Chương mới nhất
-
Từ ngày 18-25/5, Diễn đàn Nước lớn nhất thế giới (WWF) lần thứ 10 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nusa Dua ở Bali, Indonesia. Với chủ đề “Nước vì sự thịnh vượng chung”, sự kiện thu hút hơn 35.000 người tham gia, bao gồm đại diện chính phủ, quốc hội các nước, các nhà lãnh đạo chính trị, tổ chức đa phương, học giả, xã hội dân sự và doanh nghiệp của 172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra các sáng kiến giải pháp và cam kết mới nhằm đạt được sự quản lý nước bền vững và công bằng.Thu gọn
-
Trong 5 ngày từ 05-10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới 3 nước châu Âu là Pháp, Hungary và Serbia. Chuyến công du này được dư luận quốc tế đặc biệt chú ý bởi đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình trở lại châu Âu sau gần 5 năm. Trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu thay đổi nhanh chóng, quan hệ Trung Quốc- Liên minh châu Âu không chỉ liên quan đến sự phát triển trong tương lai của cả hai bên mà còn có tác động quan trọng đến quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương.Thu gọn
-
Những ngày qua, nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á phải đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục bao trùm. Hàng chục người đã tử vong có liên quan đến nắng nóng, sốc nhiệt tại Thái Lan khiến chính quyền phải phát cảnh báo điều kiện thời tiết cực đoan; trường học tại Philippines đóng cửa; nhiệt độ tại Myanmar đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay ở mức hơn 48 độ C… Liên hợp quốc cảnh báo, nắng nóng - sốc nhiệt là “kẻ giết người thầm lặng”, có thể tiếp tục gây nguy hiểm cho con người trong phạm vi rộng lớn hơn.Thu gọn
-
“Đông cử tri đi bầu nhất, chi phí tốn kém nhất, các lá phiếu được thu thập ở độ cao gần 4.600 mét”…, cuộc bầu cử lớn nhất thế giới tại Ấn Độ với rất nhiều con số kỷ lục chính thức bắt đầu từ ngày 19/4. Kết quả của cuộc tổng tuyển cử khổng lồ này được coi là bài kiểm tra lớn sau nhiều thập kỷ với kỳ vọng sẽ định hình tương lai đất nước Ấn Độ.Thu gọn
-
Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần đầu tiên tại Washington DC. Đây là cơ chế liên minh tiểu đa phương mới nhất, sau liên minh 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn, liên minh tàu ngầm AUKUS hay Bộ tứ “kim cương” Quad… Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines có ý nghĩa chiến lược không chỉ vì các thông báo chính sách mới mà còn vì thể hiện một “điểm cao” khác trong cấu trúc an ninh “mạng lưới” mới nổi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Thu gọn
-
Ngày 04/4/2024, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kỷ niệm tròn 75 năm thành lập. Mục đích ban đầu khi thành lập NATO là ứng phó với Liên Xô cũ trên cơ sở răn đe và phòng thủ. Nhưng trong thời gian sau đó, NATO đã mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều chiến dịch can dự, tập trung vào gìn giữ hòa bình và chống khủng bố. Nhưng ở thời điểm kỷ niệm 75 năm, những biến động địa chính trị toàn cầu đang đưa NATO quay trở lại với mục đích chính ban đầu là răn đe và phòng thủ, nhất là để bảo vệ lãnh thổ ở châu Âu.Thu gọn
-
Với hơn 87% số phiếu ủng hộ, ứng cử viên độc lập, đương kim Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vừa qua, dự kiến tiếp tục lãnh đạo nước Nga trong 6 năm nữa. Cuộc bầu cử không chỉ là một cuộc trưng cầu ý dân quan trọng về vị tổng thống đương nhiệm mà còn thể hiện sự kỳ vọng của người dân “xứ bạch dương” vào một tương lai mới với bối cảnh mới.Thu gọn
-
Bắt đầu từ đầu tuần này, cùng với hàng triệu người Hồi giáo trên khắp thế giới, người dân ở Dải Gaza bước vào Tháng lễ Ramadan liêng thiêng. Nhưng bất chấp những nỗ lực hòa giải của Mỹ, Qatar, Ai Cập, các cuộc đàm phán nước rút tại Cairo hồi tuần trước đã không mang lại một thỏa thuận về lệnh ngừng bắn và trao trả con tin giữa Israel và Hamas như mong đợi. Mặc dù các bên cho biết sẽ tiếp tục đàm phán dù đã qua thời hạn chót, nhưng sự bế tắc với cách biệt quá lớn trong quan điểm của các bên khiến cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại về khả năng bùng nổ bạo lực trong Tháng lễ Ramadan năm nay.Thu gọn
-
Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “tự chủ quốc phòng” thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn của giới chức Liên minh châu Âu (EU). Từ ý tưởng này, châu Âu bắt đầu xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Chiến lược công nghiệp quốc phòng và Chương trình đầu tư phòng thủ EU được Ủy ban châu Âu công bố ngày 5/3 theo giờ địa phương là những văn bản đầu tiên, đặt nền móng cho việc hiện thực hóa kế hoạch tự chủ đó. Với nỗ lực tự chủ, các kế hoạch này được cho sẽ là thay đổi tương lai an ninh trên toàn Liên minh nhằm đối phó và phòng ngừa những rủi ro trước mắt và lâu dài.Thu gọn
-
Ngày 24/2 tới đây đánh dấu tròn 2 năm cuộc xung đột Nga – Ukraine. Đến thời điểm này, các bên liên quan vẫn chưa có dấu hiệu thỏa hiệp và kiên quyết theo đuổi mục tiêu khiến cuộc xung đột ngày càng bế tắc. Trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đang tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine, mới nhất là hai hiệp ước an ninh riêng lẻ mà Đức và Pháp ký với quốc gia này. Giới phân tích cho rằng, đây là cách để châu Âu giúp Ukraine đứng vững trong cuộc xung đột với Nga, nhưng cũng không đẩy quan hệ Nga – phương Tây tới “lằn ranh đỏ”.Thu gọn
-
Sau hơn 18 tháng trì hoãn, ngày 26/2, Quốc hội Hungary đã bỏ phiếu phê chuẩn nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển. Cuộc bỏ phiếu được thông qua với 188 phiếu thuận và 6 phiếu chống, chấm dứt nhiều tháng tranh cãi giữa các đồng minh của Hungary nhằm thuyết phục chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc tại Hungary dỡ bỏ việc ngăn cản tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Như vậy, cánh cửa NATO đã mở ra với Thuỵ Điển, đồng thời mang đến nhiều cơ hội và cả những thách thức mới trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết.Thu gọn
-
Trong khi Trung Đông đang trải qua một trong những “thời điểm nhạy cảm và căng thẳng” nhất, mối quan hệ giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tại khu vực là Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến những bước đột phá mới, có thể gọi là “kỷ nguyên mới”. Từ trạng thái “băng giá” và “tan vỡ”, hai bên đã có những bước đi hàn gắn và bình thường hóa quan hệ ở mức cao nhất. Chuyển biến này một phần được cho là xuất phát từ tình hình bất ổn ở khu vực và có thể tạo ra sức mạnh cân bằng tại vùng Vịnh và châu Phi, tác động tích cực tới sự ổn định ở đây.Thu gọn
-
Theo khảo sát mới nhất do YouGov Eurotrack thực hiện, hơn 70% người dân châu Âu tỏ ra bi quan về mức sống của mình trong năm 2024. Do ảnh hưởng của lạm phát, năm 2023 vừa qua đã là một năm khó khăn đối với nhiều hộ gia đình châu Âu, nhưng xu hướng này được cho là vẫn còn tiếp tục trong năm 2024 với nhiều yếu tố tiềm ẩn. Đây thực sự là một thách thức với các nhà hoạch định chính sách của châu Âu, nhất là khi đa số người dân tỏ ra hoài nghi về khả năng xử lý vấn đề chi phí sinh hoạt của các chính phủ.Thu gọn
-
Đất nước Đan Mạch vừa bước sang một trang sử mới, khi người dân nước này chào đón vị Vua mới - Vua Frederik X, sau khi Nữ hoàng Margrethe II chính thức thoái vị ngai vàng sau 52 năm trị vì. Như vậy, lần đầu tiên sau 900 năm, một vị quốc vương đã tự nguyện từ bỏ ngai vàng tại Đan Mạch. Triều đại Margrethe khép lại, nhưng đồng thời cũng mở ra một kỷ nguyên mới của con trai bà - Vua Frederik X với nhiều kỳ vọng.Thu gọn
-
Ngày 24/2 đánh dấu tròn hai năm xung đột Nga - Ukraine nổ ra với quá nhiều tổn thất cho cả hai bên và cả thế giới, điểm nóng quân sự này, sau hai năm vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong khi câu chuyện Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) được xem là điểm nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Nga với phương Tây, dường như các đồng minh phương Tây đang tìm cách riêng nhằm đảm bảo an ninh cho Kiev. Đó là các thỏa thuận an ninh song phương được các nước trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) và các đối tác khác cam kết tại một hội nghị ở Litva vào tháng 7 năm 2023. Anh là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận này với Ukraine và dự kiến Pháp sẽ có bước đi tương tự trong những tuần tới. Điều này cho thấy những thay đổi trong cách tiếp cận về hỗ trợ Ukraine của các nước phương Tây.Thu gọn
-
Đất nước Đan Mạch vừa bước sang một trang sử mới, khi người dân nước này chào đón vị Vua mới - Vua Frederik X, sau khi Nữ hoàng Margrethe II chính thức thoái vị ngai vàng sau 52 năm trị vì. Như vậy, lần đầu tiên sau 900 năm, một vị quốc vương đã tự nguyện từ bỏ ngai vàng tại Đan Mạch. Triều đại Margrethe khép lại, nhưng đồng thời cũng mở ra một kỷ nguyên mới của con trai bà - Vua Frederik X với nhiều kỳ vọng.Thu gọn
-
Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken đang có chuyến thăm kéo dài một tuần tới Trung Đông với các điểm đến là Jordan, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Arab Saudi, Israel, Bờ Tây và Ai Cập. Mục đích chuyến thăm lần này của ông Blinken là ngăn chặn cuộc xung đột này lan rộng ra khu vực, trong bối cảnh lực lượng Houthi tại Yemen vẫn đang gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền qua lại trên Biển Đỏ. Tuy nhiên, với sự khác biệt quan điểm khá lớn giữa Mỹ và Israel, dư luận không đặt nhiều kỳ vọng vào việc Mỹ có thể tạo ra sự thay đổi lớn nào đối với cuộc xung đột.Thu gọn
-
Đầu năm mới 2024 này, đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) khi nhóm chính thức chào đón thêm 5 thành viên mới, nâng tổng số thành viên lên gấp đôi. Mặc dù Argentina đã rút lại quyết định gia nhập BRICS vào phút cuối, nhưng với những thành viên mới “nặng ký” ở khu vực Trung Đông và châu Phi, gồm Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ethiopia - có thế mạnh về dầu mỏ và năng lượng – BRICS được kỳ vọng sẽ trở thành một đối trọng mạnh mẽ hơn đối với các cơ chế hợp tác của phương Tây, trong đó gia tăng tiếng nói cho các nước Nam bán cầu.Thu gọn
-
Biển Đỏ - tuyến đường huyết mạch vận chuyển khoảng 1.000 tỷ USD giá trị hàng hóa toàn cầu đã “dậy sóng” suốt hơn 01 tháng qua. Hơn 100 vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện nhằm vào các tàu thuyền qua lại khu vực này đang khiến dư luận lo ngại về những nguy cơ gián đoạn thương mại toàn cầu, thậm chí đối diện nguy cơ leo thang xung đột. Nhất là khi, nhóm Houthi khẳng định sẽ tiếp tục các cuộc tấn công nhằm gây áp lực lên Israel - cho đến khi cuộc xung đột Israel-Hamas ở Dải Gada chấm dứt.Thu gọn
-
Sau hơn một năm đàm phán, hôm 18/12, Mỹ và Phần Lan đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với nội dung đáng chú ý là Mỹ sẽ được sử dụng 15 khu vực quân sự tại Phần Lan. Thỏa thuận với Mỹ cho thấy kết quả thực chất trong hợp tác an ninh sau khi Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, đồng thời cho thấy quốc gia này đang có những bước đi ngày càng quyết đoán về phía Tây – động thái chắc chắn khiến Nga lo ngại...Thu gọn
-
Cùng với các sự kiện chính trị - thời sự, thì các số liệu về kinh tế Nga cũng đang thu hút sự chú ý của giới hoạch định chính sách quốc tế. Sau khi suy giảm 2,1% hồi năm ngoái, tốc độ tăng trưởng GDP năm nay của Nga dự kiện đạt 3,2% - đây là con số đầy ấn tượng cho thấy sau gần 2 năm hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề nhất, nền kinh tế Nga đã lấy lại đà tăng trưởng một cách ngoạn mục. Tại Diễn đàn đầu tư “Nước Nga kêu gọi” diễn ra cuối tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn tuyên bố nước Nga đã sẵn sàng bắt đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo để trở thành một trung tâm tăng trưởng mới của thế giới. Bối cảnh này, cũng khiến Mỹ và các nước đồng minh khá "đau đầu" vì các nỗ lực trừng phạt Nga không hiệu quả.Thu gọn
-
Ngày 7/12, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đồng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế toàn cầu và mang tính chiến lược mà hai bên cùng quan tâm, nhằm hoạch định kế hoạch chi tiết, xác định các trong tâm và tạo động lực phát triển cho quan hệ hai bên. Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU kể từ năm 2019 và hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao thời gian qua đã cho thấy tín hiệu tích cực, khi cả hai đều kỳ vọng tìm kiếm mối quan hệ hợp tác cân bằng hơn, vì lợi ích của mỗi bên.Thu gọn
-
Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế trong tuần này là Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP28) khai mạc tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất vào ngày 30/11và kéo dài đến ngày 12/12. Hội nghị lần này dự kiến sẽ chứng kiến các vòng đàm phán về khí hậu gây tranh cãi nhất trong gần một thập kỷ qua và cũng là nơi để kiểm tra tính hiệu quả của Thỏa thuận Paris, đồng thời là phép thử với quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong giải quyết những thách thức lớn nhất về khí hậu.Thu gọn
-
