• image

    Mùa chinh chiến ấy (buổi 28): Những gương mặt bạn bè

    Đoàn Tuấn

    Gặp lại những người bạn như Bình “Bách Khoa”, Hải bảo mật, Bình “bớp”, Tuấn lại có thêm những kỉ niệm đáng nhớ. Mỗi một gương mặt bạn bè đều đáng yêu đáng mến, nhất là khi trong những ngày tháng không rõ sống chết thế nào. Và giữa những năm tháng ấy, hai anh lính Đoàn Tuấn và Lê Minh Quốc vẫn mê văn chương, vẫn ôm mộng trở thành nhà văn… Có lẽ vì thế, trên đất Cam-pu-chia những ngày ác liệt nhất, họ vẫn tìm thấy vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của sự sống...
Mùa chinh chiến ấy - Chương liên quan
  • 19/08/2020
    Giữa tháng 11.1978, người lính Đoàn Minh Tuấn cùng hàng trăm tân binh vào đến biên giới Tây Nam, thuộc địa phận tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đêm đầu tiên ở chiến trường, đói và khát, bắt đầu làm quen với cảnh tượng thương binh, tử sĩ, anh có nguyện vọng vào binh chủng pháo binh. Bởi vì anh chỉ yêu thích hình ảnh người lính pháo trong ca khúc "Hành khúc ngày và đêm"- "Pháo anh trên đồi cao, nã vào đầu giặc Mỹ" và bởi người bạn gái đã đỗ vào sư phạm "bục giảng dưới hầm sâu, em cũng là chiến sĩ". Tuy nhiên, anh lại được phân về tiểu đoàn 8, trung đội Thông tin, tiểu đội Vô tuyến. Anh lính trẻ vốn còn nhiều bỡ ngỡ đã chính thức bước vào cuộc đời người lính tình nguyện...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn có nguyện vọng vào binh chủng pháo binh, nhưng lại được biên chế về trung đội thông tin – tiểu đoàn 8. Cuộc đời quân ngũ mới bắt đầu với bao bỡ ngỡ, song người lính ấy đã ý thức được, rằng quân đội là một trường học lớn, lĩnh vực nào cũng có những người tài giỏi mà chỉ cần quan sát họ làm việc, giao tiếp, cũng học được bao điều...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Trung đoàn 29 nhận lệnh truy kích tàn quân Pol Pot trên đất Campuchia. Đang mùa khô, đường hành quân ngập bụi đỏ. Đói và khát. Miếng cơm đưa lên miệng cũng đã mốc xanh mốc đỏ. Song những người lính vẫn bước về phía trước. Đến Takeo, địch bắt đầu phản công gây cho ta nhiều thiệt hại. Một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ, là họ đã chạm trán lính Pol Pot nữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Nhiệm vụ người lính tình nguyện vốn phức tạp, khó khăn, song đôi khi vì một chút xốc nổi, vì thiếu một chút nín nhịn, thiếu một chút chịu đựng, họ có thể gây ra những sai lầm không nhỏ. Nhiều người tự gây vết thương cho mình để được về tuyến sau. Có trường hợp bức xúc nổ súng vào chính đồng đội. Có người phạm vào lời thề danh dự và quy định bắt buộc đối với người lính ở chiến trường Tây Nam. Có người đào ngũ… Đó là những chuyện buồn, cũng là bài học mà mỗi người tự rút kinh nghiệm để vượt lên chính mình, vượt lên cái khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết, của cái đói cái khát, của đạn của mìn đầy rẫy để hoàn thành nhiệm vụ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Tết năm 1979 là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ. Tác giả cùng đồng đội được lệnh áp giải tù binh nữ về Rovieng, giam vào một trường học cũ. Tù binh là nữ nên bộ đội tình nguyện có phần ái ngại cho họ. Muốn chiêu đãi họ một bữa ăn đàng hoàng nhưng chính bộ đội cũng chỉ có cơm ngô với muối ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Sau một thời gian chiến đấu, người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn thấy các bạn học cùng lớp ngày xưa trưởng thành nhiều. Hành động bơi qua sông rất nguy hiểm để trở về đơn vị của người bạn Đặng Như Tú hay việc Tú bắt sống trung đoàn trưởng Pol Pot khiến Tuấn rất khâm phục. Anh thấy quân đội và chiến trường là môi trường rèn luyện con người tốt nhất...