• image

    Câu chuyện Quốc tế

    Câu chuyện Quốc tế là chương trình tổng hợp các vấn đề thời sự, kinh tế, chính trị quan trọng... đang diễn ra và gây ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu - dưới góc nhìn và bình luận sắc sảo của các BTV Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chương mới nhất
  • 28/05/2024
    - Tới thăm làng Ballater - một trong những ngôi làng đẹp nhất ở Scotland - Cùng tìm hiểu về Babi Guling - món thịt lợn quay nổi tiếng của đảo Bali, Indonesia - Du ngoạn trên sông về đêm ở Thiên Tân, Trung Quốc
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/05/2024
    - Tìm hiểu về loại dao găm Keris – vũ khí mang tính biểu tượng của Indonesia. - Mappa Mundi – bản đồ thời trung cổ vĩ đại nhất của thế giới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2024
    Trong tuần, Thủ tướng Anh Rishi Sunak bất ngờ thông báo, nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 4/7 tới. Động thái này khiến dư luận và cả nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền không khỏi ngạc nhiên, khi kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, Công đảng đối lập đang giành được nhiều sự ủng hộ hơn đảng Bảo thủ tới 20%. Động lực nào để Thủ tướng Sunak đưa ra quyết định này? Chính trường Anh đang đứng trước những kịch bản nào tới đây? Góc nhìn của Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2024
    Một trong các sự kiện quốc tế thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế tuần này là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga sau khi ông tái đắc cử và nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ 5. Việc lựa chọn Trung Quốc là quốc gia nước ngoài đầu tiên tới thăm đã minh chứng cho các ưu tiên đối ngoại và những kỳ vọng của nhà lãnh đạo Nga trong việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương Nga – Trung vốn được xác định là “không giới hạn” trước môi trường quốc tế đầy biến động. Cụ thể, tính chất đặc biệt của mối quan hệ Nga - Trung và những bước tiếp theo để phát triển mối quan hệ này được hai bên hiện thực hóa ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2024
    Sau nhiều lần đe dọa, ngày 07/5 vừa qua, quân đội Israel đã tấn công vào khu vực ngoại ô phía Đông thành phố Rafah và chiếm giữ cửa khẩu Rafah nối giữa dải Gaza với bán đảo Sinai của Ai Cập. Bước leo thang này đã đẩy cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas tại Cairo, Ai Cập vào ngõ cụt, đồng thời làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo nhân đạo tại Gaza khi hàng chục nghìn người Palestine lại phải bắt đầu một cuộc di dời mới mà không có đích đến an toàn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2024
    Từ ngày 05-10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, Serbia và Hungary. Thương mại, đầu tư và những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine được cho là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận. Triển vọng chuyến thăm này ra sao trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc-châu Âu vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng và căng thẳng liên quan các vấn đề thương mại? Góc nhìn của PV Bích Thuận – TT tại Trung Quốc và Anh Tuấn - TT tại Pháp theo dõi khu vực châu Âu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/05/2024
    Một trong những câu chuyện quốc tế đáng chú ý trong tuần này là việc Quốc hội Mỹ và Tổng thống Joe Biden đã ký thông qua dự luật cho phép Mỹ viện trợ cho Ukraine thêm 61 tỷ đô la. Số tiền này gần tương ứng với số tiền Mỹ chi ở Ukraine trong 20 tháng đầu của cuộc xung đột Nga – Ukraine và được ví như “phao cứu sinh” với Ukraine. Theo sau Mỹ, nhiều quốc gia đồng minh cũng có động thái tương tự. Tuy nhiên việc phương Tây ồ ạt viện trợ cho Ukraine lại một lần nữa dấy lên câu hỏi “Xung đột bao giờ mới kết thúc?”
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/04/2024
    Căng thẳng Israel-Iran trong tuần có hàng loạt diễn biến mới. Sau các thông tin về một vụ tấn công vào thành phố Isfahan thuộc lãnh thổ Iran, lực lượng phòng không Iran đã bắn hạ 3 thiết bị không người lái. Tuy nhiên, đại diện cấp cao Iran cho biết, Tehran không có kế hoạch đáp trả ngay lập tức; trong khi cả 2 bên dường như đều hạ thấp tầm quan trọng của sự viêc. Diễn biến này khiến dư luận không khỏi hoài nghi, liệu đây là bước hạ nhiệt căng thẳng trước sức ép của cộng đồng quốc tế hay còn gửi đi một thông điệp nào khác?
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/04/2024
    Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall ở Nga, nhiều nước châu Âu ngay lập tức đã triển khai các biện pháp nhằm thắt chặt an ninh. Bởi các cơ quan an ninh khu vực cảnh báo, một số nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lên kế hoạch tấn công khủng bố ở nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, vấn đề chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác toàn cầu lại đứng trước nhiều thách thức khi những căng thẳng địa chính trị vẫn không ngừng leo thang.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/03/2024
    Từ ngày 15 đến 17/3, nước Nga chứng kiến sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất khi người dân nước này đi bỏ phiếu chọn ra vị Tổng thống tiếp theo lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ tới. Đây là lần đầu tiên bầu cử Tổng thống Nga diễn ra trong 3 ngày, thay vì 01 ngày như trước đây và với cả hình thức bỏ phiếu trực tiếp và bỏ phiếu trực tuyến. Sự kiện được đánh giá sẽ quyết định tương lai nước Nga cũng như định hình chính sách đối nội, đối ngoại của nước này trong khu vực và trên toàn cầu trong bối cảnh mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/03/2024
    Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần qua là Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp Liên bang lần thứ 3, nghi thức quan trọng hàng đầu trong đời sống chính trị của nước Mỹ và là thông điệp cuối cùng trong nhiệm kỳ này của ông Joe Biden. Giới phân tích nhận định Thông điệp liên bang thực sự là một bài phát biểu tranh cử của ông Joe Biden, trong bối cảnh chặng đua cuối cùng tới chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng đang dần định hình rõ nét với màn tái đấu của hai đối thủ: Joe Biden và Donald Trump.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/02/2024
    Ngày 24/2 đánh dấu cột mốc tròn 2 năm diễn ra cuộc xung đột Nga -Ukraine. Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiến sự hạ nhiệt hay các bên sẵn sàng thỏa hiệp tiến tới một giải pháp hoà bình. Ngược lại, cả Kiev và Moscow đều duy trì thái độ cứng rắn khiến tình thế giằng co, xung đột vẫn rơi vào bế tắc. Bình luận của Thiếu tướng - GS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng nhân 2 năm cuộc xung đột được đánh giá nghiêm trọng nhất trên lãnh thổ châu Âu trong nhiều năm qua.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/02/2024
    Quân đội Mỹ đã thực hiện đợt không kích quy mô lớn nhằm hàng loạt mục tiêu ở Iraq và Syria có liên quan đến Iran và các lực lượng vũ trang được Tehran hậu thuẫn nhằm đáp trả vụ tấn công tại Jordan khiến 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng gần đây. Đây được cho là những động thái khởi đầu trong “phản ứng đa tầng” của Mỹ. Như vậy, ngoài điểm nóng Gaza trên Biển Đỏ, giờ đây các cuộc tập kích của quân đội Mỹ đang mở rộng các mặt trận xung đột ở Trung Đông. Liệu cách đáp trả này của Mỹ sẽ đẩy mối quan hệ Mỹ - Iran đến đâu và có nguy cơ xung đột lan ra toàn khu vực hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/02/2024
    Xung đột Israel-Hamas trong tuần có thêm nhiều diễn biến mới quan trọng. Nổi bật là việc Israel đề xuất tạm dừng chiến dịch quân sự của nước này ở Dải Gaza trong 2 tháng để đổi lấy việc Phong trào Hồi giáo Hamas trả tự do cho những con tin hiện vẫn bị giam giữ tại đây. Một số người kỳ vọng, đề xuất này nếu được Hamas chấp nhận sẽ là một bước ngoặt trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 tháng qua tại Trung Đông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/02/2024
    Tình hình trên Biển Đỏ tiếp tục diễn biến nguy hiểm khi chiến dịch không kích mà Mỹ và Anh khởi động từ cuối tuần trước không làm cho lực lượng Houthi tại Yemen chùn bước. Trong động thái mới nhất, Houthi hôm 19/1 lại tiếp tục dùng tên lửa tấn công nhằm vào một tàu của Mỹ, trong khi Mỹ quyết định đưa Houthi trở lại danh sách các tổ chức khủng bố. Liên hợp quốc cảnh báo căng thẳng trên Biển Đỏ có thể vượt tầm kiểm soát, gây tác động tiêu cực tới an ninh khu vực và chuỗi cung ứng quốc tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/01/2024
    Ngày 5/1 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử năm 2024, đồng thời đánh dấu 3 năm kể từ các cuộc bạo loạn ngày 6/1 tại Đồi Capitol của những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump. Phóng viên Vũ Hợp – Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích cụ thể những tính toán chiến lược của Tổng thống Biden cũng như cán cân các ứng viên hàng đầu hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/12/2023
    Với chủ đề “Gắn kết - hành động - hiệu quả”, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ ngày 30/11-12/12, đã đạt được một số thỏa thuận được đánh giá mang tính bước ngoặt. Đầu tiên là Quỹ tổn thất và thiệt hại chính thức được khởi động, nhằm hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các nước đã thông qua một thỏa thuận lịch sử, trong đó lần đầu tiên kêu gọi thế giới tiến tới chuyển dịch khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng theo cách công bằng, có trật tự và hợp lý.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2023
    Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần này là Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (gọi tắt là COP28) khai mạc vào ngày 30/11 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và sẽ kéo dài tới ngày 12/12. Với chủ đề “Gắn kết - hành động - hiệu quả”, COP28 là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất không chỉ trong năm nay 2023, mà còn trong cả lộ trình 8 năm qua. Bởi dịp này, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ lần đầu tiên rà soát, đánh giá lại những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris năm 2015 về Biến đổi Khí hậu để đưa ra những gói hành động thực tế hơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2023
    Tâm điểm quốc tế tuần qua là lệnh ngừng bắn nhân đạo tạm thời 4 ngày tại dải Gaza đạt được giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas. Dù bị trì hoãn và lùi lại 1 ngày, nhưng các bên liên quan đã khá thiện chí khi bắt đầu thực thi lệnh ngừng bắn từ 7h sáng ngày 24/11 (theo giờ địa phương, tức 12h trưa giờ Hà Nội). Đây là lần ngừng bắn đầu tiên sau gần 7 tuần xung đột giữa hai bên, được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Tuy nhiên, với những tuyên bố sẽ tiếp tục nối lại chiến sự sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc, dư luận đang lo lắng về kịch bản những ngày tới, thậm chí không loại trừ khả năng thoả thuận bị sụp đổ khi thời hạn chưa kết thúc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/11/2023
    Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong tuần đã có chuyến thăm tới hàng loạt quốc gia ở Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương. Việc hai quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời xuất hiện và có lịch trình dày đặc cho thấy cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực, gửi đi thông điệp Mỹ sẽ không vì những điểm nóng như xung đột Israel – Hamas, xung đột Ukraine… mà sao nhãng hợp tác với các đối tác và đồng minh trong khu vực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/11/2023
    Trong tuần, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm khu vực Trung Đông, trong đó có điểm dừng chân Israel. Chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm xung đột trên dải Gaza bước vào giai đoạn leo thang căng thẳng mới. Lần thứ 3 quay trở lại khu vực kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát từ đầu tháng 10, Ngoại trưởng Blinken được đánh giá mang theo trọng trách nặng nề - nhất là khi nội bộ nước Mỹ đang tiếp tục mâu thuẫn về gói viện trợ cho các đồng minh Israel và Ukraine.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/11/2023
    Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý là chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày 26-28/10. Ông Vương Nghị là quan chức cấp cao Trung Quốc duy nhất đến Mỹ trong vòng 5 năm gần đây. Chuyến đi của ông Vương Nghị nằm trong nỗ lực thúc đẩy đối thoại, quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm được giới chức hai nước hướng đến thời gian gần đây. Sự kiện ngoại giao này cũng được cho là nhằm mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ tại San Fancisco vào tháng 11 tới. Dư luận chờ đợi gì vào cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng như việc hàn gắn mối quan hệ Mỹ- Trung?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/11/2023
    Một trong những sự kiện nổi bật trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên gặp nhau trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng, rạn nứt; cũng là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU lần thứ hai dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Liệu nỗ lực này có khiến cho hai bờ Đại Tây Dương xích lại gần nhau, hâm nóng lại mối quan hệ trong bối cảnh mới?