Trong khuôn khổ sáng kiến Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) gắn kết với châu Phi - “G20 Compact with Africa”, Đức vừa đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tư với các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Phi nhằm thúc đẩy đầu tư vào lục địa vốn đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nhìn lại, Đức là quốc gia khởi động sáng kiến này từ năm 2017 khi giữ vai trò Chủ tịch G20. Khi mới ra đời, sáng kiến nhận được sự quan tâm khá lớn từ giới chính trị cũng như những nhà đầu tư Đức. Tuy nhiên, sự phấn khích đó ngày càng giảm theo thời gian khi thực tế dần phơi bày những khó khăn không dễ vượt qua. Hội nghị năm nay được cho là cơ hội để Thủ tướng Olaf Scholz “sốc” lại niềm tin và thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư vào lục địa còn giàu tiềm năng này.Thu gọn
-
Dư luận toàn cầu những ngày này tập trung vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung diễn ra ngày 15/11 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ.... Ngoài ổn định quan hệ Mỹ - Trung, cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho sự hợp tác mang tính xây dựng giữa hai nước trong việc giải quyết một số vấn đề lớn của thế giới.Thu gọn
-
Ngày 7/11 đánh dấu tròn một tháng bùng phát xung đột giữa Israel – Hamas, khởi đầu bằng cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào Israel, giết chết hơn 1.400 người và bắt cóc hơn 200 con tin. Để trả đũa, Israel đã tiến hành không kích dữ dội, đồng thời triển khai chiến dịch quân sự trên bộ để bao vây Gaza, biến thành phố này thành đống đổ nát. Dù cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực tiến hành các biện pháp ngoại giao, song đến thời điểm này vẫn chưa hé lộ bất kỳ lối thoát nào cho cuộc xung đột được đánh giá là đẫm máu nhất kể từ năm 1948, thậm chí nguy cơ xung đột lan rộng vẫn đang tăng lên từng ngày, từng giờ.Thu gọn
-
Ngày 7/11 đánh dấu tròn một tháng bùng phát xung đột giữa Israel – Hamas, khởi đầu bằng cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào Israel, giết chết hơn 1.400 người và bắt cóc hơn 200 con tin. Để trả đũa, Israel đã tiến hành không kích dữ dội, đồng thời triển khai chiến dịch quân sự trên bộ để bao vây Gaza, biến thành phố này thành đống đổ nát. Dù cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực tiến hành các biện pháp ngoại giao, song đến thời điểm này vẫn chưa hé lộ bất kỳ lối thoát nào cho cuộc xung đột được đánh giá là đẫm máu nhất kể từ năm 1948, thậm chí nguy cơ xung đột lan rộng vẫn đang tăng lên từng ngày, từng giờ.Thu gọn
-
Sự kiện ngoại giao đang thu hút sự chú ý của giới quan sát, đó là chuyến thăm Trung Quốc dự kiến vào cuối tuần này của Thủ tướng Australia Anthony Albanese – một dấu mốc bình thường hóa trong quan hệ song phương sau khoảng thời gian dài căng thẳng. Định dạng mới cho mối quan hệ này đang được xây dựng nhưng theo các nhà quan sát, Australia và Trung Quốc có thể khó trở lại “kỷ nguyên vàng” như hơn một thập kỷ trước vì những lý do chủ quan lẫn các yếu tố ngoại cảnh.Thu gọn
-
Trong hai ngày 26 và 27/10 tới đây, tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD) và ASEAN lần thứ hai và các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD năm 2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây là hoạt động quan trọng nhất của Chương trình Đông Nam Á trong năm 2023 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai khu vực trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, đồng thời là sự kiện chuẩn bị kỷ niệm 10 năm thành lập Chương trình Đông Nam Á vào năm sau.Thu gọn
-
Trong 2 ngày 17 và 18/10 diễn ra Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn và quan trọng nhất của Trung Quốc trong năm 2023 và cũng là sự kiện kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Nhìn lại 01 thập kỷ qua, sáng kiến này đã phát triển nhanh chóng cả về phạm vi địa lý và quy mô các ngành, lĩnh vực, trải rộng trên 150 quốc gia cùng các hành lang kinh tế, các dự án cơ sở hạ tầng lớn.Thu gọn
-
40% người dân Pakistan đang sống dưới mức nghèo khổ và chỉ trong vòng một năm, đã có thêm 12,5 triệu người rơi xuống mức sống này. Mô hình kinh tế của Pakistan không còn hoạt động hiệu quả, quốc gia này cần phải thực hiện cải cách khẩn cấp – đó là cảnh báo mà Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra đối với Pakistan. Vậy điều gì đang diễn ra với nền kinh tế Pakistan và liệu có cách nào đưa Pakistan thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay?Thu gọn
-
Chính phủ Mỹ lại đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa, khi các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa thừa nhận khó đạt được thỏa thuận ngân sách trước thời hạn chót (30/9), nhằm đảm bảo ngân sách duy trì hoạt động của chính phủ. Bế tắc lần này xuất phát từ sự chia rẽ sâu sắc trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe cánh hữu về vấn đề thuế và chi tiêu. Tình thế hiện nay của nước Mỹ đang nối dài nỗi ám ảnh “nguy cơ đóng cửa chính phủ” suốt hàng thập kỷ qua.Thu gọn
-
Mối quan hệ nhiều thăng trầm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ thêm một lần nữa “rạn nứt” sau những tuyên bố của cả hai bên làm giảm triển vọng đưa Ankara gia nhập ngôi nhà chung EU. So với bất kỳ ứng cử viên khác, Thổ Nhĩ Kỳ có quá trình chờ đợi và đàm phán cho tư cách thành viên EU lâu nhất, đến hơn 2 thập niên. Sau chừng ấy thời gian, các cuộc đàm phán hiện nay vẫn bế tắc và có nhiều dấu hiệu cho thấy đôi bên đã mất dần thiện chí và có thể phải tìm ra cơ chế hợp tác mới, thay vì nỗ lực đứng chung một khối.Thu gọn
-
Trong thời gian gần đây, Australia liên tục có những động thái gia tăng hợp tác với ASEAN – từ cả bộ khối cũng như các quốc gia thành viên riêng lẻ. Những bước đi này cho thấy chủ trương của Australia trong việc tăng cường gắn kết với ASEAN, để cùng với những thiết chế khác mà Australia đã tham gia như nhóm Bộ tứ, AUKUS để thích ứng với trường đang ngày càng thay đổi ở khu vực.Thu gọn
-
Từ ngày 5 - 7/9 tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các hội nghị liên quan chính thức diễn ra. Trọng tâm các hội nghị là thúc đẩy chương trình nghị sự xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột: chính trị và an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội, vì một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, trong đó điểm nhấn là một Tầm nhìn dài hạn cho cả khu vực đến năm 2045.Thu gọn
-
Diễn đàn an ninh và hòa bình Trung Quốc - Châu Phi lần thứ 3, được tổ chức từ ngày 28/8 - 2/9 là một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý. Diễn đàn này diễn ra ngay sau chuyến công du Nam Phi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trong bối cảnh các cường quốc tăng tốc trong cuộc đua ra tăng ảnh hưởng của Châu Phi. Có thể thấy, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi trong hàng thập kỷ qua chủ yếu ở khía cạnh kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, gần đây khi công bố “Sáng kiến an ninh toàn cầu” Trung Quốc có nhiều động thái gia tăng hợp tác quốc phòng và quân sự với các quốc gia châu Phi. Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc - châu Phi lần này phần nào phản ánh cách tiếp cận mới về hợp tác của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.Thu gọn
-
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/8 tại Johannesburg (Nam Phi) được đánh dấu là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nhóm. Với hàng loạt vấn đề được đưa ra thảo luận tại hội nghị như mở rộng thành viên, tìm kiếm đồng tiền thay thế cho USD, hai cường quốc trong nhóm là Nga và Trung Quốc đặt mục tiêu củng cố thế đối trọng với hệ thống trật tự thế giới vốn do phương Tây thống trị trong nhiều thập kỷ.Thu gọn
-
Tâm điểm dư luận thế giới trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn lần đầu tiên được tổ chức độc lập mà không phải là sự kiện bên lề một hội nghị quốc tế nào. Dự kiến tại sự kiện mang tính lịch sử này Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ thảo luận và thành lập khuôn khổ quan trọng về hợp tác an ninh giữa ba nước.Thu gọn
-
Tình hình tại đất nước Niger sau cuộc đảo chính hồi tuần trước đến nay vẫn đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế. Trong diễn biến mới nhất, lực lượng đảo chính quân sự liên tiếp tiến hành các động thái củng cố quyền lực và trấn áp chính trị, đẩy cao bầu không khí căng thẳng trên khắp cả nước. Theo giới phân tích, sở dĩ cuộc đảo chính tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới như Niger được chú ý đến như vậy bởi đằng sau đó là cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa phương Tây và Nga, từ đó tác động lớn tới an ninh khu vực.Thu gọn
-
Khu vực Nam Thái Bình Dương với những quốc đảo nhỏ bé nằm trải rộng trên những diện tích 40 triệu Km2, giữa Mỹ và Châu Á đang nổi lên như một đấu trường cạnh tranh mới của các cường quốc cùng với Mỹ và Trung Quốc .....Chuyến công du 5 ngày của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong tuần này đến khu vực trung tâm của Nam Thái Bình Dương được đánh giá là lịch sử bởi đây là lần đầu tiên một Tổng thống Pháp công du các quốc gia độc lập ở khu vực Nam Thái Bình Dương, chứ không chỉ các lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Chuyến đi truyền thông điệp rõ ràng rằng nước này muốn bảo vệ lợi ích của chính mình và thể hiện sức mạnh bên cạnh các nền dân chủ khác ở khu vực nam Thái Bình Dương. Cách tiếp cận của Paris là cung cấp cho các nước trong vùng Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương “một giải pháp thay thế”, một chỗ dựa tốt cho những nước không muốn bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh Mỹ -Trung.Thu gọn
-
Trong 2 ngày 17-18/7, hơn 50 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU), Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) cùng nhau tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên sau 8 năm gián đoạn tại thủ đô Brussels của Bỉ. Sự kiện được đánh giá là cơ hội tạo động lực cho các bên khởi động lại tiến trình hợp tác mới dựa trên các nền tảng giá trị chung. Hội nghị đặc biệt có ý nghĩa với EU, khi khu vực này đang tìm kiếm các đồng minh chính trị và kinh tế mới, trong bối cảnh quan hệ Nga và Trung Quốc đều đang trục trặc...Thu gọn
-
Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc tại thủ đô Vilnius của Litva. Hội nghị lần này được đánh giá là một trong những hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất trong lịch sử của liên minh quân sự này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh khi thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, từ chiến lược an ninh của khối cho tới mở rộng thành viên. Trong đó, bài toán kết nạp Ukraine đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của các quốc gia thành viên.Thu gọn
-
Tháng 5 năm ngoái, Phần Lan và Thụy Điển cùng làm đơn xin ra nhập tổ chức" Hiệp ước Bắc đại Tây Dương NaTo", sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ucraina. Sau quá trình hoàn tất thủ tục nhanh chóng thì Phần Lan đã trở thành, thành viên chính thức của Liên minh còn Thủy Điển chưa nhận được sự chấp thuận của tất cả các thành viên NaTo, trong đó cứng rắn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, trong chặng đường nước rút vụ một người đàn ông Thụy Điện gốc Iarac bất ngờ đốt cuốn kinh Coran một văn bản linh thiêng đối với người hồi giáo, ngay bên ngoài một nhà thờ hồi giáo..... Điều này có tác động gì tới NaTo và cơ hội nào cho Thụy Điển ra nhập khối Liên Minh quân sự?Thu gọn
-
Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Cairo thực hiện chuyến thăm chính thức Ai Cập mới đây, nhiều nhà quan sát đã nhận định, đây là một “cú hích” cho quan hệ song phương về mọi mặt. Và thực tế, chuyến đi được đánh giá đã mở đường cho sự gia tăng đầu tư đáng kể của Ấn Độ vào quốc gia Bắc Phi này, đồng thời là bước đệm quan trọng để Ai Cập có thể sớm gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) như kỳ vọng bấy lâu.Thu gọn
-
Khi nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Jens Stoltenberg kết thúc vào tháng 9 tới, các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chọn một người đứng đầu mới để lãnh đạo liên minh trong thời điểm được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử của tổ chức. Bất chấp bối cảnh vô cùng thách thức, cuộc đua tìm kiếm nhân vật sáng giá có thể lãnh đạo tổ chức gồm 31 thành viên đang ngày càng nóng lên. Bởi bất kỳ quốc gia nào có ứng cử viên được chọn cho vị trí này cũng đều sẽ có tiếng nói quan trọng không chỉ trong khối NATO mà trên toàn cầu.Thu gọn
-
Khi nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Jens Stoltenberg kết thúc vào tháng 9 tới, các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chọn một người đứng đầu mới để lãnh đạo liên minh trong thời điểm được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử của tổ chức. Bất chấp bối cảnh vô vàn thách thức, cuộc đua tìm kiếm nhân vật sáng giá có thể lãnh đạo tổ chức gồm 31 thành viên đang ngày càng nóng lên. Bởi bất kỳ quốc gia nào có ứng cử viên được chọn cho vị trí này cũng đều sẽ có tiếng nói quan trọng không chỉ trong khối NATO mà trên toàn cầu.Thu gọn
-
Bất chấp mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc xuống mức thấp kỷ lục với trạng thái căng thẳng trên mọi mặt trận, gần đây, hàng loạt giám đốc điều hành (CEO), các tỷ phú Mỹ tới Trung Quốc trong nỗ lực khôi phục lại và tìm kiếm hoạt động thương mại với quốc gia 1.4 tỷ dân, đồng thời hiểu về một môi trường kinh doanh đang trở nên phức tạp hơn... Sự xuất hiện của họ nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với các công ty hàng đầu thế giới. Về phần mình, trong khi mối quan hệ chính trị với Mỹ đang ở thời điểm không thuận lợi thì Trung Quốc lại đặt nhiều hy vọng vào những cuộc tiếp xúc với các doanh nhân có nhiều ảnh hưởng ở Mỹ.Thu gọn
