-
Tuyên chiến với gian lận thương mại
"Tuyên chiến với gian lận thương mại" - Chương trình thông tin về hoạt động hiệu quả của lực lượng quản lý thị trường trong phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Chương mới nhất
-
Ngày 29/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 319, phê duyệt “Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” với 4 mục tiêu cụ thể và đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm triển khai thực hiện trong thời gian tới.Thu gọn
-
Hiện nay, tình trạng thực phẩm chức năng được quảng cáo là hàng xách tay không rõ nguồn gốc, không công bố chất lượng đang bán tràn lan trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng và những cơ sở kinh doanh chân chính. Điều đáng lo hơn là thực phẩm chức năng giả thường có thành phần chứa chất cấm, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ nhưng được thổi phồng công dụng như thần dược chữa bệnh… là vấn đề nhức nhối và gây nhiều hệ luỵ.Thu gọn
-
Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về tình hình buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả 2 tháng đầu năm nay nhận định: Do giá đường nhập lậu và giá đường sản xuất trong nước có sự chênh lệch lớn là một trong những nguyên nhân dẫn tới gia tăng buôn lậu đường cát.Thu gọn
-
Trong tuần, lực lượng QLTT phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và liên tục phát hiện vụ vận chuyển thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm không rõ nguồn gốc đưa ra thị trường tiêu thụ. Vì lợi nhuận, các đối tượng đã bất chấp sự nguy hại về sức khỏe của người tiêu dùng. Hành vi này cần phải lên án và ngăn chặn hiệu quả.Thu gọn
-
Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và mặt hàng vòng bi nói riêng diễn biến phức tạp với nhiều chiêu thức tinh vi nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Vì vậy, mới đây, Tổng Cục QLTT có chương trình làm việc với Đoàn công tác thuộc Hiệp hội công nghiệp vòng bi thế giới bàn về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái các sản phẩm vòng bi tại thị trường Việt Nam.Thu gọn
-
Thời gian qua, tình trạng mua bán, sử dụng khí N2O, còn gọi là “khí cười”, “bóng cười” diễn ra tràn lan, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng và gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Mặc dù lực lượng chức năng và các địa phương đã mạnh tay hơn với tình trạng kinh doanh“bóng cười” nhưng thực tế cho thấy, rất khó ngăn chặn triệt để việc kinh doanh, mua bán bóng cười trái phép tại các cơ sở vui chơi, giải trí trên địa bàn.Thu gọn
-
Thời gian sau Tết Nguyên đán tình trạng vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn diễn biến phức tạp. Trước thực tế này, mới đây, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số 332 về Triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm”Thu gọn
-
Hiện nay, tình trạng hàng giả đang diễn ra phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã bị các đối tượng làm giả hàng hóa, nhãn hiệu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Đặc biệt tình trạng kinh doanh hàng hoá giả mạo các thương hiệu nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng đã tích cực xử lý nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phức tạp và tinh vi...Thu gọn
-
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội vừa tiến hành tiêu hủy khoảng 15 tấn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm trị giá hàng tiêu huỷ lên tới nhiều tỷ đồng. Điều đáng nói, đây mới chỉ là đợt tiêu hủy hàng hoá vi phạm đầu tiên trong năm nay, nhưng qua con số này cho thấy, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp.Thu gọn
-
Văn phòng thường trực 389 Quốc gia vừa đưa ra “cảnh báo về thủ đoạn vận chuyển hàng lậu từ nội địa lên vùng biên giới tiêu thụ”. Đây là thủ đoạn mới, khác với thực tế đã diễn ra từ trước đến nay, cần tăng cường phối hợp cung cấp thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các cơ quan chức năng để có giải pháp ngăn chặn, xử lý.Thu gọn
-
Thời gian qua, lực lượng QLTT phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển, sản xuất và kinh doanh tân dược giả, nhái nhãn hiệu đã được bảo hộ. Cục Quản lý Dược Bộ Y tế cũng liên tiếp có văn bản báo cáo về một số loại thuốc giả đang lưu hành trên thị trường và tìm phương án phối hợp với cơ quan chức năng để kiểm tra ngăn chặn. Tình trạng thuốc giả lưu hành trên thị trường có xu hướng ngày càng gia tăng, vụ việc vi phạm có quy mô lớn, diễn biến phức tạp nên “Cần tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng thuốc giả gây hậu quả nghiêm trọng”.Thu gọn
-
Tổng cục Quản lý thị trường sáng qua tiếp tục mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Nhận diện hoá mỹ phẩm vi phạm trên thị trường” tại địa chỉ số 62, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hơn 500 sản phẩm của hơn 30 nhãn hiệu, chủ yếu là dầu gội, sữa tắm thông dụng, dược phẩm được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, trưng bày phục vụ giúp người dân và khách tham quan tiếp tục nhận diện về sản phẩm hoá mỹ phẩm thật và giả.Thu gọn
-
Tháng cuối trong Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra hơn 2.200 vụ, phát hiện và xử lý gần 1.500 vụ vi phạm liên quan đến gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp ngân sách nhà nước gần 44 tỷ đồng. Con số này cho thấy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, cần tăng cường công tác phối hợp để phát hiện và ngăn chặn.Thu gọn
-
Đã có hơn 2.200 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra, phát hiện và xử lý trong khoảng 1 tháng, từ ngày 15/01 đến 14/02 thu nộp ngân sách nhà nước gần 45 tỷ đồng. Con số này cho thấy tình trạng hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn diễn ra phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi, không chỉ gây thiệt hại lớn đến lợi ích của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Thu gọn
-
Để tránh sự vào cuộc kiểm tra giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng, thời gian qua xuất hiện tình trạng đối tượng thuê căn hộ chung cư cao cấp để kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Vi phạm tại căn hộ chung cư cao cấp thời gian qua diễn biến phức tạp, đây là hành vi vi phạm mới, lực lượng quản lý thị trường gặp khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý. Chính vì vậy, thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương để phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm này.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Bắc Ninh và Bình Dương: phát hiện và tạm giữ hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu - Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua máy đo nồng độ cồn trôi nổi, không đảm bảo chất lượngThu gọn
-
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến với gần 140 nghìn vụ việc, thông tin được nêu tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022. Triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra sáng qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo: Năm 2023 cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng để dự báo sát, xác định trọng điểm, xây dựng các chương trình, kế hoạch chuyên đề, cao điểm để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.Thu gọn
-
Thuốc lá điện tử hiện đang được người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ ưa chuộng. Đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên trên thị trường hiện nay, tình trạng mua bán thuốc lá điện tử diễn ra tràn lan gây hệ luỵ khôn lường cho người sử dụng. Lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý đối tượng kinh doanh, vận chuyển thuốc lá điện tử nhập lậu, thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.Thu gọn
-
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục QLTT trong năm 2023 là tập trung, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Cần Thơ: phát hiện gần 2 tấn bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Tide. - Long An: phát hiện và xử phạt 2 cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ gas. - Cảnh báo người dân cẩn trọng khi mua gói súp Hảo Hảo tôm chua cay.Thu gọn
-
- Quản lý thị Quảng Ninh: tạm giữ hơn 1 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu - Hà Nội: thu giữ lượng lớn khí cười ở cơ sở kinh doanh tại phố Mã Mây - Công bố danh mục gần 10.000 tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn đến hết năm 2024Thu gọn
-
Nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số 1766, triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023…Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Trị ngăn chặn kịp thời gần 2 tấn lòng lợn đã bốc mùi hôi đang trên đường tiêu thụ. - Hải Phòng phát hiện kho thiết bị đo đường huyết giả mạo nhãn hiệu On Call Plus. - Sau Tết Nguyên đán, liên tiếp xử phạt các cây xăng vi phạm. - Quản lý thị trường thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thị trường xăng dầu. - Cần Thơ đề nghị khởi tố 1 vụ giả mạo nhãn hàng hóa bao bì cà phê bột.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh: Phát hiện, tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu. - Tiền Giang: Xử phạt 1 cơ sở gần 60 triệu đồng do buôn bán thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng. - Hà Nội: Phát hiện kho chứa bình khí N2O (bóng cười) các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ lớn nhất từ năm ngoái đến nay.Thu gọn