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/10/2023
    Sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần qua là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCathy bị phế truất trong một cuộc bỏ phiếu “có một không hai” tại Hạ viện. Đây là bước đi chưa từng có tiền lệ trong suốt lịch sử 234 năm của Quốc hội Mỹ, đưa ông McCarthy trở thành người giữ chức vụ này với thời gian ngắn thứ hai trong lịch sử. Khi cảm giác bất ngờ, khi những tranh cãi về “cuộc nổi dậy” trong nội bộ đảng Cộng hòa lắng xuống, điều mà dư luận quan tâm lúc này là ai sẽ thay thế ông Kevin McCathy, chính trường Mỹ bị ảnh hưởng như thế nào và sự rối loạn nội bộ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của chính đảng Cộng hòa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/10/2023
    Đã gần 2 tuần kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào vùng ly khai Nagorny-Karabakh và giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Đại diện Azerbaijan và các lực lượng Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Chính quyền vùng Nagorny - Karabakh cũng đã chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan. Dù vậy, những diễn biến mới này được cho vẫn đang tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng, báo hiệu những thay đổi địa chính trị mới tại khu vực?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/10/2023
    Ba Lan là một trong những đồng minh thân cận nhất của Ukraine trong Liên minh châu Âu cho biết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Kiev. Quyết định của Ba Lan khá đột ngột nhưng có thể dự đoán trước được bởi những căng thẳng bùng lên do lệnh cấm nhập khẩu của Ba Lan, Slovakia và Hungary với ngũ cốc của Ukraine khiến Ukraine nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ tranh cãi nông sản đến ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, động thái của Ba Lan chỉ là phản ứng nhất thời hay sẽ làm đảo lộn mối quan hệ chiến lược của châu Âu với Ukraine trong thời gian tới?
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/09/2023
    Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm Bangladesh lần đầu tiên của một Tổng thống Pháp trong vòng hơn 3 thập kỷ qua. Chuyến thăm được đánh giá là lịch sử không chỉ nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và ngoại giao giữa hai nước mà còn thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Paris, trong bối cảnh vị thế và ảnh hưởng của Pháp đang suy giảm nghiêm trọng tại châu Phi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2023
    Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) tại New Delhi, Ấn Độ kết thúc sau hai ngày làm việc. Mặc dù sự vắng mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến nhiều người hoài nghi về khả năng hội nghị đạt được đồng thuận trong những vấn đề lớn của chương trình nghị sự, nhưng bất ngờ là ngay cuối ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Thưởng đỉnh G20 đã ra được Tuyên bố chung.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2023
    Một trong những sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Chuyến thăm kéo dài 4 ngày của bà Raimondo tiếp nối loạt chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức cấp cao của Mỹ thời gian qua, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Kết thúc chuyến đi, Bộ trưởng Thương mại Mỹ khẳng định hai bên đã có các cuộc thảo luận hiệu quả và “sự khởi đầu tuyệt vời”. Liệu tín hiệu tích cực này có trở thành những bước tiến thực sự để hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hạ nhiệt căng thẳng, mở ra giai đoạn hợp tác mới?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/08/2023
    Là cơ chế hợp tác của các nền kinh tế lớn ngoài phương Tây, sự phát triển của BRICS với việc mở rộng thêm thành viên là nội dung được quan tâm nhất tại hội nghị lần thứ 15 này. Theo đó, BRICS nhất trí kết nạp thêm 6 thành viên vào đầu năm sau. Sự mở rộng này có thể mang lại ảnh hưởng toàn cầu cho BRICS trong bối cảnh môi trường quốc tế ngày càng phân cực do cuộc xung đột Nga-Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/08/2023
    Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật – Hàn đã diễn ra vào sáng sớm ngày 19/8 (theo giờ Việt Nam) tại Trại David, Mỹ. Đây được đánh giá là sự kiện lịch sử khi lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trại David kể từ khi ông nhậm chức, cũng là lần đầu tiên nguyên thủ 3 nước Mỹ - Nhật – Hàn gặp nhau trực tiếp. Đúng như kỳ vọng của giới phân tích vào một sự kiện mang tính lịch sử, Hội nghị đã kết thúc với những cam kết mạnh mẽ nhằm tăng cường hợp tác giữa 3 quốc gia, hướng tới một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/08/2023
    Sự kiện được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du loạt 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia và Campuchia của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày mùng 10 đến ngày 13/8. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á của ông Vương Nghị kể từ khi được tái bổ nhiệm vị trí Ngoại trưởng. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ phân tích tổng quan về chuyến công du chiến lược này cũng như chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/08/2023
    Lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng gạo tẻ thường của Ấn Độ mới đây - sau đó đến Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024 đang khiến cho thị trường gạo nói riêng, thị trường lương thực nói chung trở nên xáo trộn. Động thái này được dự báo có thể làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/08/2023
    Tại Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày, Nga đã đưa ra những cam kết và các sáng kiến mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ với các nước châu Phi giữa áp lực bị cô lập từ phương Tây. Trong khi đó, các nước châu Phi ở Nam bán cầu cũng cần xây dựng mối quan hệ với Nga nhằm cân bằng giữa các mối quan hệ quốc tế khác, đồng thời tìm kiếm thêm nguồn lực về đầu tư và nguồn cung lương thực….Các bên có tìm được “điểm chung” trong bài toán lợi ích thông qua Hội nghị này?
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/07/2023
    Sau hơn một năm thực hiện với 3 lần gia hạn, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đã đổ vỡ hôm 17/7 khi Nga tuyên bố rút lui khỏi thỏa thuận. Việc Nga không đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc khiến nhiều người lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời gia tăng áp lực lạm phát cho nhiều chính phủ. Nhưng ba ngày sau khi thỏa thuận hết hạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đưa ra điều kiện để quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/07/2023
    “ASEAN được kỳ vọng trở thành trung tâm của tăng trưởng ở khu vực” - Đây là chủ đề được nước chủ tịch ASEAN năm nay là Indonesia đưa ra cho chương trình nghị sự của ASEAN trong suốt năm 2023 này. Trong đó, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực được nhận định là nền tảng để biến ASEAN thành tâm điểm tăng trưởng. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan diễn ra trong tuần tiếp tục hướng tới mục tiêu đó bằng việc tái khẳng định các cam kết về đoàn kết, đối thoại, hợp tác cũng như đưa ra các sáng kiến để ASEAN ứng phó trước những thách thức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/07/2023
    Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đã nâng cấp quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ sau một thập kỷ quan hệ ngoại giao căng thẳng. Động thái này sẽ khởi động một lộ trình đối thoại sâu rộng về quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai nước cùng quan tâm. “Cái bắt tay” của Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ được cho tác động đến môi trường ngoại giao và an ninh ở Trung Đông vốn đang được thúc đẩy bởi xu hướng đối thoại và hòa giải.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/07/2023
    Sau 5 năm vắng bóng, Mỹ đã chính thức tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau một cuộc bỏ phiếu tại phiên họp bất thường của tổ chức này. Sự trở lại của Mỹ đã ngay lập tức nhận được sự đón nhận của các thành viên UNESCO. Bước đi này của Mỹ sẽ đem lại lợi ích chiến lược nào cho Washington và UNESCO?