-
Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 sẽ diễn ra tại Singapore từ ngày mùng 2 đến ngày 4/6 tới. Với 7 phiên họp toàn thể, Đối thoại năm nay sẽ thảo luận những vấn đề “nóng” nhất liên quan đến an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như trật tự an ninh hàng hải, các sáng kiến an ninh mới, quan hệ đối tác an ninh mới… Cũng giống như nhiều kỳ Đối thoại gần đây, căng thẳng Mỹ - Trung vẫn tiếp tục là tâm điểm chú ý khi hai nước đang có nhiều vướng mắc liên quan đến sự cố khinh khí cầu cũng như vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).Thu gọn
-
Trong một động thái thúc đẩy thúc đẩy vai trò của Ấn Độ tại khu vực Nam Bán cầu, sau 8 năm gián đoạn, Thủ tướng Narendra Modi và người đồng cấp Papua New Guinea James Marape mới đây đồng chủ trì Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Diễn đàn hợp tác Ấn Độ - Các quốc đảo Thái Bình Dương tại thủ đô Port Moresby (Papua New Guinea). Những cam kết hợp tác của Ấn Độ với 14 quốc đảo không chỉ thể hiện quyết tâm nâng cao vị thế, ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực mà một lần nữa cho thấy, các quốc đảo Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trên bản đồ địa chính trị toàn cầu, trở thành điểm đến cạnh tranh địa chiến lược của nhiều nước lớn!Thu gọn
-
Từ ngày 16 đến 20/5, Tổng thống các nước Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Không chỉ tăng cường quan hệ song phương với từng quốc gia, Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Trung Quốc và 5 nước Trung Á thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 3 thập kỷ trước, được đánh giá là động thái thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh với khu vực, đồng thời cũng kiến tạo “công thức mới” cho sự hợp tác giữa Trung Quốc với khu vực Trung Á.Thu gọn
-
Ấn Độ và Nga đã dừng các nỗ lực nhằm thiết lập cơ chế trao đổi thương mại song phương bằng đồng nội tệ rupee của Ấn Độ. Đây là kết quả không mong muốn khi Ấn Độ không thể thuyết phục được Nga đưa đồng rupee vào danh sách dự trữ tiền tệ của mình sau nhiều tháng đàm phán. Kết quả này không chỉ khiến Nga và Ấn Độ không tìm được giải pháp xử lý sự mất cân bằng cán cân thương mại vốn đang nghiêng về Nga, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ “cộng sinh” Nga - Ấn giúp – mối quan hệ đang giúp Nga tránh được phần nào “cơn bão” trừng phạt và cô lập của phương Tây....Thu gọn
-
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang có chuyến công du 7 ngày tới các nước châu Phi gồm: Ai Cập, Ghana, Kenya và Mozambique. Đây là chuyến công du châu Phi đầu tiên của Thủ tướng Kishida kể từ khi nhậm chức vào tháng 10/2021. Chuyến thăm là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển và mới nổi chủ yếu ở phía Nam bán cầu, cũng như tạo động lực cho hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Hiroshima trong tháng 5 này. Tuy nhiên, nỗ lực xích lại gần châu Phi của Nhật Bản còn nhiều khó khăn khi bị đánh giá là đang tụt lại phía sau so với nhiều đối thủ lớn khác như Trung Quốc hay Nga.Thu gọn
-
Liên minh Mỹ - Hàn Quốc thường được mô tả là một trong những liên minh thành công nhất của Mỹ. Năm nay hai nước kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh và chuyến công du Mỹ kéo dài 6 ngày của Tổng thống Hàn Quốc Yun Sơc Yên trong tuần này là hoạt động ngoại giao quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ đồng minh, tái khẳng định các cam kết giữa Mỹ và Hàn Quốc. Trước tình hình địa chính trị đang thay đổi và các yếu tố rủi ro ngày càng tăng trong khu vực, liên minh Mỹ - Hàn được cho là đang có sự điều chỉnh để tiến tới một quan hệ đối tác toàn cầu và toàn diện hơn.Thu gọn
-
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại thành phố Karuizawa, tỉnh Nagano từ ngày 16-18/4 là một trong những sự kiện quan trọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 của Nhật Bản. Mặc dù chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm nhiều vấn đề như triển vọng kinh tế, an ninh năng lượng, khí hậu, nhưng vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của dư luận là an ninh của khu vực châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương – những khu vực chịu tác động rõ nét nhất của cuộc xung đột tại Ukraine.Thu gọn
-
Dư luận Mỹ những ngày qua dồn sự chú ý vào vụ việc một số tài liệu quân sự mật của Mỹ bị rò rỉ và đăng tải trên mạng xã hội với rất nhiều giả thuyết và cả những cáo buộc. Vụ việc hiện đang được Bộ Tư Pháp và Bộ Quốc phòng Mỹ phối hợp điều tra làm rõ tính xác thực và nguồn cơn sự việc. Trong lúc các cuộc điều tra còn đang được tiến hành, vụ việc đang đặt ra nhiều dấu hỏi về hệ thống tình báo Mỹ cũng như những nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Nếu được xác thực, đây sẽ là vụ rò rỉ tài liệu mật nghiêm trọng nhất kể từ vụ việc chấn động WikiLeaks hồi năm 2013.Thu gọn
-
Sau hơn 10 năm xung đột, nội chiến Syria từng bước tiêu diệt các lượng lượng khủng bố Al-Qaeda và IS đẩy lực lượng đối lập vào thế suy yếu, nhanh chóng kiểm soát nhiều vùng đất rộng lớn củng cố bộ máy chính quyền, đưa hàng triệu người dân tị nạn ở nước ngoài trở về quê nhà. Thời gian gần đây, các quốc gia trong khu vực Trung Đông có những bước đi tích cực, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao với Syria. Đáng chú ý, nghị quyết của hội nghị lần thứ 34 Liên minh nghị viện Arab tại thủ đô Baghdad (Iraq) ngày 25-2 vừa qua nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa Syria trở lại Liên đoàn Arab. Có thể nói, cánh cửa để Syria tái hội nhập với thế giới Arab đang rộng mở. Vậy còn những rào cản nào cho sự trở lại này?Thu gọn
-
Cảm giác hoài nghi đang bao phủ hệ thống ngân hàng châu Âu khi ngân hàng Deutsche Bank của Đức xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phải lên tiếng trấn an “Deutsche Bank không phải Credit Suisse tiếp theo”, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cũng khẳng định “hệ thống ngân hàng châu Âu không rối loạn”. Dù vậy, giới đầu tư vẫn chưa hoàn toàn lấy lại niềm tin khi thông tin về sự bất ổn của những ngân hàng lớn liên tiếp xuất hiện thời gian gần đây.Thu gọn
-
Những ngày này, quốc gia Trung Đông Iraq và cả Mỹ đang cùng hồi tưởng về dấu mốc tròn 20 năm bắt đầu nổ ra cuộc chiến do Mỹ đơn phương phát động, nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein (20/3/2003). Cuộc chiến dù đã kết thúc khi đoàn xe cuối cùng của binh lính Mỹ rút đi ngày 18/12/2011 nhưng đến nay nó vẫn đang phủ bóng đen lên đất nước Iraq hiện tại với quá nhiều hệ luỵ, cùng đó là nỗi ám ảnh khi nhiều người Mỹ đã thừa nhận, đây là một cuộc chiến sai lầm!Thu gọn
-
Sau hơn một năm kể từ khi ký hiệp ước thành lập liên minh AUKUS, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Australia ngày 13/3 đã có cuộc gặp tại thành phố San Diego, bang California, Mỹ để thống nhất những chi tiết liên quan đến vấn đề quan trọng nhất của hiệp ước: cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Australia. Ba nhà lãnh đạo đánh giá thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS giữa ba quốc gia là "quan hệ đối tác quốc phòng đa phương quan trọng nhất trong nhiều thế hệ..."Thu gọn
-
Sau 3 năm tạm lắng vì đại dịch Covid-19, vấn đề người di cư bất hợp pháp lại tiếp tục trở thành chủ đề “nóng” trên bàn nghị sự của Liên minh châu Âu (EU), nhất là sau thảm họa chìm thuyền ngoài khơi ở Italia khiến hơn 60 người di cư thiệt mạng vào cuối tháng 2 vừa qua.... Nếu châu Âu không tìm ra cách tiếp cận chung với vấn đề người di cư bất hợp pháp, rất có thể cuộc khủng hoảng tương tự như năm 2015 sẽ lặp lại mặc dù bối cảnh hiện nay có nhiều khác biệt so với 8 năm trước.Thu gọn
-
Từ ngày 01/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chuyến thăm 4 nước châu Phi gồm Gabon, Cộng hòa dân chủ Congo, Angola và Cộng hòa Congo. Chuyến công du là một trong những nỗ lực mới nhất nhằm tái khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của Pháp tại khu vực này trong cuộc cạnh tranh với Nga và Trung Quốc. Một chương mới trong quan hệ với châu Phi dự định cũng được ông Macron công bố trong bối cảnh nước này vừa chấm dứt chiến dịch chống khủng bố tại khu vực đã kéo dài hàng thập kỷ.Thu gọn
-
Ngày 24/2 đánh dấu tròn một năm nổ ra cuộc xung đột Ukraine. Đến thời điểm này, các bên liên quan đến cuộc xung đột dường như đều ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: Nga chưa đạt các mục tiêu đề ra, Ukraine gặp khó trên nhiều mặt trận lớn, trong khi phương Tây đang phải gồng mình thể hiện sự ủng hộ với Ukraine bất chấp nhiều hệ lụy. Giới phân tích cho rằng, vẫn chưa thể nhìn thấy “tia sáng cuối đường hầm” nào ở Ukraine sau hơn một năm xung đột, thậm chí khi các bên buộc phải bước tiếp, xung đột có thể trở nên khốc liệt hơn.Thu gọn
-
Mỹ cụ thể hóa sự hiện diện tại Thái Bình Dương bằng việc ký Biên bản ghi nhớ với một loạt quốc đảo ở khu vực này. Đây là bước đi tiếp theo sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố chiến lược quốc gia đầu tiên dành cho các quốc đảo Thái Bình Dương hồi tháng 9 năm ngoái. Những động thái này của Mỹ có ý nghĩa như thế nào với quan hệ hợp tác của Washington với các quốc đảo Thái Bình Dương? Sự hiện diện của Mỹ tác động ra sao đến bối cảnh hợp tác quốc tế ở khu vực này?Thu gọn
-
Việc Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích, đồng minh chiến lược quan trọng của phương Tây là một sự thật hiển nhiên lâu nay không phải bàn cãi. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác, mỗi bên cũng có những tính toán chiến lược riêng - đẩy mối quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mới nhất, Ankara đã triệu hàng loạt Đại sứ các nước phương Tây và cảnh báo về việc đóng cửa lãnh sự quán do lo ngại an ninh; đồng thời cáo buộc các nỗ lực can thiệp bên ngoài vào các cuộc bầu cử quan trọng chuẩn bị diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.Thu gọn
-
“Châu Âu sẽ ủng hộ các nỗ lực của Ukraine mà không có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu nào” – đây là tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von der Leyen trong bối cảnh sắp tròn 1 năm ngày Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Sự ủng hộ này sẽ được nhắc lại trong chuyến thăm của bà Ursula Von de Leyen tới Ukraine và tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Ukraine – các sự kiện cùng diễn ra trong tuần này. Giới phân tích cho rằng châu Âu đang muốn giương cao ngọn cờ đoàn kết trong dịp quan trọng này, dù đoàn kết vẫn là một bài toán nhiều ẩn số của châu Âu nếu xét về lâu dài.Thu gọn
-
Hơn 2.700 nhà lãnh đạo, giới tinh hoa, các đại diện doanh nghiệp từ khoảng 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đã quy tụ về Hội nghị thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ) hôm 16/1. Với chủ đề “Hợp tác trong một thế giới phân mảnh”, hội nghị diễn ra trong 4 ngày sẽ là những phiên thảo luận nóng bỏng, trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng đã và đang làm sâu sắc thêm những chia rẽ và rạn nứt trong hầu hết các mối liên kết trên toàn thế giới.Thu gọn
-
“Gia tăng bất ổn” là cụm từ được các chuyên gia mô tả về tình hình bán đảo Triều Tiên năm 2022. Ở thời điểm cuối năm và ngay những ngày đầu năm mới 2023, các quốc gia trong khu vực liên tiếp có động thái cho thấy nỗ lực củng cố quốc phòng chưa từng có. Nhật Bản, Hàn Quốc đều có quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, trong khi Triều Tiên “đánh tiếng” về những mục tiêu mới nhằm củng cố hơn nữa sức mạnh quân sự trong năm mới. Những động thái này báo hiệu một cuộc chạy đua vũ trang khiến bán đảo Triều Tiên có nguy cơ tăng nhiệt trong năm 2023 này.Thu gọn
-
Từ ngày 01/01/2023, Thụy Điển sẽ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình kéo dài 18 tháng đã đạt được sự thống nhất với 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi, nhưng cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển.Thu gọn
-
Châu Âu vẫn chưa hết rúng động sau bê bối tham nhũng liên quan đến một số nhân vật tại Nghị viện châu Âu. Trong khi đó, quốc gia bị tình nghi liên quan đến việc “chạy chính sách” là Qatar liên tục lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc. Giới phân tích cho rằng, dù sẽ mất thời gian để câu chuyện được làm sáng tỏ hoàn toàn, song trước mắt, quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Qatar sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhất là trong bối cảnh Qatar được xem là nguồn bổ sung khí đốt quan trọng cho châu Âu sau khi quan hệ với Nga đổ vỡ.Thu gọn
-
Hơn một tháng sau khi nhậm chức, chính phủ Anh đưa ra một số tầm nhìn về chính sách đối ngoại, được cho là có nhiều điểm mới so với các chính phủ tiền nhiệm. Theo đó, tầm nhìn về đối ngoại của nước Anh trong thời gian tới sẽ mở rộng sự ưu tiên vào châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ thay vì các đồng minh truyền thống. Ngoài ra, đáng chú là quan điểm “ngoại giao kiên nhẫn” vừa được Ngoại trưởng Anh James Cleverly công bố trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới. Nội hàm của chính sách này là gì? Cam kết của chính phủ Anh với các đối tác tiềm năng sẽ ra sao?Thu gọn
