• image

    1 Giờ đường dây nóng

    “1 giờ Đường dây nóng” - Chương trình phát thanh chuyên biệt về trẻ em do Kênh VOV Giao thông Quốc gia và Cục Trẻ em phối hợp thực hiện. Chương trình là cầu nối phản ánh mong muốn, tâm tư nguyện vọng của trẻ em và gia đình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Mỗi chủ đề là một vụ việc, một kinh nghiệm, giúp người lớn và trẻ em có thêm kiến thức phòng ngừa, giải pháp để chăm sóc và bảo vệ trẻ em…
Chương mới nhất
  • 27/12/2022
    Quyền tham gia là một trong bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em được quy định tại luật trẻ ẹm 2016, quyền tham gia giúp trẻ em đóng vai trò chủ động và tích cực trong cuộc sống của mình. Thực hiện quyền tham gia của trẻ em chính là thực hiện quyền con người, quyền công dân mà hiến pháp 2013 Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 37, thực hiện một số quyền của trẻ em theo luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, luật trẻ em 2016, công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Thời gia qua, Việt Nam đã thực hiện và đảm bảo quyền của trẻ em ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2022
    - Trong hai năm 2021 - 2022, toàn quốc đã phát hiện 3.500 vụ với trên 4.000 đối tượng và gần 3.500 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, có tới 75% số vụ xâm hại tình dục trẻ em, có thể nói thực trạng này hiện có diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gia tăng trong đời thực cũng như không gian mạng, trong khi đó xâm hại tình dục trẻ em cũng gây tổn thương nặng nề về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Theo các chuyên gia, những vụ bạo lực xâm hại trẻ em có nguyên nhân từ chính sự nhận thức, kỹ năng của cha mẹ các thành viên trong gia đình, nhà trường cũng như là cộng đồng và của chính bản thân trẻ em. Về vấn đề bảo về trẻ em chưa đúng và đầy đủ và trong đó khi xảy ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em, cần đến địa chỉ nào và tố cáo với ai không phải ai cũng nắm rõ. Vậy Quy trình can thiệp trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục hiện nay ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/11/2022
    Hiện nay, đang trong quá trình chuyển mùa, thời tiết mùa đông xuân thường se lạnh, mưa gió và độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như: cảm cúm, ho, viêm họng, viêm phế quản phát triển. Đối tượng của các bệnh này thường là những người có sức đề kháng kém nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non là đối tượng dễ mắc bệnh. Các bệnh phụ huynh hết sức lưu ý trong các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2022
    Học sinh, sinh viên là lực lượng cót lõi lâu dài, là nguồn lực của đất nước trong tương lai, nếu học sinh bị ma túy làm tổn hại, học đường bị ma túy xâm nhập thì hậu quả chắc chắn khôn lường không chỉ với các em học sinh, sinh viên và gia đình các em mà còn làm suy yếu cho tương lai của đất nước. Cuộc chiến chống ma túy đã và sẽ là cuộc chiến quyết liệt không ngừng nghỉ, không khoan nhượng, sự phối hợp của công an, của gia đình, nhà trường, địa phương sẽ là thành trì vững chắc trong việc bảo vệ những chủ nhân tương lai của đất nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2022
    Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi rất lớn cùng với cuộc cách mạng 4.0, trẻ em những công dân tương lai của kỷ nguyên số được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhận internet thành một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là những đối tượng dễ tổn thương hoạt động trên internet, chúng ta cần khẳng định mạng internet mang lại rất nhiều những lợi ích cũng như cơ hội lớn cho trẻ em từ cung cấp kiến thức, thông tin, thiết lập không gian giải tri tăng cường xã hội hay tạo môi trường chia sẻ - kết nối. Bên cạnh những lợi ích mang lại, trẻ có thể gặp rất nhiều những rủi ro trên môi trường mạng, như mất thông tin cá nhân, bóc lột , lừa đảo, bị quấy rối trên mạng hay đối mặt với những thông tin sai lệch, thậm chí nguy cơ xâm hại tình dục trên môi trường mạng nữa. Vậy giải pháp nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/08/2022
    Làm gì khi trẻ trở nên ương bướng, thậm chí có xu hướng nổi loạn ở tuổi dậy thì? Đây có lẽ là câu hỏi khiến không ít phụ huynh đau đầu, bởi ở giai đoạn dậy thì trẻ thường có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng cả về mặt tâm lý lẫn thể chất và những sự biến đổi liên tục cũng như đột ngột này có thể khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng, bối rối. Đặc biệt, đối với những em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như thông tin về giai đoạn này, sẽ hoang mang thậm chí rụt rè trước những lời trêu trọc từ bạn bè và từ đó dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Vậy làm thế nào để cha mẹ nhận biết được những dấu hiệu cuộc khủng hoảng tâm lý trong độ tuổi của con và cha mẹ cần làm gì để có thể giúp con vượt qua giai đoạn này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/07/2022
    Khi nhắc tới tai nạn đuối nước, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến trẻ em chúng ta đều thấy xót xa và tiếc nuối. Không chỉ là trong kỳ nghỉ hè, các em mới đôi mặt với nguy cơ bị tan nạn đuối nước mà ở bất cứ đâu trong bất cứ thời điểm nào các em cũng hoàn toàn có thể đối diện với rủi ro này. Chỉ cần chúng ta có một chút lơ là, chủ quan hoặc chưa có đủ các kiến thức kỹ năng cho chính các cha mẹ cũng như trang bị cho các con về kỹ năng phòng ngừa đuối nước, thì nguy cơ vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, phòng ngừa tan nạn đuối nước cho trẻ em cần có sự chung tay của cả xã hội...