-
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Công điện số 383 và văn bản số 77 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đang tăng cường giám đối với hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Qua đó, đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm và tiến hành xử phạt hàng loạt cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy định pháp luật.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: thành lập 3 đoàn kiểm tra đột xuất các cây xăng trên địa bàn thành phố. - Tiền Giang phát hiện gần 400 sản phẩm quần áo may sẵn có nhãn không đúng quy định. - Quy định chi tiết về ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Ninh: Tạm giữ 10.000 bộ Kit test nhanh Covid-19 có dấu hiệu nhập lậu. - Hà Nội: Tiêu hủy hơn 20 tấn thịt bò đông lạnh không rõ nguồn gốc. - Tăng cường kiểm soát thị trường hàng hoá sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Bắc Giang: xử phạt gần 100 triệu đồng đối tượng vận chuyển chân gà tẩm ướp nhập lậu. - Bạc Liêu: 4 hộ kinh doanh sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc thú y hết hiệu lực. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn thực phẩm trong suốt mùa lễ hội 2023.Thu gọn
-
Qua thanh tra, kiểm tra, trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 575 vụ vi phạm quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 20 tỉ đồng. Để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày 15/1, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Công văn số 77 về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.Thu gọn
-
Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam phát triển rất nhanh, song người tiêu dùng lại đang đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu niềm tin với hoạt động này. Một trong những nguyên nhân chính được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng có xu hướng ngày càng tăng, nhất là khi kinh doanh trên thương mại điện tử bùng nổ. Năm 2022, có tới hơn 100 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, nhưng để xử lý đến cùng các hành vi vi phạm bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng lại không dễ dàng, còn gặp nhiều khó khăn. “Gian lận trên thương mại điện tử khó xử lý, cần sự phối hợp của các lực lượng liên ngành”.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội: phát hiện và thu giữ 1 tấn nầm lợn thối hỏng đang được vận chuyển đi tiêu thụ. - Bắc Giang: Tạm giữ 36.000 túi chân gà ăn liền nhập lậu. - Gia Lai: Xử phạt 80 triệu đồng 1 doanh nghiệp giả mạo nguồn gốc, xuất xứ cây chanh dây giống.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Tĩnh: thu giữ gần 01 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển đi tiêu thụ. - Long An: kiểm tra, tạm giữ lô hàng lớn đường cát và bia có xuất xứ nước ngoài nhập lậu. - Hà Nội: phát hiện, thu giữ gần chục nghìn sản phẩm máy hút thuốc lá điện tử và phụ kiện nhập lậu.Thu gọn
-
Năm 2023 thay vì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, lực lượng quản lý thị trường cả nước sẽ chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7. Trong đó, xác định cấp Đội là hạt nhân trong việc xây dựng lực lượng quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là nội dung trọng tâm mà lực lượng quản lý thị trường nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023Thu gọn
-
- QLTT Lai Châu: kiểm tra, phát hiện và thu giữ gần nửa tấn thịt và mỡ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Bắc Ninh: tạm giữ 5.000 sản phẩm thuốc lá điện tử và hơn chục can hóa chất không có hóa đơn chứng từ. - Thuốc giả - nỗi lo thật: cảnh báo về hành vi lừa đảo bán thuốc Hoạt huyết dưỡng não qua mạng.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ phát hiện cơ sở kinh doanh chả cá chứa chất hàn the. - Quảng Ninh: phát hiện, xử lý cửa hàng bày bán công khai hàng ngàn sản phẩm nhập lậu. - Phát hiện hàng nghìn má phanh, phụ tùng xe máy giả thương hiệu nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Giang thu giữ hàng trăm gói Mứt tết gian lận thời hạn sản xuất. - Thái Bình: khởi tố vụ án, khởi tố bị can sản xuất, kinh doanh lượng lớn quần áo giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. - Hà Nội: ngăn chặn kịp thời vụ vận chuyển gần 2 tấn nội tạng không đảm bảo an toàn thực phẩm đi tiêu thụ.Thu gọn
-
Dịp cuối năm và cận Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng rượu bia tăng cao đột biến. Đây cũng là thời điểm "cao điểm" cho cuộc chiến của các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn rượu lậu, rượu giả, rượu kém chất lượng, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất chân chính và sức khỏe người tiêu dùng.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Thanh Hoá thu giữ gần 01 tấn rưỡi bì lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Phát hiện nhiều vi phạm tại Chợ bán phụ tùng xe máy lớn nhất phía Nam. - Hà Nội kiểm tra, phát hiện và thu giữ lô thuốc lá điện tử nhập lậu trị giá gần 4 tỷ đồng. - Quản lý thị trường thông tin cảnh báo đối tượng mạo danh công chức Quản lý thị trường lừa đảo doanh nghiệp.Thu gọn
-
Lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đột biến vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023, hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để thu lời bất chính, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch Cao điểm “Tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn những ngày cận Tết” nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Ninh: Ngăn chặn hơn 1 tạ nội tạng lợn bốc mùi đang trên đường đi tiêu thụ. - Đắk Nông: Thu giữ gần 200 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu. - Hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán trái phép trâu bò qua biên giới.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Yên Bái phát hiện hơn 7 tấn tràng trứng đông lạnh không rõ nguồn gốc. - Thái Nguyên kiểm tra, tạm giữ gần 6.000 sản phẩm quần áo không rõ xuất xứ. - Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất, kinh doanh rượu giả dịp cuối năm. - Hà Nội Yêu cầu thu hồi triệt để lô thuốc Rotunda, điều trị mất ngủ, do vi phạm về chất lượng mức độ 2.Thu gọn
-
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ký ban hành Kế hoạch 115 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Phú Yên: kiểm tra, thu giữ 2.500 viên pháo điện. - Hà Nội: phát hiện cơ sở sản xuất bánh gạo giả mạo xuất xứ, “đội lốt” hàng Nhật Bản. - Bắc Ninh: tiêu hủy hơn 30.000 sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc trị giá gần 4 tỷ đồng. - Lập 6 đoàn kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Quý Mão 2023.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ hàng trăm sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu tại chợ đêm phố cổ. - Bình Dương phát hiện trên 100.000 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu tại ga Sóng Thần. - Lào Cai ngăn chặn xử lý gần 1.500 hộp mì tôm chiên ăn liền không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Thu hồi lô thuốc Npluvico kém chất lượng vi phạm mức độ 2 trên toàn quốc.Thu gọn
-
Thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng tình trạng vi phạm này vẫn diễn biến phức tạp, quy mô ngày càng lớn với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thất thu ngân sách nhà nước...Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội: kiểm tra, phát hiện và xử lý 30.000 sản phẩm thể thao giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. - Bình Dương: Phát hiện vụ vận chuyển 15.000 gói thuốc lá điếu ngoại nhập lậu. - Phú Yên tạm giữ 17 tấn đường cát trắng do Thái Lan sản xuất. - Kinh doanh đa cấp không phép: Bộ Công Thương đề nghị điều tra, xử lý công ty Caster City Việt Nam.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, phát hiện 100 tấn ức vịt đông lạnh không rõ nguồn gốc. - Bình Dương và Quảng Ninh phát hiện trên 100.000 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu.Thu gọn
-
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, thế nhưng thời điển này tình trạng buôn bán, vận chuyển pháo lậu đã và đang diễn ra phức tạp. Các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển, tuồn pháo vào nội địa tiêu thụ kiếm lời bất chính. Hiện nay, việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán pháo lậu đang được các lực lượng chức năng tăng cường.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng phát hiện số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc - Thành phố Cần Thơ xử phạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự ý điều chỉnh giá bán lẻ - Thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội - Thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Homeway Việt NamThu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Bình phát hiện phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu và nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm. - Quản lý thị trường tiếp tục mở cửa phòng Trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả.Thu gọn
