• image

    Đinh Tiên Hoàng

    Vũ Xuân Tửu

    Tiểu thuyết lịch sử Đinh Tiên Hoàng, với kết cấu 5 phần, xuyên suốt cuộc đời của Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, từ khi chào đời cho tới lúc tạ thế. Cuốn sách được nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá là đã dựng lại cả một diễn trường lịch sử vô cùng phong phú và phức tạp. Sự ra đời của nhà Đinh cũng đã thiết lập triều đại phong kiến của một quốc gia tự chủ, tiếp nối ý chí và gìn giữ nền độc lập trước sự bành trướng của ngoại bang phương Bắc.
Chương mới nhất
  • 15/09/2020
    Tuân lệnh triều đình, Đinh Công Trứ dẫn quân đi thị sát phương Nam. Trên đường về, ông cùng quan quân dừng chân ở chợ Điền Hộ cạnh bến sông Càn. Tại đây, Đinh Công Trứ gặp 1 thiếu phụ đang buộc thuyền ven sông, bế trên tay cậu con trai kháu khỉnh. Nhận thấy đây là chốn địa linh, ắt hẳn sinh nhân kiệt, ông bày tỏ nhã ý nhận đứa bé làm con nuôi. 2 vợ chồng người thiếu phụ thoáng chút chần chừ rồi cũng đồng ý cho quan lớn nhận đứa bé làm con nuôi. Khi biết đứa bé chưa có tên riêng, Đinh Công Trứ đặt tên cho nó là Đình Điền.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau câu chuyện kỳ lạ với con rái cá khổng lồ, vợ của Đinh Công Trứ là Đàm Thị mang thai, rồi hạ sinh 1 bé trai đẹp đẽ, khôi ngô. Đinh Công Trứ nghe tin thì vô cùng mừng rỡ, xem lá số, rồi đặt tên cho con trai là Đinh Hoàn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Cùng với việc Đinh Công Trứ được phong làm Thứ Sử Châu Hoan, anh em Đinh Điền, Đinh Hoàn cũng bước vào tuổi phải uốn nắn dạy dỗ. Thuở đi học của Vạn Thắng Vương có điều gì đặc biệt?
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Những ngày êm ấm của Đinh Điền và Đinh Hoàn chẳng kéo dài khi binh biến nổ ra. Kiều Công Tiên hãm hại Dương Đình Nghệ dẫn đến cảnh loạn lạc, trong khi Đinh Thứ Sử, cha của Đinh Hoàn lâm bệnh qua đời. 3 mẹ con Đàm Thị dắt díu nhau về quê nương nhờ người chú là Đinh Thúc Dự. Cũng chính trong khoảng thời gian này, Đinh Hoàn đã dần bộc lộ mộng Đế Vương, muốn lấy trẻ mục đồng làm lính, lấy trâu thay ngựa, lấy núi làm ngai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Nghe tin Đinh Thúc Dự giao cho anh em Đinh Điền, Đinh Hoàn vào động Hoa Lư chăn trâu, Đàm Thị có phần lo lắng. Bà cắt cử lão bộc và 2 chú lính hầu đi theo. Về phần Đinh Thúc Dự, ông cũng có những ý định riêng khi giao việc cho 2 cháu. Ông không muốn giữ 2 cháu trong cung mà để chúng sống trong trong dân, hòa cùng lính mong lập nên nghiệp lớn. Trong khi đó, Đinh Hoàn và Đinh Điền lại hết sức thích thú với công việc chăn trâu nơi rừng xanh núi thẳm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Những giai thoại và biến cố diễn ra trong thời niên thiếu của Đinh Hoàn đã khiến cậu ngày một trưởng thành. Cậu không những biết rèn quân theo binh pháp mà còn tích cực thu nạp nhân tài, nuôi nghiệp lớn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Từ những cuộc tập trận với trẻ mục đồng ở thung lau, Đinh Hoàn đã ngày một trưởng thành, biết điều binh khiển tướng, chiêu hiền đãi sỹ. Cậu cũng đã lập gia thất, có con trai đầu lòng tên là Đinh Liễn. Sau việc này, Đinh Hoàn quyết toàn tâm toàn ý dựng nên nghiệp lớn. Vào năm Kỷ Hợi, tức năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, cho vời Đinh Hoàn làm Nhiếp Chính Thứ Sử. Thời gian làm quan hưởng bổng lộc triều đình cũng giúp cậu bé cờ lau năm xưa hiểu thêm về lòng dân, thế nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Năm 938, Ngô Vương băng hà, thừa cơ, Dương Tam Kha nhanh chóng xưng vương và nhận Ngô Xương Văn làm con nuôi với lời hứa sau này khi cháu khôn lớn thì sẽ trao lại ngôi báu. Việc làm này bị triều đình phản đối gay gắt