-
Dự kiến từ ngày 7/12 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du Ả-rập Xê-út lần đầu tiên sau 6 năm trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ với quốc gia Vùng Vịnh, đồng thời thể hiện quyết tâm tái sắp xếp cán cân quyền lực trong khu vực. Chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm hai đồng minh Ả-rập Xê-út và Mỹ gia tăng căng thẳng do bất đồng về vấn đề năng lượng, và chỉ 5 tháng sau khi Washington cảnh báo sẽ không nhường Trung Đông cho bất cứ ai. Việc Ả-rập Xê-út nhiệt tình chuẩn bị chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng gửi đi thông điệp tới Mỹ rằng, Riyadh mới là “bàn tay quyền lực điều hướng trật tự các quan hệ chiến lược” trong khu vực Trung đông. Liệu triển vọng nào cho “cái bắt tay” giữa Trung Quốc và Ả-rập Xê-út nói riêng, khối Ả-rập nói chung?Thu gọn
-
Bắt đầu từ ngày 01/12, Ấn Độ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (gọi tắt là G20). Đây là lần đầu tiên Ấn Độ giữ cương vị này, và Thủ tướng Narendra Modi gọi sự kiện này là “niềm tự hào của mỗi người dân Ấn Độ”. Giới quan sát nhận định, đảm nhận chức Chủ tịch G20 là “cơ hội vàng” giúp Ấn Độ định hình tầm nhìn phát triển của đất nước, nhưng kèm theo đó là không ít thách thức khi thế giới đang đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng và bất đồng giữa các trục quan hệ ngày càng nới rộng.Thu gọn
-
Năm 2022 đánh dấu việc Triều Tiên tiến hành tần suất và số lượng các vụ thử tên lửa với mức độ chưa từng có. Vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong -17 tuần trước vẫn đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng quốc tế với hàng loạt diễn biến nóng tiếp sau đó, gây lo ngại đến sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Vụ thử lần này được Triều Tiên xác nhận là thành công dường như mang nhiều thông điệp hơn cả và cũng khiến Mỹ và các đồng minh khu vực “đứng ngồi không yên”. Sức mạnh của kho tên lửa của Triều Tiên đến đâu? Điều gì sẽ xảy ra nếu các bên không nhượng bộ, tiếp tục răn đe lẫn nhau bằng các loại tên lửa hiện đại và những cuộc tập trận quy mô lớn?Thu gọn
-
Tuần này, Indonesia chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với nhiều nội dung trọng tâm. Đây là sự kiện cấp cao nhất trong Năm Chủ tịch G20 của chủ nhà Indonesia, với kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phục hồi toàn diện, hướng tới phát triển bền vững trên toàn cầu. Lần đầu tiên giữ vai trò Chủ tịch G20 trong bối cảnh khu vực và toàn cầu đối diện với nhiều khó khăn và thách thức chưa từng có, Indonesia đã đặt nhiều tâm huyết để không chỉ tổ chức một kỳ hội nghị thành công mà còn từng bước khẳng định vai trò, vị thế của quốc gia vạn đảo trên toàn cầu.Thu gọn
-
Hôm nay, người dân Mỹ đi bỏ phiếu để bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Dù tên của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden không xuất hiện trên lá phiếu, nhưng cuộc bầu cử này được cho là một cuộc sát hạch với ông Joe Biden, với tác động rất lớn đến hai năm nhiệm kỳ còn lại cũng như tác động tới xu hướng chính trị Mỹ.Thu gọn
-
Trong 1 bước đi đầy bất ngờ, Mỹ mới đây quyết định đẩy sớm kế hoạch triển khai loại bom hạt nhân được nâng cấp tại châu Âu. Cùng với các cuộc tập trận hạt nhân của Nga và NATO thời gian gần đây, bước đi này của Mỹ được xem là có thể đẩy tình hình an ninh ở châu Âu leo thang lên bước nguy hiểm mới khi các bên dường như đang nỗ lực răn đe lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân. Những động thái này phải chăng là bước thụt lùi của kế hoạch giải trừ vũ khí hạt nhân mà cộng đồng quốc tế đang theo đuổi?Thu gọn
-
Sau nhiều ngày căng thẳng trên chính trường với nhiều áp lực, Thủ tướng Anh Liz Truss hôm qua đã tuyên bố từ chức, chỉ sau 45 ngày đảm nhiệm chức vụ, trở thành vị Thủ tướng tại vị trong thời gian ngắn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Sau những sóng gió trên thị trường tài chính gây ra bởi kế hoạch tài chính trung hạn, bà Liz Truss buộc phải ra đi và thừa nhận đã đánh mất sự tín nhiệm của đảng dành cho bà. Trong khi đó, đảng Bảo thủ tuyên bố sẽ bầu chọn lãnh đạo mới của Đảng, cũng là Thủ tướng mới của nước Anh trong tuần sau.Thu gọn
-
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố chiến lược mới tại Bắc Cực khi khu vực quan trọng này đang chịu những tác động ngày càng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh quốc tế gia tăng. Như vậy, lần đầu tiên kể từ năm 2013, Mỹ đã cập nhật bản chiến lược liên quan đến khu vực nhiều tiềm năng này, đặt ra các ưu tiên quốc gia mới trong 10 năm tới. Không chỉ vậy, động thái này còn đang hâm nóng cuộc cạnh tranh địa chiến lược với Nga và Trung Quốc - vốn cũng đang tăng tốc hiện diện và ảnh hưởng tại Bắc Cực. Nội dung của chiến lược mới của Mỹ tại Bắc Cực có gì đáng chú ý?Thu gọn
-
Mới đây, Ấn Độ công bố kế hoạch trị giá 1.200 tỷ USD nhằm thúc đẩy tham vọng trở thành công xưởng hàng đầu thế giới. Siêu sáng kiến được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cơ sở hạ tầng, từ đó mang lại lợi thế cho Ấn Độ trong việc thu hút các nhà đầu tư toàn cầu. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn phức tạp, mở ra cơ hội cho các nước như Ấn Độ có thể “thay đổi trật tự”, vượt Trung Quốc chiếm lĩnh vị thế “công xưởng thế giới”, liệu tham vọng của Ấn Độ có trở thành hiện thực?Thu gọn
-
Trong khi dư luận thế giới đang đổ dồn sự quan tâm về khóa họp 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với tâm điểm là khủng hoảng Ukraine, vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) hay cải tổ Hội đồng Bảo an…, Israel và Lebanon dưới sự trung gian của Mỹ lại đang âm thầm xúc tiến các cuộc đàm phán bên lề khóa họp về vấn đề biên giới trên biển giữa hai quốc gia. Dự kiến bản thỏa thuận giữa hai bên sẽ được hoàn tất vào cuối tuần này, là bước tiến lớn sau 1 thập kỷ đàm phán giữa Israel và Lebanon, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình trung tâm khí đốt mới tại khu vực Địa Trung Hải.Thu gọn
-
Xung đột Nga - Ucraina nỗ lực thoát nguồn năng lượng Nga của liên minh Châu Âu (EU) như một biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Macxocova, đang khiến dòng chảy năng lượng quốc tế thay đổi một cách đáng kể. Kế hoạch đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu năng lượng đã được chính quyền Nga thực hiện trong những năm gần đây, nhưng trở nên gấp rút hơn vào thời điểm hiện tại. Tin tức về dự án đường ống sức mạnh Siberia 2 (tạm dịch là Sức mạnh Siberia 2) do Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak công bố mới đây được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu và hướng tới châu Á. Quy mô và sản lượng dự kiến của đường ống khí đốt này đến đâu? Bản đồ năng lượng thế giới sẽ thay đổi như thế nào với nỗ lực “xoay trục” nguồn năng lượng sang phía Đông của Nga?Thu gọn
-
Mới đây, công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia tại Ukraine cho biết, mọi hoạt động tại nhà máy này đã ngừng lại. Là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu với tổng cộng 6 lò phản ứng, Zaporizhzhia những tháng qua liên tục đứng trước nguy cơ mất an toàn kể từ khi nổ ra xung đột nổ ra tại Ukraine. Một lần nữa, vấn đề an toàn hạt nhân lại trở nên cấp bách trên toàn cầu khi căng thẳng Nga - Ukraine đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, trong khi những ký ức kinh hoàng về các thảm họa hạt nhân Chernobyl hay Fukushima Daiichi vẫn còn nguyên vẹn!Thu gọn
-
Viễn cảnh Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu đang dần hiện hữu khi Gazprom thông báo dừng vô thời hạn việc mở lại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1. Giá gas tăng vọt, cộng với cuộc khủng hoảng giá điện đang manh nha tạo nên những bất ổn xã hội tại châu Âu, thể hiện qua các cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra tại một số quốc gia. Châu Âu từng tuyên bố đã sẵn sàng ứng phó với kịch bản không còn nguồn khí đốt của Nga, nhưng những gì diễn ra đang cho thấy châu Âu đang khá bị động khi Nga tiếp tục “tấn công” bằng “vũ khí” năng lượng.Thu gọn
-
Cách đây một năm, ngày 31/8/2021, Mỹ chính thức rút hết lực lượng tại Afghanistan, chấm dứt 20 năm tham chiến tại quốc gia này. Sự kiện đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến dài hơi nhất của nước Mỹ ở nước ngoài được lên kế hoạch từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và được thực thi dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Dù vậy, cách thức rút quân đã khiến Mỹ chịu nhiều chỉ trích và hoài nghi một thời gian dài sau đó. Ngoài ra các biến động chính trị khác trên thế giới đã khiến Mỹ và NATO dường như “bỏ quên” Afghanistan. Sau một năm nhìn lại, Afghanistan vẫn còn một khoảng trống an ninh, một vùng đất bất ổn với nghèo đói và xung đột. Trong khi đó, một năm là khoảng thời gian đủ để thế giới đánh giá và nhìn nhận lại cuộc rút quân này.Thu gọn
-
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới ký một đạo luật với khoản đầu tư lớn chưa từng có cho lĩnh vực sản xuất chip và nghiên cứu khoa học. Đây là đạo luật về kinh tế hiếm hoi nhận được sự đồng thuận nhanh chóng của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Đạo luật mới nhận được sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ với mục tiêu phục hồi ngành công nghiệp chip đang dần tụt hậu của nước này, đặc biệt là tăng cường cạnh tranh địa chính trị trong ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được nhận định là mặt trận mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.Thu gọn
-
Là Châu lục giàu tiềm năng, Châu Phi luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của các cường quốc. Đối với Mỹ, Châu Phi chưa bao giờ hết quan trọng khi Wasington luôn có những chính sách nhằm gia tăng ảnh hưởng cũng như lợi ích tại khu vực. Trong bối cảnh cuộc đua của các nước lớn tới châu Phi tăng tốc, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có những điều chỉnh chính sách để phù hợp với tình hình. Điều này được cụ thể hóa trong tài liệu chiến lược mới cho khu vực châu Phi cận Sahara được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố tại Nam Phi trong chuyến công du 3 nước châu Phi trong tuần này. Chiến lược mới này được điều chỉnh như thế nào so với các chính sách trước đó?Thu gọn
-
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin - Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Nga đã công bố Học thuyết Hải quân mới, coi Mỹ và xu hướng mở rộng của NATO về phía Đông là mối đe dọa đối với Nga. Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn đang ngày càng nóng bỏng, bước đi này được đánh giá là nỗ lực củng cố an ninh quốc gia của Nga, đồng thời nhằm đáp lại “khái niệm chiến lược mới” của NATO công bố mới đây, trong đó coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng nhất.Thu gọn
-
Mới đây, trong chuyến công du của Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần đầu tiên giữa 4 nước gồm Mỹ, Israel, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) - được biết đến với tên gọi “Bộ Tứ Tây Á - I2U2”. Theo giới quan sát, sự hình thành và phát triển của nhóm Bộ tứ mới này không chỉ cho thấy nỗ lực của Mỹ và các đồng minh, đối tác trước sức ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc tại khu vực, mà còn đang phản ánh ngày càng rõ ràng xu hướng tập hợp liên minh trong một cấu trúc thế giới mới đang thay đổi nhanh chóng!Thu gọn
-
Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Sri Lanka đã kéo theo khủng hoảng chính trị khi cả Thủ tướng và Tổng thống quốc gia này đã tuyên bố sẵn sàng từ chức để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử. Điều đáng nói là kịch bản mà Sri Lanka đang phải đối mặt có nguy cơ lặp lại ở một số nền kinh tế đang phát triển, theo cùng một quy trình là các tác động kinh tế từ bên ngoài như lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng cộng với những bất ổn tài chính bên trong. Một số cái tên đang được nhắc đến nhiều nhất trong nguy cơ này là: Ghana, Tunisia, El Salvado, Ai Cập, Pakistan, thậm chí cả Argentina.Thu gọn
-
Lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – liên minh quân sự lớn nhất thế giới đã công bố “Khái niệm chiến lược mới”. Đây là tài liệu quan trọng, xác định các giá trị và mục tiêu của liên minh quân sự, đồng thời định hướng các nhiệm vụ ưu tiên liên quan đến vấn đề an ninh và giải quyết những thách thức mà NATO phải đối mặt trong thập kỷ tới. Thông thường, Chiến lược của NATO được thông qua 10 năm một lần. Đây là bản chiến lược thứ 4 của liên minh này kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Sự điều chỉnh trong “Khái niệm chiến lược mới” của NATO có gì khác giai đoạn trước? Chiến lược mới này sẽ ảnh hưởng ra sao đến cục diện an ninh thế giới hiện nay?Thu gọn
-