-
Kế hoạch số 111 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế, do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa ban hành, sẽ chính thức được thực hiện trong 3 năm kể từ ngày 01/12/2022 đến hết ngày 01/12/2025. Vậy công tác triển khai thực hiện kế hoạch này của các Bộ, ban, ngành, địa phương và lực lượng chức năng ra sao?Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện 36.000 gói xúc xích và nhiều thùng bánh kẹo nhập lậu. - Sơn La phát hiện lượng lớn sữa tắm hết hạn sử dụng vẫn bày bán. - Lạng Sơn ngăn chặn kịp thời hơn nửa tấn mỡ động vật đã qua sử dụng đang được vận chuyển đi tiêu thụ.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh thu giữ hàng ngàn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung tâm thương mại An Đông. - Quản lý thị trường Phú Yên tạm giữ gần 7.000 chai bia nghi nhập lậu. - Quản lý thị trường ra quân giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.Thu gọn
-
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường xăng dầu, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương đã có Công điện số 7196 yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước đồng loạt triển khai ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu đối với tất cả các thương nhân đầu mối, phân phối trên địa bàn quản lý.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Tiền Giang: xử phạt 30 triệu đồng cơ sở buôn bán gần 5 tấn phân bón kém chất lượng. - TP Hồ Chí Minh: Kiểm tra phát hiện hàng chục tấn thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc - 13 tỉnh phía Bắc tăng cường phối hợp trong đấu tranh, phòng chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện đối tượng lợi dụng bán hàng trực tuyến để kinh doanh hơn 1.000 sản phẩm thực phẩm chức năng giả. - Phát hiện xe chở gần 500 chiếc nồi chiên không dầu nghi nhập lậu. - Bình Dương tiêu huỷ lô shisha nhập lậu trị giá trên 9 tỷ đồng. - Công điện về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký biên bản cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.Thu gọn
-
Tháng 11 này được nhận định là cao điểm sản xuất, tập kết hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp cuối năm và Tết. Theo đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trên tất cả các mặt hàng, địa bàn, lĩnh vực kinh doanh, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp, chủ sở hữu quyền, người tiêu dùng, đồng thời làm thất thu ngân sách nhà nước. Chính vì thế, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo các Bộ, ban ngành, địa phương, lực lượng chuyên trách sớm ban hành kế hoạch “Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023”.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường TPHCM kiểm tra đột xuất Trung tâm thương mại Saigon Square thu giữ hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. - Bắc Ninh: kiểm tra, tạm giữ 8.000 đôi giầy không hoá đơn chứng từ. - Bạc Liêu: thu giữ 6 tấn gạo không rõ nguồn gốc. - Dự thảo Thông tư quy định cách xác định xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam giúp doanh nghiệp chân chính tránh bị cáo buộc gian lận xuất xứ.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tỉnh Nam Định tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu lưu thông trên thị trường. - Phú Yên tịch thu 3 tấn đường cát nhập lậu. - Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng kinh doanh xăng dầu bằng tự phát, ngăn chặn các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu.Thu gọn
-
10 tháng qua, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý gần 100.000 vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp ngân sách nhà nước gần 8.000 tỷ đồng. Riêng quý 3, các lực lượng chức năng cả nước phát hiện, xử lý gần 43.000 vụ vi phạm, tăng nóng gần 23% và thu nộp ngân sách tăng đột biến 58% với gần 4.000 tỷ đồng. Đây là những con số đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ đầu năm đến nay. “Sẵn sàng kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại cuối năm” là yêu cầu của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia trong quý cuối năm này.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Ninh: Tịch thu gần 500kg nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc . - Đồng Nai: Tịch thu hơn 4 tấn khí hóa lỏng LPG vận chuyển trên xe bồn không rõ nguồn gốc xuất xứ - Ban chỉ đạo 389 Tp. Hà Nội đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả trong các tháng cuối năm - Cảnh bảo về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ “Siro trí não" vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáoThu gọn
-
- Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiêu hủy lô mỹ phẩm nhập lậu và thuốc Tây không rõ nguồn gốc trị giá gần 20 tỷ đồng. - Hà Nội phát hiện hơn 3 tấn chân gà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chuẩn bị tuồn ra thị trường.Thu gọn
-
Càng về cuối năm, nhu cầu mua sắm của người dân càng cao. Trong đó có mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Thị trường nội địa, hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn, đặc biệt với các mặt hàng được rao bán trên mạng xã hội.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh: tạm giữ lô mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trị giá hơn 800 triệu đồng. - Lạng Sơn: thu giữ gần 6.000 túi chân gà không rõ nguồn gốc. - Tăng cường các giải pháp ngăn chặn buôn lậu mặt hàng đường cát. - Cẩn trọng khi mua gói súp "Hảo Hảo tôm chua cay" riêng lẻ.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Sơn La: Ngăn chặn kịp thời phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm. - Hà Nam: phát hiện gần 7.000 lít dầu diesel không rõ nguồn gốc. - Siết chặt quản lý thị trường hàng hoá những tháng cuối năm.Thu gọn
-
9 tháng qua, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý gần 100.000 vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, thu nộp ngân sách nhà nước 7.666 tỷ đồng, tăng 1,5%; khởi tố 380 vụ việc với gần 500 đối tượng. Riêng quý 3, các lực lượng chức năng cả nước phát hiện, xử lý gần 43.000 vụ vi phạm, tăng nóng gần 23% và thu nộp ngân sách tăng đột biến 58% với gần 4.000 tỷ đồng. Đây là những con số đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ đầu năm đến nay. “Sẵn sàng kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại cuối năm” là yêu cầu của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia trong quý cuối năm này.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt phá kho chứa lượng lớn bóng cười. - Lạng Sơn: Phát hiện lô thực phẩm nhập lậu đang được vận chuyển đi tiêu thụ. - Phát hiện hàng chục tấn quần áo không rõ xuất xứ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.Thu gọn
-
Quản lý thị trường các địa phương phát hiện, tạm giữ nhiều vụ kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc
Quản lý thị trường các địa phương phát hiện, tạm giữ nhiều vụ việc kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc: Gần 7.000 lít dầu diesel tại Hà Nam, số lượng lớn quần áo trẻ em tại Nam Định, gần 100 tấn thực phẩm đông lạnh nhập khẩu đã hết hạn 2 năm tại Hà Nội...Thu gọn -
Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Tổng cục Quản lý thị trường đã xây dựng Kế hoạch hành động với mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành quản lý thị trường số theo định hướng Chính phủ số...Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Phú Thọ: Ngăn chặn gần 1 tạ nội tạng động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đang trên đường đi tiêu thụ. - Hà Giang: Phát hiện hơn 1.000 sản phẩm hàng hóa, giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. - Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm: Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh buộc tiêu hủy gần 2 tạ gia vị pha chế nước lẩu không rõ nguồn gốc. - Kiên Giang phát hiện cơ sở kinh doanh mắm giả mạo nhãn hiệu Trí Hải. - Kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.Thu gọn
-
Theo đánh giá của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, tình trạng vận chuyển thuốc lá lậu vào nội địa đang gia tăng, nhất là trên tuyến biên giới Tây Nam. Đáng chú ý, không chỉ gia tăng tình trạng nhập lậu thuốc lá thế hệ mới mà còn xuất hiện tình trạng nhập lậu, vận chuyển và tàng trữ trái phép sợi thuốc lá làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Thái Nguyên: thu giữ hàng nghìn lọ sa tế Tôm giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát. - Quảng Ninh: phát hiện và buộc tiêu hủy 2 tạ xúc xích không rõ nguồn gốc. - Những bất cập, khó khăn trong thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa theo quy định.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Lai Châu xử lý vi phạm vận chuyển động vật không có Giấy chứng nhận kiểm dịch. - Bến Tre ngăn chặn kịp thời xe ô tô vận chuyển 12.000 bao thuốc lá ngoại nhập lậu. - Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý thương mại điện tử.Thu gọn
-