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/07/2022
    Như đã chia sẻ, vấn đề hôm nay chương trình bàn luận về một vấn đề có tác động không nhỏ đến cuộc sống của các bạn học sinh và của cha mẹ các em trong những ngày gần đây. Chúng ta phải lên tiếng chỉ ra những yếu tố cốt lõi và tìm ra giải pháp để các bạn học sinh có kết quả thi vào lớp 10 vừa qua không được như ý muốn, để các bạn không chìm quá sâu vào điều mà các bạn đang cho là mình đang thất bại. Vậy đối diện với cú trượt ngã đầu đời đừng sợ hãi. Các chuyên gia của chương trình sẽ tư vấn giúp các em.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/07/2022
    Mùa hè là thời điểm để trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn vui chơi sau chuỗi ngày học tập. Thế nhưng hiện nay, thực tế tại một số gia đình thì kỳ nghỉ hè trở thành học kỳ thứ 3 đối với rất nhiều trẻ em và nhiều phụ huynh ngay cuối kỳ học của năm cũ đã tất bật tìm kiếm trung tâm dạy thêm, luyện thi để gửi con em vào học hè. Bên cạnh những lý do áp lực học nặng nề, hay chủ động học trước khi vào năm học mới nhiều phụ huynh có suy nghĩ thực tế họ không có thời gian để ở nhà chăm sóc trẻ nên phải cho con em đi học thêm để vừa bổ xung kiến thức vừa không phải trông trẻ, thậm chí có phụ huynh đăng ký học thêm kín các ngày trong tuần để đảm bảo việc kiểm soát con mọi lúc, mọi nơi. Khiến cho một số em lâm vào trạng thái mệt mỏi, chán nản hay học hành đối phó, kém hiệu quả và thậm chí ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/07/2022
    Vừa qua, trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra vụ việc một cháu giá sinh năm 2011 bị người tình của mẹ đẻ hiếp dâm nhiều lần và cả hai đều có điểm chung là đều trải qua 01 lần ly hôn. Thời điểm đó T đang nuôi cháu M (sinh năm 2011). Từ khi yêu nhau, người tình thường xuyên qua lại nhà, ăn và ngủ cùng 2 mẹ con và người mẹ cũng thường xuyên nhờ bạn trai đưa đón bé. Thế nhưng, trong một lần cầm điện thoại của người tình thì người mẹ cũng vô tình phát hiện clip ghi cảnh quan hệ tình dục và nhận ra người phụ nữ trong clip lại chính con gái mình. Qua khai thác, người tình này đã thừa nhận toàn bộ sự việc và viết đơn tường trình toàn bộ sự việc quan hệ với con gái. Người mẹ ban đầu cũng đã liên hệ với luật sư Lê Hồng Hiển thuộc hãng luật Lê Hồng Hiển và cộng sự ở Hà Nội để tố cáo vụ việc.....