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/06/2023
    Một trong những sự kiện ngoại giao quốc tế đáng chú ý trong tuần phải kể đến chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đây là chuyến thăm Mỹ lần thứ 6 kể từ khi ông Modi nhậm chức năm 2014, nhưng chuyến đi này được đánh giá là “lịch sử”, xét cả về nghi thức ngoại giao lẫn tầm quan trọng trong quan hệ song phương Ấn – Mỹ. Thủ tướng Ấn Độ đã dùng hình ảnh “mặt trời trong bình minh mới” để mô tả về mối quan hệ với Mỹ hiện nay sau những thỏa thuận và cam kết nhằm nâng cấp hơn nữa sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai quốc gia này. Vậy quan hệ Mỹ - Ấn đang ở đâu trong bức tranh chính trị toàn cầu và tác động của nó ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2023
    Ngày 18/06, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc. Ông Antony Blinken là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên sau 5 năm, và cũng là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden thăm Trung Quốc. Vì vậy, đây được xem là một sự kiện rất có ý nghĩa trong nỗ lực duy trì đối thoại, quản lý cạnh tranh giữa hai cường quốc. Nhưng trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc còn quá nhiều bất đồng trong nhiều lĩnh vực, giới phân tích cho rằng khó có thể kỳ vọng vào những kết quả đột phá của chuyến thăm này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2023
    Sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Rishi Sunak trên cương vị Thủ tướng Anh. Sau những sóng gió trong quan hệ song phương liên quan đến lĩnh vực kinh tế - thương mại “hậu Brexit”, chuyến công du lần này là cơ hội để hai bên hâm nóng quan hệ và thể hiện tình đoàn kết trước các thách thức mới. “Tuyên bố Đại Tây Dương” mà hai nhà lãnh đạo đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm phần nào đã cho thấy quyết tâm của Mỹ và Anh. Tuy nhiên, liệu thỏa thuận này đã đủ xứng tầm với mối quan hệ đồng minh lâu năm truyền thống?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/06/2023
    Sự kiện nổi bật trong tuần là Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 - Diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á diễn ra từ 2-4/6 tại Singapore. Sự kiện thu hút các nhà lãnh đạo, quan chức quân đội cấp cao, nhà ngoại giao, nhà sản xuất vũ khí và nhà phân tích an ninh từ khắp nơi trên thế giới. Việc không có một cuộc gặp song phương Mỹ-Trung như kỳ vọng đã khiến dư luận vô cùng lo lắng về mối quan hệ đang ngày càng căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, các tác động của cuộc xung đột ở Ucraina đối với châu Á và những thách thức an ninh cấp bách khác của khu vực cũng đã được tập trung thảo luận.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/05/2023
    Sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp cấm xuất khẩu con chip sang Trung Quốc, Trung Quốc mới đây cũng đã cấm mua sản phẩm của Micron – nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ. Đây là sự đáp trả mạnh mẽ và trực diện từ phía Trung Quốc – khác hẳn so với những phản ứng trước đây và được nhận định là bước leo thang lớn trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới về khả năng tiếp cận các công nghệ quan trọng. Điều gì tác động đến sự thay đổi trong cách phản ứng của Trung Quốc? Cuộc chiến “con chip” Mỹ - Trung sẽ đi tới đâu?
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/05/2023
    Sự kiện được dư luận quốc tế quan tâm nhất trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (gọi tắt là G7) tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản từ ngày 19/5 đến hôm nay. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong năm Chủ tịch G7 của Nhật Bản – nhiệm kỳ đầy thách thức với những biến động địa chính trị khó lường. Trong đó, Nhật Bản mong muốn khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng trong khu vực thông qua việc thúc đẩy đồng thuận giữa các thành viên trong xử lý các hồ sơ “nóng” nhất của khu vực và trên toàn cầu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/05/2023
    Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 diễn ra thành công tốt đẹp tại thị trấn Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia. Sau 3 ngày làm việc khẩn trương từ 9-11/5 với 8 phiên họp thượng đỉnh và nhiều cuộc gặp song phương, Hội nghị với chủ đề “Một ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng” đã thông qua nhiều văn kiện trải rộng trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội của Cộng đồng ASEAN, cũng như các cuộc thảo luận về những vấn đề đang nổi lên trong và ngoài khu vực...
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/05/2023
    Khủng hoảng trần nợ công không phải chuyện mới ở Mỹ. Tuy nhiên, câu chuyện này cùng khả năng nước Mỹ vỡ nợ là chủ đề được giới đầu tư, tài chính và nhiều chuyên gia bàn luận suốt tuần qua. Với người Mỹ, niềm tin vào thị trường tài chính của họ đang đứng trước thử thách của hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: ngân hàng sụp đổ và chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Còn với thế giới, tác động của việc Mỹ vỡ nợ sẽ đến đâu là câu hỏi được quan tâm lúc này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/05/2023
    Sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Với chuyến thăm này, Tổng thống Yoon Suk-yeol là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai thăm chính thức Mỹ kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức đầu năm 2021 và là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc tới Mỹ sau 12 năm. Với chủ đề: “Liên minh hành động, hướng tới tương lai”, chuyến công du nhằm tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ song phương, đồng thời đánh dấu 70 năm thiết lập quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn. Chuyên gia các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ phác họa bức tranh tổng thể chuyến công du đặc biệt nhân kỷ niệm 70 năm gắn bó đồng minh Mỹ - Hàn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/04/2023
    Cuộc khủng hoảng chính trị tại Sudan đang diễn biến phức tạp khi giao tranh vẫn nổ ra giữa Quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), bất chấp việc hai bên trước đó đã nhất trí với thỏa thuận ngừng bắn kéo dài từ ngày 21 đến 23/4. Xung đột không có dấu hiệu hạ nhiệt khiến nhiều quốc gia đang phải triển khai lực lượng đến khu vực quanh Sudan để chuẩn bị sơ tán công dân và các nhân viên ngoại giao trong trường hợp xảy ra kịch bản xấu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/04/2023
    Từ ngày 10-16/4, Hội nghị mùa Xuân của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) diễn ở Washington (Mỹ) với chương trình nghị sự là cải cách và gây quỹ đầy tham vọng. Tuy nhiên, các mục tiêu này vấp phải không ít khó khăn khi hội nghị bị phủ bóng bởi tình trạng lạm phát và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Trong bối cảnh như vậy, đâu sẽ là những triển vọng cho 1 thế giới có thể phục hồi hoàn toàn, sớm đi vào quỹ đạo phát triển ổn định?
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/04/2023
    Chuyến thăm Trung Quốc đồng thời của Tổng thống Pháp và Chủ tịch Ủy Ban châu Âu được cho là cơ hội “thiết lập lại” mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, chuyến công du này diễn ra thành công với nhiều kết quả tích cực trong mối quan hệ giữa các bên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/04/2023
    Sau gần 2 năm đàm phán, cuối cùng các thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhất trí cho Anh gia nhập khối này. Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng của Nhóm làm việc về gia nhập CPTPP ngày 31/3. Sự kiện này đánh dấu đợt mở rộng đầu tiên của hiệp định và giúp tăng sự đóng góp của khối trong GDP toàn cầu từ 12% lên 15%. Đồng thời, việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên không phải là thành viên sáng lập gia nhập Hiệp định đã cho thấy sức hấp dẫn của một khuôn khổ hợp tác thương mại đa phương quy mô khu vực và toàn cầu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/04/2023
    Sự kiện được dư luận quốc tế quan tâm nhiều nhất trong tuần qua là chuyến thăm kéo dài 3 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga. Với Tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hợp tác trong hàng loạt lĩnh vực then chốt đến năm 2030, chuyến thăm đã cho thấy sự tin cậy ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc, làm nền tảng cho mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/03/2023
    Trong tuần, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có chuyến thăm quốc gia láng giềng Nhật Bản lần đầu tiên sau 12 năm. Chuyến công du được đánh giá là bước cải thiện đáng kể mối quan hệ song phương vốn căng thẳng kéo dài liên quan các vấn đề lịch sử. Không chỉ tạo bước đà cho một chương mới trong quan hệ song phương, chuyến công du với nhiều kết quả ấn tượng đang gợi mở những thay đổi đáng kể trong các trục quan hệ tại khu vực Đông Bắc Á.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/03/2023
    Sự kiện được dư luận quốc tế quan tâm nhiều nhất trong tuần qua là chuyến thăm kéo dài 3 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga. Với Tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hợp tác trong hàng loạt lĩnh vực then chốt đến năm 2030, chuyến thăm đã cho thấy sự tin cậy ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc, làm nền tảng cho mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/03/2023
    Việc Iran và Saudi Arabia bất ngờ khôi phục quan hệ ngoại giao và nhất trí mở lại Đại sứ quán ở mỗi nước, sau 7 năm “cắt đứt quan hệ” nhận được sự ủng hộ và hoan nghênh của cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý, Trung Quốc – một quốc gia bên ngoài khu vực là một trong những bên kết nối và đóng vai trò trung gian cho thỏa thuận “bắt tay hòa giải này”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/03/2023
    Sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Mỹ - chuyến thăm lần đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng phát. Đúng như dự đoán của giới phân tích, cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài hơn một năm qua là nội dung trọng tâm trong cuộc gặp của Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden với ông Olaf Scholz, trong đó, hai nhà lãnh đạo đạt đồng thuận cao về việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/03/2023
    Tuần qua đánh dấu tròn một năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine - ngày 24/02. Nhìn lại một năm qua, xung đột Nga - Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng không chỉ với các bên trực tiếp đối đầu, mà còn làm xáo trộn trật tự thế giới, dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Khách mời của chương trình là Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao sẽ giúp quí vị phác hoạ lại bức tranh toàn cảnh cuộc xung đột này cũng như đưa ra những dự báo cho các kịch bản trong năm 2023.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/02/2023