Thực trạng thuốc và thực phẩm chức năng giả, không đảm bảo chất lượng diễn biến phức tạp trên thị trường với quy mô ngày càng lớn và công nghệ làm giả ngày càng tinh vi đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng và chống, rất cần những giải pháp hiệu quả hơn. Đây là nội dung được tập trung bàn luận tại Hội thảo "Thuốc và Thực phẩm chức năng giả- hiện trạng và giải pháp", do Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm công nghệ Chống hàng giả Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Ninh phát hiện thiết bị vệ sinh giả mạo nhãn hiệu Inax bày bán tại Trung tâm thương mại. - Kinh doanh phân bón giả, 1 cơ sở ở Long An bị xử phạt vi phạm hành chính 80 triệu đồng. - Tháng 9: Hà Nội xử lý hơn 2.700 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm hành vi kinh doanh rau củ quả không rõ nguồn gốc. - Gia Lai kinh doanh thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, 01 cơ sở bị phạt gần 60 triệu đồng. - Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện vali chứa 42 điện thoại iPhone 14 trị giá 1,6 tỉ đồng nghi nhập lậu. - Tiếp tục gia hạn hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc.Thu gọn
-
Mấy ngày qua, thông tin về việc rau, củ, quả từ các chợ đầu mối được “phù phép, biến hoá” đưa vào hệ thống siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh là nỗi lo lắng của người tiêu dùng và cũng là vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Ngay sau khi thông tin phản ánh về tình trạng nhiều người tiêu dùng phải trả giá cao để mua "rau an toàn" và rau “đạt chuẩn VietGAP” tại các siêu thị, nhưng thực tế đây là rau của một số công ty đi gom ở chợ đầu mối, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo chất lượng, sau đó đóng gói, dán nhãn VietGAP rồi bán cho các hệ thống siêu thị. Tối 21/9, Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc, yêu cầu rà soát, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội: phát hiện kho hàng chứa nhiều bình khí N2O (còn gọi là khí “cười”) không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Vĩnh Long: phát hiện phương tiện vận chuyển gần 15.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu. - Vận chuyển, kinh doanh rượu ngoại với thủ đoạn tinh vi.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Bắc Giang phát hiện cơ sở san, chiết, nạp khí gas LPG trái phép. - Long An ngăn chặn kịp thời 5 tấn rưỡi đường cát do nước ngoài sản xuất, nhập lậu. - Hà Nội: tạm giữ gần 1000 lít rượu ngâm không rõ nguồn gốc xuất xứ…Thu gọn
-
Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 15/9/2022 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh -Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã ban hành Kế hoạch số 29 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Tiền Giang: Ngăn chặn lượng lớn đường cát nhập khẩu vi phạm về nhãn hiệu. - Hà Nội: thu giữ gần 1.000 lít rượu ngâm tại căn hộ chung cư cao cấp. - Mạnh tay xử lý nhiều cơ sở kinh doanh bóng cười.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Sơn La kiểm tra, xử lý phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật đã có dấu hiệu hư hỏng. - Qua Tết trung thu, Quản lý thị trường cả nước thu giữ và tiêu huỷ hàng chục nghìn chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc. - Mở rộng Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam do không đảm bảo an toàn.Thu gọn
-
Để ổn định thị trường xăng dầu trong nước, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh - Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia vừa yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, tập trung chỉ đạo đơn vị, lực lượng chức năng, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Nghệ An: Xử lý cơ sở kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội. - Long An: tạm giữ trên 1 tấn quần áo đã qua sử dụng nghi nhập lậu. - Siết chặt kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm bánh trung thu. - Xác thực hàng chính hãng qua mã QR giúp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.Thu gọn
-
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường các mặt hàng xăng dầu từ nay đến cuối năm
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường các mặt hàng xăng dầu từ nay đến cuối năm. - Quản lý thị trường Gia Lai: tạm giữ trên 4.200 sản phẩm trang sức kim loại màu vàng chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp. - Lạng Sơn: phát hiện trên 86 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Những bất cập, khó khăn trong thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa theo quy định.Thu gọn -
Thực trạng thuốc giả không chỉ là bất hợp pháp mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Thuốc giả sản xuất tại cơ sở không đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định có thể chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc, điều này đặc biệt nguy hại đối với trường hợp các thuốc dùng đường tiêm hoặc trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Nạn thuốc giả không được kiểm soát sẽ làm giảm niềm tin của cộng đồng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các nhà cung cấp dược phẩm chân chính.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Tiền Giang xử phạt 165 triệu đồng đối với 1 cơ sở kinh doanh phân bón giả. - Bình Định phát hiện kho chứa gần 700 bình khí hóa lỏng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp. - Hà Nội phát hiện cửa hàng tiện ích bán đồ chơi Trung thu có in hình "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trái phép. - Quy định mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Phú Yên tạm giữ trên 3.200 chai nước hoa có nhiều dấu hiệu vi phạm. - Bắc Giang phát hiện hàng nghìn chiếc bánh trung thu nhập lậu. - Hà Nội tăng cường kiểm tra xử lý cơ sở kinh doanh rượu nhỏ, lẻ, không nguồn gốc.Thu gọn
-
Tổng cục Quản lý thị trường vừa có công văn yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm nay. Theo đó, tập trung tăng cường kiểm tra, kiểm soát cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, đồng thời ngăn chặn tình trạng kinh doanh, nhập lậu đồ chơi trẻ em độc hại, kích động bạo lực, đảm bảo Tết Trung thu an toàn.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ gần 11.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Bạc Liêu: ngăn chặn hơn 3 tấn tôm sú có chứa tạp chất. - Hải Dương: phát hiện hàng chục tấn cám mỳ trộn bột cá. - Cảnh báo ma túy dưới dạng thực phẩm chức năng, đồ uống.Thu gọn
-
Hà Nội phát hiện nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi Tết Trung thu tới gần
- Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra phát hiện và thu giữ hàng nghìn sản phẩm đồ chơi trẻ em không có nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. - Kiên Giang tạm giữ hàng trăm bình gas không phải chủ sở hữu hợp pháp. - Cảnh báo trên thị trường xuất hiện các mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả Salonpas Gel.…Thu gọn -
Chiều qua, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng trong nước về ngưỡng còn hơn 23.000 đồng/lít. Đáng chú ý, giá xăng trong nước đã có kỳ điều chỉnh giảm lần thứ 5 liên tiếp nhưng những ngày qua, lực lượng chức năng cả nước vẫn phát hiện, xử lý nhiều cửa hàng vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Chính vì vậy, cần tiếp tục tăng cường giám sát, xử phạt nghiêm đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu là một trong những nội dung được Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo rõ tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban chỉ đạo Quốc gia 389 diễn ra mới đây.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Kon Tum xử phạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng cột bơm hết hạn kiểm định. - Thanh Hoá: ngăn chặn kịp thời hơn 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc trên đường đi tiêu thụ. - Cảnh báo 3 sản phẩm mỹ phẩm chứa chất cấm, chưa được cấp phép.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện, thu giữ hàng trăm máy phun sương khử khuẩn nhập lậu. - Tỉnh Long An đề nghỉ xử lý 70 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dầu DO có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. - Áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.Thu gọn
-
Lực lượng liên ngành thành phố Hà Nội vừa phát hiện kho chứa nguyên liệu pha chế trà sữa chứa chất bảo quản vượt ngưỡng giới hạn so với tiêu chuẩn cơ sở tự công bố. Vụ việc lần này một lần nữa cảnh báo với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm trà sữa trên thị trường hiện nay.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội: Tiêu hủy gần 8 tấn mỹ phẩm nhập lậu, không đảm bảo điều kiện lưu thông trên thị trường. - Bình Dương: kiểm tra, phát hiện trên 210.000 bao nghi vấn là shisha nhập lậu. - Cảnh báo mỹ phẩm chưa được cấp phép được rao bán trên Shopee…Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội - Nam Định: Phát hiện kho chứa gần 8.000 đôi dép không có hóa đơn chứng từ - Quảng Bình: Thu giữ hơn 33.000 sản phẩm gồm thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, kính áp tròng có dấu hiệu nhập lậuThu gọn
-