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ ngày 28 đến 30/6 tại Madrid, Tây Ban Nha diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên giữa 3 nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật - Hàn. Đây là cuộc gặp đầu tiên sau hơn 4 năm giữa các lãnh đạo Mỹ - Nhật - Hàn kể từ cuộc gặp gần nhất được tổ chức hồi tháng 9/2017; đồng thời cũng là lần tiếp xúc trực tiếp 3 bên đầu tiên kể từ khi 3 nước có các nhà lãnh đạo mới. Cần nhắc lại, trục trặc và bất đồng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc được cho là nguyên nhân khiến bộ ba không thể tổ chức một cuộc gặp 3 bên suốt thời gian qua mà chỉ dừng ở các cuộc gặp song phương. Liệu cơ chế tam giác đồng minh này có khởi sắc dưới thời các nhà lãnh đạo mới cùng các chiến lược ngoại giao mới?Thu gọn
-
Thời gian gần đây, vấn đề thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc lại là chủ đề dấy lên trong dư luận và chính giới Mỹ. Thực tế, từ tháng 3 năm nay, Chính quyền của Tổng thống Biden đã thực hiện bước đầu tiên để xem xét lại vấn thuế quan đối với hơn 300 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, vốn sẽ tự động hết hạn vào tháng 7 tới. Trong bối cảnh lạm phát Mỹ đang phi mã, câu hỏi đặt ra là có nên nới lỏng chính sách thuế lên hàng hóa Trung Quốc từng được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump để giảm bớt sức ép về giá cả hàng hóa hay không? Hồ sơ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung sau 4 năm sẽ được điều chỉnh ra sao?Thu gọn
-
Sau hai năm buộc phải hủy bỏ do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 được tổ chức trực tiếp trở lại trong ba ngày từ ngày mùng 10 đến 12/6 tại Singapore. Đối thoại năm nay được tổ chức với quy mô lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, với Bộ trưởng nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã xác nhận tham dự. Giống như nhiều kỳ Đối thoại Shangri-La gần đây, dư luận vẫn đặc biệt quan tâm tới bầu không khí căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên cả diễn đàn chung lẫn trong cuộc gặp song phương bên lề của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.Thu gọn
-
Một trong những sự kiện ngoại giao đang thu hút sự chú ý của giới quan sát là chuyến công du dài ngày tới một loạt quốc gia Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Sau một năm kể từ cuộc họp cấp ngoại trưởng bằng hình thức trực tuyến lần đầu tiên, trong chuyến công du lịch sử tới 8 quốc gia trong khu vực lần này, Ngoại trưởng Trung Quốc cùng chủ trì cuộc họp ngoại trưởng lần thứ hai tại Fiji với nhiều nội dung thúc đẩy hợp tác quan trọng. Mặc dù bản dự thảo “Kế hoạch hành động 5 năm” mà Trung Quốc đã gửi tới 10 quốc gia Thái Bình Dương không đạt được sự đồng thuận nhưng chuyến đi của ông Vương Nghị được cho là đang đặt ra những nền móng vững chắc hơn cho sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực.Thu gọn
-
Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khuôn khổ mới nhằm thể hiện các cam kết về kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng nhằm mục đích làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại giữa Mỹ và 12 quốc gia trong khu vực nhằm nâng cao vai trò của Washington kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).Thu gọn
-
Thương vụ đình đám giữa tỷ phú Elon Musk và nền tảng mạng xã hội Twitter lại tiếp tục có diễn biến mới khi ông Elon Musk mới đây tuyên bố tạm hoãn thỏa thuận mua lại 100% cổ phần Twitter. Dù còn nhiều đồn đoán đằng sau việc đảo ngược quyết định này của ông Elon Musk, song tác động của nó tới giá cổ phiếu của mạng xã hội này đã rất rõ ràng với mức giảm lên tới 20%. Theo giới phân tích, việc Elon Musk mua lại Twitter được quan tâm đến như vậy bởi vụ mua bán không chỉ tạo ra những thay đổi căn bản trong cách người dùng giao tiếp trên mạng xã hội nổi tiếng này, mà còn những tác động khó lường tới các cuộc bầu cử giữa kỳ tới đây tại Mỹ.Thu gọn
-
Chính quyền mới của Hàn Quốc nhiệm kỳ 5 năm tới chính thức nhậm chức từ ngày hôm nay (10/5) - mở ra kỷ nguyên nắm quyền của đảng bảo thủ sau 5 năm. Được mệnh danh là “người đấu tranh cho công lý”, tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tự tin mở ra kỷ nguyên mới cho “xứ sở kim chi” với mục tiêu chiến lược là “Một Đại Hàn Dân Quốc phát triển nhảy vọt, một đất nước thịnh vượng cho mọi người dân”. Trong lĩnh vực đối ngoại, nhiệm kỳ kéo dài 5 năm tới của tân Tổng thống Yoon được cho là sẽ tiếp tục chính sách truyền thống nhưng cũng sẽ có nhiều điều chỉnh, thay đổi về quan điểm của quốc gia Đông Bắc Á.Thu gọn
-
Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga mới đây tuyên bố, các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan cuộc xung đột Ucraina đang ngăn cản việc hợp tác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Và rằng, Nga đã quyết định thời điểm rút khỏi ISS và sẽ thông báo trước một năm cho các đối tác. Ngoài việc cho biết sẽ xây dựng căn cứ vũ trụ riêng, Nga còn tuyên bố sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực giàu tiềm năng này với rất nhiều chiến lược tham vọng. Dường như, một lĩnh vực hợp tác khoa học phi chính trị với biểu tượng lớn nhất là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cũng khó tránh khỏi vòng xoáy cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn liên quan đến vấn đề Ucraina.Thu gọn
-
Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos mới đây tuyên bố, các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan cuộc xung đột Ucraina đang ngăn cản việc hợp tác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Và rằng, Nga đã quyết định thời điểm rút khỏi ISS và sẽ thông báo trước một năm cho các đối tác. Ngoài việc cho biết sẽ xây dựng căn cứ vũ trụ riêng, Nga còn tuyên bố sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực giàu tiềm năng này với rất nhiều chiến lược tham vọng. Dường như, một lĩnh vực hợp tác khoa học phi chính trị với biểu tượng lớn nhất là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cũng khó tránh khỏi vòng xoáy cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn liên quan đến vấn đề Ucraina.Thu gọn
-
Vòng đầu tiên cuộc bầu cử Tổng thống Pháp đã kết thúc với kết quả đúng như dự đoán. Theo đó, hai ứng cử viên hàng đầu là Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen đã vượt qua các nhân vật đáng gờm khác để cùng tiến vào vòng 2 dự kiến diễn ra ngày 24/4 tới đây. Với chênh lệch chỉ hơn 3% số phiếu ủng hộ, kết quả vòng 01 không chỉ đang báo hiệu vòng cuối bầu cử vô cùng gay cấn, mà còn khẳng định xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của phe cực hữu tại Pháp những năm qua.Thu gọn
-
Từng là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng cách đây hơn một thập niên, giờ đây Sri Lanka – quốc đảo ở Ấn Độ Dương đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng có và nguy cơ vỡ nợ ngay cận kề. Gần đây, quốc gia này phải ban hành lệnh giới nghiêm vì các cuộc biểu tình phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu, lương thực và thuốc men đang ngày càng trầm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến suy thoái kép ở quốc gia này? Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia cạnh tranh ảnh hưởng ở Sri Lanka trong những năm qua, liệu có thể “cứu” đất nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay?Thu gọn
-
Trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp đã bước vào giai đoạn nước rút, hướng tới vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 10/4 tới, Tổng thống sắp mãn nhiệm Emmanuel Macron đang nỗ lực thể hiện mình theo những cách riêng để ghi điểm với công chúng. Chẳng tham gia bất cứ cuộc tranh luận trên truyền hình nào với các đối thủ, thế nhưng, việc sử dụng các bài phát biểu, cương lĩnh tranh cử cùng những thành tích ấn tượng trong 5 năm cầm quyền, đã giúp ông Macron bứt phá trong các cuộc thăm dò, giữ vững hình ảnh ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay!Thu gọn
-
Cuộc đua bầu cử Tổng thống lần thứ 20 tại Hàn Quốc bước vào thời điểm quyết định khi cử tri toàn quốc ngày 9/3 tiến hành bỏ phiếu lựa chọn một nhân vật kế nhiệm Tổng thống Mun Chê In. Sau chặng đua kéo dài 22 ngày cùng các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình khá căng thẳng, đến thời điểm này vẫn chưa có ứng cử viên nào thực sự nổi bật trên đường đua cuối cùng, báo hiệu một kết quả khó đoán định.Thu gọn
-
Khu vực Donbass miền Đông Ukraine một lần nữa trở thành tâm điểm của xung đột Đông - Tây. Trong một diễn biến bất ngờ, rạng sáng 22/2 theo giờ Hà Nội, Nga đã công nhận nền độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donest và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Động thái này được đánh giá tương tự như bước đi Nga đã làm với Gruzia năm 2008 khi Nga công nhận 2 nước Cộng hòa Nam Ossetia và Apkhazia, những vùng lãnh thổ trước đó thuộc Gruzia… Vì sao Donbass trở thành tâm điểm trong khủng hoảng Ukraine? Sự công nhận của Nga với hai nước cộng hòa tự xưng Donest và Luhansk sẽ đẩy tình hình hiện nay đi đến đâu, liệu còn cánh cửa nào cho đàm phán hòa bình?Thu gọn
-
Ngày 7/2/2022 đánh dấu tròn 60 năm Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với Cuba. Đây là lệnh cấm vận lâu dài, khắc nghiệt và toàn diện nhất trong lịch sử hiện đại, khiến kinh tế Cuba thiệt hại tới 150 tỷ USD, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân nước này. Trong nhiều năm qua, Cuba và cộng đồng quốc tế đã liên tục kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này, bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ đi ngược các cam kết trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.Thu gọn
-
Từ ngày 23-25/1, một phái đoàn đại diện cho chính quyền Taliban tại Afghanistan đến Oslo (Na Uy) tiến hành vòng đàm phán với giới chức một loạt nước gồm Đức, Anh, Pháp, Italia, Mỹ và đại diện Liên minh châu Âu (EU). Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến các nước phương Tây kể từ khi trở lại nắm quyền hồi năm ngoái, nội dung trọng tâm đàm phán giữa các bên là vấn đề nhân quyền và viện trợ nhân đạo. Trong khi Taliban đang kỳ vọng những tiến triển mới trong đàm phán hướng tới việc được cộng đồng quốc tế công nhận, đại diện phía bên kia dường như lại chưa cùng quan điểm!Thu gọn
-
Cách đây 1 năm, ngày 20/1/2021, ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 sau một cuộc bầu cử chưa từng có. Thời điểm đó, truyền thông quốc tế bình luận, một chương mới cho nước Mỹ đã mở ra với cam kết của ông Biden “xây dựng lại đất nước tốt đẹp hơn” cũng như tạo ra “làn sóng thay đổi”. Quả thực, năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Biden là chuỗi nỗ lực vực dậy nước Mỹ khỏi các cuộc khủng hoảng bên trong lẫn bên ngoài, được xem như chặng đường đầu của một hành trình đầy hy vọng với những nỗ lực của chính quyền mới nhằm xoa dịu những mất mát, hàn gắn rạn nứt và đoàn kết người dân để xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn.Thu gọn
-
Tuần này diễn ra hàng loạt sự kiện dồn dập liên quan đến quan hệ Nga – phương Tây: mở đầu là cuộc đàm phán an ninh Nga – Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ, tiếp theo là Hội nghị Hội đồng Nga – tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và sau đó là cuộc họp của Tổ chức Hợp tác An ninh châu Âu (OSCE) mà cả Mỹ, Nga và các đồng minh NATO đều là thành viên. Tuy nhiên, liệu các sự kiện này có mang lại kết quả đột phá nào trong việc cải thiện quan hệ Nga – phương Tây hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, bởi cả hai bên đều bước vào đàm phán với quan điểm khá cứng rắn...Thu gọn
-
- Mặc dù diễn biến dịch Covid-19 hết sức phức tạp, nhưng năm 2021 Việt Nam đã kết thúc với số vốn đầu tư nước ngoài hơn 31 tỉ USD, tăng hơn 9% so với năm 2020. Con số này tuy chưa thể so với mức hơn 38 tỉ USD mà Việt Nam đạt được trong năm 2019, song trong bối cảnh dịch Covid-19 đây vẫn là một kết quả tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với điểm đến Việt Nam. Trong năm 2022, bên cạnh nguồn lực đổi mới sáng tạo, các dòng đầu tư chất lượng cao, phát triển xanh bền vững đang đặt nền móng vững chắc trong bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài. - Năm 2022: Dự báo lạm phát trong tầm kiểm soát theo mục tiêu của Chính phủ. - Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp để nâng cao chuỗi giá trị.Thu gọn
-
Bắt đầu từ ngày 1/1, Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm tạo một “bước ngoặt” hướng tới một châu Âu “hùng mạnh và có chủ quyền”. Đây là thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước Pháp và EU trong việc triển khai các kế hoạch lớn. Thế nhưng, giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2022, Paris sẽ có một nhiệm kỳ bộn bề khó khăn với sự bùng nổ mới của dịch Covid-19 cũng như kỳ bầu cử Tổng thống bận rộn vào tháng 4 tới đây.Thu gọn
-
Năm 2021 là năm thứ hai thế giới đương đầu với đại dịch Covid-19. Mặc dù chủ động hơn so với thời điểm đại dịch bắt đầu bùng phát cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, song những biến thể mới của virus Sars CoV2 gây ra những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng khiến thế giới chịu nhiều tổn thất và mất mát hơn. Với hơn 280 triệu ca mắc và hơn 5.400.000 ca tử vong, đại dịch Covid-19 cũng tác động lớn đến kinh tế và xã hội thế giới trong năm 2021. Cuộc chiến chống Covid-19 trong một năm qua là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ, ở đó, các nước trên thế giới buộc phải điều chỉnh, thay đổi để đối phó và thích ứng với những điều kiện mới.Thu gọn
-
