• image

    Những người khốn khổ

    Victor Hugo

    "Những người khốn khổ" là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX, kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Chương mới nhất
  • 30/12/2020
    "Những người khốn khổ" là tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm đề cập đến những vấn đề lớn lao trong xã hội Pháp đầu thế kỷ XIX nói riêng và tất cả các xã hội tư sản nói chung. Trong tiểu thuyết này, nhà văn kể về cuộc đời trăm ngàn khổ cực và một tâm hồn rất mực thánh thiện của người tù khổ sai Jean Valjean, cuộc đời của một thiếu phụ bị xã hội tư bản chà đạp tàn bạo là Fantine và một em bé dũng cảm là Gavroche. Trong đó, Hugo đứng hẳn về phía quần chúng khi mô tả cuộc chiến đấu quật cường của nhân dân cần lao Paris trong trận nổi dậy năm 1832 nhằm chống lại chính quyền phản động đương thời...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Myriel là một ông Giám mục đi lên từ cương vị cha xứ ở Brignolles. Không ai rõ thực hư về đoạn đầu cuộc đời ông, chỉ biết khi tới Digne nhận chức giám ngục, ông chỉ đem theo cô em gái Baptistine không lấy chồng và bà giúp việc Magloire mà chẳng hề có chút tài sản đáng kể nào. Ngay khi tới Digne, ông đã nhường cho các bệnh nhân nghèo ở tại khu nhà ăn rộng lớn của mình, còn ông thì chuyển sang khu nhà chật hẹp của bệnh viện. Mọi tiền bạc lương bổng được cấp, ông Myriel đều dành cho công tác cứu trợ những người nghèo và chỉ dành lại cho mình một chút đủ để chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu... Những việc làm nhân từ bác ái của bậc chính nhân quân tử này không chỉ dừng tại đó...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Mặc dù đã dành toàn bộ số tiền được chu cấp cho việc đi lại vào việc làm phúc nhưng ông Myriel vẫn không ngần ngại đi thăm và quán xuyến đời sống của người dân ở tất cả các xứ đạo do ông cai quản. Ông nêu gương những mặt tốt của từng xứ để dân giữa các xứ học tập nhau về lối sống tích cực, yêu thương, quan tâm lẫn nhau. Trong công việc từ thiện, ông không bao giờ nản chí, ông luôn có cách vận động mọi người kể cả những kẻ keo kiệt nhất, phải dốc túi để làm phúc. Người ta kể về ông Myriel như kể về một vị thánh xuống trần ban phước cho dân xứ đạo...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Dồn toàn bộ tiền cho việc làm phúc, Giám mục Myriel sinh hoạt rất tằn tiện, thanh bạch. Từ trang phục, bữa ăn cho đến nơi ở và các đồ vật dụng của ông đều rất đơn sơ, giản dị. Cửa nhà của ông không bao giờ khóa mà chỉ dùng một cái cựa gà làm chốt, bất cứ ai và bất kể lúc nào cũng có thể ghé vào. Vật có giá trị nhất trong nhà chỉ là bộ đồ ăn và đôi cây đèn đúc bằng bạc. Những thứ ấy sau mỗi bữa ăn đều được bà Magloire đem cất vào ô tường nhỏ không khóa, ngay đầu giường ngủ của ông Myriel... Trong số những lời đồn đại người ta kể về ông giám mục, còn có chuyện ông cảm hóa được tên cướp khét tiếng Cravatte...