Mặc dù hơn tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng những ngày gần đây, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã liên tiếp phát hiện và bắt giữ các vụ vi phạm về hành vi sản xuất, buôn bán bánh trung thu nhập lậu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước thực trạng này, lực lượng QLTT cả nước lên kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng dịp Tết Trung thu.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Bắc Ninh: phát hiện kho chứa hơn 20 tấn nước hoa, mỹ phẩm nghi giả nhãn hiệu nổi tiếng. - Đắk Lắk: Phát hiện cơ sở kinh doanh qua livestream hơn 5.000 sản phẩm quần, áo có dấu hiệu vi phạm. - QLTT Long An: phối hợp ngăn chặn số lượng lớn thuốc diệt cỏ nghi nhập lậu đang trên đường tiêu thụ.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Ninh phát hiện, xử lý chủ xe nhập lậu cánh gà và thuốc lá điện tử. - Tây Ninh xử phạt Công ty bán xăng dầu chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. - Từ nay đến cuối năm quản lý thị trường tập trung cao điểm kiểm tra địa bàn trọng tâm, mặt hàng trọng điểm.Thu gọn
-
Từ đầu năm đến nay, với những biến động mạnh của giá xăng dầu thế giới, thị trường trong nước cũng đã có thời điểm chứng kiến tình trạng cố ý găm hàng, chờ giá xăng dầu tăng cao. 6 tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, giám sát gần 17.000 cây xăng. Đặc biệt là vào những thời điểm chuẩn bị điều hành giá xăng dầu, lực lượng chức năng phát hiện nhiều vụ việc vi phạm thu phạt và nộp ngân sách nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang phát hiện, tạm giữ gần 24.000 cây dao Thái Lan nhập lậu. - 6 tháng đầu năm nay, xăng dầu là mặt hàng trọng điểm trong kiểm tra, xử lý của lực lượng quản lý thị trường. - Kem trị nám Evi Cream kém chất lượng bị thu hồi.Thu gọn
-
Tiêu dùng nội địa đang ngày càng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP. Internet đã bao phủ hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước, thúc đẩy phương thức trao đổi hàng hóa qua thương mại điện tử. Thương mại điện tử mang đến nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tiền mặt, có thể ngồi một nơi mà mua bán hàng hóa ở nhiều nơi khác… Tuy nhiên, một số đối tượng cũng triệt để lợi dụng các tiện ích mà thương mại điện tử mang lại để hoạt động vi phạm pháp luật., với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua thương mại điện tử ngày càng tinh vi, phức tạp. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu: các đơn vị “tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử” và “Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử”.Thu gọn
-
Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt xóa cơ sở kinh doanh kính áp tròng Trung Quốc dán nhãn mác Hàn Quốc
- Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt xóa cơ sở kinh doanh kính áp tròng Trung Quốc dán nhãn mác Hàn Quốc. - Tây Ninh: phát hiện và tạm giữ gần 500 cái bánh trung thu, bánh bông lan các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Quảng Trị: Phát hiện xe khách vận chuyển lô sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm. - Những lưu ý đối với lực lượng quản lý thị trường về chuyển vụ việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Thu gọn -
- Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ hơn 5.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc. - Hà Giang kiểm tra, phát hiện hàng hóa là quần áo giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. - Cần Thơ xử phạt trên 100 triệu đồng đối với một cơ sở kinh doanh phân bón có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.Thu gọn
-
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm nghiêm trọng như thực phẩm đông lạnh đã được phù phép, sửa hạn sử dụng, sản phẩm pha chế, kém chất lượng, rất nguy hại cho người tiêu dùng... Thực tế công tác giám sát an toàn thực phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Địa bàn hoạt động rộng, quản lý đa lĩnh vực nhưng số lượng cán bộ còn ít so với số lượng, khối lượng và tính chất phức tạp của công việc. Nhiều lĩnh vực còn thiếu những văn bản pháp lý làm cơ sở cho xử lý hoặc có quy định nhưng còn bất cập, không thống nhất… Tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn khiến người tiêu dùng lo lắng, nhất là vào những thời điểm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, đòi hỏi cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, siết chặt quản lý hơn nữa để ngăn chặn thực phẩm bẩn một cách triệt để.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường An Giang: Bắt giữ hàng chục tấn thịt lợn không rõ nguồn gốc. - Vĩnh Phúc: Thu giữ hàng chục ngàn sản phẩm quần áo giả nhãn hiệu. - Thu hồi thực phẩm chức năng Nam Á Cường Thận do không đảm bảo an toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác chống hàng lậu, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Kon Tum xử phạt cơ sở kinh doanh gas sử dụng giấy chứng nhận kinh doanh hết hạn. - Bình Thuận tạm giữ hàng nghìn phụ kiện điện thoại nhập lậu. - Hà Nội bắt giữ lô hàng khoá lậu với gần 12.000 sản phẩm, trị giá 1,2 tỉ đồng. - Cảnh báo về thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và thu giữ hàng nghìn chiếc áo chống nắng gắn mác hàng hiệu nổi tiếng. - Tiền Giang, phát hiện, thu giữ và xử phạt hơn 50 triệu đồng một cá nhân kinh doanh lượng lớn thực phẩm bổ sung giả. - Thu hồi và tiêu hủy lô sữa rửa tay do chứa chất cấm sử dụng.Thu gọn
-
- Lực lượng chức năng đột kích kho sản xuất, buôn bán dầu nhớt giả quy mô lớn tại Hải Dương, thu giữ lượng lớn sản phẩm dầu nhớt giả. - Vĩnh Long kiểm tra, phát hiện kho thuốc tân dược vi phạm lớn nhất từ trước đến nay. - Cục Quản lý Dược thu hồi sản phẩm Kem nghệ E100.Thu gọn
-
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng tình hình chiến sự Nga - Ucraina, giá nguyên, nhiên liệu tăng cao, nguồn phân bón nhập khẩu bị đứt gãy khiến giá phân bón liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Lợi dụng điều này, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón tung ra các chiêu thức gian lận, nhằm thu lợi bất chính. Mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và phạt tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, nhưng theo dự báo, thời gian tới, tình hình vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón vẫn diễn biến phức tạp.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Thái Nguyên thu giữ hàng nghìn sản phầm đồ chơi trẻ em nhập lậu. - Tuyên Quang thu giữ lô phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. - Mạnh tay với thủ đoạn gian lận xuất xứ để nhập lậu đường. - Mức phạt đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa được quy định rõ tại Nghị định số 98/2020.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Kiên Giang phát hiện, tạm giữ lượng lớn tôm càng xanh giống nhập khẩu. - Bạc Liêu phát hiện cơ sở kinh doanh nhiều quần áo may sẵn không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Phát hiện và bóc gỡ vụ sản xuất thực phẩm chức năng giả liên tỉnh, quy mô lớn. - Thu hồi 5 loại thuốc ngoại nhập giả mạo hồ sơ.Thu gọn
-
Theo sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày một nhiều. Để triệt tận gốc và xử lý nghiêm những trường hợp bán hàng kém chất lượng tràn lan trên các sàn thương mại điện tử, phải kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, thu giữ hàng nghìn sản phẩm thuốc tân dược vi phạm. - Bình Thuận tạm giữ trên 600 sản phẩm của trẻ em do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ. - Kiên Giang tạm giữ hơn 1 tấn xí muội không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Các nước khối EU ngừng kiểm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp với bún, miến, phở Việt Nam.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Đồng Tháp: phát hiện nửa tấn thực phẩm chay có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. - Lực lượng chức năng Bình Thuận: tạm giữ gần 4.000 sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng và phụ kiện điện thoại không có hóa đơn, chứng từ. - Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng nghìn lít mật ong giả.Thu gọn
-
Ngày mai (11/6) là kỳ điều chỉnh giá xăng dầu. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của toàn bộ các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, xử lý kịp thời hành vi vi phạm.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Vĩnh Phúc: tạm giữ gần 12.000 sản phẩm quần áo, mũ bảo hiểm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. - Tiền Giang: phát hiện và xử phạt 1 doanh nghiệp xăng dầu không đủ điều kiện kinh doanh. - Hàng nghìn sản phẩm phụ gia thực phẩm giả nhãn hiệu bị tạm giữ tại Hà Nội. - Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền tịch thu tang vật của lực lượng Quản lý thị trường.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Bạc Liêu phát hiện và xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm hết hạn sử dụng. - Hà Nội triệt phá 3 kho chứa xì gà và thuốc lá nhập lậu, trị giá hơn 3 tỷ đồng. - Những lưu ý của lực lượng quản lý thị trường về việc chuyển vi phạm hành chính vượt thẩm quyền và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Thu gọn
-