Sau khi nhận được đề xuất của Nga hồi cuối tuần trước liên quan đến các giải pháp hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực miền Đông Ucraina, cả Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều cho biết sẽ xem xét các đề xuất trong tuần này. Trong khi đó, Nga cảnh báo sẽ hành động nếu phương Tây phớt lờ các yêu cầu của Nga. Những diễn biến mới nhất này khiến dư luận không khỏi đồn đoán về ý định thực sự của các bên, về khả năng căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể được hạ nhiệt, hay đó chỉ là “chiêu” gây sức ép thường thấy của hai bên tại địa bàn chiến lược là Ucraina và Đông Âu.Thu gọn
-
Những ngày qua, Biển Đen tiếp tục tăng nhiệt khi chứng kiến các màn bám đuổi lẫn nhau giữa các lực lượng chiến đấu cơ, máy bay do thám của Nga, Pháp và Mỹ. Vụ chạm trán xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang càng lúc càng leo thang về vấn đề Ukraine. Và tất nhiên, Biển Đen với vị trí địa chiến lược quan trọng một lần nữa lại trở thành điểm nóng đối đầu trong quan hệ Nga - NATO là sàn diễn để các bên phô trương lực lượng.Thu gọn
-
Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - Nga trong tuần này đã dập tắt những đồn đoán về quan hệ hai nước đang xấu đi trong bối cảnh New Dehli và Moscow đang theo đuổi các trục quan hệ nước lớn khác nhau với Mỹ và Trung Quốc. Với sự có mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ấn Độ và hàng loạt thỏa thuận quan trọng từ quốc phòng đến kinh tế được ký kết, một lần nữa chứng tỏ mối quan hệ Nga - Ấn đang phát triển một cách mạnh mẽ, với nỗ lực cân bằng các trục quan hệ nước lớn phù hợp với sự chuyển động đa cực, đa trung tâm của nền chính trị thế giới.Thu gọn
-
Sự xuất hiện của biến thể virus Omicron phát hiện đầu tiên tại Nam Phi đã khiến thế giới chao đảo trong mấy ngày qua. Nhưng sau giai đoạn hoang mang, thậm chí là hoảng sợ ban đầu, thế giới đang dần bình tĩnh hơn để nhìn nhận một cách đúng đắn về độ nguy hiểm của biến thể Omicron, và cũng để nhìn nhận về câu chuyện bình đẳng vaccine đằng sau sự xuất hiện của các biến thể virus mới.Thu gọn
-
Nhằm đánh dấu một cột mốc ý nghĩa trong quan hệ hai bên, các nhà lãnh đạo ASEAN - Trung Quốc vừa tổ chức hội nghị trực tuyến cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại 1991 - 2021. Khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện vừa được hai bên thiết lập làm sâu sắc các lợi ích chung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau vạch ra định hướng phát triển cho 30 năm tiếp theo giữa ASEAN - Trung Quốc .Thu gọn
-
Mùa đông đang bao trùm khắp khu vực của châu Âu nhưng biên giới Đông Âu giữa Ba Lan và Belarus lại đang “nóng” lên bởi vấn đề người di cư. Những tuần gần đây, người ta bắt đầu nghe đến các cụm từ như " tấn công hỗn hợp hay vũ khí di dân", để mô tả tình trạng mỗi ngày có hàng ngàn người di cư đổ về biên giới Belarus và ba Lan để tìm cơ hội sang Tây Âu. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị tố lợi dụng người tị nạn bằng cách “thúc đẩy” họ vượt biên trái phép vào Ba Lan, Latvia và Litva nhằm gây áp lực buộc EU dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt áp đặt lên nước này vào năm ngoái. Về phía mình Nga và Belarus đều liên tục bác bỏ các cáo buộc của EU. Đây phải chăng là những bài toán chính trị liệu có sự nhượng bộ nào giữa hai bên?Thu gọn
-
Dưới sự chủ trì của nước chủ nhà New Zealand, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bắt đầu diễn ra từ ngày 8 đến ngày 12/11 theo hình thức trực tuyến. Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, bất ổn gia tăng và nhiều thách thức mới do dịch Covid-19 tái bùng phát, nội dung quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC là thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Nhưng điểm nhấn của APEC là phục hồi hậu đại dịch phải theo một cách “khác biệt và tốt hơn”, đó là gắn liền với tăng trưởng xanh.Thu gọn
-
Dư luận toàn thế giới đang dõi theo một sự kiện quan trọng có tính quyết định đối với tương lai của trái đất và toàn cầu. Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước cung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26 diễn ra ở Glasgow vương quốc Anh, từ ngày 31/10- 12/11 với sự tham gia của đại diện hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước những thách thức ngày càng nghiêm trọng Chủ tịch hội nghị đã nhấn mạnh, dịp này là cơ may cuối cùng để đạt được mục tiêu khí hậu toàn cầu.Thu gọn
-
Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?Thu gọn
-
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo – Khorasan (IS-K) cuối tuần qua đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom liều chết tại một nhà thờ ở thành phố Kandahar Appakistan làm ít nhất 41 người thiệt mạng và gần 70 bị thương. Đáng chú ý, chỉ một tuần trước, IS-K cũng nhận trách nhiệm tấn công một nhà thờ tại Kunduz. Các vụ tấn công đẫm máu liên tiếp khiến dự báo của thế giới về cuộc đối đầu giữa Taliban và IS-K đang dần trở thành hiện thực, nơi mà Taliban ở vào thế khó hơn khi đang muốn “rũ bỏ” định danh “tổ chức khủng bố” để trở thành một lực lượng chính trị được thế giới công nhận.Thu gọn
-
Lần đầu tiên kể từ khi chính quyền Afghanistan sụp đổ hồi tháng 8 vừa qua, lực lượng Taliban và Mỹ một lần nữa đã “tái ngộ”, cùng nhau tiến hành cuộc hội đàm trực tiếp tại Doha (Qatar). Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan và việc thực hiện thỏa thuận Mỹ - Taliban đạt được hồi năm 2020 là nội dung chính trong chương trình nghị sự. Liệu cuộc đàm phán mới này có tiếp nối xu hướng đã đạt được kể từ thỏa thuận lịch sử hồi năm ngoái hay sẽ mở ra một trang mới cho quan hệ hai bên khi tâm thế của Taliban giờ đây đã khác?Thu gọn
-
Sự thành lập liên minh mới mang tên AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia đang tác động đến chiến lược an ninh của một số quốc gia trên thế giới. Pháp là một trong số đó. Thỏa thuận AUKUS đã củng cố quyết tâm của Pháp trong việc xây dựng cái mà Tổng thống Emmanuel Macron nhiều lần nhắc đến, đó là “quyền tự chủ chiến lược”, một khái niệm cho phép Pháp nói riêng và rộng hơn là EU triển khai các mục tiêu an ninh, kinh tế một cách độc lập với các cường quốc khác. Sau sự hình thành của AUKUS và Pháp đứng ngoài liên minh này, những bước đi của Paris nhằm thúc đẩy quyết tâm triển khai ý tưởng “tự chủ chiến lược” được thể hiện ra sao? Thách thức và cơ hội của chiến lược này như thế nào?Thu gọn
-
Cuộc bầu cử lịch sử tại Đức hôm Chủ nhật vừa qua đã có kết quả sơ bộ chính thức với phần thắng thuộc về đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Tuy nhiên, việc SPD chỉ vượt qua Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU) với khoảng cách sít sao khiến các kịch bản thành lập chính phủ mới đều chưa rõ ràng. Thậm chí giới phân tích đã dự liệu khả năng nước Đức có thể rơi vào tình thế bế tắc chính trị kéo dài trong thời gian tới.Thu gọn
-
Trong tuần, một sự kiện chính trị quan trọng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bộ tứ Kim cương - còn gọi là Bộ tứ QUAD gồm 4 nước: Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ diễn ra vào ngày 24/9. Đây là lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ tứ được tổ chức theo hình thức trực tiếp..... Trong bối cảnh mới khi một liên minh 3 bên vừa ra đời giữa Mỹ-Anh-Australia, dư luận đặt câu hỏi: Liệu vai trò và vị thế của Nhóm Bộ tứ QUAD sẽ thể hiện như thế nào trong tính toán mới giữa các nước hiện nay?Thu gọn
-
Sau khi thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản Yoshihide Suga quyết định rút khỏi cuộc đua giành vị trí lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do, cuộc cạnh tranh chính trị giữa một số ứng cử viên đã nóng lên. Ai chiến thắng trong cuộc bầu cử vào vị trí lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do vào cuối tháng này sẽ thay thế ông Suga làm thủ tướng Nhật Bản. Những ứng cử viên xác nhận ra tranh cử đều là những chính trị gia giàu kinh nghiệm trên chính trường Nhật Bản. Vậy ai đang chiếm ưu thế trong cuộc đua này? Một năm cầm quyền của Thủ tướng Suga sẽ để lại cho người kế nhiệm những thành tựu chính sách đối ngoại và đối nội gì đáng chú ý?Thu gọn
-
Trong những ngày tháng cuối cùng khi Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi đất nước Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia sẵn sàng tiếp quản việc đảm bảo an ninh cho sân bay Kabul sau khi binh sĩ Mỹ rời đi. Nhưng sau 01 tuần dừng hoạt động kể từ thời điểm diễn ra các cuộc di tản hỗn loạn, sân bay Kabul đang từng bước mở cửa trở lại, là biểu tượng cho hành trình bắt đầu tái thiết đất nước của lực lượng Taliban. Và quốc gia có vai trò lớn nhất trong hành trình này lại không phải Thổ Nhĩ Kỳ mà là Qatar, qua đó cho thấy ảnh hưởng rất lớn của Qatar với Taliban cũng như với chính trường Afghanistan.Thu gọn
-
Trong khi đất nước Afghanistan còn đang rối bời để chuẩn bị cho giai đoạn mới sau khi Mỹ và đồng minh rút toàn bộ nhân lực, một mối nguy khủng bố nguy hiểm đã kịp hiện hữu tại quốc gia Nam Á này. Nhóm khủng bố được gọi là IS-K, một chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan mới đây đã lên tiếng nhận trách nhiệm 2 vụ đánh bom liều chết tại các địa điểm gần sân bay ở Kabul hôm 26/8 khiến ít nhất 170 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ. Vốn đã tập hợp từ nhiều năm nay, bối cảnh mới tại Afghanistan lại đang trở thành chất xúc tác để nhóm này “bước ra ánh sáng”, phô trương lực lượng và trở thành đối thủ đáng gờm của Taliban.Thu gọn
-
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trở thành quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ hiện tại có chuyến công du Singapore và Việt Nam ngay trong đầu nhiệm kỳ. Một trong những mục đích quan trọng trong chuyến đi của bà Harris tới Đông Nam Á lần này là tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời cho thấy cam kết vững chắc của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Ngoài chương trình trình nghị sự với nhiều nội dung và thông điệp quan trọng, sự xuất hiện của bà Kamala Harris cũng được hoan nghênh đặc biệt khi bà là nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - người truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Mỹ và trên khắp thế giới. Từ khi trở thành cấp phó của Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Harris nhận được nhiều ca ngợi vì đã phá bỏ nhiều rào cản ghi tên mình vào lịch sử của “Xứ cờ hoa”.Thu gọn
-
Sau khi tuyên bố cuộc chiến tranh tại Afghanistan đã kết thúc, lực lượng Taliban nêu rõ, một chính quyền và chế độ mới sẽ sớm được ra mắt và khẳng định muốn thiết lập quan hệ với cộng đồng quốc tế. Có thể thấy, trở lại sau sau hơn 20 năm,từng bị xếp vào nhóm các tổ chức khủng bố, giờ đây, Taliban không chỉ muốn chứng minh là lực lượng chính trị chính thống mà thậm chí còn là một chính quyền điều hành hợp pháp mới tại Afghanistan được quốc tế công nhận. Cùng nhìn lại hành trình của Taliban và nhận định về tương lai Afghanistan dưới thời Taliban.Thu gọn
-
Những tranh cãi xung quanh việc chiếc tàu chở dầu Mercer Street của Israel bị tấn công tại vùng Vịnh một lần nữa lại thổi bùng căng thẳng giữa Iran và phương Tây. Cho đến thời điểm này, Iran vẫn phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc tấn công tàu Mercer Street. Nhưng những gì từng diễn ra tại vùng biển luôn nóng bỏng này cho thấy, dù không có kết luận chính xác về các bên có liên quan thì những vụ tấn công tàu trở dầu luôn trở thành ngòi nổ kích hoạt vòng xoáy căng thẳng mới, thậm chí là cả nguy cơ đối đầu quân sự....Thu gọn
-
Philippines nhất trí khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký với Mỹ năm 1998, nhân chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Manila. Động thái này không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho mối quan hệ Washington –Manila trở lại đúng hướng mà còn mở cánh cửa cho Mỹ gia tăng sự hiện diện ở khu vực. Mặc dù là đồng minh truyền thống, song để thỏa thuận được khôi phục và duy trì, đằng sau đó vẫn là những lợi ích và những cuộc mặc cả của đôi bên!Thu gọn
-
Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman - nhân vật ngoại giao cao cấp số 2 của Mỹ vừa có chuyến công du đáng chú ý đến Trung Quốc. Có cuộc hội đàm quan trọng với phái đoàn nước chủ nhà, dư luận đặc biệt chú ý bởi động thái này diễn ra trong bối cảnh mỗi quan hệ giữa hai Cường Quốc hàng đầu có rất ít tín hiệu tích cực thời gian qua. Mặc dù bầu không khí không còn quá căng thẳng như Đối thoại chiến lược hồi tháng 3 tại Alaska (Mỹ), nhưng hai bên đã không đạt được một đồng thuận cụ thể nào. Với cách tiếp cận rất khác biệt, giới quan sát cho rằng triển vọng Mỹ - Trung tìm được những tiếng nói chung vẫn còn rất xa vời!Thu gọn
-
Vấn đề an ninh của Afganistan sau khi Mỹ và đồng minh rút quân được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm, bởi viễn cảnh một Afganistan trở thành nơi ẩn náu của các tổ chức khủng bố, từ đó tổ chức các cuộc tấn công ra khắp thế giới là điều mà không quốc gia nào mong muốn. Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, 4 quốc gia gồm Mỹ, Afghanistan, Pakistan và Uzbekistan đã đồng ý về mặt nguyên tắc nhằm thiết lập một nền tảng ngoại giao mới thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Afghanistan, mang lại hy vọng về khả năng tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho quốc gia Nam Á này.Thu gọn