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/06/2022
    Cuộc sống khó khăn khiến cho nhiều trẻ em phải gác lại chuyện học hành để đi lao động nặng nhọc, để nuôi sống bản thân cũng như phụ giúp cho gia đình mình. Đặc biệt, sau khoảng gần 3 năm đại dịch Covid -19, tác động rất xấu đến đời sống của chúng ta. Việc trẻ em phải đi lao động sớm, đã đẩy các em vào môi trường có nhiều cạm bẫy, các em dễ bị lôi kéo và bị ảnh hưởng đến sức khỏe của mình cũng như những hành vi vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội dễ tổn thương và có nguy cơ bị lạm dụng xâm hại. Mặc dù, thời gian qua có nhiều dự án hiệu quả góp phần phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em, nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận bài toán lao động trẻ em vẫn còn là bài toán còn nhiều điều cần phải tháo gỡ mặc dù có nhiều bước tiến trong công tác để bảo vệ trẻ em. Vậy cần tiếp tục tăng cường những giải pháp để phòng ngừa lao động trẻ em sau Covid -19.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/06/2022
    Nghỉ hè là dịp các em được vui chơi được nghỉ xả hơi, cũng như được luyện tập thể dục thể thao hay những kỹ năng của mình sau những chuỗi ngày học tập vất vả. Thế nhưng có một thực tế, khi bước vào kỳ nghỉ hè số vụ tai nạn thương tích ở trẻ em có chiều hướng gia tăng. Ngoài các vụ trẻ bị đuối nước thì trẻ bị các tan nạn rủi ro tại nhà như bỏng, điện giật, đứt tay, chân do những vật sắc nhọn hay té ngã, ngộ độc thực phẩm vv... Vậy làm sao để có thể phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và cần trang bị những kỹ năng cơ bản nào để trẻ có thể phòng ngừa ứng phó với các rủi ro tai nạn có thể phát sinh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/06/2022
    Bước vào hè thì học sinh có thời gian nghỉ ngơi sau những tháng học tập vất vả, nhiều phụ huynh đã và đang tìm hiểu đăng ký cho con mình tham gia các mô hình trại hè với với nhiều loại hình phong phú. Tuy nhiên, để có thể chọn một trại hè tốt phù hợp với nhu cầu là vấn đề khiếnkhông ít các phụ huynh băn khoăn. Trong đó, làm sao để bảo vệ con khỏi các rủi ro bị xâm hại bạo hành tại trại hè là rất quan trọng và trại hè cho trẻ em chọn đúng nơi để vui chơi bổ ích an toàn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/06/2022
    Mới đây, một bé trai 18 tháng tuổi tử vọng tại bệnh viện huyện Bến Lức - tỉnh Long An nghi do mẹ và người tình bạo hành. Trước đó, một thời gian không lâu, vụ việc bạo lực học đường xảy ra tại một trường quốc tế giữa nhiều học sinh là những vụ việc mới về tình trạng bạo lực đang hiện hữu xung quanh trẻ em. Dư luận vẫn chưa quên những vụ việc trước đó, mà ở đó trẻ em đã tử vong do cha mẹ và người tình của họ đánh đập hành hạ. Bạo lực trẻ em có thể xảy ra khắp nơi trong những tình huống mà chúng ta tưởng như là bình thường nhất, nguy cơ bạo lực trẻ em vẫn luôn hiện hữa và bảo vệ các em như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/05/2022
    Bạo lực xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề xã hội có tính toàn cầu, và tại Việt Nam theo số liệu của Bộ Công An: Trong năm 2021 trên toàn quốc đã phát hiện xảy ra hơn 1910 vụ xâm hại trẻ em. Trong khi đó, trong năm 2021 theo con số từ tổng đài 111 trẻ em bị bảo lực từ người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất tới 72,84% tăng 5,3% so với năm 2020 và cả 63 tỉnh thành phố trên cả nước đều xảy ra các vụ việc trẻ em xâm hại, trẻ em cần hỗ trợ can thiệp. Do đó, việc phòng chống bảo lực xâm hại rất cần có kỹ năng cũng như sự chung tay của cả cộng đồng, chính quyền và cả gia đình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/05/2022
    Thời gian qua, đã xảy ra không ít những vụ cha mẹ tự tử và ép buộc con của mình cùng từ bỏ mạng sống vì uất ức tâm lý do mâu thuẫn tình cảm, do áp lực cuộc sống. Những người cha, người mẹ này đã tự kết liễu cuộc đời mình, đồng thời nhẫn tâm cướp đi quyền sống của những đứa trẻ vô tội. Vậy giải quyết mâu thuẫn cá nhân ra sao? Đừng tìm đến cách giải thoát tiêu cực như vậy?
