• image

    “Bất ngờ tháng 10” tác động ra sao đến bầu cử Tổng thống Mỹ

    Tranh cử Tổng thống Mỹ là một cuộc chiến dài hơi, tốn kém, và tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Ở thời điểm chỉ còn vài tuần nữa cuộc bầu cử sẽ diễn ra, những sự kiện, hành động bất ngờ khó đoán định của các ứng cử viên có thể sẽ là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh năm nay. Trong những ngày qua, rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhắc đến cụm từ “Bất ngờ tháng 10” và đặt câu hỏi đâu sẽ là “Điều bất ngờ tháng 10”của kỳ bầu cử năm nay.
Hồ sơ sự kiện quốc tế - Chương liên quan
  • 27/09/2023
    Chính phủ Mỹ lại đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa, khi các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa thừa nhận khó đạt được thỏa thuận ngân sách trước thời hạn chót (30/9), nhằm đảm bảo ngân sách duy trì hoạt động của chính phủ. Bế tắc lần này xuất phát từ sự chia rẽ sâu sắc trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe cánh hữu về vấn đề thuế và chi tiêu. Tình thế hiện nay của nước Mỹ đang nối dài nỗi ám ảnh “nguy cơ đóng cửa chính phủ” suốt hàng thập kỷ qua.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/09/2023
    Mối quan hệ nhiều thăng trầm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ thêm một lần nữa “rạn nứt” sau những tuyên bố của cả hai bên làm giảm triển vọng đưa Ankara gia nhập ngôi nhà chung EU. So với bất kỳ ứng cử viên khác, Thổ Nhĩ Kỳ có quá trình chờ đợi và đàm phán cho tư cách thành viên EU lâu nhất, đến hơn 2 thập niên. Sau chừng ấy thời gian, các cuộc đàm phán hiện nay vẫn bế tắc và có nhiều dấu hiệu cho thấy đôi bên đã mất dần thiện chí và có thể phải tìm ra cơ chế hợp tác mới, thay vì nỗ lực đứng chung một khối.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/09/2023
    Trong thời gian gần đây, Australia liên tục có những động thái gia tăng hợp tác với ASEAN – từ cả bộ khối cũng như các quốc gia thành viên riêng lẻ. Những bước đi này cho thấy chủ trương của Australia trong việc tăng cường gắn kết với ASEAN, để cùng với những thiết chế khác mà Australia đã tham gia như nhóm Bộ tứ, AUKUS để thích ứng với trường đang ngày càng thay đổi ở khu vực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/09/2023
    Từ ngày 5 - 7/9 tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các hội nghị liên quan chính thức diễn ra. Trọng tâm các hội nghị là thúc đẩy chương trình nghị sự xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột: chính trị và an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội, vì một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, trong đó điểm nhấn là một Tầm nhìn dài hạn cho cả khu vực đến năm 2045.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2023
    Diễn đàn an ninh và hòa bình Trung Quốc - Châu Phi lần thứ 3, được tổ chức từ ngày 28/8 - 2/9 là một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý. Diễn đàn này diễn ra ngay sau chuyến công du Nam Phi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trong bối cảnh các cường quốc tăng tốc trong cuộc đua ra tăng ảnh hưởng của Châu Phi. Có thể thấy, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi trong hàng thập kỷ qua chủ yếu ở khía cạnh kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, gần đây khi công bố “Sáng kiến an ninh toàn cầu” Trung Quốc có nhiều động thái gia tăng hợp tác quốc phòng và quân sự với các quốc gia châu Phi. Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc - châu Phi lần này phần nào phản ánh cách tiếp cận mới về hợp tác của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/08/2023
    Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/8 tại Johannesburg (Nam Phi) được đánh dấu là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nhóm. Với hàng loạt vấn đề được đưa ra thảo luận tại hội nghị như mở rộng thành viên, tìm kiếm đồng tiền thay thế cho USD, hai cường quốc trong nhóm là Nga và Trung Quốc đặt mục tiêu củng cố thế đối trọng với hệ thống trật tự thế giới vốn do phương Tây thống trị trong nhiều thập kỷ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/08/2023