-
Vụ ám sát Tổng thống Haiti gây chấn động hồi tuần trước không còn là chuyện nội bộ của quốc gia vùng Caribe này mà đã trở thành một vấn đề quốc tế. Những âm mưu mờ ám phía sau vụ việc đang được điều tra, trong khi đó, tình trạng tranh giành quyền lực được cho sẽ gây thêm bất ổn chính trị ở quốc gia lâu nay vẫn hỗn loạn, khiến chính phủ nước này lên tiếng kêu gọi Mỹ và Liên Hợp Quốc hỗ trợ. Nguy cơ Haiti rơi vào hỗn loạn đang là kịch bản được cảnh báo nhiều nhất. Điều này đã làm gợi nhớ lịch sử chính trường đẫm máu hàng thế kỷ ở Haiti.Thu gọn
-
Sau thất bại trong đàm phán cuối tuần trước về hạn ngạch khai thác dầu bắt đầu từ tháng 8 tới, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là nhóm (OPEC+) vừa phải trì hoãn cuộc họp tiếp theo để bàn thảo về vấn đề này, dự kiến diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 7.2021. Theo giới quan sát, bất đồng chủ yếu xuất phát giữa Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Ả-rập Xê-út, vốn là 2 đối tác thân thiết cũng là liên minh quan trọng trong nhóm OPEC. Vậy điều gì đang xảy ra giữa 2 quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu trong OPEC? Liệu sự khác biệt và mâu thuẫn ngày càng tăng giữa hai nước này sẽ tác động thế nào đến các quyết sách của OPEC, OPEC+ cũng như thị trường dầu mỏ toàn cầu?Thu gọn
-
Hội nghị thượng đỉnh hợp tác ba bên giữa Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi và Quốc vương Jordan Abdullah II vừa diễn ra tại thủ đô Baghdah của Iraq. Hội nghị đã bàn thảo nhiều vấn đề từ thương mại tới các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, cho thấy tham vọng rất lớn của ba nước Iraq – Ai Cập – Jordan nhằm xây dựng một liên minh chiến lược mới ở Vùng Vịnh.Thu gọn
-
Sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Iran Ebrahim Raisi theo đường lối bảo thủ đã chính thức trở thành người kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani. Đảm nhận trọng trách lèo lái đất nước trong bối cảnh nền kinh tế Iran vẫn đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng do chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, dư luận đang đặc biệt tò mò về tương lai thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới thời chính quyền mới của Tehran!Thu gọn
-
Diễn ra trong bối cảnh thế giới đã bước sang năm thứ hai của đại dịch Covid-19, đồng thời hàng loạt các vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế nổi lên, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Anh vừa qua đã thảo luận nhiều chủ đề quan trọng. Trong đó, kết quả đáng chú ý là lãnh đạo các nước G7 đã thông qua kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (gọi tắt là B3W). Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước thu nhập thấp và trung bình trên phạm vi toàn cầu, B3W được đánh giá là kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra sự đối trọng với sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc.Thu gọn
-
Sau nhiều năm thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận lịch sử hướng tới cải cách hệ thống thuế toàn cầu phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số. Theo đó, G7 đã nhất trí mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất 15% được áp dụng tùy theo từng nước. Thỏa thuận ngay lập tức đã nhận được nhiều ủng hộ của dư luận, dù vậy để thực sự đi vào thực tế vẫn còn cần thời gian và quyết tâm giải quyết những tồn tại hiện nay.Thu gọn
-
Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa công du New Zealand để cuộc hội đàm thường niên với người đồng cấp Jacinda Ardern. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong gần một năm qua sau khi bà Ardern tái đắc cử trước thủ tướng New Zealand nhiệm kỳ thứ 2 vào tháng 10 năm ngoái. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh đang xuất hiện những mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng liên quan vấn đề Trung Quốc. Bởi vậy, chuyến thăm được đánh giá là “phép thử” cho quan hệ đồng minh Australia - New Zealand trước những khác biệt và bất đồng hiện nay.Thu gọn
-
Bắc Cực đang nóng dần lên theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dễ dàng nhận thấy bên cạnh hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thăm dò tài nguyên, các nước trong khu vực cũng từng bước tăng cường hiện diện quân sự nhằm khẳng định chủ quyền và bảo đảm những lợi ích riêng tại khu vực Bắc Cực. Tại hội nghị cấp ngoại trưởng ở Ai-xơ-len tuần trước, các nước đã lần đầu thống nhất được một tuyên bố chung quan trọng với 7 mục tiêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng bền vững ở Bắc Cực. Song những mục tiêu này liệu đã quản lý được cuộc đua đang tăng tốc của các nước tới khu vực này?Thu gọn
-
Cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã bước sang tuần thứ hai với mức độ ngày càng khốc liệt. Trong khi Israel huy động lực lượng lớn máy bay chiến đấu liên tục không kích các mục tiêu ở dải Gaza thì lực lượng Hamas của Palestine cũng sẵn sàng đáp trả bằng lượng lớn rocket nhằm thẳng vào các thành phố của Israel. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo xung đột Israel – Palestine có thể biến thành “cuộc xung đột không thể kiềm chế”, và việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng này đang phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực hòa giải của cộng đồng quốc tế, nhất là của Mỹ.Thu gọn
-
Những ngày vừa qua, dư luận thế giới đặc biệt quan tâm theo dõi vụ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc sau khi được phóng vào quỹ đạo đã mất kiểm soát và có nguy cơ rơi tự do xuống bề mặt Trái Đất màkhông xác định được điểm rơi. Rất may sau vài ngày nín thở chờ đợi phần lớn các mảnh vỡ của tên lửa đã bốc cháy sau khi đi vào bầu khí quyển, trong khi một số mảnh còn lại rơi xuống Ấn Độ Dương. Dù may mắn không có vấn đề gì xảy ra nhưng vụ việc một lần nữa đặt ra câu hỏi về những rủi ro của ngành công nghiệp vũ trụ trong việc xử lý khối rác thải không gian khổng lồ, đặc biệt khi cuộc đua vũ trụ giữa các nước lớn đang ngày càng nóng bỏng.Thu gọn
-
Chính sách và quan điểm của chính quyền Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên luôn là một câu hỏi đáng quan tâm kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức. Sau đợt đánh giá chính sách kéo dài 3 tháng, chính quyền của Tổng thống Biden đã công bố cách tiếp cận mới đối với Triều Tiên, đó là chính sách ngoại giao “không mặc cả”, gây sức ép buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Cách tiếp cận này dự báo điều gì về quan hệ Mỹ - Triều trong thời gian tới? Đối sách mới có gì giống và khác so với 12 đời tổng thống tiền nhiệm của ông Biden?Thu gọn
-
Trong tuần, một sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu diễn ra trong 2 ngày 22 và 23/4 theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sự kiện này đánh dấu cam kết mạnh mẽ cũng là tham vọng lớn của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vốn được ông Biden chú trọng trong quá trình tranh cử Tổng thống. Liệu hội nghị lần này cũng như loạt động thái từ ông nắm quyền của ông Joe Biden, có giúp nước Mỹ trở lại đặc biệt trong hồ sơ nóng biến đổi khí hậu toàn cầu?.Thu gọn
-
Những căng thẳng, bất ổn tại miền Đông Ukraine được ví như “thùng thuốc súng” của khu vực những năm qua, nay lại có nguy cơ "phát nổ" do xung đột giữa lực lượng ly khai được Nga ủng hộ và binh lính Ukraine, trong khi các bên liên quan cũng đang rục rịch “động binh” tăng cường lực lượng tại đây. Giới quan sát đã nhắc đến kịch bản một cuộc chiến tranh “nóng”có thể xảy ra nếu bất cứ bên nào có những bước đi vượt tầm kiểm soát. Vì sao miền Đông Ukraine căng thẳng trở lại sau hàng loạt lệnh ngừng bắn? Tình hình hiện nay phản ánh điều gì về tính toán của các bên và hệ lụy ra sao nếu căng thẳng không được hạ nhiệt?Thu gọn
-
Sau cuộc họp trực tuyến của Iran với các nước Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc tuần trước, đại diện Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) sẽ tiếp tục gặp trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo. Đây là những nỗ lực ngoại giao đa phương mới nhất nhằm cứu vãn “thỏa thuận hạt nhân lịch sử” sau gần 3 năm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận. Mặc dù cuộc gặp này được nhận định sẽ không dễ dàng xuất phát từ lập trường cứng rắn của Mỹ và Iran, nhưng giới phân tích cho rằng, nếu các bên biết nắm bắt cơ hội, thỏa thuận hạt nhân Iran hoàn toàn có thể “hồi sinh”.Thu gọn
-
Những ngày qua ,một sự việc khá hy hữu đã gây chấn động dòng chảy thương mại toàn thế giới mà nguyên nhân xuất phát chỉ từ một con tàu. “Vụ mắc kẹt lịch sử, sự cố hàng hải nghiêm trọng hay vụ tắc nghẽn tốn kém nhất” là những gì mà dư luận mô tả vụ siêu tàu Ever Given bất ngờ mắc kẹt tại kênh đào Suez. Đơn giản chỉ là hình ảnh một chiếc tàu xoay ngang, nhưng chỉ trong 1 tuần “nằm yên bất động”, sự cố đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho kinh tế - thương mại toàn cầu. Chưa hết, sự việc cũng đặt ra hàng loạt vấn đề như an ninh hàng hải hay bài toán đa dạng hóa các các tuyến đường biển huyết mạch trên thế giới.Thu gọn
-
Chính phủ Anh mới đây công bố bản đánh giá tích hợp về chính sách quốc phòng, an ninh, phát triển và ngoại giao của Vương quốc Anh, trong tài liệu có tựa đề “Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh”. Nếu như coi đây là định hướng chính sách mới về đối ngoại và an ninh thì cũng không sai, bởi kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, đến nay ở Anh chưa có lần nào điều chỉnh chính sách đối ngoại và an ninh cơ bản và sâu rộng như lần này. Tất nhiên, điều này cũng dễ hiểu bởi cuộc “ly hôn” lịch sử giữa Anh với Liên minh châu Âu, kèm theo nhưng thay đổi của chính trị thế giới buộc “xứ sở sương mù” phải đi tìm lời giải cho câu hỏi “Nước Anh bây giờ sẽ đóng vai trò gì trên thế giới”?Thu gọn
-
Một thập niên trước, vào tháng 3 năm 2011, một làn sóng nổi dậy ủng hộ dân chủ đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông. Các nhà lãnh đạo bị lật đổ, các cuộc bầu cử được tổ chức, nhưng "giấc mơ dân chủ"chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Tại Syria, làn sóng biểu tình 10 năm trước đã kéo theo một cuộc nội chiến đẫm máu và dai dẳng, đến tận bây giờ, với gần 400 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản chưa thể trở về quê hương. Ngày 15/3 - được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria và cũng là thời điểm mà có lẽ nhiều người dân ở quốc gia Trung Đông này không bao giờ muốn nhớ lại.Thu gọn
-
Cách đây 10 năm, trận động đất mạnh 9 độ rích-te kéo theo những cơn sóng thần kinh hoàng đã bất ngờ ập vào vùng Đông Bắc Nhật Bản. Không chỉ khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và mất tích, thảm họa kép động đất - sóng thần còn gây ra một trong những sự cố khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại khi phá hủy hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Fukushima số I. Một thập kỷ đã trôi qua, những ký ức ám ảnh vẫn còn đó như một phần cuộc sống và lịch sử của người dân Nhật Bản. Và công cuộc “tìm lại nguồn sống” vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức!Thu gọn
-
Theo một số nguồn tin khu vực, Israel hiện đang xúc tiến các cuộc đàm phán với Ả-rập Xê-út, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhằm thành lập một liên minh ở khu vực Trung Đông. Thông tin này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế, bởi sự ra đời của một liên minh được ví như “Bộ tứ Trung Đông” có thể đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab, đồng thời là khởi đầu mới đối với cục diện địa chính trị tại Trung Đông.Thu gọn
-
Trong định hướng phát triển thập kỷ tới, Liên minh châu Âu (EU) không chỉ hướng tới tự chủ về chính trị mà còn cả về kinh tế. Điều này có thể thấy rõ trong chiến lược thương mại mới vừa được Ủy ban châu Âu công bố. Tài liệu có tên gọi “Tự chủ chiến lược rộng mở”, được xem là một cách để đối phó với các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, chủ nghĩa đơn phương và hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. So với chiến lược năm 2019, bản chiến lược mới được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 18/2 mang tính chất truyền đi thông điệp về lập trường rõ ràng hơn của liên minh này trong vấn đề thương mại.Thu gọn
-
Sau phiên bỏ phiếu trực tuyến hôm 16/2 vừa qua, bà Okonjo Iweala, cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria đã chính thức trở thành tân Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Là người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên đảm nhận vị trí này, bà Okonjo Iweala được kỳ vọng sẽ mang lại “luồng gió mới” cho tổ chức thương mại đa phương lớn nhất hành tinh bằng những cải cách mang tính hệ thống, định vị lại “thương hiệu” WTO sau một thời gian hoạt động mà không có người “chèo lái”....Thu gọn
-
Nước Mỹ tiến tới đạt nền kinh tế năng lượng sạch 100% và không có phát thải khí nhà kính sau năm 2050. Tân Tổng thống Joe Biden đã đưa ra những lời hứa đầy tham vọng về bảo vệ khí hậu so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào cho đến nay.Trong vòng vài giờ sau khi trở thành tổng thống, ông Joe Biden đã ký sắc lệnh tái tham gia Hiệp định Paris - hiệp ước ràng buộc quốc tế về chống biến đổi khí hậu, từng bị chính quyền tiền nhiệm đơn phương rút khỏi vào năm 2017. Chính quyền mới cũng đang thúc đẩy một loạt chương trình nghị sự nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Liệu những nỗ lực và cam kết này có dễ dàng trở thành hiện thực? ....Thu gọn