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/05/2022
    Bàng hoàng, xót xa, không tưởng tượng nổi... đó là những cảm xúc mạnh mẽ của dư luận trước hàng loạt vụ việc gần đây, mà nạn nhân là các em học sinh. Và câu hỏi đặt ra trẻ em đang gặp phải vấn đề gì? Và điều đó tồi tệ ra sao đối với các em?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/05/2022
    Công nghệ phát triển, đặc biệt là các ứng dụng trên nền tảng di động đã và đang mang lại nhiều tiện ích cho người dùng trong đó có các em học sinh, và trong thời gian gần đây trên các kho play store, app store, google , thì ứng dụng giải bài tập cho học sinh đã nở rộ. Thực tế, sách hay phần mềm giải bài tập được xem là tài liệu tham khảo, công cụ hỗ trợ cho học sinh cho việc tự học bởi không phải lúc lúc nào cũng có thầy, cô hay người hướng dẫn bên cạnh, song nếu lạm dụng thì cũng gây ra rất nhiều những hệ lụy. Vậy vì sao các ứng dụng này lại nở rộ trong thời gian gần đây, lợi ích cũng như hệ lụy từ việc sử dụng các ứng dụng này không đúng cách và trong thời đại công nghệ số như hiện nay,làm sao để giúp các em học sinh sử dụng các công cụ học tập trên internet đạt hiệu quả?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/04/2022
    Sau một khoảng thời gian dài, học trực tuyến do phòng chống dịch Covid - 19 các em học sinh đã quay trở lại trường học trực tiếp. Thế nhưng, cũng chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua đã xảy ra liên tiếp các vụ bạo lực học đường tại nhiều địa phương được phản ánh trên các phương tiện truyền thông. Thực tế, hiện tượng bảo lực học đường không phải là hiện tượng mới, xong điều đáng nói hiện tượng này đang xảy ra ngày càng liên tục hơn và đặc biệt ngày càng gia tăng về tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng và không chỉ đối với mỗi cá nhân với cá nhân mà bạo lực học đường còn xảy ra giữa một nhóm đối với cá nhân và không chỉ với học sinh nam mà còn diễn ra đối với cả học sinh nữ và đặc biệt chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống..... Vì sao các vụ bạo lực học đường liên tục gia tăng sau khi học sinh quay trở lại học trực tiếp và làm cách nào để ngăn làn sóng bảo lực học đường và trách nhiệm của nhà trường đối với mỗi phụ huynh trong vấn đề này như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/04/2022
    Bàng hoàng, xót xa, không thể tưởng tượng nổi, đó là hàng loạt những cảm xúc mạnh mẽ của dư luận - xã hội trước hàng loạt vụ việc gần đây. Trong đó, nạn nhân là các em học sinh. Câu hỏi đặt ra, Trẻ em đang gặp vấn đề gì? Điều đó tồi tệ ra sao với các em?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/04/2022
    Đại dịch Covid -19 kéo dài không chỉ gây ra những hạn chế trong hoạt động giáo dục mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, tình cảm và tinh thần của trẻ em. Đặc biệt đối với trẻ mắc hội chứng tự kỷ thì còn khó khăn hơn gấp bội do gián đoạn trong việc cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho các em. Vậy làm thế nào để cộng đồng có thể thân thiện hơn, cởi mở hơn và đón nhận, đồng cảm, chia sẻ hơn đối với trẻ tự kỷ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2022
    Cho tới nay, trên thế giới có rất nhiều trẻ mắc Covid-19. Ở Việt Nam, chưa có con số thống kê chính xác, nhưng gần đây ngày càng nhiều trẻ mắc Covid-19 và nhiều người lo ngại trẻ em có thể bị tình trạng hậu Covid -19. Thực tế, có nhiều người có những hiểu biết chưa đầy đủ và có thái độ lo lắng quá mức, thậm chí nhiều người đã đưa con đến các cơ sở y tế với mong muốn khám hậu Covid -19 dù trẻ không có biểu hiện bệnh lý gì. Vậy tình trạng hậu Covid-19 là gì và biểu hiện ở trẻ em ra sao, phòng tránh thế nào, khi nào cần đi khám? Việc chăm sóc y tế cho trẻ ở trong và sau khi mắc Covid-19 có điều gì cần lưu ý?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/03/2022
    Khi bước vào lớp 1 là lúc các bé sẽ chuyển sang một giai đoạn mới trong cuộc đời, đây chính là thời gian mà các bậc phụ huynh khá lo lắng không biết chuẩn bị những gì cho con trẻ. Đặc biệt trong bối cảnh gần 2 năm qua nhiều trẻ mần non đã bị gián đoạn học tập do phòng chống Covid -19, thậm chí nhiều trẻ mần non ở Hà Nội và một số các địa phương trên cả nước vẫn chưa quay trở lại trường học, khiến cho phụ huynh lo ngại là trẻ sẽ thiếu cơ hội để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến tâm lý sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ. Vậy làm thế nào để giúp con tự tin - vững vàng bước vào lớp 1?
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/01/2022
    Có rất nhiều tranh luận xung quanh chủ đề " Trẻ làm việc nhà" với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhiều cha mẹ lo lắng với lịch trình bận rộn của trẻ hàng ngày như: đi học, tham gia các hoạt động ngoại khóa, không có nhiều thời gian, nên làm hết công việc ở nhà, mà đáng lẽ các con có thể tham gia cùng. Dù có nhiều lập luận, lý do được đưa ra nhưng không thể phủ nhận được lợi ích từ việc làm việc nhà, thông qua đó trẻ em học được trách nhiệm và kỹ năng sống quan trọng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn là nên để trẻ tham gia làm việc nhà từ độ tuổi nào? Cần hướng dẫn trẻ tham gia công việc nhà sao cho đúng?
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/01/2022
    Vụ bé gái 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí bị bạo hành đến tử vong đã làm chấn động dư luận những ngày qua. Điều đáng nói là bé bị bạo hành không phải một lần mà rất nhiều lần thậm chí kéo dài cả một năm trời. Từ câu chuyện này, bài học gì mà chúng ta cần phải rút ra với tư cách là cha là mẹ và những người có trách nhiệm đối với trẻ em trong cộng đồng?