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Bên cạnh việc chứng kiến mát mát hi sinh gian khổ và bệnh tật vẫn có những điểm sáng dịu lòng người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn. Hình ảnh lớp học của cô gái trẻ Lâm Huông khiến anh và đồng đội không khỏi xúc động. Những tiếng học bài cùng tiếng hát quốc ca của lũ trẻ là tín hiệu cho sự hồi sinh của đất nước Campuchia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Trên đường vào phum mượn xe trâu để chở thương binh, Đoàn Minh Tuấn bắt gặp cô gái trẻ Naryn, một cô gái rất dịu dàng xinh đẹp, tiếng nói như chim hót. Anh vô cùng ngỡ ngàng và xúc động khi nghe Naryn thốt lên một câu tiếng Việt. Ôi tiếng Việt thân thương. Từ ngày chiến đấu ngang dọc trên đất nước Campuchia, lần đầu tiên anh được nghe tiếng nói mẹ đẻ từ một giọng con gái...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Hơn hai tháng trời đánh nhau ở Anlong Veng, lính thương vong nhiều. Nhưng bộ đội không sợ hi sinh bằng sợ ruồi. Một chiến dịch diệt ruồi được phát động. Đập ruồi từ sáng sớm tới tối mịt. Ruồi nhiều đến mức anh em phải đào hố chôn. Ruồi đúng là vũ khí nguy hiểm của bọn Pol Pot...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Cuộc sống của dân làng trong phum Choăm – Sre đã để lại trong lòng các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tình cảm quý mến, gắn bó. Anh em chiến sĩ chứng kiến cảnh dân làng giặt đồ bằng ruột bí đao, đánh răng bằng cát, đốt vỏ trai làm vôi ăn trầu của các mẹ hay đắp vết thương bằng đất sét...đã khiến bộ đội vô cùng xúc động, trào dâng nỗi cảm thông và chia sẻ, các anh thấy họ giống quá với những người thân nơi quê nhà. Tình cảm của anh em chiến sĩ và dân làng càng ngày càng gắn bó hơn, có nhiều kỷ niệm hơn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Anh em trong đơn vị hành quân lên phum Cầm – Prạ, quanh phum này địch rất nhiều, bọn Pol Pot thường tấn công ban đêm. Một hôm, như thường lệ, dân bản đốt đuốc, đốt lửa nhảy răm vông. Dân làng kéo đến rất đông, các chàng trai, cô gái và bộ đội nhảy múa quanh đống lửa trong tiếng hát, tiếng trống, tiếng cồng rộn rã. Lính tráng đang nhảy với dân làng thì bọn địch tấn công vào phum...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Những ngày gian khổ tiếp theo dọc đường hành quân không khiến anh em chiến sĩ chùn bước, nhận được tin các anh bị thương nặng như anh Viết, rồi anh Hà Huy Lan hi sinh ... anh em ai nấy đều xót thương, tiếc nhớ. Sau mấy ngày anh em mới tìm thấy anh Lan trong tư thế ôm cây súng, gục ngã ở bìa rừng, không còn viên đạn nào trong khẩu súng chứng tỏ anh Lan đã bắn trả địch đến viên đạn cuối cùng. Mọi người ngậm ngùi đưa anh về tiểu đoàn bộ, chôn cất anh xong, anh em lại tiếp tục lên đường...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Vì thèm thuốc rê mà nửa đêm anh em vào tận nhà dân, gõ cửa xin thuốc thế là vị trí hành quân bị lộ. Quân địch đã tập kích ở Anlong Veng, các đơn vị phải thay đổi kế hoạch. Đó là bài học cho anh em lính tráng, không thể để lộ bí mật thêm lần nào nữa. Rút kinh nghiệm, anh em tiến sâu vào rừng và lặng lẽ tác chiến, không để lại dấu vết gì. Bọn Pol Pot cũng không thể nào nắm bắt được đường đi lối lại của bộ đội...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2020
    Nhận thêm người mới, nhưng trung đội thông tin cũng liên tục mất người vì những trận phục kích của địch. Anh Lan, anh Huyên hy sinh, rồi anh Trung bị thương khiến cho Trung đội nghi rằng trong phum có địch trà trộn vào dân. Và rồi qua điều tra, quân ta đã khoanh vùng được hai tên địch và tiêu diệt chúng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/10/2020
    Chiến trường Along Ven khắc nghiệt khiến Tiểu đoàn tổn thất nhiều. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỷ niệm rợn người mà đau xót khi được phân công cùng hai lính vận tải sang C5 nhận tử sĩ. Người chiến sĩ hy sinh của C5 là anh Hàm- một chiến sĩ mới về Tiểu đoàn, luôn lạc quan giữa cuộc chiến khốc liệt...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Cũng vì chiến trường khốc liệt nên có nhiều điều kiêng kị đã trở thành định kiến được các chiến sĩ truyền tai nhau. Ví như trong đơn vị có hai người trùng tên thì thể nào cũng có một trong hai người hy sinh, hay ăn phải cơm khê, cơm sống thì hôm đó sẽ bị địch phục kích…