vì cho rằng "Cậu tranh ngôi của cháu". Lòng dân không thuận, mỗi thế lực cát cứ một phương, sơn hà xã tắc loạn lạc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Từ khi Ngô Tiên Vương băng hà dẫn đến chuyện Ngô Tam Kha cướp ngôi khiến trăm họ oán thán, quan quân không phục, nơi nơi đóng binh cát cứ. Trong khi ấy, Đinh Hoàn rất tin vào lời phán rằng, mình mang mệnh Quân Vương nên đây là thời cơ lập nghiệp. Chính vì thế, ông dựng thành ở làng Yên Thành rồi củng cố binh sỹ, chờ cơ hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Để củng cố thêm binh hùng tướng mạnh, Đinh Hoàn đã lệnh cho Đinh Điền và lão bộc làm sứ giả đáp thuyền sang vùng Bố Hải Khẩu do Trần Lãm trấn giữ để kết tình giao hảo. Việc kết giao này diễn ra thuận lợi, hai quân luyện tập cùng nhau, giúp dân làm ruộng, đánh cá, khai hoang, tình nghĩa như anh em. Cũng trong thời gian này, ông còn liên kết với bọn thổ hào, thu phục nhiều tướng tài, lập đồn dựng lũy. Trong khi ấy, Ngô Xương Ngập đang mang trọng bệnh, loạn lạc nổi lên khắp nơi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau khi Ngô Xương Văn tử trận, Trần Lãm bàn với Đinh Bộ Lĩnh cử ngay 1 toán quân bí mật đột nhập nhà giam ở Loa Thành để giải cứu con trưởng là Đinh Liễn. Cuộc giải cứu diễn ra suôn sẻ, Đinh Liễn được đoàn tụ với gia đình. Tiếp đó, nhân lúc thành Cổ Loa đang như rắn mất đầu do thiếu Ngô Xương Văn, rơi vào vòng tranh chấp của các phe nổi loạn, Đinh Bộ Lĩnh họp với Trần Lãm xuất quân dẹp yên Loa Thành.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau khi chiếm được thành Cổ Loa, Đinh Bộ Lĩnh sai Đinh Điền và Lưu Cơ về gấp Bố Hải Khẩu yểm trợ cho Trần Lãm. Cùng đó, ông cho sứ giả mang thư mời Ngô Xương Xí về kế ngôi. Thế nhưng, Ngô Xương Xí từ chối bằng việc giết sứ giả.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau khi ổn định công việc ở Cổ Loa, Đinh Bộ Lĩnh nhanh chóng quay về Bố Hải Khẩu thăm Trần Lãm. Sức khỏe của Trần Lãm khi này đã rất yếu, ông ban lệnh trao binh quyền cơ nghiệp cho Đinh Bộ Lĩnh rồi qua đời. Trong lúc lo tang lễ cho Trần Lãm, Đinh Bộ Lĩnh không khỏi canh cánh về phương án đóng đô. Cuối cùng, ông quyết định về lại Yên Thành trong khi phân Đinh Liễn và Lưu Cơ thị sát Cổ Loa và Đại La để tính kế lâu dài.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Trong lúc Đinh Bộ Lĩnh bận rộn củng cố Yên Thành, Trường Châu, Ngô Nhật Khánh ở Cam Lâm mang quân đi đánh Bố Hải Khẩu, Thế nhưng, Ngô Nhật Khánh bị Ngô Phó Sứ chặn đánh dẫn đến thảm bại. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin này đã đùng đùng nổi giận, mang quân tấn công Cam Lâm khiến Ngô Nhật Khánh không kịp trở tay. Cuối cùng, Ngô Nhật Khánh đành xin quy hàng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau khi Ngô Nhật Khánh quy hàng, Đinh Bộ Lĩnh cùng quan quân bàn về việc xử lý những sứ quân còn lại. Cuối cùng, ông quyết định tiến đánh Kiều Công Hãn, giao cho Đinh Liễn tiến đánh quân bộ, Nguyễn Bặc tiến đánh quân thủy, cùng phối hợp với các cánh quân khác quyết thu phục Tam Giang. Quân của Kiều Công Hãn thua chạy tan tác, Kiều Công Hãn bỏ mạng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Tháng 7 năm Đinh Mão (967), Đinh Bộ Lĩnh họp bàn các tướng tiến đánh Tây Phủ Liệt do sứ quân người Hán Nguyễn Siêu cát cứ. Đây là vùng đất rộng lớn, màu mỡ, quân hùng tướng mạnh, thành cao hào sâu, nếu quân cờ lau đánh vỗ mặt sẽ thiệt hại nặng nề mà chưa chắc thắng lợi. Cuối cùng, bằng kế "Trong đánh ra, ngoài đánh vào", Đinh Bộ Lĩnh đã thu phục Tây Phủ Liệt, Nguyễn Siêu tử trận.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau 3 lần công phá thành Quèn, với sự kiên trì và quyết tâm cao, quân cờ lau đã giành thắng lợi, Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục chỉ huy quân tấn công nhiều thành trì khác.