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/12/2021
    Vụ việc bé trai 12 tuổi, sống ở tầng 22 một khu chung cư thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội rơi từ tầng cao của chung cư xuống đất tử vong ít hôm trước vẫn khiến dư luận xót xa. Trong biên bản tử vong, theo lời của gia đình, do áp lực học hành, làm bài thi không tốt nên em đã nhảy từ tầng 22 xuống đất... Đây không phải lần đầu tiên vụ việc trẻ tự tử vì áp lực xảy ra. Vậy nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2021
    Trước tình hình đại dịch, để đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như duy trì được việc học, học từ xa hay học trực tuyến có lẽ là phù hợp nhất. Thực tế, việc học online không phải là mới nhưng có lẽ không còn là đề tài cũ, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phúc tạp. Trải qua gần 2 năm học trực tuyến, chuyện học online tưởng chừng như chỉ có khó khăn với trẻ, nhưng có lẽ đến nay nhiều phụ huynh đã cảm nhận được trở ngại trong việc đồng hành cùng con trong quá trình học trực tuyến. Đặc biệt, đối với các em lớp nhỏ, vai trò của cha mẹ càng trở nên cần thiết hơn trong quá trình học. Vậy cha mẹ cần làm gì để trẻ học tốt khi học online và đặc biệt trong bối cảnh hiện nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/12/2021
    Thời gian học trực tuyến quá lâu, tự do sử dụng điện thoại, máy tính mà không có sự giám sát của người lớn điều này rất dễ dẫn đến việc trẻ dễ dàng tiếp xúc với nội dung thiếu lành mạnh trên internet. Đây là một thực tế đang xảy ra với rất nhiều bạn học sinh ngay từ lứa tuổi cấp 1 - cấp 2, những mạng xã hội hay những group cộng đồng được tạo ra không kiểm soát, không chỉ lan truyền những hình ảnh nhạy cảm dung tục, những nội dung độc hại và còn có thể lôi kéo trẻ em vào những hoạt động đồi trụy như: Chát sex, bán dâm.. Không rõ các bạn đã từng lo lắng hoặc đối diện với câu chuyện này hay chưa? ..... Vậy chúng ta sẽ làm gì trong trường hợp này, chúng ta sẽ tức giận, la mắng hay bỏ qua câu chuyện này như không hề hay biết và chờ một ngày nào đó con mình sẽ từ bỏ những hoạt động thiếu lành mạnh như vậy?
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/11/2021
    Nạn đua xe trái phép từ lâu đã gây nhức nhối trong dư luận và nó trở thành mối nguy cho xã hội. Mới đây, Công an TP. Hà Nội đã chặn bắt hơn 40 quái xế tuổi đời còn rất trẻ và đa số đang là học sinh lớp 9 đến lớp 12, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng thanh thiếu niên đua xe trái phép, từ đó đòi hỏi sự nhìn nhận thật sự nghiêm túc đi kèm với đó là hành động hết sức cụ thể của những người có trách nhiệm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2021
    Ngày 20/11 - Ngày trẻ em thế giới là một sự kiện có ý nghĩa, đây cũng là ngày để chúng ta hành động, vận động chính sách nâng cao nhận thức của xã hội để giải quyết các vấn đề cấp bách mà trẻ em đang phải đối mặt. Ngày trẻ em thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt, đó là toàn thế giới đang phải hứng chịu đại dịch Covid -19. Trong đó, trẻ em và thanh thiếu niên phải gánh chịu tiêu cực từ đại dịch, nhất là vấn đề học tập, về sức khỏe tâm thần. Các em cũng bị gián đoạn việc học tập, gặp khó khăn hơn trong cách tiếp cận nguồn dinh dưỡng. Điều kiện để chăm sóc sức khỏe nói chung, các hoạt động vui chơi giải trí và việc giao tiếp với bạn bè bị hạn chế... Làm thế nào để giúp các em vượt qua được những sang chấn tâm lý giai đoạn này, bước qua những khó khăn - rào cản về nghi ngại khi tiếp cận vấn đề trên góc độ sức khỏe tâm thần?