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Trái với lo lắng của mọi người, tên cướp khét tiếng Cravatte đã được cảm hóa trước tâm hồn rất đỗi thánh thiện của ông Myriel và sai chân tay đem biếu ông toàn bộ số phẩm phục chúng lấy cắp được của nhà thờ Embrun để ông làm lễ ngợi Chúa cho những người nghèo. Câu chuyện tiếp tục với cuộc tranh luận giữa ông Thượng nghị sỹ và ông Myriel về các triết lý tư tưởng, niềm tin tôn giáo. Ông Thượng nghị sỹ không tin có Chúa, không tin những chuyện bất tử, thuyết khổ hạnh hay là có kiếp sau... Ông Giám mục không phủ nhận triết lý duy vật đó nhưng vẫn tỏ ý mỉa mai thái độ sống tàn nhẫn của những kẻ miệng lưỡi thì rêu rao chủ nghĩa duy vật, nhưng lại sống ích kỷ và chỉ biết đến trước mắt như ông Thượng nghị sỹ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Sau bức thư của cô em gái Baptistine gửi cho người bạn, có một biến cố đáng kể xảy ra với ông Myriel được dư luận biết tới, đó là việc ông tới thăm ông G., một cựu dân biểu từng có chân trong viện Quốc ước. Với một người kính Chúa và thuộc phe bảo hoàng như Giám mục Myriel, cuộc tiếp xúc với kẻ một thời từng tham gia chế độ Cộng hòa, phế và xử tử vua Louis XXVI, đồng thời vi hành chuyên chính để bảo vệ cách mạng nước Pháp này, đã đem lại rất nhiều suy nghĩ mới trong ông... Ông như đứng trước một thứ ánh sáng khác lạ mà trước nay chưa từng thấy. Ông Myriel hiểu rằng, nhà cách mạng già đang hấp hối kia, tuy không giống về đức tin và quan điểm chính trị nhưng lại gặp gỡ ông ở tâm nguyện tất cả vì nhân dân, vì quần chúng lao động và sự tiến bộ xã hội...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Cuộc tranh luận giữa ông G. và ông Myriel vẫn tiếp tục. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, vị dân biểu già đã hạ được mọi đồn lũy tư tưởng trong lòng Giám mục Myriel. Sau cái chết của ông G., ông Myriel càng chăm chút hơn tới đời sống của quần chúng nhân dân và đặc biệt là những người khốn khổ. Nhiều người tự hỏi rằng phải chăng chính cuộc gặp gỡ và trò chuyện với nhà cách mạng già ngày đó đã góp phần hình thành nên đạo đức thánh thiện của ông Myriel sau này...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Suốt một đời sống thanh bạch, chí công vô tư, nhà Giám mục Myriel không phải chỗ lui tới của đám tục dân ham chức tước bổng lộc. Và trong khi những Giám mục khác giàu có, nhiều lợi tức, khôn khéo và được xã hội quyền quý chấp nhận thì ông Myriel khiêm tốn, nghèo nàn không được liệt vào hàng mũ cao, áo dài. Ông trở nên đơn độc trong giới quý tộc chính bởi phẩm cách cao quý của mình. Không chỉ giàu lòng nhân ái, ông Giám mục còn yêu thương tất thảy vạn vật xung quanh. Ông nâng niu từng nhành cây, ngọn cỏ, không nỡ giết dù chỉ một con kiến trong vườn. Đó là kết quả của một lòng tin vững chắc cao cả, lọc qua cuộc đời ý nghĩ và đọng lại trong trái tim ông...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Jean Valjean được miêu tả trong bộ dạng mệt mỏi, lôi thôi, đói khát của một kẻ mới ra tù. Nhận ra hắn vốn là tù khổ sai, gã chủ quán Labarre phũ phàng từ chối không cho hắn ăn hay ngủ trọ bất chấp lời van xin, năn nỉ rất mực tội nghiệp của hắn. Jean Valjean tìm đến quán trọ khác nhưng quán này cũng không tiếp. Chán nản, hắn xin vào nhà lao để có chỗ ngủ nhưng gã gác nhà lao nói, gã chỉ mở cho nếu Jean Valjean phạm tội. Không còn cách nào, Jean Valjean lại tiếp tục lang thang... Jean Valjean nhìn thấy ngôi nhà ấm cúng của một cặp vợ chồng trẻ, nhưng liệu họ có cho Jean Valjean trú nhờ qua đêm?