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Hành trình dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh đã bước vào giai đoạn cuối cùng. 11 sứ quân đã được dẹp yên, chỉ còn Ngô Xương Xí đang trấn giữ 1 góc trời ở Bình Kiều, Thanh Hóa. Ngô Xương Xí, nguồn gốc nhà Ngô, mang danh Thế tử. Thời thế loạn lạc, Ngô Xương Xí trở thành kẻ thất thế, khát vọng khôi phục nhà Ngô khó thành hiện thực. Về phần Đinh Bộ Lĩnh, tâm thế ông cũng có nhiều day dứt. Quân cờ lau một mặt sử dụng sức mạnh quân sự, một mặt sử dụng đường ngoại giao, cử Phạm Bạch Hổ vào thành thương thuyết.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau khi Phạm Bạch Hổ thuyết phục Ngô Xương Xí quy hàng, Đinh Bộ Lĩnh cùng quân tướng ca khúc khải hoàn trở về Trường Châu. Ông lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Trải qua bao loạn lạc, đến bây giờ đất nước được thống nhất, hòa bình, có Quốc hiệu, niên hiệu riêng, độc lập với Bắc triều. Đó là một mốc lịch sử, có ý nghĩa vô cùng lớn lao, thể hiện tinh thần quật cường dân tộc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Loạn 12 xứ quân được dẹp xong, Đinh Tiên Hoàng cùng quân tướng ca khúc khải hoàn trở về Hoa Lư trong sự hân hoan của dân chúng. Tuy nhiên, ở đỉnh cao quyền lực, Hoàng Đế vẫn có chút cảnh giác với đám tàn quân, vì vậy, việc đầu tiên Ngài chỉ đạo thực hiện là dụ tướng lĩnh của 12 sứ quân để tiêu diệt hết, tránh mầm họa về sau. Việc xây dựng một nhà nước có luật pháp kỷ cương bắt đầu được tính đến.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Từ khi bình định xong những sứ quân, Đinh Tiên Hoàng đã tỏ ra khá tàn nhẫn và khắc nghiệt trong việc trừng trị những viên bại tướng. Có người bạn cũ từ thuở chăn trâu muốn vào gặp vua cũng bị phạt đòn. Đinh Hoàng Đế về quê cũ thăm nhà Tướng quân Dương Thế Hiên và gặp Dương Thị - con gái xinh đẹp của Tướng quân. Ngay lập tức, nàng được Ngài triệu hồi về cung lập làm Hoàng Hậu. Cũng chính nhân vật này mai sau có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến triều đại Đinh Tiên Hoàng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Dương Thị từ khi được về cung làm Hoàng Hậu, nhiều lần tỏ ra kiêu ngạo, thậm chí là ngông cuồng, điển hình là việc bắt quân lính nhổ hết hoa quỳnh trong đêm dạ hội vì cho rằng hoa thơm quyến rũ hơn mình. Trong khi đó, Đinh Liễn được phong là Nam Việt Vương nhưng trong lòng vẫn còn chưa ưng vì chưa có cơ hội nối ngôi Hoàng Đế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Năm 970, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu cho đất nước là Thái Bình, lại cho đúc tiền đồng để phát hành rộng rãi trong dân chúng. Nhà vua cũng tỏ ra quan tâm đến đời sống nhân dân qua những cuộc vi hành để xem xét tình hình muôn nơi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Từ khi lên ngôi vua, phép trị nước của Hoàng Đế có phần rối loạn, bởi việc đặt hình phạt quá dữ dằn, và việc Dương Thị về cung gây ra nhiều thị phi. Nguyễn Bặc mới khuyên Hoàng Đế về cách an dân trị nước, phái Lưu Cơ đi đón hòa thượng Ngô Chân Lưu về để giảng Phật pháp và tham vấn cách trị nước an dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau lễ sắc phong, Đinh Điền vào gặp riêng Hoàng Đế tỏ ý bất mãn về một số chức tước mà theo ông chưa hợp lý, chẳng hạn như Lưu Cơ và Lê Hoàn còn quá trẻ mà lại được nắm giữ những vị trí quan trọng. Đinh Điền cũng tỏ ý nghi ngờ Lê Hoàn có tư tình với Dương Hoàng Hậu nhưng còn chưa dám nói ra. Về phía Hoàng Đế thì hoàn toàn yên tâm về bộ máy triều đình vì toàn người nhà, chỉ đôi phần đề phòng Ngô Nhật Khánh mà thôi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau khi xong việc sắc phong chức tước, vua Đinh tính đến việc cử con trai - Nam Việt Vương Đinh Liễn đi sứ Bắc Tống xin phong vương. Đáp lại, Hoàng Đế nhà Tống hứa cử 1 phái bộ sang Đại Cồ Việt, phong cho Đinh Bộ Lĩnh là Quận Vương, còn gọi là Giao Chỉ Quận Vương, phong cho Đinh Liễn làm Kiểm Hiệu Thái Sư nước Nam - Tiết Độ Sứ An Nam đô hộ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Để khẳng định vị thế, vua Đinh tiếp tục cử thượng thư Trịnh Tú đi sứ Bắc Tống. Kết quả, vua Tống cử sứ quân sang phong cho Đinh Liễn làm Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, Kiểm Hiệu Thái Sư Giao Chỉ Quận Vương. Từ đó, Đinh Liễn làm chủ việc giao lưu với sứ nhà Tống. Hoàng Đế cũng lập hoàng tử Hạng Lang 3 tuổi lên ngôi Thái Tử, phong cho Hoàng Tử Đinh Toàn 4 tuổi làm Vệ Vương. Sự kiện nhà vua bỏ trưởng lập thứ đã gây nên không ít bàn luận điều tiếng, khiến nhiều người ấm ức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Cuối cùng, điều gì đến cũng phải đến, Nam Việt Vương Đinh Liễn bị sự ghen tức dày vò, đã sai người ám sát Thái Tử Hạng Lang. Bắt được thích khách, Đô Hộ Phủ Sỹ Sư Lưu Cơ và Tướng quân Phạm Cự Lạng đích thân tra hỏi, biết rõ Đinh Liễn là kẻ đứng đằng sau giật dây việc giết Thái Tử, nhưng tìm cách bao che và cấp báo cho Vua Đinh. Đinh Tiên Hoàng vô cùng tức giận, gọi Đinh Liễn tới trách mắng, rồi lệnh cho Lưu Cơ và Phạm Cự Lạng hành hình tên thích khách, giết người diệt khẩu. Đinh Liễn sau khi giết Thái Tử thì ân hận vô cùng, thường mơ thấy hồn ma hiện về. Sau cùng, Đinh Liễn lại lên chùa Bái Đính để sám hối, cầu mong vong hồn Hạng Lang được giải thoát.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau giấc mơ "Sao rơi vào mồm, Ứng điềm Thiên Tử" rồi tin đồn ra ngoài, vị thế của Quan Tri Hậu Nội Nhân Đỗ Thích vì thế mà suy giảm. Nhân tiết Trung Thu, khi Hoàng Đế sai Đỗ Thích trổ tài món lòng lợn tiết canh,ông nảy ra ý nghĩ dùng bả chuột để hạ độc cha con vua Đinh. Vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn trúng độc bả chuột không qua khỏi. Đỗ Thích không thể lẩn trốn, chết không toàn thây. Nghiệp nhà Đinh bây giờ chỉ còn có Đinh Toàn - con trai Dương Hoàng Hậu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Ngô Nhật Khánh phản vua tìm tới vua Chiêm cầu thân, dẫn ngàn chiến thuyền vượt biển sang đánh kinh đô Hoa Lư. Ai ngờ chưa thỏa ý đã gặp trận bão lớn, vua Chiêm thoát nạn nhưng các chiến thuyền, quân lính và cả Ngô Nhật Khánh đều bỏ mình dưới đáy biển. Về phía quan quân nhà Đinh, các quan đầu triều bàn luận tôn hoàng tử Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi Hoàng Đế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sự qua đời và mộ phần của cha con vua Đinh càng thêm bí hiểm khi 7 ông quan được giao trọng trách mai táng đều nhất loạt tự vẫn, đào sâu chôn chặt bí mật này. Về phần Dương Hoàng Hậu, sau khi con trai lên ngôi thì chiếm thế thượng phong. Không những ra sức phô trương thanh thế, Dương Hoàng Hậu còn cho mời Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn vào cung. Lê Hoàn không bỏ qua cơ hội này, cùng Dương Hoàng Hậu ngang nhiên ỷ thế thị uy, điều khiển việc triều chính.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2020
    Sau khi Đinh Toàn mất tích, Lê Hoàn ra sức truy lùng những kẻ bắt cóc nhưng vẫn không có tin về ấu chúa. Một mặt, Định Quốc Công Nguyễn Bặc đã lập mưu đưa vua Đinh tới giấu ở hang Bà Đè, mặt khác hợp lực với Đinh Điền đem quân chia 2 đường tiến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng đều thất bại. Định Quốc Công Nguyễn Bặc bị giải về kinh thành xử tử. Số phận nhà Đinh trước nguy cơ đến hồi kết, việc Lê Hoàn xưng đế chỉ là nay mai.
    Xem thêm Thu gọn