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/11/2021
    Bộ Thông Tin và Truyền Thông đang lấy ý kiến dự thảo cho bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Nhằm triển khai quyết định số 830 năm 2021 của Thủ tướng Chính Phủ, phê duyệt chương trình bảo vệ hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025. Bộ quy tắc này bao gồm những quy tắc chung và những quy tắc riêng, có thể áp dụng cho từng nhóm đối tượng trên không gian mạng bao gồm: Trẻ em, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người dùng internet... Các đơn vị truyền thông và người sáng tạo nội dung trên không gian mạng, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng nội dung tại Việt Nam. Vậy cụ thể những quy tắc này ra sao và độ bao phủ các hành vi tác động đến trẻ em trên không gian mạng như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/11/2021
    Dịch covid-19 khiến các chương trình học phải chuyển sang hình thức học online. Theo xu hướng này, nhằm đáp ứng nhu cầu phụ huynh và hoc sinh các khóa học thêm online cũng nở rộ từ lớp năng khiếu, lớp học kỹ năng hay các môn học khác. Thế nhưng hiện nay, có rất nhiều khóa học mở ra để cung cấp kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Trong khi nhiều nơi lại không có bề dày kinh nghiệm trong đaò tạo trẻ hay giáo viên cũng không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy. Bên cạnh đó, việc trẻ phải dành quá nhiều thời gian vào học online cũng khiến cho trẻ bị tác động tiêu cực không chỉ về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Vậy làm sao để việc học thêm online một cách an toàn và hiệu quả và cần làm gì để có thể đảm bảo hài hòa giữa việc học trên lớp thông qua hình thức học trực tuyến và trau dồi các kỹ năng khác cho trẻ trong bối cảnh hiện nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/11/2021
    Câu chuyện tiêm vaccin 19 cho trẻ em đã nhận được rất nhiều ý kiến tranh cãi và cũng có nhiều câu hỏi của các thính giả. Chúng tôi đã tổng hợp một số câu hỏi tổng quan nhất, đại diện cho rất nhiều những ý kiến đã gửi về cho chương trình. Những câu hỏi sẽ được giải đáp nhanh từ 2 chuyên gia y tế và chuyên gia tâm lý để có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2021
    Theo báo cáo mới nhất của UNICEF, trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn cầu đang không được cung cấp đủ lương thực và dinh dưỡng cần thiết. Việc không cung cấp đủ dinh dưỡng trong vòng 2 năm đầu đời có thể gây ra những tổn hại không thể nào khắc phục được đối với cơ thể và não bộ đang phát triển rất nhanh của trẻ, ảnh hưởng tới việc học tập, triển vọng nghề nghiệp và tương lai của các em. Trong điều kiện trẻ chưa được đến trường, trong tình hình Covid-19 làm gián đoạn các hoạt động chăm sóc của trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng và y tế đã đưa ra các khuyến nghị gì để có thể đảm bảo được tốt nhất những điều kiện về dinh dưỡng về thể chất cho trẻ em trong điều kiện hiện có của mỗi gia đình?
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/10/2021
    Dịch covid -19 diễn biến phức tạp, hầu hết các em phải ở nhà phòng, chống dịch và không có cơ hội được tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể thao, chưa kể học sinh ở nhiều địa phương phải chuyển hình thức từ học trực tiếp sang học trực tuyến. Tiếp cận với máy tính thời gian dài, không ít học sinh tìm đến game hay mạng xã hội như facebook, zalo, hay là ngồi hàng giờ liền xem youtube. Thậm chí, có nhiều em sử dụng các thiết bị điện tử một cách mất kiểm soát dẫn đến nghiện game, nghiện mạng xã hội. Điều này gây ra không ít những hệ lụy đối với trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy cha mẹ cần làm gì để tránh nguy cơ trẻ nghiện game và mạng xã hội khi ở nhà phòng chống dịch covid -19?
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2021
    Thời gian gần đây, xã hội dành nhiều sự quan tâm đến khái niệm "Kỷ luật tích cực". Sau khi biết đến hiệu quả mà phương pháp này mang lại cho cả học sinh và giáo viên, cho trẻ em và cho bố mẹ. Nhìn lại vụ việc giáo viên bạo hành học sinh hoặc dùng ngôn ngữ với học sinh một cách thiếu kiềm chế, rồi cha mẹ đánh con do không kiềm chế được, rồi hai thế hệ không tìm được tiếng nói chung, không phù hợp với việc giáo dục trong xã hội ngày nay. Từ đó, chúng ta càng thấy được sự quan trọng của kỷ luật tích cực. Vậy làm như thế nào để có thể hiểu và áp dụng kỷ luật tích cực?