    Hội nghị An ninh Munich 2023 đang là tâm điểm quốc tế, khi các nhà lãnh đạo, giới ngoại giao hàng đầu thế giới tụ họp và bàn về những câu chuyện nóng của an ninh thế giới hiện nay, trong đó, chủ đề nổi bật hầu hết các phiên thảo luận chính là xung đột Nga - Ukraine. Trong một thời kỳ dài, Munich được ca ngợi là nơi để các tiếng nói đối lập, các đối thủ địa chính trị… có cơ hội đối thoại thẳng thắn với nhau về mọi chủ đề liên quan đến an ninh toàn cầu. Câu hỏi được đặt ra là Hội nghị an ninh Munich năm nay có thể thúc đẩy các cuộc đối thoại nhằm tìm ra các giải pháp cho các cuộc khủng hoảng hiện nay hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/02/2023
    Sau năm 2022 cùng những bước tăng mạnh lãi suất, trong lần tăng lãi suất đầu tiên của năm 2023 mới đây, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm, qua đó đưa lãi suất cơ bản lên biên độ 4,5-4,75%. Giới chuyên gia và dư luận tại Mỹ bình luận, động thái này của FED phát đi tín hiệu về sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ theo hướng từng bước siết lại dòng tiền nhưng vẫn đảm bảo công cụ đủ mạnh để kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/02/2023
    Trong tuần, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã có chuyến công du tới 5 nước thuộc nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Pháp, Italia, Anh, Canada và Mỹ. Đây là chuyến đi mở màn của nhà lãnh đạo Nhật Bản trên cương vị Chủ tịch G7 vào năm nay nhằm chia sẻ nhận thức chung về tình hình thế giới hiện tại, như môi trường an ninh thay đổi và nền kinh tế đối mặt nguy cơ suy thoái. Trong đó, đáng chú ý nhất là chặng dừng chân tại Mỹ bởi đây là lần đầu tiên ông tới quốc gia này kể từ khi nhậm chức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/01/2023
    Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong tuần, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 3 - 5/1. Hàng chục thỏa thuận được ký kết đã khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Philippines còn gọi Trung Quốc là “người bạn tốt” và khẳng định, hai nước có thể giải quyết các vấn đề còn tồn tại một cách bình đẳng, cùng có lợi. Kết quả chuyến thăm dường như đang mở ra một chương hợp tác mới giữa Trung Quốc và Phillipines.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/12/2022
    Trong tuần, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bước tiến dài trong việc hâm nóng mối quan hệ với “người bạn cũ” châu Phi qua Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Phi lần đầu tiên kể từ năm 2014. Cái bắt tay nhiệt thành và những thỏa thuận giá trị đạt được trong hàng loạt lĩnh vực tiềm năng đã khẳng định cam kết của Mỹ rằng, “khi châu Phi thành công thì Mỹ cũng thành công”!. Bước đi chiến lược của Mỹ càng có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào khu vực. Chuyên gia các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc phân tích về triển vọng mối quan hệ Mỹ - châu Phi trong bối cảnh mới hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/12/2022
    Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về đa dạng sinh học lần thứ 15 (gọi tắt là COP15) đang diễn ra tại Montreal, Canada được trông đợi sẽ mang lại một bước đột phá ‘‘lịch sử’’ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khi các giống loài động thực vật, và các hệ sinh thái nói chung, đang đứng trước nguy cơ đại hủy diệt, do đà phát triển kinh tế như vũ bão của nhân loại, theo nhận định của Tổng thư ký Liên hợp quốc trước thềm hội nghị. Có thể hy vọng những gì ở hội nghị năm nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/12/2022
    Một sự kiện đáng chú ý trong tuần là chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Quan hệ Mỹ - Pháp từng rơi vào khủng hoảng sâu sắc hồi năm ngoái khi Mỹ thành lập liên minh AUKUS với Anh và Australia, đồng thời tồn tại nhiều bất đồng trong lĩnh vực thương mại và năng lượng. Bởi thế, hàn gắn rạn nứt giữa hai đồng minh lâu năm để cùng ứng phó với hàng loạt thách thức toàn cầu là mục đích quan trọng nhất của ông Emmanuel Macron trong chuyến thăm này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2022
    Do có quá nhiều mâu thuẫn và tranh cãi, cuối cùng, cuộc họp các Bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) trong tuần vẫn “dậm chân tại chỗ” khi không thể nhất trí được về mức trần giá khí đốt nhằm giảm thiểu cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Bất chấp trước đó, một mức giá trần đã được đề xuất ở mức 275 euro cho mỗi MWh. Nhiều nước dù ủng hộ việc áp giá trần khí đốt nhưng cũng cho rằng, đây là một mức giá trần quá cao, “không thực tế” và đi kèm quá nhiều điều kiện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/11/2022
    Các cuộc thảo luận về việc các nước giàu có nên bồi thường cho các quốc gia nghèo hơn dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu hay không được xem là chủ đề “nóng” nhất và cũng gây tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự của COP 27 năm nay khiến hội nghị phải kéo dài thời gian hơn dự kiến. Nội dung này có tầm quan trọng như thế nào với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện nay và triển vọng thực hiện ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/11/2022
    Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan đã diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 10 đến 13/11/2022. Các Hội nghị cấp cao lần này đánh dấu sự nối lại các trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo sau hơn hai năm bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19 với mục tiêu tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong một thế giới đang có rất nhiều biến động.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/11/2022
    Nước Mỹ đang vô cùng bận rộn với một kỳ bầu cử quan trọng của đất nước. Dù không quá gây chú ý như cuộc bầu cử Tổng thống 4 năm diễn ra một lần, nhưng năm nay, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cứ 2 năm 1 lần lại mang ý nghĩa quyết định. Ngày 8/11, hàng chục triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra các thành viên mới trong Quốc hội, chính quyền cấp bang và các cấp thấp hơn. Cuộc bầu cử diễn ra khi phe Dân chủ đang chiếm đa số rất mong manh tại lưỡng viện, và nhiều cuộc thăm dò trước bầu cử đều cho thấy, đảng Cộng hòa có thể sẽ giành ưu thế và chiếm lại quyền kiểm soát Hạ viện từ phe Dân chủ của Tổng thống Joe Biden, cũng có nghĩa, 2 năm cuối nhiệm kỳ của ông Biden có thể sẽ gặp vô vàn khó khăn và thách thức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2022
    Tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Pháp Emmanuen Macron và Thủ tướng Đức Olaf Schloz trong tuần, hai bên bày tỏ quan ngại về Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp và nền kinh tế của các nước châu Âu, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ không thu hẹp các biện pháp. Điều này có thể đẩy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vào cuộc đối đầu thương mại mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2022
    Sau một tuần làm việc, sáng 22/10, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 đã bế mạc tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Đại hội là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc trong giai đoạn then chốt, khi nước này bước vào hành trình mới xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa toàn diện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2022
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khai mạc ngày 16/10 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, với sự tham dự của gần 2.300 đại biểu đại diện cho hơn 96 triệu đảng viên. Đây là sự kiện rất quan trọng nhằm xác định nhiệm vụ chiến lược của Trung Quốc trong 5 năm tới và xa hơn nữa, hướng tới mục tiêu “xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và phục hưng dân tộc”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/10/2022
    Các chuyên gia nhận định việc OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu cho thấy rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Saudi Arabia. Liệu mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Vùng Vịnh sẽ căng thẳng đến đâu sau quyết định vừa rồi của OPEC+?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/10/2022
    Một trong những điểm nóng quốc tế trong tuần là cuộc khẩu chiến nóng bỏng giữa Nga và Phương Tây liên quan đến vụ rò rỉ đường ống khí đốt từ Nga sang Châu Âu qua biển Baltic. Nếu như Nga cảnh báo cần mở các cuộc điều tra khủng bố nhằm vào vụ rò rỉ, cho rằng Mỹ hưởng lợi từ sự cố này thì Đức lại nghi ngờ đây là cuộc tấn công có chủ đích, ám chỉ đến Nga, nhấn mạnh sẽ đáp trả mạnh mẽ thủ phạm gây ra vụ việc. Những căng thẳng giữa các bên đang càng lúc càng bị đẩy lên cao khiến cuộc chiến khí đốt toàn cầu càng phức tạp, đồng nghĩa mâu thuẫn Nga - Phương Tây càng thêm trầm trọng, giá khí đốt tăng phi mã khiến mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng trở nên xa vời...
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/09/2022
    Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine có nhiều diễn biến mới phức tạp, dư luận quốc tế đều dự đoán đây sẽ là trọng tâm trong bài phát biểu của lãnh đạo nhiều quốc gia tại khóa họp thứ 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York (Mỹ). Thế nhưng, điều bất ngờ là vấn đề “đốt nóng” diễn đàn đa phương quan trọng này ngay từ những ngày đầu tiên lại là cải tổ Liên hợp quốc – một vấn đề không mới nhưng đến nay vẫn đạt rất ít tiến triển.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/09/2022
    Năng lượng có thể nói là chủ đề nóng nhất tại châu Âu lúc này khi nguồn cung vẫn bị hạn chế, giá tăng cao giữa lúc mùa đông đang đến rất gần. Trong khi đó, Nga tiếp tục tấn công châu Âu bằng các “đòn năng lượng”, đẩy châu Âu vào tình thế vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn đang tiếp diễn phức tạp, liệu có cơ hội thỏa hiệp nào cho Nga và châu Âu trong cuộc chiến năng lượng hiện nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2022
    Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Hô-xê-in A-mia Áp-đô-la-hi-an tại thủ đô Mát-xcơ-va, Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vrốp cho biết hai nước đang hoàn tất một văn kiện toàn diện về hợp tác song phương – văn kiện mà ông La-vrốp nhận định là “thể hiện chiều hướng phát triển đạt đến tầm cao mới về chất, mang tính tầm vóc của quan hệ hai nước”. Tài liệu này một lần nữa thể hiện rõ ràng ý chí của Nga và Iran trong việc tiếp tục sát cánh bên nhau, tận dụng sức mạnh của nhau để ứng phó với sức ép đang ngày càng gia tăng của phương Tây đối với cả hai nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2022