    Tâm điểm dư luận thế giới trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn lần đầu tiên được tổ chức độc lập mà không phải là sự kiện bên lề một hội nghị quốc tế nào. Dự kiến tại sự kiện mang tính lịch sử này Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ thảo luận và thành lập khuôn khổ quan trọng về hợp tác an ninh giữa ba nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/08/2023
    Tình hình tại đất nước Niger sau cuộc đảo chính hồi tuần trước đến nay vẫn đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế. Trong diễn biến mới nhất, lực lượng đảo chính quân sự liên tiếp tiến hành các động thái củng cố quyền lực và trấn áp chính trị, đẩy cao bầu không khí căng thẳng trên khắp cả nước. Theo giới phân tích, sở dĩ cuộc đảo chính tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới như Niger được chú ý đến như vậy bởi đằng sau đó là cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa phương Tây và Nga, từ đó tác động lớn tới an ninh khu vực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/07/2023
    Khu vực Nam Thái Bình Dương với những quốc đảo nhỏ bé nằm trải rộng trên những diện tích 40 triệu Km2, giữa Mỹ và Châu Á đang nổi lên như một đấu trường cạnh tranh mới của các cường quốc cùng với Mỹ và Trung Quốc .....Chuyến công du 5 ngày của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong tuần này đến khu vực trung tâm của Nam Thái Bình Dương được đánh giá là lịch sử bởi đây là lần đầu tiên một Tổng thống Pháp công du các quốc gia độc lập ở khu vực Nam Thái Bình Dương, chứ không chỉ các lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Chuyến đi truyền thông điệp rõ ràng rằng nước này muốn bảo vệ lợi ích của chính mình và thể hiện sức mạnh bên cạnh các nền dân chủ khác ở khu vực nam Thái Bình Dương. Cách tiếp cận của Paris là cung cấp cho các nước trong vùng Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương “một giải pháp thay thế”, một chỗ dựa tốt cho những nước không muốn bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh Mỹ -Trung.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/07/2023
    Trong 2 ngày 17-18/7, hơn 50 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU), Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) cùng nhau tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên sau 8 năm gián đoạn tại thủ đô Brussels của Bỉ. Sự kiện được đánh giá là cơ hội tạo động lực cho các bên khởi động lại tiến trình hợp tác mới dựa trên các nền tảng giá trị chung. Hội nghị đặc biệt có ý nghĩa với EU, khi khu vực này đang tìm kiếm các đồng minh chính trị và kinh tế mới, trong bối cảnh quan hệ Nga và Trung Quốc đều đang trục trặc...
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/07/2023
    Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc tại thủ đô Vilnius của Litva. Hội nghị lần này được đánh giá là một trong những hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất trong lịch sử của liên minh quân sự này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh khi thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, từ chiến lược an ninh của khối cho tới mở rộng thành viên. Trong đó, bài toán kết nạp Ukraine đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của các quốc gia thành viên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/07/2023
    Tháng 5 năm ngoái, Phần Lan và Thụy Điển cùng làm đơn xin ra nhập tổ chức" Hiệp ước Bắc đại Tây Dương NaTo", sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ucraina. Sau quá trình hoàn tất thủ tục nhanh chóng thì Phần Lan đã trở thành, thành viên chính thức của Liên minh còn Thủy Điển chưa nhận được sự chấp thuận của tất cả các thành viên NaTo, trong đó cứng rắn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, trong chặng đường nước rút vụ một người đàn ông Thụy Điện gốc Iarac bất ngờ đốt cuốn kinh Coran một văn bản linh thiêng đối với người hồi giáo, ngay bên ngoài một nhà thờ hồi giáo..... Điều này có tác động gì tới NaTo và cơ hội nào cho Thụy Điển ra nhập khối Liên Minh quân sự?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/06/2023
    Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Cairo thực hiện chuyến thăm chính thức Ai Cập mới đây, nhiều nhà quan sát đã nhận định, đây là một “cú hích” cho quan hệ song phương về mọi mặt. Và thực tế, chuyến đi được đánh giá đã mở đường cho sự gia tăng đầu tư đáng kể của Ấn Độ vào quốc gia Bắc Phi này, đồng thời là bước đệm quan trọng để Ai Cập có thể sớm gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) như kỳ vọng bấy lâu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/06/2023
    Khi nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Jens Stoltenberg kết thúc vào tháng 9 tới, các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chọn một người đứng đầu mới để lãnh đạo liên minh trong thời điểm được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử của tổ chức. Bất chấp bối cảnh vô cùng thách thức, cuộc đua tìm kiếm nhân vật sáng giá có thể lãnh đạo tổ chức gồm 31 thành viên đang ngày càng nóng lên. Bởi bất kỳ quốc gia nào có ứng cử viên được chọn cho vị trí này cũng đều sẽ có tiếng nói quan trọng không chỉ trong khối NATO mà trên toàn cầu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/06/2023
    Khi nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Jens Stoltenberg kết thúc vào tháng 9 tới, các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chọn một người đứng đầu mới để lãnh đạo liên minh trong thời điểm được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử của tổ chức. Bất chấp bối cảnh vô vàn thách thức, cuộc đua tìm kiếm nhân vật sáng giá có thể lãnh đạo tổ chức gồm 31 thành viên đang ngày càng nóng lên. Bởi bất kỳ quốc gia nào có ứng cử viên được chọn cho vị trí này cũng đều sẽ có tiếng nói quan trọng không chỉ trong khối NATO mà trên toàn cầu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/06/2023
    Bất chấp mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc xuống mức thấp kỷ lục với trạng thái căng thẳng trên mọi mặt trận, gần đây, hàng loạt giám đốc điều hành (CEO), các tỷ phú Mỹ tới Trung Quốc trong nỗ lực khôi phục lại và tìm kiếm hoạt động thương mại với quốc gia 1.4 tỷ dân, đồng thời hiểu về một môi trường kinh doanh đang trở nên phức tạp hơn... Sự xuất hiện của họ nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với các công ty hàng đầu thế giới. Về phần mình, trong khi mối quan hệ chính trị với Mỹ đang ở thời điểm không thuận lợi thì Trung Quốc lại đặt nhiều hy vọng vào những cuộc tiếp xúc với các doanh nhân có nhiều ảnh hưởng ở Mỹ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/05/2023
    Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 sẽ diễn ra tại Singapore từ ngày mùng 2 đến ngày 4/6 tới. Với 7 phiên họp toàn thể, Đối thoại năm nay sẽ thảo luận những vấn đề “nóng” nhất liên quan đến an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như trật tự an ninh hàng hải, các sáng kiến an ninh mới, quan hệ đối tác an ninh mới… Cũng giống như nhiều kỳ Đối thoại gần đây, căng thẳng Mỹ - Trung vẫn tiếp tục là tâm điểm chú ý khi hai nước đang có nhiều vướng mắc liên quan đến sự cố khinh khí cầu cũng như vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/05/2023
    Trong một động thái thúc đẩy thúc đẩy vai trò của Ấn Độ tại khu vực Nam Bán cầu, sau 8 năm gián đoạn, Thủ tướng Narendra Modi và người đồng cấp Papua New Guinea James Marape mới đây đồng chủ trì Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Diễn đàn hợp tác Ấn Độ - Các quốc đảo Thái Bình Dương tại thủ đô Port Moresby (Papua New Guinea). Những cam kết hợp tác của Ấn Độ với 14 quốc đảo không chỉ thể hiện quyết tâm nâng cao vị thế, ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực mà một lần nữa cho thấy, các quốc đảo Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trên bản đồ địa chính trị toàn cầu, trở thành điểm đến cạnh tranh địa chiến lược của nhiều nước lớn!
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/05/2023
    Từ ngày 16 đến 20/5, Tổng thống các nước Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Không chỉ tăng cường quan hệ song phương với từng quốc gia, Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Trung Quốc và 5 nước Trung Á thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 3 thập kỷ trước, được đánh giá