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/10/2021
    Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này, thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 1.500 học sinh phải mồ côi cha mẹ thậm chí mất cả cha lẫn mẹ. Không có sự chăm sóc trực tiếp của cha mẹ và người thân, các em sẽ có nguy cơ gặp phải những sang chấn về vấn đề tâm lý, nhất là đối với những em nhỏ từ 3 đến 5 tuổi. Không những vậy, các em cần được chăm sóc về dinh dưỡng, về nhu yếu phẩm trong cuộc sông hàng ngày, cần được quan tâm sức khỏe tâm thần điều trị tâm lý và trong lúc này việc tìm kiếm các hình thức thay thế chăm sóc cho trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 là vô cùng cần thiết. Vậy hình thức chăm sóc thay thế nào là phù hợp với các em? Và việc cần làm lúc này của cơ quan chức năng của các địa phương là gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/09/2021
    Ngày 16 tháng 9, một em nhỏ 6 tuổi, do không làm bố hài lòng trong khi học online đã bị bố đánh và tử vong cùng ngày tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nguyên nhân cái chết đang được cơ quan điều tra làm rõ, nhưng việc cha mẹ đánh đập con cái vì chuyện học thì rõ ràng là không thể không nhắc tới với một thái độ thật sự nghiêm túc. Cha mẹ có quyền làm như vậy hay không? Và có nên dùng đòi roi thay cho lời nói trong quá trình giáo dục và đồng hành cùng con hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2021
    Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh ở rất nhiều tỉnh thành đã chuyển sang học trực tuyến bắt đầu từ năm học mới. Phải thừa nhận rằng, việc học và dạy trực tuyến khó đạt hiệu quả như dạy học trực tiếp thế nhưng đây cũng là một giải pháp tối ưu trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, điều khiến cho phụ huynh rất băn khoăn là phương pháp để học sinh có thể tiếp thu được kiến thức hiệu quả khi học online ra sao? Và làm thế nào để phòng tránh được sự dối nhiễu tâm trí khi trẻ phải học tập trong hoàn cảnh giãn cách xã hội với bộn bề thiếu thốn và khó khăn?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2021
    Không được cho tiền chơi game, mua điện thoại, bị la mắng về điểm kém, thiếu sự quan tâm.,... và như vậy một nhóm bạn trẻ lập trang facebook với hơn 7.000 thành viên nội dung trao đổi là xúc phạm các bậc sinh thành. Ngoài ra, còn nhiều nhóm khác tương tự nhóm này bị báo cáo và phải xóa nhóm. Việc này tạo ra sự lo ngại không hề nhỏ về cách cư xử mâu thuẫn với cha mẹ của một số bạn trẻ hiện nay. Thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ có sự mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm nếu không can thiệp kịp thời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/08/2021
    Vào tuần trước, hàng loạt tài khoản facebook bất ngờ nhận được thông báo tạm ngưng tài khoản với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Theo một số người dùng facebook, nguyên nhân là do họ đã xem, chia sẻ những đường link chứa clip đồi trụy có vị thành niên tham gia và đến sáng ngày 18/8 rất nhiều chủ tài khoản phải cầu cứu, tìm cách để lấy lại tài khoản facebook của mình. Không những vậy, việc chia sẻ thông tin nội dung xấu, độc, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tệ nạn, dâm ô đồi trụy đều được coi là hành vi, vi phạm pháp luật có thể xử lý theo điều 101NĐ số 15/2020/CP với mức phạt tiền lên đến 50 triệu đồng, buộc gỡ bỏ những đăng tải. Tuy nhiên, liệu người dùng đã nhận được đầy đủ những nguy cơ này hay chưa? Những nguyên tắc, những giới hạn cộng đồng mà người dùng không được phép vượt qua là gì, đặc biệt khi đó là những nội dung có yếu tố về trẻ em?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2021
    Ai trong số chúng ta đều có những ước mơ, trẻ em ước mơ được tặng món quà mà mình yêu thích, có thể hướng đến một nghề nghiệp nào đó trong tương lai. Trong khi người lớn lại có những ước mơ hướng đến sự viên mãn, hay mục tiêu tài sản nào đó. Đặc biệt với bậc phụ huynh ngoài ước mơ cho bản thân, còn có ước mơ kỳ vọng con mình trong học tập, rèn luyện định hướng hay lựa chọn nghề nghiệp theo ý của mình..... Vậy làm thế nào để cân bằng những điều con ước mơ cùng những kỳ vọng của cha mẹ? Cần phải làm gì giúp cho trẻ phát triển, phát huy được hết tiềm năng trẻ có mà không gây áp lực cho trẻ?
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2021
    Thời gian qua, có rất nhiều trẻ em gặp khó khăn, trong quá trình cách ly điều trị Covid-19 và ngay cả khi trẻ em đã được điều trị khỏi bệnh...... Để đảm bảo an toàn và chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý xã hội cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Cán bộ cơ sở tham gia quá trình hỗ trợ cách ly và giãn cách xã hội phòng chống Covid -19 cần chú ý những gì? Cha mẹ người chăm sóc trẻ có thể làm gì để hỗ trợ cho trẻ tốt nhất trong giai đoạn này? Những vấn đề phát sinh trong quá trình cách ly, chăm sóc trẻ trong và sau khi mắc Covid-19 cần được phối hợp và xử lý ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/08/2021
    Ai trong chúng ta cũng mong muốn trẻ em - những búp măng non của nước nhà sẽ được sống, học tập trong môi trường khỏe mạnh và năng động. Thế nhưng nếu không nhận được sự bảo vệ và bao bọc từ người lớn thì ngoài kia vẫn còn biết bao điều nguy hiểm vây quanh các em và một trong số đó chính là nạn đuối nước....