    Năng lượng nói chung và khí đốt nói riêng đang trở thành vấn đề cực kỳ nan giải đối với châu Âu, vốn được dự báo từ khi chiến sự tại Ukraine nổ ra nhưng nay thực sự đã trở thành một cuộc khủng hoảng. Sự khan hiếm khí đốt trở nên trầm trọng hơn sau khi Nga giảm tối đa nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu xuống chỉ còn 20%, thậm chí có nguy cơ cắt hoàn toàn nguồn cung này. Trong khi đó, nhiều nguyên nhân khác cũng khiến các nước châu Âu thiếu điện trầm trọng trong khi mùa đông đang tới gần buộc châu lục này phải đưa ra các biện pháp chưa từng có tiền lệ. Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang ở ngưỡng nào và các nước đang tìm cách gì để ứng phó?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/08/2022
    Bán đảo Triều Tiên trong tuần tiếp tục tăng nhiệt với loạt diễn biến mới, từ vụ phóng thử 2 tên lửa hành trình của Triều Tiên ngay sau sự kiện đánh dấu 100 ngày đầu cầm quyền của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol; cho đến “gáo nước lạnh” mà Bình Nhưỡng dành cho đề nghị “đổi hạt nhân lấy viện trợ” của chính quyền Seoul. Dù người đứng đầu chính phủ Hàn Quốc khẳng định, đây là kế hoạch táo bạo nhằm mục đích tái thiết nền kinh tế Triều Tiên trong trường hợp Bình Nhưỡng có các bước đi thực chất hướng tới phi hạt nhân hóa. Thế nhưng, phía Triều Tiên đã chỉ trích và thẳng thừng từ chối các cuộc đối thoại trực tiếp với Hàn Quốc, khiến cho triển vọng cải thiện quan hệ liên Triều càng trở nên xa vời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/08/2022
    Một diễn biến rất đáng chú ý và cũng khá bất ngờ trong tuần là chỉ 3 ngày sau khi Israel triển khai chiến dịch tấn công vào dải Gaza, trong lúc cộng đồng quốc tế vẫn còn đang lo ngại về nguy cơ bùng phát bạo lực nghiêm trọng giữa Israel và lực lượng thánh chiến Jihad của Palestine, Ai Cập đã trung gian thành công, giúp hai bên thống nhất một lệnh ngừng bắn. Cộng đồng quốc tế lập tức hoan nghênh lệnh ngừng bắn này, đánh giá đây là một sứ mệnh ngoại giao rất thành công của Ai Cập. Dù vậy, vẫn còn đó những hoài nghi về sự bền vững của lệnh ngừng bắn trong bối cảnh an ninh tại dải Gaza luôn là một vấn đề nhạy cảm và chỉ một đốm lửa nhỏ cũng có thể bùng phát thành đám cháy lớn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/08/2022
    Căng thẳng Mỹ - Trung trong tuần liên tục leo thang khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có chuyến công du châu Á, đặc biệt là điểm đến không có trong lịch trình dự kiến là vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Trong khi Trung Quốc cáo buộc đây là hành động khiêu khích Bắc Kinh, phía Mỹ lại khẳng định chuyến thăm của bà Pelosi là phù hợp với chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Hai bên liên tục khẩu chiến và có các hành động đáp trả lẫn nhau như diễn tập quân sự, trừng phạt hay đình chỉ đối thoại... Các diễn biến này khiến cho nỗ lực quản lý và kiểm soát rủi ro và mâu thuẫn của cả hai bên sẽ khó lòng thực hiện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/08/2022
    Cùng với nhiều diễn biến ngoại giao quốc tế đáng chú ý trong tuần, cuộc điện đàm của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng là sự kiện được trông đợi khi mối quan hệ giữa hai quốc gia vẫn đang tồn tại một danh sách dài bất đồng, đặc biệt liên quan đến vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/08/2022
    Sau khi Tổng thống Italia Sergio Mattarella tuần trước bác đơn từ chức của Thủ tướng Mario Draghi và cho ông Draghi thời hạn một tuần để ổn định chính phủ, cả thế giới – đặc biệt là châu Âu đã hồi hộp dõi theo những diễn biến trên chính trường Italia. Thế nhưng, kịch bản tích cực đã không xảy ra khi ông Draghi không thể thành lập liên minh cầm quyền mới và lần thứ hai quyết định từ chức, buộc Italia phải tiến hành bầu cử sớm. Bất ổn trên chính trường Italia có thể tác động tiêu cực tới châu Âu, trong thời điểm toàn bộ khối đang đối mặt với rất nhiều thách thức như lạm phát cao nhất trong vài thập kỷ, nguy cơ khủng hoảng năng lượng cận kề và những tác động chính trị - kinh tế - xã hội do cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/07/2022
    Tâm điểm dư luận quốc tế tuần qua là chuyến công du các nước Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine đang làm gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu, chuyến thăm Trung Đông lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức của ông Biden được cho nhằm tìm kiếm những giải pháp năng lượng mới để hạ nhiệt giá xăng dầu trong nước. Quan trọng hơn, chuyến công du nhằm xác định và điều chỉnh cách tiếp cận của Washington với một khu vực Trung Đông địa chiến lược đang thay đổi nhanh chóng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/07/2022
    Một sự kiện thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 23 và 24/6 tại Brussels, Bỉ. Giống như nhiều hội nghị gần đây của Liên minh châu Âu, các vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine luôn là trọng tâm trong các cuộc thảo luận. Lần này, một bước tiến rất đáng chú ý của châu Âu là nhất trí cấp cho Ukraine quy chế ứng cử viên, mở ra hành trình để Ukraine trở thành thành viên của EU sau nhiều năm mong mỏi. Bên cạnh đó, các vấn đề kinh tế cũng hâm nóng hội nghị lần này khi châu Âu cũng đang đối mặt với lạm phát tăng vọt, đặc biệt là giá năng lượng và nguy cơ suy thoái kinh tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2022
    Các chỉ số lạm phát ở nhiều nền kinh tế hàng đầu từ Mỹ đến châu Âu đều ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập niên qua khiến các nước buộc phải tìm các giải pháp ưu tiên nhằm kìm hãm lạm phát. Đây cũng là chủ đề hàng đầu trong các câu chuyện quốc tế tuần này. Trong một động thái đáng chú ý, Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới – đã quyết định sử dụng công cụ tiền tệ để giảm lạm phát, cụ thể là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo nâng lãi suất thêm 0,75% - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994. Nhiều ngân hàng trung ương khác cũng nối gót Fed. Vấn đề đặt ra là nâng lãi suất có thể kéo theo những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/06/2022
    Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đánh dấu mốc đặc biệt, 100 ngày kể từ khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Sau 100 ngày, tình hình chiến sự lúc này vẫn rất khó đoán định với các cuộc giao tranh ác liệt tại nhiều thành phố trọng điểm, trong khi cả Nga và Ukraine đều tự tin tuyên bố sẽ giành chiến thắng. Dù chưa ai có thể dự đoán hồi kết của cuộc xung đột, nhưng một điều có thể nhận thấy rõ ràng, đó là thế giới đang bị chia rẽ, phân cực mạnh mẽ về chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế và văn hóa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/05/2022
    Tuần qua ghi nhận những động thái chiến lược mới của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với chuyến công du 2 quốc gia đồng minh quan trọng là Hàn Quốc và Nhật Bản của Tổng thống Joe Biden. Chuyến thăm được xem là cơ hội để chính quyền Tổng thống Biden không những tăng cường quan hệ với các đồng minh mà còn thúc đẩy khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ nhóm Bộ Tứ QUAD từ đó thúc đẩy vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/05/2022
    Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến thăm đầu tiên tới châu Á của Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi nhậm chức. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh quan trọng nhất của khu vực, vì thế chuyến thăm nhằm khẳng định vai trò của hai quốc gia này trong chính sách của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, xóa bỏ những hoài nghi về việc Mỹ có thể đang quá tập trung vào vấn đề Ukraine và cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc mà lơ là các hoạt động hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/05/2022
    Trong tuần, thế giới đã chứng kiến rất nhiều sự kiện đáng chú ý, trong đó phải kể đến quyết định lịch sử của Phần Lan khi từ bỏ chính sách trung lập kéo dài nhiều thập kỷ qua để bắt đầu tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), khối quân sự do Mỹ dẫn đầu. Dự kiến, Thụy Điển – quốc gia vốn theo đuổi chính sách không liên kết quân sự - cũng sẽ có động thái tương tự sau quyết định của Phần Lan. Như vậy, NATO đứng trước cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng đáng kể nhất trong nhiều năm qua với khả năng toàn bộ các quốc gia Bắc Âu đều sẽ là thành viên NATO và tạo thành một vòng cung bao vây phía Bắc nước Nga. Đương nhiên, các rủi ro đối đầu cũng sẽ gia tăng nhiều lần. Nguy cơ cụ thể ra sao? Mức độ phản ứng của Nga như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/05/2022
    Trong tuần, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có chuyến công du nước ngoài kéo dài 8 ngày đến các nước Đông Nam Á và châu Âu. Đây là chuyến công du nước ngoài dài ngày đầu tiên của ông Kishida kể từ khi trở thành Thủ tướng vào tháng 10 năm ngoái, với các trọng tâm là thúc đẩy tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời tìm kiếm các quan điểm chung trong các vấn đề nóng như cuộc xung đột tại Ucraina.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/05/2022
    Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang có một lịch trình ngoại giao bận rộn với chuyến công du 8 ngày đến 3 quốc gia Đông Nam Á và 2 quốc gia châu Âu trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều diễn biến khó lường. Chuyến công du ông Kishida diễn ra vào dịp “tuần lễ vàng” của Nhật Bản, một kỳ nghỉ dài từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 5, khi người Nhật thường dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Đó là chỉ dấu cho thấy ông rất coi trọng chuyến đi này. Đồng thời, chuyến đi cũng được kỳ vọng sẽ thể hiện đầy đủ hơn chính sách đối ngoại của chính quyền ông Kishida vừa qua mốc 6 tháng cầm quyền, trong đó theo các nhà quan sát, Nhật Bản muốn định vị vai trò trung tâm trong các cuộc thảo luận về các vấn đề “nóng” của quốc tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/04/2022
    Trong tuần, cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022. WB hạ dự báo từ 4,1% đưa ra hồi đầu năm xuống 3,1%, trong khi mức hạ tương ứng của IMF là từ 4,4% xuống 3,6%. Mức giảm dự báo tăng trưởng gần 1% về số tuyệt đối, tương đương giảm tới 25% so với mức đưa ra hồi đầu năm cho thấy những bất ổn chính trị, những bất đồng trong trục quan hệ giữa các nước lớn đang ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi của kinh tế toàn cầu thời “hậu Covid-19”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/04/2022
    Những ngày qua, căng thẳng Israel - Palestine liên tục tăng nhiệt sau các vụ đụng độ, bạo lực giữa người Palestine và lực lượng Israel chiếm đóng ở Bờ Tây khiến hàng trăm người thương vong. Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang tại đây, trong khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cân nhắc chấm dứt thỏa thuận an ninh với Israel. Thực sự điều gì đang xảy ra tại khu vực vốn đã là “chảo lửa” của Trung Đông? Các diễn biến mới nhất sẽ tác động thế nào đến an ninh toàn khu vực?
