• image

    Cơn đau dĩ vãng

    Trung Sỹ

    Ba người lính, ba người bạn chí cốt trong truyện ngắn của nhà văn Trung Sỹ, mỗi người đều rời chiến trường với những thương tích chiến trận, xót xa cơn đau dĩ vãng khi trở về đời thường. Thời tuổi trẻ, họ là những người lính chiến đấu quên mình vì lý tưởng. Rời quân ngũ, nhập dòng sinh nhai nhưng vẫn còn đó trong con người tất bật mưu sinh bản chất người lính trận – tình cảm, lãng mạn, trọng nghĩa tình.
Chương mới nhất
  • 01/09/2021
    Thời tiết ngột ngạt trước trận gió đông chuyển mùa. Áp cao nén không khí quánh đặc, ẩm ướt và bức bối. Buổi chiều nồm thiu, nhớt nhoét như đống lá gói bánh giò rấp vội góc quán vỉa hè. Mặt chiếc bàn nhựa dấp dính những đám bọt bia tràn. Chuyến tàu hỏa cuối ngày như một con sâu khoang lười biếng ì ạch leo cầu đá Phùng Hưng, lúc khuất lúc hiện sau những tán bàng đỏ tía...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2021
    Việt từng chứng kiến Ngọc mếu máo dừng lại giữa cuộc hành quân đuổi địch. Nó thương con gà rừng đang ngắc ngoải nằm trong ổ. Con gà mẹ bình thản tuẫn tiết, nằm ấp ổ trứng giữa rừng khộp rừng rực cháy lan đến, không chịu bỏ đàn con chưa nở. Nay Ngọc chỉ khóc bằng một con mắt. Mà nói cho cùng mắt cũng chỉ là cơ quan tiết lệ, còn sự xót xa nó nằm khóc sâu ở trong hồn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2021
    Việt vẫn thuộc lòng bài thơ chia tay Hương nó viết, ghi trong nhật ký những ngày đầu ra chốt Bến Cầu. Kia núi Bà Đen. Thảng thốt chiều hôm con sáo báo tin địch cày bung chốt...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2021
    Buổi chiều ở quân y viện tiền phương, khi mở mắt tỉnh lại, thấy người y tá gói một chiếc cẳng nát đưa ra khỏi lán mổ. Nhìn xuống đùm băng trắng toát, không thấy chân đâu, Việt đã thảng thốt gào lên đau đớn: “Em lạy anh! Trả lại chân cho em. Ối anh ơi..!”. Ở đây có nhiều những cái chân hoại tử bỏ đi như thế, nào biết chân ai? Nước mắt Việt ứa ra, nhìn theo một phần thân thể con người cùng anh y công đi ra hố chôn bệnh phẩm. Chiếc chân cha sinh mẹ dưỡng, lẫm chẫm tuổi ấu thơ trong bức ảnh vẫn treo trên tường, giờ nằm lại trong một cánh rừng khộp vô danh xứ người...
    Xem thêm Thu gọn