Theo lực lượng chức năng, từ khi xã hội trở lại trạng thái bình thường sau dịch covid 19, các hoạt động kinh doanh, gian lận thương mại và hàng giả có diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu với những thủ đoạn tinh vi.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh: đột xuất kiểm tra nhiều kho hàng, tạm giữ hàng trăm nghìn sản phẩm nghi nhập lậu. - Bạc Liêu: phát hiện và tạm giữ trên 3 tấn thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng. - Hà Nội: kiểm tra, phát hiện lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật giả nhãn hiệu nổi tiếng. - Nghị định số 33/2022 của Chính phủ, quy định về thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phương tiện kiểm tra thị trường của lực lượng Quản lý thị trường.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đột xuất kiểm tra nhiều kho hàng, tạm giữ hàng trăm nghìn sản phẩm nghi nhập lậu. - Hà Nội thu giữ hơn 5.000 điện thoại di động và hàng nghìn linh kiện nhập lậu. - Lạng Sơn ngăn chặn một tấn nầm lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm đưa đi tiêu thụ. - Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị xử phạt đến 100 triệu đồng.Thu gọn
-
Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong năm ngoái đạt 13 tỷ đô la Mỹ, thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất ở Đông Nam Á. Dịch COVID-19 2 năm qua đã thúc đẩy nhanh xu hướng mua sắm đa kênh. Tuy nhiên, cùng với đó, những hình thức gian lận, lừa đảo trên thương mại điện tử đã diễn ra với nhiều thủ đoạn mới và tinh vi...Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Nghệ An: thu giữ hàng nghìn sản phẩm linh kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. - Lai Châu: Ngăn chặn 250kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc. - Liên tiếp phát hiện nhiều vụ buôn lậu xăng dầu trên biển. - Kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc, vaccine thú y nhập lậu, không rõ nguồn gốc.…Thu gọn
-
- Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư số 28/2021 hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới. - Quản lý thị trường Hà Nội tiêu huỷ hơn 10 tấn hàng hoá vi phạm. - Nam Định xử lý 01 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Bình Thuận kiểm tra và phát hiện trên 2.200 sản phẩm phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc xuất xứ.Thu gọn
-
Hành vi kinh doanh sản xuất hàng giả hàng đã được bảo hộ thương hiệu là hành vi bị nghiêm cấm và lên án dưới mọi hình thức. Những vụ việc sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vừa gây thiệt hại về kinh tế, uy tín cho các doanh nghiệp có sản phẩm đã được bảo hộ, vừa gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với các thương hiệu lớn. Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng liên tiếp kiểm tra các cơ sở sản xuất trong nước nhưng vì lợi nhuận, nhiều đối tượng vẫn bất chấp vi phạm để tiêu thụ nhằm mục đích trục lợi.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường thành phố Huế kiểm tra, phát hiện và thu giữ hàng chục chiếc điện thoại di động không hoá đơn, chứng từ. - Bắc Ninh giám sát tiêu hủy hơn 20.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu. - Hà Nội phát hiện kho chứa hàng tấn kẹo “nhái” xuất xứ Nhật Bản. - Nghị định số 98/2020 quy định mức xử phạt đối với 5 nhóm hành vi vi phạm hành chính về thương mại điện tử.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ gần 2.000 bộ đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực. - Phú Thọ ngăn chặn kịp thời lô nội tạng động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm. - Lào Cai phát hiện, thu giữ lượng lớn ngũ cốc nhập lậu. - Mức phạt đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý.Thu gọn
-
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) do Việt Nam đăng cai tổ chức đã chính thức khai mạc tối qua, tại Hà Nội. Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ SEA Games 31 đã được Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội chuẩn bị kỹ càng, chi tiết, khoanh vùng địa bàn cụ thể, mặt hàng trọng điểm, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hoá là thực phẩm, không để tình trạng thực phẩm không đủ điều kiện an toàn lưu thông trên thị trường trong suốt thời gian diễn ra sự kiện trọng đại này.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Thái Bình: phát hiện Công ty buôn bán hàng nhập khẩu vi phạm về nhãn mác với trị giá hàng hóa hàng trăm triệu đồng. - Hà Nội: tiếp tục phát hiện xử lý 2 vụ vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; hơn 33.800 vụ việc vi phạm bị phát hiện trong quý I. - Buôn lậu gian lận thương mại diễn ra trên tất cả các trận tuyến từ biên giới tới nội địa. - Quy định mới về công thức tính giá cơ sở xăng dầu có hiệu lực từ ngày 2/1/2022.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Thái Bình tạm giữ gần 800 túi xách không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Gia Lai xử phạt cơ sở kinh doanh dược vi phạm các quy đinh về điều kiện kinh doanh. - Chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử gắn trách nhiệm cho các chủ thủy sản. - Quy định mới xử phạt vi phạm về khuyến mại.Thu gọn
-
Nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về an toàn thực phẩm đã và đang được cơ quan chức năng liên tục thông tin, đưa ra cảnh báo trước và trong đợt cao điểm "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2022, diễn ra từ 15/4 - 15/5. Nhiều vụ việc vi phạm đã khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, lo lắng. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh việc tăng cường trách nhiệm hơn nữa của các địa phương, đơn vị, lực lượng chức năng, thì công tác thanh tra, giám sát cần tránh hình thức.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Quảng Bình: Xử lý cơ sở kinh doanh gần 3.000 thiết bị chiếu sáng không hóa đơn, chứng từ. - Quảng Trị: Thu giữ gần 2.000 chai Bia Heineken và 1,5 tấn đường vi phạm được ngụy trang tinh vi trên xe khách. - Bốn tháng, Hà Nội xử lý trên 4.400 vụ, nộp ngân sách nhà nước gần 540 tỷ đồng. - Một số vấn đề về thẩm quyền tịch thu hàng hoá của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Nam Định: Phát hiện cơ sở sản xuất bánh mỳ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Kiên Giang: bắt quả tang cơ sở thu mua và bơm tạp chất vào tôm sú nguyên liệu. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.Thu gọn
-
Sau thời gian triển khai các giải pháp mở cửa lại hoạt động du lịch, trên tinh thần thích ứng, linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch đã diễn ra sôi động trở lại tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, thực tế đã bắt đầu nảy sinh một số vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường không đảm bảo tại khu, điểm du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Thêm vào đó, tình trạng trục lợi, chèo kéo, chặt chém khách du lịch, nâng giá bán, không niêm yết giá liên tục xuất hiện trong thời gian qua, đặc biệt khi vào mùa du lịch cao điểm, lượng du khách dự báo tăng mạnh.Thu gọn
-
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu. - QLTT Tiền Giang: Phát hiện lượng lớn phân bón giả đang bày bán. - Kiểm tra, phát hiện và thu giữ lô đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực tại Hà Nội.Thu gọn
-
- Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục mở cửa Phòng trưng bày Hàng thật, hàng giả đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng - Quản lý thị trường Quảng Bình tạm giữ hơn 1 nghìn sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. - Lạng Sơn thu giữ 2 tấn rưỡi chân gà rút xương có dấu hiệu hư hỏng. - Quy định mới về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa.Thu gọn
-
Các hoạt động kinh tế - xã hội đang bình thường trở lại, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có diễn biến phức tạp, nguy cơ gia tăng vụ việc với nhiều hành vi vi phạm mới. Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã lên kế hoạch tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, đặc biệt lưu ý đánh giá, phân loại đối tượng vi phạm, mặt hàng trọng điểm; nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để đấu tranh với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp này.Thu gọn
-
- Hơn 200 gói bột giặt giả mạo nhãn hiệu OMO được phát hiện tại huyện Cái Bè, Tiền Giang - Cần Thơ: Tiếp tục phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ - QLTT tăng cường kiểm tra giám sát thị trường sản phẩm dược chữa hậu covidThu gọn
-
- Lực lượng QLTT Hà Giang kiểm tra, phát hiện thu giữ và giám sát tiêu hủy hàng trăm sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu - Phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Cần Thơ - Triển khai công tác kiểm tra hậu kiểm trên toàn quốc nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn nhập lậu, không đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụThu gọn
-