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Việc khiêng chuyển liệt sĩ và thương binh qua đường mòn để lên phum Cam- tuất hết sức mạo hiểm bởi quân địch đã phát hiện và giăng mắc mìn khắp nơi. Sư đoàn quyết định điều trực thăng xuống Along Ven để đón thương binh và tử sĩ. Sau một lần hỗ trợ chuyển thương binh và liệt sĩ lên trực thăng, nhân vật “tôi” vô tình theo chuyến bay về Sài Gòn. Anh ở lại Viện Quân y ít ngày rồi trở lại chiến trường Campuchia...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Phương án khiêng chuyển liệt sĩ bằng đường bộ, đường rừng hay bằng trực thăng đều lộ nhiều yếu điểm, nên Trung đoàn đã cử xuống D8 một Tiểu đội chuyên đóng quan tài. Khi chiến sĩ hy sinh sẽ được khâm liệm và chôn cất ở khu nghĩa trang chung, kín đáo, trong vòng bảo vệ của đồng đội...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Trên chiến trường không tránh khỏi những mất mát đau thương, và khi người lính nào ngã xuống thì đơn vị sẽ chôn cất họ theo nghi thức nhà binh. Tức là sẽ có một tiểu đội làm tiêu binh, bồng súng, nhắm thẳng lên bầu trời bắn ba phát tiễn biệt đồng đội. Đặc biệt đến nghi lễ ném nắm đất xuống quan tài, hầu như không ai muốn là người đầu tiên ném viên đất đầu tiên xuống mộ đồng đội, đặc biệt là những anh em có nhiều kỷ niệm sinh tử trên chiến trường...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Ròng rã một tuần, mới sáng sớm địch liên tiếp nã các loại pháo vào đơn vị, toàn pháo hạng nặng và bắn rất chuẩn. Cuối cùng, ta phát hiện ra bọn địch nhờ căn chỉnh pháo theo tiếng gà gáy mà có thể bắn trúng đích dù ở cự ly xa. Vậy là các chiến sĩ được lệnh cắt tiết hết gà. Trận chiến giữa hai bên vẫn tiếp tục kéo dài, địch cứ dội pháo vào, ta tổ chức phản công. Chờ cho đến khi địch chán nản, pháo dần ngừng, tiểu đoàn lại cử người đi gùi đỗ và gạo. Đó là cái Tết đầu tiên những người chiến sĩ không háo hức đón chờ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Dịp Quốc Khánh năm 1981, trung đội C7 được cấp trên phát cho mỗi người một gói mỳ tôm, đúng lúc đang mùa mưa nên các anh lại đi hái nấm rừng để nấu cùng. Kết quả là cả đơn vị bị ngộ độc, người ôm bụng lăn lộn, người nằm ngay ra đất, lại có người ôm cây nôn,.. Nhờ bài thuốc lạ của anh Luyến mà trung đội được một phen hú vía. Hỏi ra mới biết, một lần tình cờ Luyến nghe bà ngoại nói đã từng giúp một đơn vị bộ đội bị ngộ độc nấm nên giờ anh cũng áp dụng nó, thật may là sau đó các anh em lại khỏe mạnh trở lại, sẵn sàng chiến đấu...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Trong những trang tiếp theo của hồi ký “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn Đoàn Tuấn kể lại một cách hấp dẫn và cũng đầy xúc động về sự hi sinh của đồng đội trên chiến trường Chùa Tháp. Đó là Trung tá Võ Sỹ Lực-người chỉ huy, hay như chiến sĩ trẻ tên Lũy. Những trang văn như thấm đẫm nước mắt của người chiến sĩ trước sự ra đi của đồng đội. Cuộc chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của bao thanh niên trai trẻ và cũng chính cuộc chiến ấy gieo vào lòng những người ở lại nỗi ám ảnh khôn nguôi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Với những người lính chiến đấu xa nhà, quà nào quý hơn những lá thư từ hậu phương. Qua những trang hồi ký của nhà văn Đoàn Tuấn, chúng ta thấy hiển hiện lên một cách sống động cảm giác háo hức, hạnh phúc khi đọc thư nhà của lính. Hình ảnh bao tải thư bung ra, rơi xuống sông trôi nổi bập bềnh trong ánh mắt tiếc nuối của những người lính hay những lá thư thấm máu của người lính quân bưu gợi lên nhiều cảm xúc...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, chính những câu thơ và sự chia ngọt sẻ bùi của những người lính đã để lại trong họ những kỷ niệm không thể nào quên. Nhà văn Đoàn Tuấn gọi cách người lính vượt qua những bãi mìn là “chia nhau cái chết”. Chi tiết những người lính trẻ tranh phần đi trước vì sợ bạn bị vấp mìn đã cho thấy sự gan dạ và tấm lòng sẵn sàng chịu thiệt, chịu hi sinh vì đồng đội. Một lần nữa, họ cho thấy chiến trường đâu chỉ là nơi giành giật sự sống. Đó còn là chỗ thử thách sự kiên gan, tấm lòng và nhân cách con người...