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Hiểu ra Jean Valjean chính là người tù khổ sai mà cả phố đang xôn xao bàn tán, người chồng lập tức xua đuổi, dọa dẫm và đóng sập cửa lại trước ánh mắt van xin, cầu khẩn của hắn. Trời lạnh buốt, người tù khổ sai tìm được một cái ổ chó trong khu vườn gần đường và chui vào. Nhưng chưa kịp nghỉ ngơi thì con chó dữ tợn đã trở về đòi lại chỗ của nó. Gần như tuyệt vọng, Jean Valjean được một bà hầu tước mách tới chỗ ông Myriel...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Trước cử chỉ ân cần, tôn trọng của Giám mục Myriel, Jean Valjean rất đỗi ngạc nhiên trước sự khác biệt giữa ông với các Giám mục hắn đã từng gặp trước đó. Khi biết hắn định tới Pontarlier, Giám mục Myriel còn gợi ý cho hắn về những công việc có thể tìm làm ở đó. Lúc trò chuyện, Giám mục Myriel không một lời đả động tới lai lịch của hắn, không hề tỏ ra giáo huấn và luôn cố gắng tế nhị nhất để không động chạm tới những ẩn ức của con người đã từng là tù khổ sai này. Câu chuyện quay trở về phần đời phía trước của Jean Valjean... Hắn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở với người chị gái, sau này khi chồng chị chết, hắn phụ giúp chị nuôi bảy đứa cháu. Cả thời trai trẻ, hắn rất vất vả, làm đủ nghề để có tiền nuôi sống gia đình. Mùa đông nọ, vì không có việc làm, nhà lại hết lương thực, hắn đành liều đập cửa kính lấy trộm bánh của một nhà hàng bánh mỳ, nhưng không may bị bắt. Hắn bị kết án năm năm tù khổ sai...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Vào tù, người ta xóa bỏ tất cả quãng đời trước đó của Jean Valjean, kể cả tên tuổi của hắn cũng không còn, hắn chỉ biết mình mang số tù 24601. Sau khi nhận được chút ít tin tức về những người thân, hắn hoàn toàn bặt vô âm tín với họ. Bốn lần vượt ngục đều bị bắt trở lại, số năm tù khổ sai của hắn tăng từ 5 năm lên tới 19 năm. 19 năm tù khổ sai chỉ vì đập một tấm kính và lấy trộm một cái bánh mỳ. Tù tội đã biến Jean Valjean trở thành một con người lạnh lùng, vô cảm, thù oán xã hội, thù oán công lý, cho rằng xã hội phải chịu trách nhiệm về số phận của hắn và nuôi chí một ngày kia sẽ hỏi tội nó...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Cuộc đời tù tội của Jean Valjean được ví như số phận thê thảm của một con người bị bỏ rơi giữa biển cả mênh mông không nơi bấu víu. Hắn buông xuôi, phó mặc cho con tạo mặc sức xoay vần. Không chỉ bị ăn chặn tiền công trong suốt 19 năm tù khổ sai, mà ngay cả khi đã được tự do, Jean Valjean cũng luôn bị đối xử bất công, chèn ép vì quá khứ chẳng mấy tốt đẹp của mình. Trong cái đêm nghỉ ở nhà Giám mục Myriel, lúc chợt tỉnh giấc chừng nửa đêm về sáng, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong đầu hắn chính là bộ đồ ăn bằng bạc của ông Giám mục... Dùng dằng, đấu tranh với bản thân một hồi, cuối cùng hắn quyết định lẻn vào phòng của ân nhân vừa cho hắn ăn, nghỉ lúc tối để tìm cách lấy trộm món tài sản có giá trị nhất trong nhà ông Giám mục... Liệu âm mưu của hắn có thành công?
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Sau những toan tính, đắn đo và hành động, Jean Valjean đã lấy được bộ đồ ăn bằng bạc để trong buồng ngủ ông Giám mục rồi nhanh chóng vượt tường, biến mất ngay trong đêm. Sáng ra, khi biết sự việc, ông Giám mục chẳng hề tỏ ra tiếc nuối thứ tài sản có giá trị nhất trong nhà ấy. Phát hiện vẻ khả nghi của Jean Valjean, bọn sen đầm bắt lại và giải hắn về nhà Đức cha. Ngài Giám mục không những không tố cáo mà còn cho hắn thêm đôi chân đèn bằng bạc để cứu thoát hắn khỏi cảnh tù đày... Ông Giám mục hy vọng, bằng việc làm cao thượng đó, ông đã cảm hóa được tâm hồn lương thiện cho kẻ đã trót lầm lỡ... Rời khỏi nhà Giám mục Jean Valjean cắm cổ ra đi. Trên đường, hắn gặp và trấn lột của em bé Gervais 10 tuổi đồng tiền 40 xu, nhưng rồi ngay sau đó hắn cảm thấy vô cùng ân hận về hành động đó. Hắn muốn chuộc lỗi, nhưng dường như không thể gặp lại bé Gervais...