Thời gian qua, tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, mặc dù đã được các cấp, ngành và chính quyền địa phương phối hợp tìm giải pháp nhằm siết chặt công tác quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát, sỏi (gọi chung là vật liệu xây dựng) nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, gây mất an toàn, an ninh trật tự và thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước...Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ gần 2.000 hộp cafe giảm cân có thành phần gây ngộ độc - Phú Yên tạm giữ 1.500 chai nước hoa các loại không có hóa đơn, chứng từ - Lai Châu kiểm tra, phát hiện và xử lý cơ sở kinh doanh chưa thực hiện công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế - Thời hiệu xử phạt hành chính về vi phạm quyền tác giảThu gọn
-
- Quản lý thị trường Nam Định phát hiện cơ sở sản xuất chất tẩy rửa có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác. - Ninh Bình xử phạt cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Nóng tình trạng buôn lậu xăng dầu trên biển. - Những lưu ý về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường.Thu gọn
-
Mặc dù các đơn vị chức năng đã đồng loạt lên kế hoạch cao điểm kiểm tra, giám sát thị trường, nhằm đẩy lùi tình trạng buôn lậu thuốc lá ngoại nhập lậu, đặc biệt tại các tỉnh biên giới Tây Nam, nhưng lợi nhuận cao, với nhiều thủ đoạn tinh vi, các đối tượng vẫn tìm mọi cách để đưa thuốc lá nhập lậu vào thị trường nội địa tiêu thụ. Trước diễn biến gia tăng tình trạng buôn lậu thuốc lá ngoại nhập lậu, Tổng cục Quản lý thị trường đã tham mưu với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và các địa phương dọc biên giới Tây Nam: xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, lực lực lượng chức năng tại địa phương để xảy ra tình trạng buôn lậu thuốc lá nghiêm trọng, kéo dài, tái diễn.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT Hà Nội triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp sạc điện thoại, Ipad giả mạo nhãn hiệu Samsung. - An Giang ngăn chặn lô mũ bảo hiểm không ghi nhãn, không gắn dấu hợp quy CR đang lưu thông trên thị trường. - Nghệ An phát hiện, xử lý cơ sở kinh doanh thực phẩm Xanh Mart Vinh bán hàng hóa quá hạn sử dụng. - Những lưu ý về chuyển vụ việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn buộc tiêu hủy 10.500 sản phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng, không có giá trị sử dụng. - An Giang bắt quả tang xe tải vận chuyển số lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa nhập lậu. - Nhiều thủ đoạn tinh vi vận chuyển các mặt hàng phòng chống dịch COVID-19 không có nguồn gốc xuất xứ.Thu gọn
-
Thời gian qua, các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ Trung ương tới địa phương đã tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh gas trên thị trường. Đặc biệt là hành vi chiếm đoạt, hoán cải, lưu giữ vỏ bình gas, sang chiết gas trái quy định của pháp luật, rất cần giải pháp quản lý hiệu quả hơn thị trường này.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT Hà Giang tạm giữ gần 350 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Sam Sung, Iphone - Hàng trăm ổ khóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị thu giữ tại Bạc Liêu - Lực lượng QLTT sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trên toàn quốc - Phối hợp liên ngành để chấn chỉnh thị trường xăng dầu từ đầu mối đến cửa hàng bán lẻThu gọn
-
- Lực lượng quản ký thị trường tỉnh Bình Thuận tạm giữ hàng nghìn sản phẩm đồ gia dụng, mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ. - Hà Giang lực lượng chức năng phát hiện nhiều loại thuốc tân dược hết hạn sử dụng và đồ chơi trẻ em nhập lậu.Thu gọn
-
Trong khi nhu cầu về các mặt hàng cồn y tế, dung dịch sát khuẩn tăng cao, trên thị trường xuất hiện tình trạng hàng giả, kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và quá trình phòng chống dịch. Trước tình trạng này, lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, nhằm ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh nước sát khuẩn giả, cồn y tế không đảm bảo chất lượng khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạpThu gọn
-
- Lực lượng QLTT thành phố Hồ Chí Minh phát hiện kho chứa hàng vi phạm trị giá khoảng 5 tỷ đồng - Phú Yên: Tạm giữ gần 15 tấn đường kính có nhiều dấu hiệu vi phạm - QLTT tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện và thu giữ lượng lớn trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh covid 19 - Nghị định số 119/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của lực lượng QLTT.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT Bắc Ninh: thu giữ hàng trăm hộp thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 không hoá đơn chứng từ. - Cần Thơ phát hiện và tạm giữ 4 tấn đường vi phạm về nhãn hàng hóa. - Liên tục bắt giữ nhiều vụ vi phạm nhãn hiệu phân bón. - Một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.Thu gọn
-
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đi cùng đó là yêu cầu về thực hiện 5K, hạn chế tiếp xúc khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ mua sắm trực tuyến. Để thích ứng với điều kiện hiện nay, nhiều siêu thị, cửa hàng kinh doanh, ăn uống... đã đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo... Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh trên thương mại điện tử có xu hướng gia tăng đặc biệt tăng đột biến trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường Quảng Ninh: thu giữ trên 46.000 bộ kit test Covid-19 Trung Quốc nhập lậu. - Thành phố Hồ Chí Minh: thu giữ gần 550 chiếc điện thoại nhãn hiệu Iphone đã qua sử dụng không có hóa đơn chứng từ. - Gia tăng tình trạng buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trang thiết bị vật tư, y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Hà Nội sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh hàng ngày đối với thực phẩm kinh doanh tại chợ.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh xăng dầu. - Lạng Sơn thu giữ 2.000 bộ kit test nhanh Covid-19 nhập lậu - Đồng Nai phát hiện, xử lý 6 trạm xăng dầu vi phạm trong 01 tháng cao điểm kiểm tra. - Giải pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Thu gọn
-
Bộ Công Thương vừa ra văn bản số 1155, gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu. Công văn nêu rõ: các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoặc các doanh nghiệp có dấu hiệu ngưng bán hoặc hạn chế bán hàng mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét đình chỉ hoặc tước Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT phát hiện và tạm giữ lượng lớn kit test, thuốc điều trị covid 19 nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ - Tiền Giang: Vi phạm điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp xăng dầu bị phạt tiền 50 triệu đồng - Phú Yên tạm giữ 15 tấn đường kính trắng do Thái Lan sản xuất, không có hóa đơn chứng từThu gọn
-
- Giữa tâm dịch, QLTT ngăn chặn gần 10 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc chuẩn bị bán ra thị trường. - QLTT Quảng Ninh: Liên tiếp ngăn chặn các vụ buôn bán kit test lậu, thu giữ gần 8.500 sản phẩm. - Thành phố Cần Thơ: phát hiện Công ty sản xuất mỹ phẩm bán trên mạng xã hội hàng nghìn sản phẩm dù chưa thực hiện thủ tục công bố.Thu gọn
-
- Giữa tâm dịch, quản lý thị trường ngăn chặn gần 10 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc chuẩn bị bán ra thị trường. - Quản lý thị trường Quảng Ninh: Liên tiếp ngăn chặn các vụ buôn bán kit test lậu, thu giữ gần 8.500 sản phẩm. - Thành phố Cần Thơ: phát hiện Công ty sản xuất mỹ phẩm bán trên mạng xã hội hàng nghìn sản phẩm dù chưa thực hiện thủ tục công bố.Thu gọn
-
Giá xăng dầu trong nước đã tăng lần thứ 6 liên tiếp từ đầu năm đến nay. Trong đó, giá xăng RON 95 tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua, hiện giá bán lẻ ở mức 26.834 đồng/lít. Cùng với giá xăng dầu liên tục tăng, có tình trạng một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu dừng bán hàng hoặc bán hàng nhỏ giọt để trục lợi bất chính. Trước thực tế này, Tổng cục quản lý thị trường đẩy mạnh triển khai thực hiện Công điện số 960 của Bộ trưởng Bộ Công thương về tăng cường kiểm tra giám sát thị trường kinh doanh xăng dầu, chống găm hàng, tăng giá.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phát hiện và thu giữ hàng nghìn bộ kist test nhanh covid -19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng. - Giới hạn số lượng mua, cây xăng ở Cần Thơ bị phạt 15 triệu đồng. - Một số điểm lưu ý trong Nghị định số 17/2022 của Chính phủ liên quan nhiều đến lực lượng quản lý thị trường.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra phát hiện và thu giữ hàng nghìn bộ kist test nhanh covid - 19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng. - 3 tuần cao điểm với hơn 16 nghìn lượt kiểm tra quản lý thị trường áp dụng mức xử phạt cao nhất với cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm.Thu gọn
-
Những ngày gần đây số ca F0 tăng cao, cộng với việc học sinh, sinh viên đi học trở lại khiến nhu cầu xét nghiệm nhanh COVID-19 tăng, theo đó, giá kist test xét nghiệm nhanh COVID-19 cũng tăng cao với nhiều giá khác nhau. Kist test xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cũng như thuốc điều trị COVID-19 là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan y tế cấp phép, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhưng việc kinh doanh mặt hàng này hiện rất hỗn loạn. Người tiêu dùng đang trông chờ vào những giải pháp quản lý, điều hành và ngăn chặn tình trạng găm hàng, "thổi giá" của mặt hàng thiết yếu này của các cơ quan chức năng.Thu gọn