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2022
    Cuộc xung đột Nga – Ukraine đang phủ bóng lên nhiều mối quan hệ quốc tế và các diễn đàn song phương cũng như đa phương. Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên sau 2 năm cũng không phải ngoại lệ. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 01/04 bàn đến nhiều khía cạnh của mối quan hệ Trung Quốc – EU vốn nhiều sóng gió, nay lại có phần phức tạp hơn do lập trường của hai bên liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay. Mặc dù mối quan hệ với Nga hay cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là vấn đề cần phải hoặc có thể giải quyết trong khuôn khổ quan hệ Trung Quốc - EU nhưng đây được coi là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai bên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2022
    Cuộc xung đột Nga – Ukraine đang phủ bóng lên nhiều mối quan hệ quốc tế và các diễn đàn song phương cũng như đa phương. Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên sau 2 năm cũng không phải ngoại lệ. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 01/04 bàn đến nhiều khía cạnh của mối quan hệ Trung Quốc – EU vốn nhiều sóng gió, nay lại có phần phức tạp hơn do lập trường của hai bên liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay. Mặc dù mối quan hệ với Nga hay cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là vấn đề cần phải và có thể giải quyết trong khuôn khổ quan hệ Trung Quốc - EU nhưng đây được coi là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai bên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2022
    Trong tuần, dư luận đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden với lịch trình dày đặc, gồm tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, gặp gỡ các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và nhóm các nước G7 tại Brussels (Bỉ), cuối cùng là điểm dừng chân tại Ba Lan. Trong bối cảnh phương Tây vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp ứng phó với các diễn biến xung đột tại Ukraine, chuyến thăm của Tổng thống Biden cũng như các cuộc họp thượng đỉnh tiếp tục thể hiện nỗ lực tăng cường hợp tác, đoàn kết giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu trong việc trừng phạt Nga cũng như cung cấp các nguồn hỗ trợ thiết yếu cho Ukraine.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/03/2022
    Nga là quốc gia xuất khẩu dầu thô và khí đốt hàng đầu thế giới. Đứng trước các lệnh trừng phạt chưa từng có đang áp dụng với Nga, Châu Âu tính đến chuyện thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, còn Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Moscow. Tất cả các bên đều buộc phải tìm phương án thay thế cho nhập dầu và bán dầu… Cũng từ đây, bức tranh năng lượng toàn cầu có sự thay đổi, có thể là trong dài hạn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/03/2022
    Lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành phiên họp thượng đỉnh đặc biệt trong 2 ngày tại lâu đài Versailles, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp. Với mục tiêu tìm kiếm mô hình phát triển mới, hướng tới sự tự chủ chiến lược trong 3 trụ cột an ninh – quốc phòng, năng lượng và kinh tế, dư luận cho rằng khó khăn lớn nhất của châu Âu là sự phụ thuộc quá lớn vào Nga về năng lượng, nhất là trong bối cảnh quan hệ kinh tế - chính trị với Nga đổ vỡ toàn diện vì xung đột tại Ucraina.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/03/2022
    Câu chuyện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần là tình hình chiến sự leo thang ở Ukraine khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ ngày 24/2. Cùng với những diễn biến khó lường trên thực địa khi giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố lớn của Ukraine, trong đó có các tuyến đường dẫn đến thủ đô Kiev, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây cũng trở nên xấu đi với các lệnh trừng phạt liên tiếp từ Mỹ, Liên minh châu Âu và đồng minh lên các công ty và các cá nhân của Nga liên quan đến chiến dịch quân sự hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/02/2022
    Trong tuần, các diễn biến căng thẳng trong quan hệ Nga - phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ucraina là tâm điểm của dư luận quốc tế. Các chuyến thăm con thoi của lãnh đạo các nước hay các cuộc đàm phán, điện đàm song phương đều không ghi nhận kết quả nào nổi bật. Trong khi đó, cuộc khẩu chiến lẫn nhau giữa các bên càng lúc càng tăng nhiệt khi Mỹ và các đồng minh cảnh báo nguy cơ Nga tấn công Ucraina, còn Nga luôn bác bỏ và cáo buộc phương Tây làm chệch hướng dư luận.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/02/2022
    Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Cuộc gặp thượng đỉnh này có ý nghĩa đặc biệt với cả Nga và Trung Quốc khi cả hai nước đều đang có mối quan hệ rất căng thẳng với Mỹ và phương Tây. Tuyên bố chung sau cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo đã cho thấy định hướng quan hệ Nga - Trung trong thời kỳ mới – một mối quan hệ “không có biên giới, không có vùng cấm” và có thể khiến phương Tây phải có những điều chỉnh trong cách xử lý mối quan hệ với Nga và Trung Quốc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/01/2022
    Sự kiện hâm nóng các diễn đàn toàn cầu trong tuần là các cuộc đối thoại trực tiếp giữa các quan chức Nga và Mỹ cũng như các nước NATO với hàng loạt chủ đề nóng bỏng vốn gây căng thẳng giữa các bên thời gian qua, như triển khai binh sĩ gần biên giới Ucraina, các cuộc tập trận, mối đe dọa chiến tranh, xung đột.... Nếu như mở màn các cuộc đối thoại là các tuyên bố cảnh báo, không nhượng bộ lẫn nhau thì các kết quả ít ỏi sau nhiều ngày đàm phán là điều đã được dự báo trước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/01/2022
    Nhật Bản và Australia vừa ký một hiệp ước quốc phòng mới được coi là lịch sử, lần đầu tiên đặt ra khuôn khổ để lực lượng quốc phòng hai nước phối hợp với nhau. Thỏa thuận này ngoài ý nghĩa chiến lược đối với cả hai còn cho thấy các nước tầm trung đã sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong một khu vực có nhiều chuyển động như Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2022
    Trong năm 2021 vừa qua, quan hệ Mỹ - Trung vẫn giữ vai trò trung tâm, tác động mạnh mẽ nhất tới cục diện địa chính trị toàn cầu. Xoay quanh cặp quan hệ này là những mối quan hệ liên minh, đối tác đan xen của cả hai bên nhằm tập hợp lực lượng cho cuộc đối đầu trực diện và quyết liệt hơn so với năm 2020. Hồi đầu năm 2021, khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, nhiều người từng dự đoán rằng ông Joe Biden sẽ xử lý mối quan hệ với Trung Quốc theo cách khác với người tiền nhiệm Donald Trump. Trên thực tế, ông Joe Biden đã có cách triển khai chính sách rất khác, đó là tăng cường tham vấn với đồng minh, mở ra những cơ hội đối thoại với Trung Quốc. Nhưng về tổng thể, quan hệ Mỹ - Trung vẫn không hề hạ nhiệt, thậm chí còn mở rộng thêm nhiều mặt trận khác.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/12/2021
    Tuần qua, một trong những chủ đề nóng được quan tâm hàng đầu trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin là quan hệ Nga - phương Tây. Dù tuyên bố sẵn sàng đối thoại nhưng ông Putin khẳng định Nga không chấp nhận NATO mở rộng về phía Đông, đồng thời chỉ trích chính quyền Ucraina không thực hiện các thỏa thuận Minsk để giải quyết căng thẳng. Nhìn lại năm qua, giới quan sát cho rằng, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Vậy những yếu tố nào đã chi phối bầu không khí nóng giữa Nga - phương Tây trong năm qua? Liệu những mâu thuẫn và nghi kỵ giữa các bên có triển vọng tháo gỡ trong một thế giới đa cực như hiện nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2021
    Trong tuần, khu vực Đông Nam Á chứng kiến các hoạt động ngoại giao tấp nập, cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mời ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng của nhóm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay sau đó có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia nhằm hiện thực mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Các sự kiện ngoại giao này đều hướng tới mục đích chung là tăng cường kết nối với ASEAN, coi ASEAN là một cấu trúc trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của các bên mong muốn trong mối quan hệ này đặt ra những thuận lợi và thách thức cho khu vực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2021
    Một trong các hoạt động ngoại giao quốc tế nổi bật trong tuần là cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden. Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ đồng hồ được mô tả là “căng thẳng một đối một” đã kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào, đặc biệt là liên quan đến điểm nóng Ukraine. Tuy vậy, cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cao nhất của hai cường quốc cũng mang nhiều ý nghĩa và cả những thông điệp mà hai bên muốn chuyển đến đối phương trong bối cảnh những quan điểm khác biệt giữa Washington và Moscow dường như ngày một nhiều hơn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/12/2021
    Từ ngày 27/11- 4/12, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Kritenbrink có chuyến thăm loạt 4 nước Đông Nam Á gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Chuyến công du nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ cùng các nước trong khu vực hợp tác giải quyết những thách thức nghiêm trọng của khu vực và toàn cầu; đồng thời nhấn mạnh quan điểm ủng hộ trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/11/2021
    Đất nước Afghanistan đã trải qua một dấu mốc quan trọng trong tuần, đó là 100 ngày cầm quyền đầu tiên của lực lượng Taliban. Ngay từ khi Taliban tiếp quản quyền lực từ chính phủ cũ hồi giữa tháng 8, nhiều chuyên gia đã dự báo lực lượng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý và điều hành đất nước, nhất là khi không được cộng đồng quốc tế công nhận. 100 ngày sau, những nhận định đó được minh chứng một cách rõ nét khi cuộc sống của người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn và Liên hợp quốc mới đây đã cảnh báo rằng nền kinh tế Afghanistan đang trên bờ vực sụp đổ và có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tị nạn mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2021
    Một trong những sự kiện được dư luận đặc biệt chú ý trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hội nghị không đạt được kết quả đột phá nào nhưng được cho là bước đi quan trọng, giúp xoa dịu căng thẳng, đồng thời thiết lập “một số hàng rào an toàn” nhằm ngăn một cuộc cuộc xung đột giữa hai siêu cường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2021
    Trong tuần, cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới Belarus - Ba Lan đang diễn biến càng lúc càng căng thẳng. Cuộc khủng hoảng không chỉ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương mà còn đang làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU).
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/11/2021
    Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra ở Glasgow, Anh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế trong suốt tuần qua. Đây là được coi là cơ hội cuối cùng để các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra các mục tiêu mang tính quyết định đối với tương lai lâu dài của thế giới trước những đe dọa của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong đó, sự hợp tác của các nước lớn có ý nghĩa rất quan trọng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2021
    Một trong những sự kiện quốc tế đa phương đáng chú ý diễn ra tuần này là Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ đô Rome, Italia. Phiên họp kéo dài 2 ngày, hôm qua và hôm nay là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của G20 kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Diễn ra ngay trước thềm hội nghị COP 26 về biến đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh G20 không vì thế mà bị lu mờ khi hàng loạt vấn đề cần sự đồng thuận của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Covid-19, biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, thuế tối thiểu toàn cầu hay xóa nợ cho các quốc gia nghèo… Những nội dung nổi bật nào đạt được sự đồng thuận ở Hội nghị quan trọng này? Những vấn đề gì còn tồn tại của cơ chế G20?