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Sau sự việc xảy ra với bé Gervais, Jean Valjean vô cùng ân hận. Hắn day dứt tự vấn bản thân trước hai lựa chọn: hoặc trở thành người lương thiện, hoặc vẫn giữ mãi mối hận thù với xã hội. Nhưng rồi hắn hiểu ra việc ăn cướp đồng bạc của thằng bé chỉ là một phần bản năng còn sót lại khi hắn thấy ghê tởm và xa lạ với chính con người trong quá khứ của mình. Sau 19 năm, Jean Valjean mới lại biết khóc, những giọt nước mắt đầy ân hận...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Fantine là một cô gái không cha mẹ. Năm lên 10 đã phải đi ở, năm 15 tuổi cô lên thành phố lập nghiệp. Nàng có một sắc đẹp trời phú, tóc nàng vàng óng, răng rất đều, nàng yêu say đắm chân thành. Nhưng khốn thay, tình yêu đó đã gửi nhầm chỗ bởi Tholomyès chỉ là tay ăn chơi, đứng tuổi, giàu có và hắn coi nàng như một thú chơi bời... Chính hắn đã đứng ra lôi kéo thêm ba gã thanh niên bày trò rủ các cô gái về vùng nông thôn chơi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Bốn gặp đôi tình nhân có một ngày cực kỳ vui thú tại vùng đồng quê nông thôn. Họ cùng nhau đi xem cây, cưỡi lừa, đu võng, đi thuyền qua sông Seine. Buổi chiều, cả bọn ghé vào quán cơm Bombarda đánh một bữa no nê rồi bắt đầu câu chuyện phiếm trên trời, dưới biển. Dường như ngoài Fantine, tất cả bọn họ đều hiểu rõ bản chất tồi tệ của nhau nhưng vẫn lờ đi trong vẻ ngoài đong đưa cợt nhả...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Sau bữa ăn uống no nê tại nhà hàng Bombarda, bốn gã trai cùng tán phét về đủ mọi đề tài: từ Văn học, Luật học cho đến Triết học. Khi buổi đi chơi gần kết thúc, Favourite nhắc tới cái món bất ngờ mà bốn gã hứa đem lại. Chúng bảo các cô gái ngồi chờ ở quán ăn rồi rủ nhau lên xe chuồn thẳng về quê, chia tay không nói trước với các cô gái sau hai năm yêu đương chơi bời chỉ bằng một lá thư vẻn vẹn mấy dòng gửi lại. Với ba cô gái kia, sự việc này chỉ là một trò hý kịch đáng buồn cười, nhưng đối với Fantine đây quả là cú sốc đau đớn bởi nàng đã có con với Tholomyès...
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/12/2020
    Bị Tholomyès ruồng rẫy, Fantine một thân một mình sinh con trong cảnh túng bấn tuyệt vọng. Nàng lần hồi tìm về quê hương để tìm công ăn việc làm. Trên đường hồi hương, tới Montfermeil, nàng gặp mụ Thénardier - chủ quán cơm Bombarda cùng hai con gái. Đang mong mỏi tìm nơi gửi gắm con nhỏ để rảnh tay tìm việc, Fantine đã vô tình gửi trứng cho ác khi nhờ vợ chồng Thénardier chăm nom con gái Cosette của mình với tiền công 7 Franc mỗi tháng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Vợ chồng lão Thénardier coi Cosette như một đứa con nuôi làm phúc. Sau khi cầm cố tất cả quần áo của cô bé lấy tiền ăn tiêu, một mặt chúng đối xử rất thậm tệ với Cosette, nhưng mặt khác vẫn liên tục đòi tăng tiền công trông con với Fantine. Chưa đầy 5 tuổi, Cosette đã trở thành đầy tớ cho cả nhà Thénardier. Về phần Fantine, khi trở lại Montreuil-sur-Mer, quê hương cô đã thịnh vượng hơn trước rất nhiều nhờ sáng kiến phát triển kinh tế của một người không rõ lai lịch đem tới đây hai năm trước. Mọi người gọi người đó là bác Madeleine... Ông Madeleine sống nhân hậu, luôn nghĩ tới việc làm phúc, không ham công danh chức tước. Ông là ân nhân của người dân nhưng lại là đối thủ đáng gờm của những kẻ ham danh lợi. 5 năm sau khi tới Montreuil-sur-Mer, trước sự tín nhiệm tuyệt đối của mọi người, ông Madeleine cự chẳng đã phải nhận lời làm thị trưởng thành phố này...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Không chỉ bác ái, bao dung, ngài thị trưởng Madeleine còn nổi tiếng là người có sức khỏe và rất nhiều kinh nghiệm sống. Năm 1821, Đức Cha Bienvenu từ trần, ông Madeleine để tang con người thánh thiện ấy. Điều này khiến người dân Montreuil-sur-Mer nghĩ rằng ông có họ hàng với ngài Giám mục và càng thêm kính trọng ông. Sau những vu khống, dèm pha, mai mỉa, cuối cùng thì mọi người dân trong thành phố đều một mực kính yêu ngài thị trưởng. Chỉ duy nhất có một kẻ không chịu sống trong lòng sùng kính ấy, đó là Javert, thanh tra mật thám của sở cảnh sát... Javert là kẻ tôn sùng tuyệt đối luật pháp, lạnh lùng, cứng nhắc và luôn cực đoan với triết lý sống gói trọn trong hai chữ "tỉnh táo" và "canh phòng". Trong mắt Javert cuộc đời và những hành tung trong quá khứ của ông thị trưởng luôn là điều hắn muốn dò la, tìm hiểu...