-
- Loạn giá mặt hàng kist test Covid-19: Quản lý thị trường tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm tra kiểm soát - Quản lý thị trường Lạng Sơn phát hiện hàng trăm bộ kit test nhanh Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ - Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh tiêu hủy trên 31.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệuThu gọn
-
- Buôn bán phân bón không đảm bảo chất lượng, một cơ sở kinh doanh bị xử phạt trên 200 triệu đồng. - Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, giám sát hàng nghìn cơ sở, cửa hàng xăng dầu trên cả nước. - Bát nháo thị trường kit test Covid-19.Thu gọn
-
Thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng QLTT tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận xuất xứ hàng hóa. Đặc biệt, toàn lực lượng tiếp tục thực hiện đợt cao điểm kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn hàng giả, hàng lậu ngay từ sàn thương mại điện tử.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT tổng lực thanh tra, kiểm tra giám sát về việc kinh doanh xăng dầu trong tháng 2 và Quý I năm 2022. - Thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Thu gọn
-
- Từ 15/3, tạm ngừng nhập, tái xuất các mặt hàng phòng dịch Covid-19. - Tổng cục QLTT giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh xăng dầu. - Hà Nội: phát hiện gần 5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc đang chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. - Tiền Giang: Phạt tiền 40 triệu đồng hành vi kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng.Thu gọn
-
Bộ Công Thương cho biết, trước diễn biến thông tin Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất dẫn đến việc giảm nguồn cung xăng dầu trong nước, trên thị trường xuất hiện tình trạng một số đơn vị kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm giả. Để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố vào cuộc khẩn cấp, đồng loạt ra quân kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi găm hàng trục lợi từ kinh doanh xăng dầu.Thu gọn
-
- Bộ Công Thương họp khẩn, nỗ lực đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước. - Lực lượng QLTT An Giang tạm giữ hơn 3.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.Thu gọn
-
- Bộ Công thương vừa ban hành Công điện về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. - Lực lượng quản lý thị trường tiếp tục thực hiện đợt cao điểm kiểm soát thị trường sau Tết Nguyên đán Nhân Dần.Thu gọn
-
Thời gian qua, lợi dụng dịch bệnh diễn biến phức tạp, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh thuốc điều trị covid - 19 nhập lậu có chiều hướng gia tăng với hành vi vi phạm tinh vi. Song, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã kiểm tra, bắt giữ được lượng lớn thuốc điều trị Covid-19 tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.Thu gọn
-
- Cận Tết, lực lượng QLTT tiếp tục kiểm tra, phát hiện và thu giữ nhiều thuốc lá nhập lậu và 2.500 bộ kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Trên 400 sản phẩm được giới thiệu tại Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng vi phạm. - Siết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tiếp tục bắt giữ lượng lớn thuốc điều trị Covid-19 - Tuyên chiến với hành vi vi phạm trên thương mại điện tử - nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 của quản lý thị trường. - Quản lý thị trường tiếp tục công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận tố giác hành vi gian lận thương mại, vi phạm về giá cả hàng hoá dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.Thu gọn
-
- Gần 41.400 vụ việc vi phạm bị kiểm tra, xử lý trong năm 2021. - Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên phát hiện hàng chục quả địa cầu in hình ảnh bản đồ thể hiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông, không có hình ảnh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. - Quy định mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư...Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT phát hiện, thu giữ lượng lớn thực phẩm vi phạm về nhãn. - Hàng hoá đã qua sử dụng nghi nhập lậu. - Thuốc lá nhập lậu hoành hành dịp cận Tết. - Hà Nội: đồng loạt kiểm tra chuỗi “Hệ thống Ngôi Nhà Đức”, thu giữ nhiều sản phẩm vi phạm.Thu gọn
-
- Lực lượng quản ký thị trường tiếp tục phát hiện nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh hàng hoá có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. - Nóng tình trạng buôn bán pháo nổ thời điểm cuối năm Tân Sửu.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT tiếp tục kiểm tra, phát hiện lượng lớn hàng hóa chưa xuất trình được giấy tờ hợp pháp và tạm giữ hàng tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Thị trường bánh kẹo Tết: Nỗi lo hàng kém chất lượng.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, phát hiện và tạm giữ lượng lớn hàng hoá vi phạm. - Kiểm tra, phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Bình Thuận: Phát hiện lượng lớn hàng hóa chưa xuất trình được giấy tờ hợp pháp. - Năm 2021, trên 4.000 vụ vi phạm được QLTT Hà Nội phát hiện, xử lý.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường Thanh Hóa phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu giả nhãn, bao bì hàng hóa. - Gia Lai xử phạt một cơ sở hơn 50 triệu đồng vì bán thực phẩm nhập lậu. - Xử lý nghiêm vi phạm bán thuốc Molnupiravir tại nhà thuốc. - Hỗn loạn thị trường kit test nhanh Covid-19.Thu gọn
-
- Tổng Cục Quản lý thị trường tiếp tục tổ chức sự kiện Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả về các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại số 62, phố Tràng Tiền, Hà Nội. - Gần 8.500 điếu xì gà nhập lậu bị phát hiện.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, phát hiện và bắt giữ lượng lớn hàng hoá vi phạm. - Cận Tết: ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển, sản xuất, kinh doanh thực không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây hại sức khỏe con người và môi trường. - Tiền Giang: Kiểm tra, phát hiện 8/15 mẫu phân bón là hàng giả, không đảm bảo chất lượng.Thu gọn
-
- Quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, phát hiện và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mứt kẹo không đảm bảo an toàn thực phẩm. - Tiêu huỷ hàng hoá vi phạm bị kiểm tra thu giữ trị giá tới hàng tỷ đồng.Thu gọn
-
- Lực lượng QLTT kiểm tra, thu giữ khối lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ. - Hàng trăm chai rượu có nhãn mác nước ngoài nghi nhập lậu.Thu gọn
-
- Đồng Tháp: Phát hiện gần 400 kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ. - Thái Nguyên: Thu giữ trên 100 điện thoại Iphone có dấu hiệu nhập lậu. - Phú Yên: Tạm giữ 11.500 hộp thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ.Thu gọn
-
- Dịp cuối năm, lực lượng quản lý thị trường liên tiếp phát hiện các vụ hàng giả, vi phạm liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, điển hình vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn ở Hà Nội. - Sản phẩm Rượu vi phạm “3 không”. - Lào Cai phát hiện lô bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ.Thu gọn
-
- Cao điểm chống buôn lậu, hàng giả, lực lượng QLTT thu giữ lượng lớn thuốc lá ngoại nhập lậu và hàng hoá là thực phẩm trị giá hàng tỷ đồng. - Tổng cục QLTT: Hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu gạo ST24, ST25 tại thị trường nội địa.Thu gọn
-
- Phát hiện cơ sở sản xuất đế giầy, dép giả các nhãn hiệu nổi tiếng có quy mô lớn. - Lạng Sơn: Phát hiện xe khách vận chuyển thuốc lá điện tử không có nguồn gốc hợp pháp. - Quảng Ninh: tiêu hủy gần 2 tấn rưỡi mỡ động vật không rõ nguồn gốc. - Cuối năm gian lận thương mại ngày càng tinh vi, nhiều thủ đoạn mới.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường liên tiếp phát hiện thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, mỹ phẩm không hóa đơn trị giá hơn 1,5 tỉ đồng. - Hải Dương triệt phá cơ sở dùng "công nghệ xô chậu" sản xuất mỹ phẩm.Thu gọn
-
- Lực lượng quản lý thị trường tiếp tục phát hiện lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. - Triệt phá cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả với quy mô lớn tại Hải Dương. - Hà Nội phát hiện hàng tấn sách giáo khoa và sách tham khảo ở nhiều cấp học nghi in lậu.Thu gọn
-
Hàng giả, hàng nhái bày bán tràn lan - Giải pháp ngăn chặn để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng
- Lực lượng QLTT tiếp tục phát hiện hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu kinh doanh trên mạng xã hội. - Hàng giả, hàng nhái đang bày bán tràn lan - giải pháp ngăn chặn để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng.Thu gọn -
- Lực lượng quản lý thị trường Nghệ An: Tiêu hủy lô hàng bánh kẹo không có nguồn gốc xuất xứ, - Tây Ninh sử dụng xe ba bánh vận chuyển 2.800 gói thuốc lá điếu nhập lậu. - Quảng Bình tiêu hủy gần 2,5 tấn sản phẩm động vật các loại. - Quản lý chặt thông tin định danh cá nhân sẽ ngăn chặn gian lận trên thương mại điện tử.