ngày nào sẽ được gặp lại...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2021
    Anh Ba bàn bạc kế hoạch lên tàu ra nước ngoài với người bạn thân thiết là anh Tư Lê nhưng anh Tư Lê ngần ngại, bởi anh chưa thể hình dung cuộc sống ở nước ngoài sẽ ra sao, làm gì để sống. Trước sự do dự của bạn, anh Ba im lặng. Trong lòng anh, tiếng gọi lên đường thôi thúc...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2021
    Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Cuộc chia tay đầy bịn rịn với những người mà nhiều năm sau anh không thể gặp lại...
    Xem thêm Thu gọn