-
Sau một thời gian dài trì hoãn do dịch Covid-19, Đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền tại Đức vừa tiến hành bầu ông Armin Laschet làm tân Chủ tịch đảng tại một hội nghị bỏ phiếu theo hình thức trực tuyến. Với kết quả này, ông Laschet 59 tuổi, sẽ trở thành lãnh đạo mới của đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo trong liên minh bảo thủ cầm quyền CDU/CSU. Cũng đồng nghĩa, chính trị gia này sẽ trở thành ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Angela Merkel - nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất không chỉ tại Đức mà cả khu vực châu Âu. Liệu chính trường Đức trước “ngưỡng cửa” mới sẽ như thế nào?Thu gọn
-
Sau phiên họp “lịch sử” của Quốc hội Mỹ hôm 6/1 kéo dài sang ngày 7/1, ông Joe Biden đã chính thức được xác nhận là Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ và sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới. Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, đương kim Tổng thống Donald Trump sẽ phải chuyển giao quyền lực cho ông Joe Biden, và ông Trump cũng đã cam kết việc chuyển giao sẽ diễn ra trong hòa bình, song phe Dân chủ vẫn kiên quyết thúc đẩy viện luận tội nhằm tiến tới phế truất ông Donald Trump. Bước đi này được cho là mang nhiều tính toán chính trị hơn là ý nghĩa trên thực tế của phe Dân chủ.Thu gọn
-
Nước Mỹ đang hoàn thiện bộ máy chính trị sau các cuộc bầu cử quan trọng. Nhiều cái tên quen thuộc vẫn tiếp tục nắm giữ những vị trí then chốt. Với tỷ lệ phiếu sít sao, 216 phiếu thuận và 209 phiếu chống, bà Nancy Pelosi - lãnh đạo đảng Dân chủ hơn 2 thập kỷ qua, một lần nữa tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hạ viện. Như vậy, đây sẽ là nhiệm kỳ Chủ tịch hạ viện thứ 4 và có thể là cuối cùng của bà Pelosi, bởi năm nay bà đã 80 tuổi. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này trong lịch sử Mỹ. Con đường trở thành một trong những người phụ nữ quyền lực nhất chính trường Mỹ hiện nay của bà Pelosi chắc hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy ngưỡng mộ.....Thu gọn
-
Sau gần 10 tháng đàm phán vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều thời điểm tưởng chừng như bế tắc, Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng cũng hoàn tất “cuộc chia ly” mang tên Brexit theo kịch bản mà cả hai bên có thể chấp nhận được. Cơ bản xử lý hài hòa được những điều kiện và yêu cầu cứng rắn của hai bên, thỏa thuận thương mại hậu Brexit vừa đạt được có thể nói đã giúp Anh và EU tránh một cuộc khủng hoảng ngay trước mắt...Thu gọn
-
Trong một bước đi được dự báo trước, Nội các Nhật Bản vừa thông qua dự thảo ngân sách cho năm tài khóa 2021 với tổng trị giá lên tới hơn 106 nghìn tỷ Yên (tương đương khoảng 1.030 tỷ USD). Trong đó, ngân sách dành cho lĩnh vực quốc phòng lên tới khoảng 5.340 tỷ yên, là năm thứ 9 liên tiếp ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tăng cao kỷ lục. Động thái này được cho là thể hiện quan điểm rõ ràng của Thủ tướng Suga Yoshihide trong chính sách đối ngoại, đặc biệt nhằm ứng phó với các mối đe dọa an ninh trong khu vực.Thu gọn
-
Cách đây 10 năm, một “ngọn lửa” đã bùng phát tại thế giới Arab kéo theo nhiều thay đổi và cả hy vọng ở thời điểm đó. Từ sự sụp đổ nhanh chóng của các chính phủ đến sự trỗi dậy rồi sụp đổ của một vương quốc thánh chiến mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Trung Đông, Bắc Phi đã trải qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI trong tình trạng biến động không ngừng. “Mùa xuân Ả-rập” còn lại gì sau những biến động đó?Thu gọn
-
Mới đây, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được đồng thuận về ngân sách thường niên cho năm 2021. Tuy nhiên, dự thảo ngân sách này chỉ có thể được phê chuẩn thành luật nếu hai thành viên là Ba Lan và Hungary rút lại quyền phủ quyết đối với khung ngân sách tổng thể 2021-2027. Trước nguy cơ bế tắc kéo dài, có khả năng EU sẽ loại 2 nước này ra khỏi kế hoạch phục hồi kinh tế nếu tiếp tục có các động thái chống lại nỗ lực của khối. Tuy nhiên, trong bối cảnh châu Âu đang đối diện hàng loạt thách thức, đặc biệt là vấn đề đoàn kết nội khối, đâu sẽ là lựa chọn của giới chức EU?Thu gọn
-
Cách đây 15 năm, vào ngày 22/11/2005, sau cuộc tổng tuyển cử, bà Angela Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức. Khi đó, không một ai có thể ngờ rằng vị chính khách xuất thân từ Đông Đức sẽ bền bỉ điều hành đất nước qua 4 nhiệm kỳ. Một số nhà quan sát nhận định, điểm mạnh của bà Merkel không phải ở “tầm nhìn xa” mà là ở việc quản lý và giải quyết bất cứ tình huống khó khăn, hay bất cứ cuộc khủng hoảng nào bằng sự bình tĩnh, tỉnh táo và khoa học. Trong thời gian cuối cùng của nhiệm kỳ thứ 4, bà Merkel tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh của một “bà đầm thép”, một “nhà quản lý khủng hoảng” khi đối diện với những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.Thu gọn
-
Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây của Thủ tướng Australia Scott Morrison, điểm nhấn và thành công nổi bật nhất chính là hai bên đã đạt được một thỏa thuận mở rộng về hợp tác quốc phòng song phương, hướng tới ký kết Thỏa thuận Tiếp cận qua lại (RAA). Văn bản này nhằm tạo khung pháp lý để hai nước tăng cường hợp tác về an ninh - quốc phòng trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang có những diễn biến phức tạp. Dù không nhắc trực tiếp tới Trung Quốc nhưng theo giới quan sát, một trong những mục tiêu quan trọng của thỏa thuận là nhằm đối trọng với một Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ trong khu vực.Thu gọn
-
Từ ngày 12 tới ngày 15/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Hội nghị là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong năm cả trong nội khối cũng như với các đối tác; Đồng thời đề ra định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm lãnh đạo ASEAN họp với lãnh đạo hầu hết các đối tác quan trọng của ASEAN.Thu gọn
-
Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra 4 năm một lần và được coi là cuộc bầu cử gay cấn và kéo dài nhất thế giới. Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử viên cho đến khi trở thành tổng thống là cả một quá trình phức tạp, với nhiều giai đoạn. Ngay cả việc bỏ phiếu cũng tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua email. Đặc biệt, năm nay do đại dịch Covid-19 tại Mỹ vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nên hình thức bỏ phiếu sớm và không trực tiếp gia tăng với số phiếu cao chưa từng có. Điều này được cho sẽ khiến cho cuộc bầu cử năm nay trở nên khó đoán định.Thu gọn
-
Lần thứ 2 chỉ trong vòng 3 tuần, nỗi kinh hoàng lại bao trùm nước Pháp với các vụ tấn công khủng bố. Cuối tháng trước, một người đàn ông di cư từ Pakistan đến Pháp đã dùng dao tấn công và làm bị thương 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí Charlie Hebdo. Và sự việc mới nhất là vụ sát hại dã man một giáo viên lịch sử - địa lý ngay trên một con phố ở ngoại ô thủ đô Paris. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi đây là cuộc tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan. Một lần nữa cho thấy, mối đe dọa khủng bố vẫn luôn âm thầm tồn tại và chỉ đợi dịp bùng phát không chỉ ở Pháp mà cả Châu Âu, đe dọa sự bình ổn và an ninh của toàn khu vực.Thu gọn
-
Cuộc xung đột dai dẳng kéo dài nhiều thập kỷ giữa Armenia và Azerbaijan tại điểm nóng Nagorny - Karabakh đã bất ngờ bùng phát nghiêm trọng từ cuối tháng 9 vừa qua. Các vụ đụng độ ác liệt xảy ra giữa hai bên khiến hàng trăm người thương vong. Đây được đánh giá là sự việc nghiêm trọng nhất kể từ năm 2016 đến nay. Trước các diễn biến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cộng đồng quốc tế đang kêu gọi các bên kiềm chế và ngừng bắn. Thế nhưng, tình hình đang càng phức tạp trước những toan tính chiến lược của các nước bên ngoài.Thu gọn
-
Tranh cử Tổng thống Mỹ là một cuộc chiến dài hơi, tốn kém, và tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Ở thời điểm chỉ còn vài tuần nữa cuộc bầu cử sẽ diễn ra, những sự kiện, hành động bất ngờ khó đoán định của các ứng cử viên có thể sẽ là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh năm nay. Trong những ngày qua, rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhắc đến cụm từ “Bất ngờ tháng 10” và đặt câu hỏi đâu sẽ là “Điều bất ngờ tháng 10”của kỳ bầu cử năm nay.Thu gọn
-
Cứ 4 năm một lần, dư luận thế giới lại nóng lòng chờ đợi yếu tố vốn được coi là “đặc sản” của các kỳ bầu cử tại Mỹ, đó là “Bất ngờ tháng 10” – yếu tố có thể tác động rất lớn tới tỷ lệ ủng hộ của các ứng viên Tổng thống Mỹ trong chặng đua cuối. Năm nay, “Bất ngờ tháng 10” đến sớm 2 tuần, nhưng được đánh giá là có “sức công phá” lớn hơn nhiều so với các kỳ bầu cử trước đó. Đó là sự ra đi của Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg – người được coi là biểu tượng của công lý Mỹ.Thu gọn
-
Một sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đức được giới quan sát quốc tế đặc biệt chú ý. Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel mới đây thông qua chiến lược đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy việc can dự mạnh mẽ hơn nữa của Berlin với vai trò là một bên tạo lập và là đối tác của khu vực vốn ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên Thế giới. Đây là sự điều chỉnh chính sách đáng chú ý của Đức – quốc gia đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của EU, phản ánh mối quan tâm ngày càng gia tăng của Châu Âu với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.Thu gọn
-
Sau khi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thông báo sẽ từ chức vì lý do sức khỏe hồi tuần trước, cuộc đua vào vị trí Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền và kế nhiệm ông Abe đang nóng dần lên. Cũng chính vào thời điểm này, dư luận tiếp tục nhìn lại sự nghiệp chính trị của người giữ chức Thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ông Abe được coi là người đã định hình lại nước Nhật thời hiện đại với nhiều di sản về kinh tế và đối ngoại.Thu gọn
-
Năm 2020 có thể nói là thời điểm có ý nghĩa “sống còn” đối với Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới - gọi tắt là START mới. Vốn được ký dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Hiệp ước START mới hạn chế Mỹ và Nga triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân cùng nhiều điều khoản ràng buộc khác. Tuy nhiên, hiệp ước này sẽ hết hạn vào đầu năm 2021 tới đây. Câu chuyện trở nên phức tạp khi các bên đều đang có những toan tính khác nhau. Nếu như Nga muốn gia hạn không cần điều kiện, Mỹ lại liên tục có những thay đổi - từ chỗ kiên quyết muốn tìm kiếm một thỏa thuận mới gồm 3 bên có sự tham gia của Trung Quốc, nhưng trong động thái mới nhất lại rút lời đề nghị này. Những diễn biến này đang khiến cho triển vọng đàm phán một thỏa thuận thay thế cho Hiệp ước START mới ngày càng bế tắc.Thu gọn
-
Việc Israel và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hồi tuần trước không chỉ đặt một dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương, mà còn được xem là “cơn địa chấn” tái định hình cục diện chính trị ở Trung Đông. Bản thân Thủ tướng Israel Netanyahu cũng tự tin rằng, sau khi bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Israel có thể tiến tới thiết lập quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác. Dù vậy, các nước Ả-rập lại nổi giận với thỏa thuận này, coi đây là lưỡi dao “đâm sau lưng thế giới Hồi giáo”, đi ngược lại thỏa thuận từng được các quốc gia Hồi giáo đưa ra năm 1967 là không công nhận nhà nước Israel.Thu gọn
-
Cuộc đua chinh phục vũ trụ mới đang trở nên gay cấn với sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia. Sau Mặt Trăng, Sao Hỏa là hành tinh mà con người muốn chinh phục nhất và ấp ủ hi vọng có thể trở thành nơi cư ngụ của con người trong tương lai. Ngoài các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu, các quốc gia khác như Ấn Độ, Israel, và mới nhất là các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất gia nhập cuộc đua chinh phục vũ trụ với việc phóng thành công tàu thăm dò lên Sao Hỏa - đánh dấu sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ đầu tiên trong lịch sử của một quốc gia Ả Rập. Những nỗ lực này đang mang tới điều gì cho khoa học tri thức? Mục đích cuộc cạnh tranh chinh phục không gian giữa các nước là gì? Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này như ra sao?Thu gọn
-
Khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với các nguy cơ của làn sóng thứ 2, cuộc đua sản xuất vắc-xin cũng đang tăng tốc và ngày một khốc liệt hơn. Không phủ nhận mục tiêu tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả để ngăn ngừa virus Sars-CoV-2 gây dịch COVID-19, thế nhưng theo giới quan sát, đằng sau cuộc đua này lại là một “trò chơi địa chính trị” giữa các nước lớn trên toàn cầu. Tất yếu, một khi y tế, vắc-xin cũng rơi vào vòng xoáy “chính trị hóa” như rất nhiều lĩnh vực khác thì hệ quả sẽ vô cùng khó lường!Thu gọn