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Trong nhà máy của ông Madeleine, Fantine - một thợ khâu, vì đẻ con hoang nên bị mụ giám thị ghét bỏ, đuổi ra khỏi xưởng mà Madeleine không biết. Fantine mất việc làm, tay không và mang món nợ 100 Franc. Cuộc sống thất nghiệp khốn khó của cô lại tiếp tục...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Fantine mất việc làm, phải bán tóc, bán răng, cuối cùng phải làm gái điếm để lấy tiền nuôi con gái đang gửi nhà hai vợ chồng chủ quán lưu manh Thénardiers. Đến bước đường bi đát ấy, Fantine trở nên cam chịu với dáng lạnh lùng, nhưng cũng thật sai lầm khi cô tưởng rằng mình đã dốc cạn hết đắng cay của vận mệnh...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Gã công tử tư sản Bamatabois rỗi hơi nghĩ ra đủ cách oái oăm để chọc ghẹo một cách tàn ác các ả gái điếm. Hắn bỏ tuyết vào lưng áo Fantine làm Fantine gặp nạn. Bộ ba Fantine, Javert và ông Madeleine có dịp gặp nhau. Trong cách giải quyết mâu thuẫn này, quả tim gỗ của tay mật thám Javert không hề lay chuyển chút nào đối với sự cầu xin hết sức xót xa của Fantine. Ông thị trưởng Madeleine hết sức ngỡ ngàng trước những oan trái của Fantine, người đã từng là thợ may trong xưởng của ông. Ông hứa sẽ hết lòng giúp đỡ mẹ con Fantine...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Ông Madeleine tìm mọi cách để đưa Cosette về cho Fantine nhưng vợ chồng tên lưu manh Thénardiers đã ngửi thấy mùi tiền nên đã âm mưu giữ Cosette lại để moi tiền. Việc đòi Cosette bị chậm trễ trong khi người mẹ Fantine rất mong gặp lại con. Bệnh tình của Fantine mỗi ngày một xấu và cũng vào lúc này Javert đệ đơn xin từ chức...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Sau khi nghe Javert thông báo là đã bắt được người tù khổ sai Jean Valjean, việc xử án anh chỉ trong nay mai, Javert cũng phải đến ở tòa đại hình để làm chứng. Ông Madeleine đã có những hành động rất kỳ lạ là vào tu viện sớm, thăm bệnh tình của Fantine. Có điều hôm ấy ông lại ở lâu đến cả giờ chứ không phải nửa giờ như mọi khi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Ông Madeleine chính là Jean Valjean. Sau một đêm thức trắng truy vấn lương tâm, ông Madeleine đã đi đến quyết định giải thoát cho tên Jean Valjean giả và tố giác tên Jean Valjean thật là chính ông. Đây cũng là sự hy sinh cao cả nhất, khó khăn nhất...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Với những cơn dày vò, đau khổ trong đầu, ông Madeleine vùng vẫy hết cách nhưng không sao thoát khỏi mâu thuẫn: Hoặc ở lại thiên đường nhưng trở thành quỷ dữ, hay bước xuống địa ngục nhưng lại trở nên thiên thần. Có nên tự thú hay im lặng ngậm miệng?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Để cứu Champmathieu bị bắt oan, Jean Valjean đã ra tòa tự thú...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Trên đường đi Arras, ông Madeleine gặp khá nhiều rắc rối vì cái xe cà tàng của mình. Trong khi đó ở nhà, Fantine đã bớt cơn mê sảng, cô mong ông Madeleine sẽ mang bé Cosette đến. Các bà xơ không biết ông Madeleine đi đâu nên đã nói dối cô...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Pháp đình hiện ra trước mắt ông Madeleine với những kẻ mặc áo dài đen. Những lời họ nói chẳng mấy khi là những lời nhân từ và thương xót. Thường đó chỉ là những câu kết án đã được chuẩn bị từ trước...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Champmathieu ra tòa đại hình, các chứng tá đều khai giống nhau rằng anh là Jean Valjean. Champmathieu hoàn toàn ngạc nhiên chẳng hiểu sao hắn lại bị buộc nhiều tội như thế. Nào là hắn phạm tội cướp đường có vũ khí, một khổ sai đi đầy, một kẻ gian ác tối nguy hiểm. Để chống lại những tố cáo ấy, chứng cứ ấy thật là khó với một kẻ như Champmathieu....