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/08/2021
    Thời gian gần đây, có nhiều vụ liên quan đến trẻ em đã xảy ra, với gần 11.700 cuộc gọi tới tổng đài 111 chỉ trong 1 tuần vừa qua. Đáng chú ý là vụ bé gái 13 tuổi bị xâm hại khi đang thực hiện cách ly tại khu cách ly tỉnh Bạc Liêu. Sự việc cho thấy những rủi ro, nguy cơ mà trẻ em đang gặp phải khi ở trong khu cách ly tập trung, hoặc ngay tại nhà là điều đã hiện hữu, chứ không phải là cảnh báo nữa. Vậy trong trường hợp trẻ là nạn nhân của bạo hành trong khu cách ly tập trung thì quy trình can thiệp, hỗ trợ phòng ngừa, sang chấn tâm lý được thực hiện ra sao? Và trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 tại Việt Nam có diễn biến phức tạp hơn năm 2020. Vậy các giải pháp để bảo vệ trẻ em an toàn về sức khỏe, đảm bảo phòng chống bạo lực xâm hại tình dục cần có các biện pháp tăng cường điều chỉnh linh hoạt ra sao? Đặc biệt cha mẹ người giám hộ trẻ em chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em đang phải cách ly...
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2021
    Đẩy nhanh công tác hỗ trợ trẻ em, hỗ trợ phụ nữ chịu ảnh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt khi đợt bùng phát thứ tư của dịch Covid - 19 khiến chúng ta không khỏi lo lắng trong đó có công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2021
    Theo thống kê Việt Nam hiện có khoảng 60 triệu người sử dụng mạng xã hội, trong đó trẻ em chiếm khoảng 30%. Thế nhưng trẻ em chưa có đầy đủ nhận thức về nguy cơ cũng như mặt trái của internet. Với kỹ năng sống cũng như kiến thức trong việc sử dụng internet hay mạng xã hội an toàn. Mặc dù được hưởng lợi từ các dịch vụ công nghệ thông tin thế nhưng chính mạng Internet cũng đang làm gia tăng tỷ lệ trẻ em bị nghiện game, tiếp xúc với những hình ảnh, các Clip xấu độc, bị lạm dung hoặc trở thành nạn nhân của bạo hành, sự xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém gì đời thực. Lần đầu tiên Việt Nam đã ban hành chương trình cấp Quốc gia về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Vậy cụ thể mục tiêu và giải pháp tổng thể của chương trình này như thế nào? Mỗi cá nhân chúng ta với vai trò là người thân, là cha mẹ, là thầy cô sẽ đóng vai trò như thế nào trong mạng lưới bảo vệ trẻ em hoạt động sáng tạo và lành mạnh trên môi trường mạng này?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2021
    Giáo dục con trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh, có thể rất nhiều cha mẹ đã quan tâm đến việc giáo dục cho con những kỹ năng, những năng lực cần thiết trong cuộc sống.... Thế nhưng có một năng lực mà các con cũng cần được bồi đắp, được rèn luyện mà rất nhiều cha mẹ chưa chú trọng hoặc có quan tâm nhưng còn lúng túng khi hướng dẫn và đồng hành cùng con đó là giáo dục về tài chính. Vậy câu hỏi là khi nào các con được hướng dẫn quản lý về tài chính? Hay chúng ta phải dạy con về tiền bạc về giá trị của đồng tiền mang lại như thế nào? Cho con tiếp xúc với tiền quá sớm thì liệu thì có khiến con trở nên thực dụng và mất đi sự gây thơ và hồn nhiên của con trẻ hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/07/2021
    Chỉ cần đạt 6.5 IELTS là học sinh có thể nộp hồ sơ vào trường Đại học mà mình mong muốn. IELTS bỗng trở thành tấm vé thông hành để được nhiều trường đại học rộng cửa chào đón! Điều tất yếu diễn ra là rất nhiều gia đình không tiếc đầu tư tiền bạc, tìm các lò luyện thi để con để học IELTS từ rất sớm, thậm chí từ cấp 1. Vậy phải hiểu đúng về các chứng chỉ này ra sao? Luyện thi từ độ tuổi nào là phù hợp? Học thế nào để hiệu quả, giảm căng thẳng không cần thiết và lãng phí tài chính?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/07/2021
    Vụ việc đã gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua, khi mà nhiều nữ sinh bị các đối tượng lừa lấy ảnh kỷ yếu, sau đó tấn công và quấy rối tình dục thông qua bộ ảnh kỷ yếu đó. Sự việc làm cho nạn nhân hoang mang lo lắng và không biết còn có những nguy cơ nào khác đến với các em... Hiện nạn nhân đã gửi toàn bộ thông tin cho cơ quan công an để vào cuộc xác minh điều tra. Tuy nhiên, các nạn nhân tạm thời không công khai về trường học nơi đang theo học, cũng như từ chối lên tiếng về sự việc này vì nhiều lý do khác nhau.
    Xem thêm Thu gọn