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Trong chiến tranh, có những cái chết kỳ lạ và thương tâm. Những trang hồi ký của nhà văn Đoàn Tuấn tiếp tục hồi nhớ lại một ký ức đầy ám ảnh về cái chết của người đồng đội Nguyễn Trận, một người mê hát và có giọng hát hay. Mỗi sự ra đi của đồng đội để lại trong người lính nỗi hụt hẫng và đau đớn khôn nguôi. Nhưng không vì thế mà nhuệ khí chiến đấu và niềm yêu đời của họ bị vùi dập...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Giữa chiến trường ác liệt, an ủi người lính là những lá thư nhà, là tình cảm mến thương của đồng đội và bầu bạn cùng họ là những chương trình trên đài phát thanh Campuchia. Những bài hát nhẹ nhàng, bay bổng làm dịu lại nỗi đau chứng kiến sự hi sinh của đồng đội. Nhưng cũng chính ăng ten đài phát sóng cũng là nguyên nhân gây ra những cái chết đau lòng vì bị sét đánh...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Tập hồi ức chiến binh “Mùa chinh chiến ấy” của nhà văn Đoàn Tuấn đã giúp người đọc, người nghe có những hình dung rõ hơn về một cuộc chiến đã qua. Gian khổ, hi sinh đã trở thành chuyện thường ngày. Người ta ít sợ hãi trước cái chết, nhưng không vì thế chai sạn trước sự ra đi của đồng đội. Trong số những người ra đi không hẹn ngày về ấy có Tiểu đoàn trưởng D8 Nguyễn Mạnh Hùng, một người con của đất Hải Dương...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Đối với những người lính xa nhà, đã lâu không được nghe giọng nói của con gái Việt, sự xuất hiện của mỗi đoàn văn công đều khiến họ xốn xang. Những cô gái như đám mây, mong manh, tan nhanh, để lại “cái cảm giác về đời thường, về sự cân bằng âm dương thiết yếu của mọi thứ tạo vật trên đời, không chỉ riêng con người”…
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Người lính bỏ mạng ở chiến trường có nhiều nguyên do. Người hi sinh trước súng đạn kẻ thù. Người qua đời vì đau ốm bệnh tật. Nhưng cũng có lí do đau xót hơn là bị tử hình do vi phạm kỉ luật quân đội. Trong tập hồi kí “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn Đoàn Tuấn cũng nhắc đến một trường hợp như vậy với nhiều xót xa...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Bảy ngày phép là quãng thời gian vô cùng quý giá, được ở bên gia đình, bên người yêu. Hết phép, một mình Đoàn Minh Tuấn trở lại Campuchia, có phần sốt ruột vì nhiệm vụ, vì đồng đội đang ngóng trông. Trở lại đơn vị vào mùa mưa, phương tiện giao thông khó khăn, khi bắt được xe đi nhờ, có khi đi bộ, tuyệt nhiên không bị ám ảnh bởi đạn bom chết chóc. Song anh không khỏi xót xa khi nghe tin hai người bạn thân là Điệp và Hạm bị vướng mìn, hy sinh trên đường trở về Tổ quốc, trở về trường đại học...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Trở về đơn vị một thời gian, người lính trẻ được lệnh ra quân. Khỏi phải nói, cảm giác nhẹ nhõm sung sướng đến thế nào, cả người như muốn bay lên đầy hứng khởi. 5 năm ở chiến trường, sức khỏe giảm sút 19 phần trăm, song có hề gì khi vẫn được nguyên vẹn trở về, trong khi bao đồng đội hy sinh hoặc thương tật nặng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Sau năm năm ở chiến trường K, được nguyên vẹn trở về Hà Nội, hít thở bầu không khí quen thuộc của gia đình, ngủ trên chiếc giường quen thuộc, nhưng người lính ấy vẫn lạc vào giấc mơ về đồng đội. Có biết bao điều để nhớ, bao ân tình không thể quên đối với ân nhân từng cứu sống mình...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Chúng ta đang theo dõi hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của người lính tình nguyện Đoàn Minh Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Cuốn sách như một cuốn phim tư liệu tái hiện cuộc sống chiến đấu của người lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách; thấm đượm tình đồng đội đồng chí...
    Xem thêm Thu gọn