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Ba người bạn tù cố gắng chứng minh Champmathieu là Jean Valjean, những chứng cứ mà họ đưa ra đã khiến Champmathieu bị dồn vào đường cùng, khó mà chối cãi được. Đúng lúc này, ông Madeleine xuất hiện và bị cáo Champmathieu mỗi lúc một thêm ngạc nhiên khi ông Madeleine với những chứng cứ xác đáng cố gắng chứng minh mình chính là Jean Valjean. Việc làm này của ông khiến cả phiên tòa cảm động...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Ông Madeleine trở về nhà sau phiên tòa đại hình tại Arras. Tóc ông trở nên bạc trắng. Ông Madeleine đến thăm Fantine để nói với cô những điều mà giờ đây ông lại băn khoăn không nỡ nói ra. Trong lúc đó, thanh tra Javert xuất hiện cùng lệnh truy nã phải bắt cho được thị trưởng Madeleine, người chính là Jean Valjean...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Fantine tắt thở sau một cú sốc mạnh khi gặp lại Javert. Javert bắt ông Madeleine giam vào nhà ngục của thành phố. Việc bắt giữ ông Madeleine đã khiến cả tỉnh Montreuil xôn xao, mọi người đều giật mình kinh hoàng. Jean Valjean lại bẻ song sắt cửa sổ vượt ngục trở lại nhà làm nốt một số việc cần thiết cho sự trốn chạy sau này. Những bà xơ ngoan đạo vì yêu mến cảm phục Jean Valjean, lần đầu tiên đã biết nói dối trước con mắt soi mói cú vọ của Javert. Trong khi đó, người ta chôn Fantine ở khu nghĩa địa bố thí, nơi vùi lấp những kẻ nghèo hèn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Người khách đến Hougomont là ai? Ông ta đến đây để làm gì? Lâu đài Hougomont, nơi chiến trường Waterloo nổi tiếng, nơi mà chính Napoleon gặp sự kháng cự đầu tiên do chúa đất Somerel là Hugo xây nên, nay đã trở nên hoang tàn đổ nát. Thế mà chính nơi đây, vào năm 1815, Napoleon đã từng ao ước chiếm cho bằng được. Tại đây người ta đã từng chém giết nhau, tàn sát nhau. Máu người Anh, người Pháp, người Đức chảy thành sông trong trận Waterloo...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Trận Waterloo tới tận giữa trưa mới bắt đầu. Chính nhờ cái bắt đầu muộn mằn này mà quân tiếp viện Blücher mới có thời giờ đến kịp. Trong cuộc thất trận này, liệu Napoleon đã phạm bao nhiêu lỗi lầm? Là vì trời mưa, đất ướt, pháo binh không vận động được, hay vì chính những lỗi lầm khác do chính Napoleon tạo ra?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Trận đánh Waterloo diễn biến phức tạp. Wellington bị đẩy lùi đến rừng Soignes và bị giam chân tại đây. Còn Napoleon xuống lệnh cho kị binh thiết giáp đánh chiếm cao nguyên Mont-Saint-Jean. Napoleon trước khi ra lệnh xung phong cho đoàn kỵ binh đã thăm dò địa hình nhưng không nhìn thấy trên mặt đồi một dấu vết gì của con đường trũng hanh. Chính vì con đường này mà đoàn kỵ binh của Pháp đã gặp nạn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Các trận đánh trên cao nguyên Mont-Saint-Jean vẫn đang tiếp diễn. Wellington cảm thấy thế trận của mình không đứng nổi nữa, sắp tan vỡ đến nơi. Trong khi đó, Napoleon cũng không còn viện binh. Tình trạng cả hai bên đều đã kiệt sức thì một đạo quân thứ ba đột nhiên xuất hiện. Đạo quân Blücher đến mang thất bại tới cho Napoleon...
    Xem thêm Thu gọn