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/10/2021
    Một trong những nội dung nổi bật nhất được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong tuần là những căng thẳng giữa giới chức EU và Ba Lan. Cần nhắc lại, xung đột giữa hai bên đã diễn ra từ vài năm nay liên quan vấn đề cải cách tư pháp do đảng Bảo thủ quốc gia (PiS) cầm quyền tại Ba Lan thực hiện. Mối bất hòa giữa hai bên lên đến đỉnh điểm khi Tòa án cao cấp nhất của Ba Lan hồi đầu tháng này ra phán quyết rằng, luật pháp chung của EU có phần không phù hợp với luật pháp quốc gia của Ba Lan. Vì thế, nước này không nhất thiết phải luôn tuân thủ luật pháp chung của khối. Vậy vấn đề gai góc này đã được các bên tiếp cận ra sao tại Hội nghị thượng đỉnh EU vừa diễn ra?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/10/2021
    Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) – Ukraine tại Kiev là sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần qua. Đúng như dự đoán của giới phân tích, an ninh năng lượng trở thành nội dung bao trùm trong các cuộc thảo luận của lãnh đạo hai bên. Tại hội nghị, EU cam kết ủng hộ an ninh năng lượng của Ukraine. Nhưng việc thực hiện cam kết này chắc chắn không dễ dàng với EU khi chính bản thân EU còn chưa tìm được cách hóa giải các sức ép từ Nga, thể hiện rõ nhất qua cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm châu Âu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/10/2021
    - Một trong những sự kiện quốc tế được chú ý theo dõi trong tuần là cuộc đối thoại giữa đại diện Mỹ - Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây có thể coi là bước đi tích cực hiếm hoi nhằm quản lý mối quan hệ phức tạp bậc nhất thế giới hiện nay. Cuộc đối thoại được đánh giá là mang tính xây dựng, trong một bầu không khí hòa dịu hơn nhiều so với cuộc đối thoại tại Alaska hồi tháng 3 năm nay. Điều này liệu có giúp tạo ra những bước đột phá mới trong quan hệ Mỹ - Trung? Góc nhìn của mỗi bên về những tính toán của đối phương ra sao, đặc biệt là câu chuyện Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dưới góc nhìn của các nhà chính trị Mỹ như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/10/2021
    - Chỉ trong vòng 01 tuần, CHDCND Triều Tiên đã khiến bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên trở nên sôi động với liên tiếp các vụ phóng tên lửa. Như vậy, Triều Tiên đã thử tới 4 vụ phóng tên lửa trong tháng 9 vừa qua - khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về những động thái dồn dập này. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Mỹ về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn rơi vào bế tắc, Bình Nhưỡng được cho đang tung ra những “phép thử” nhằm gây sức ép cho Mỹ và các nước liên quan như Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, liệu chiến thuật của Bình Nhưỡng có thể “gây chú ý” và tạo ra cú hích nào cho các cuộc đàm phán sắp tới hay không lại là câu chuyện khác!
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2021
    Ngay sau khi bộ 3 gồm Mỹ - Anh - Australia bất ngờ công bố sự ra đời liên minh chiến lược mới có tên gọi AUKUS, châu Âu cũng nhanh chóng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách bất ngờ không kém. Giới chức EU lý giải, động lực cho bước đi chiến lược này là do những căng thẳng tại các điểm nóng tại khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thịnh vượng của châu Âu. Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng, bước đi của EU thực tế là nhằm đáp lại động thái lập liên minh riêng mà khối này chỉ trích là “phản bội sau lưng” của đồng minh Mỹ. Vậy chiến lược mới của EU có gì đáng chú ý và sẽ tác động như thế nào đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ giữa các đồng minh phương Tây?
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/09/2021
    Hơn 3 tuần sau khi giành quyền kiểm soát đất nước, Taliban trong tuần qua đã công bố thành phần chính phủ mới. Trái với những kỳ vọng của cộng đồng quốc tế về một chính phủ bao trùm, mang tính đại diện với tất cả các thành phần, chính phủ mới ở Afghanistan phần lớn là các nhân vật từng gắn bó với Taliban trong suốt nhiều năm qua, thậm chí có những cái tên vẫn đang thuộc danh sách trừng phạt của Liên hợp quốc do có tham gia vào các hành động khủng bố hoặc đang bị truy nã. Với thành phần mới này, Taliban muốn chuyển đi thông điệp lực lượng này sẽ vẫn theo đuổi quan điểm Hồi giáo hà khắc trong quản lý đất nước, bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/09/2021
    Sau 1 năm trên cương vị người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức trong tháng này, mở ra cuộc chạy đua chức Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho các ứng cử viên khác. Điều đó đồng nghĩa Đảng LDP sẽ có một lãnh đạo mới và cũng gần như chắc chắn người đó sẽ là tân thủ tướng của Nhật Bản thay cho ông Suga. Ông Suga trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 9 năm ngoái, thay thế cựu Thủ tướng Abe Shinzo từ chức vì lý do sức khỏe. Ông được kỳ vọng duy trì sự ổn định chính quyền và thời gian cầm quyền giống như người tiền nhiệm nhưng cuối cùng kỳ vọng đó đã không thành hiện thực. Như vậy, sẽ có một sự thay đổi mới trên chính trường Nhật Bản trong thời gian tới...
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2021
    Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du tới 2 nước Singapore và Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, đánh dấu chuyến thăm của quan chức cấp cao nhất trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden tới khu vực này. Diễn ra chỉ 1 tháng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Đông Nam Á, chuyến thăm của bà Harris cho thấy bước chuyển quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó Đông Nam Á được xác lập vị trí mới trong chính sách chung của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/08/2021
    Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, dư luận đặc biệt quan tâm xem lực lượng này sẽ tổ chức bộ máy chính quyền và lên kế hoạch điều hành đất nước Afghanistan ra sao. Trong bối cảnh người dân và dư luận quốc tế vẫn còn ám ảnh về một chế độ kiểm soát hà khắc của lực lượng này hơn 2 thập kỷ trước, Taliban đã có những động thái làm dịu dư luận như thả tù nhân, cam kết đảm bảo quyền cho phụ nữ, trẻ em cũng như tìm kiếm một chính phủ đa dạng thành phần, được quốc tế công nhận. Liệu một chính phủ dưới thời Taliban năm 2021 có gì khác biệt so với phiên bản giai đoạn 1996-2001?
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/08/2021
    Trong tuần qua, dư luận quốc tế tập trung dõi theo từng diễn biến tại chiến trường Afghanistan với các cuộc tấn công dồn dập của lực lượng Taliban. Vậy kịch bản xấu nhất nào đang chờ đợi chính quyền của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, đồng thời điều đó sẽ tác động như thế nào đến an ninh khu vực?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/08/2021
    Trong tuần diễn ra Hội Nghị Ngoại trưởng (thường niên) lần thứ 54 của các nước ASEAN và các hội nghị với các đối tác. Mặc dù diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á, song các hội nghị trực tuyến đã diễn ra sôi nổi với nhiều chủ đề và nội dung quan trọng, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Có thể thấy, ASEAN ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong các chiến lược và tầm nhìn của các đối tác lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh hay Liên minh châu Âu (EU).... Nội dung này sẽ được phân tích trong Câu chuyện quốc tế với vị khách mời là Đại sứ, TS Luận Thùy Dương, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Myanmar.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/08/2021
    Dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm tới chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới 3 nước Đông Nam Á là Singapore, Việt Nam và Philippines. Đây là chuyến thăm của quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Tổng thống Joe Biden tới khu vực kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức, không chỉ củng cố quan hệ song phương riêng rẽ mà còn biểu trưng cho những cam kết lâu dài của Mỹ đối với Đông Nam Á.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/07/2021
    Sau nhiều năm tranh cãi, Đức và Mỹ cuối cùng đã đạt được bước đột phá về dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga qua biển Baltic tới Đức. Đây vốn là một trong những dự án năng lượng gây tranh cãi nhất trong lịch sử châu Âu. Những ý kiến phản đối cho rằng, đường ống này sẽ khiến châu Âu quá phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga trong khi những người ủng hộ đánh giá dự án là cần thiết cho nhu cầu năng lượng của châu Âu hiện nay. Ngay lập tức, thỏa thuận giữa Mỹ và Đức đã vấp phải các quan điểm chỉ trích của Ucraina, Ba Lan và cả Nga!
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/07/2021
    Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, một động thái ngoại giao mang tính biểu tượng cao về sự kết nối giữa các đồng minh hai bờ Đại Tây dương là câu chuyện quốc tế nổi bật tuần này. Bà Merkel trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên thăm Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden nhưng đây là chuyến thăm Mỹ cuối cùng của bà trước khi mãn nhiệm vào mùa thu năm nay. Dù không có đột phá chính sách lớn, song Tuyên bố Washington về các nguyên tắc chung hợp tác Mỹ - Đức sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Angela Merkel cho thấy hai bên thực sự muốn tạo nền tảng mới cho mối quan hệ “đối tác tự nhiên” trong tương lai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/07/2021
    Tình hình Afganistan trong tuần có rất nhiều diễn biến đáng chú ý, từ việc Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức xác nhận Mỹ sẽ hoàn thành việc rút quân vào ngày 31/8 đến việc các quốc gia như Nga, Iran thể hiện vai trò trong quá trình đàm phán giữa chính phủ Afganistan với lực lượng Taliban. Tương lai bất ổn của Afganistan sau khi Mỹ rút quân là điều dễ thấy. Điều mà dư luận quan tâm là liệu các quốc gia trong khu vực – những quốc gia có lợi ích cốt lõi liên quan đến tình hình an ninh của Afganistan sẽ thể hiện vai trò như thế nào sau khi Mỹ rời đi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/07/2021
    Trong tuần, nhiều sự kiện quốc tế lớn diễn ra thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, tiêu biểu như Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7. Đây không chỉ là sự kiện trọng đại đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là dấu mốc quan trọng đối với toàn thể nhân dân Trung Quốc cũng như sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trong buổi lễ tại quảng trường Thiên An môn, bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang nhiều thông điệp về sự phát triển của Trung Quốc trong quá khứ cũng như tầm nhìn trong tương lai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/07/2021
    Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Afganistan Ashraf Ghani tại Washington, Mỹ. Cuộc gặp này được cho là góp phần định hình mối quan hệ Mỹ - Afganistan trong giai đoạn mới, giai đoạn mà Mỹ không còn là "người bảo trợ an ninh" cho Afganistan sau khi rút toàn bộ binh sỹ khỏi quốc gia Nam á này vào cuối tháng 9 tới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/06/2021
    Một trong những sự kiện ngoại giao được chú ý nhất trong tuần qua là cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong bối cảnh mối quan hệ hai nước đã “chạm đáy” khủng hoảng. Đã có những cái bắt tay thiện chí, những cuộc trò chuyện thẳng thắn mà ở đó dường như hai nhà lãnh đạo đã tìm ra “công thức” nhằm kiểm soát những khác biệt, tránh để mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên xấu hơn. Bàn luận những kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ cũng là nội dung của câu chuyện quốc tế hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/06/2021
    Sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra từ ngày 11 - 13/6 tại Cornwall, phía Tây Nam, vùng England của nước Anh. Đây là Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên trong gần 2 năm của nhóm G7 kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Một trong những nội dung trọng tâm của Hội nghị là nỗ lực và cam kết của các nhà lãnh đạo G7 nhằm chia sẻ nguồn vaccine toàn cầu, hướng tới chấm dứt đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/06/2021
    Những diễn biến trên chính trường Israel trong tuần qua thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế, bởi những diễn biến này có thể dẫn tới một bước ngoặt cực kỳ quan trọng, đó là sự ra đi của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sau 12 năm cầm quyền. Sau khi phe đối lập dưới sự dẫn dắt của ông Yair Lapid, thủ lĩnh đảng Yesh Atid đạt được thỏa thuận thành lập liên minh cầm quyền, Quốc hội Israel sẽ nhóm họp vào tuần tới để bỏ phiếu đối với việc thành lập chính phủ mới, từ đó phá vỡ thế bế tắc đã kéo dài suốt 2 năm qua trên chính trường Israel.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/06/2021
    Trong tuần, Trung Quốc và Nga đã tổ chức vòng tham vấn an ninh chiến lược mới tại Moskva. Đây là cuộc họp cấp cao tập trung vào hợp tác chiến lược hai nước nhằm đối phó với các mối đe dọa địa chính trị và an ninh khu vực cũng như toàn cầu. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã có những bước chuyển đáng kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt kể từ đầu năm đến nay. Đó cũng chính là lý do Tổng thống Nga Putin không ngần ngại ca ngợi quan hệ hai nước “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Giới quan sát cho rằng, tại vòng tham vấn an ninh chiến lược vừa qua, có thể hai bên đã đề cập việc thiết lập một trật tự thế giới mới thay thế trật tự do Mỹ dẫn dắt.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2021
    Từ ngày 19-22/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có chuyến công du Mỹ theo lời mời của người đồng cấp Joe Biden. Điểm nhấn quan trọng của chuyến thăm là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo, trong đó bàn thảo hàng loạt nội dung chiến lược giữa hai nước, như hợp tác kinh tế song phương, vấn đề Triều Tiên hay cách ứng xử với Trung Quốc... Chuyến thăm được đánh giá là mang đến những tín hiệu tích cực cho liên minh 68 tuổi này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2021
    Cuộc xung đột giữa Israel và Palestine diễn biến ngày càng nghiêm trọng trong suốt tuần qua. Các đợt tấn công ngày hôm qua đạt mức khốc liệt nhất kể từ cuộc chiến tranh Gaza năm 2014 khi Israel điều tới 160 máy bay chiến đầu đồng loạt tấn công dữ dội các mục tiêu của Hamas, trong khi Hamas cũng sẵn sàng hàng trăm nghìn quả rocket đủ để chiến đấu lâu dài với Israel. Diễn biến khó lường của cuộc xung đột khiến cộng đồng quốc tế phải tăng tốc các nỗ lực ngoại giao nhằm đưa Israel và lực lượng vũ trang của Palestine trở lại bàn đàm phán.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/05/2021
    Sau hơn bảy năm và 35 vòng đàm phán, Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như Nghị viện châu Âu phê chuẩn và số phận của hiệp định này ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh mối quan hệ chính trị giữa EU và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Mặc dù cố gắng cân bằng ngoại giao và kinh tế song những tuyên bố của giới chức châu Âu trong tuần này cho thấy một loạt biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua là trở ngại chính để Hiệp định đầu tư song phương được phê chuẩn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/05/2021
    - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đánh dấu 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống vào ngày 30/4. Nhân dịp này, ông Biden tổ chức một số sự kiện quan trọng, nổi bật là bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội. Đâu là những gợi mở chính sách và cả những thách thức đối với chính quyền Biden sau dấu mốc 100 ngày?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/04/2021
    Sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là Hội nghị cấp cao của ASEAN diễn ra vào chiều qua tại Jakarta, Indonesia. Đây là hội nghị trực tiếp lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN trong năm 2021 và sau gần 18 tháng các hội nghị của ASEAN phải họp trực tuyến do tình hình dịch bệnh Covid-19. Dù tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận nhiều vấn đề, nhưng được quan tâm nhất là tình hình chính trị tại Myanmar.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/04/2021
    Sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong tuần có thể nói là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/04/2021
    Gần 3 năm kể từ khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Mỹ và Iran bắt đầu trở lại bàn đàm phán qua hai cuộc gặp được tổ chức trong tuần này tại thủ đô Viên của Áo. Mặc dù đại diện của Mỹ và Iran chưa có cuộc tiếp xúc trực tiếp và các tuyên bố chỉ được truyền tải qua các bên trung gian, nhưng đây có thể xem là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên và cần thiết, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Triển vọng của việc Mỹ quay trở lại thỏa thuận này đến đâu? Những rào cản chính của quá trình đó là gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/04/2021
    Trong tuần, rất nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại các thành phố lớn của nước Mỹ nhằm bày tỏ sự giận dữ trước các vụ tấn công bạo lực nhằm vào người gốc Á. Vẫn biết tình trạng phân biệt chủng tộc là vấn đề mang tính lịch sử và như một ngọn lửa luôn tồn tại âm ỉ trong lòng nước Mỹ, nhưng dịch bệnh Covid-19 đã thổi bùng ngọn lửa, đẩy sự kỳ thị với người gốc Á tới một giới hạn mới. Cả trên đường phố và trên chính trường, đã có rất nhiều tiếng nói mạnh mẽ phản đối các hành động kỳ thị và bạo lực nhằm vào người gốc Á, bởi những hành động này “không thuộc về nước Mỹ và phải chấm dứt”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/03/2021
    Sự kiện được đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc gặp của quan chức Ngoại giao và Quốc phòng hai nước Mỹ và Trung Quốc tại Alaska, Mỹ vào hai ngày 18-19/3 (theo giờ địa phương). Dù ngay từ đầu, dư luận quốc tế cũng như chính Mỹ và Trung Quốc không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp, coi đây chỉ là bước thăm dò lẫn nhau, nhưng cách cuộc gặp diễn ra đầy căng thẳng với những màn khẩu chiến ngay từ khi bắt đầu khiến nhiều người ngạc nhiên. Việc hai bên không đưa ra bất kỳ thông báo nào về kết quả cuộc gặp cho thấy mục tiêu mở cánh cửa đối thoại vẫn còn khá xa vời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/03/2021
    Lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền, hôm 25/2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh không kích các nhóm dân quân thân Iran trên lãnh thổ Syria, tiêu diệt ít nhất 22 tay súng. Đây được xem là sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần qua, trong đó, ông Joe Biden muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Iran, rằng chính quyền mới ở Mỹ sẽ không vì cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mà nhượng bộ các lợi ích của Mỹ tại khu vực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/02/2021
    Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại kể từ khi nhậm chức ngày 20/1 vừa qua. Điểm nổi bật nhất trong bài phát biểu là tuyên bố khẳng định cam kết khôi phục vị thế của nước Mỹ trên thế giới. Đâu là những điểm mới khác biệt trong chính sách đối ngoại của ông Biden so với người tiền nhiệm? Liệu những cam kết của nhà lãnh đạo mới của Nhà Trắng sẽ báo hiệu tương lai nào cho quan hệ giữa Mỹ với các nước cũng như các hồ sơ nóng toàn cầu? Khách mời của chương trình là TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/12/2020
    Không nằm ngoài dự đoán, trong tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết dự luật ngân sách quốc phòng Mỹ, còn được biết với tên gọi Đạo luật cấp thẩm quyền quốc phòng quốc gia trị giá hơn 740 tỷ USD Mỹ. Dự luật này với nhiều điều khoản được sửa đổi đã được lưỡng viện Quốc hội dễ dàng thông qua vào đầu tháng này. Tuy nhiên, dự luật này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump. Bất chấp sự phủ quyết của Tổng thống Trump, sự ủng hộ áp đảo tại lưỡng viện Quốc hội dự kiến sẽ giúp dự luật vượt qua quyền phủ quyết của ông chủ Nhà Trắng. Nếu dự luật nhận được đủ số phiếu tại lưỡng viện Quốc hội để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống thì đây sẽ là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình Tổng thống Trump thất bại trong việc phủ quyết một dự luật.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/12/2020
    Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý ở khu vực là chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước láng giềng Đông Bắc Á vốn lâu nay có mối quan hệ “nhiều sóng gió” với Bắc Kinh, song lại có vai trò chiến lược vô cùng to lớn. Các cam kết song phương về việc thúc đẩy hợp tác thực chất, xây dựng mối quan hệ ổn định, được đưa ra trong các cuộc tiếp xúc giữa ông Vương Nghị và giới lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc dường như cho thấy 3 láng giềng Đông Á đang tiến tới quỹ đạo đối thoại, tạo ra môi trường hòa bình trong bối cảnh các quốc gia đều đang hứng chịu tác động của đại dịch Covid-19. Chương trình Câu chuyện Quốc tế hôm nay sẽ làm rõ hơn những tác động từ sự hợp tác giữa 3 quốc gia Trung-Nhật-Hàn đến các vấn đề ở khu vực cũng như thế giới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Trong 2 ngày cuối tuần, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự chủ trì của Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Ả-rập đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20, trong đó có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.... Trong hai ngày họp, các nhà lãnh đạo G20 tập trung thảo luận việc sử dụng mọi nguồn lực, sự hợp tác để có thể ngăn chặn đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước cũng thảo luận về việc hợp tác thương mại, đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững... Tuy nhiên, những mục tiêu này vẫn là những thách thức vô cùng lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Sau một tuần hoạt động sôi nổi, hôm nay Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan chính thức khép lại với lễ bế mạc và chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei. Đợt hội nghị lần này là hoạt động quan trọng cuối cùng trong năm chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, là dịp để ASEAN hoàn tất toàn bộ những chương trình sáng kiến đã triển khai từ đầu năm tới nay, đồng thời đưa ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2020
    Hàng loạt trang báo Mỹ đã xướng tên người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống đầy kịch tính. Đó là ứng cử viên Joe Biden của Đảng Dân chủ. Ông Joe Biden đã có bài phát biểu chiến thắng vào sáng 8/11. Thay vì thừa nhận thất bại, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đội ngũ của ông sẽ tiếp tục theo đuổi các vụ kiện sau khi ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden tuyên bố đắc cử tổng thống. Đã có những cuộc biểu tình của những người ủng hộ ông Trump kêu gọi sự minh bạch bầu cử và kiểm đếm những phiếu bầu hợp pháp. Những diễn biến này cho thấy cuộc bầu cử năm nay thực sự chưa thể ngã ngũ với kết quả có thể thuyết phục được cả hai phía. Cục diện này đã làm lộ rõ hơn những chia rẽ vốn đã tồn tại lâu dài trong lòng nước Mỹ. Đây cũng là nội dung của câu chuyện quốc tế hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2020
    Trong lúc dư luận vẫn còn chưa lắng xuống sau vụ một giáo viên người Pháp bị sát hại vì đã cho học sinh xem tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed trong giờ học lịch sử, thì nước Pháp lại một lần nữa bàng hoàng khi xảy ra vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng tại thành phố Nice. Các vụ tấn công xảy ra liên tiếp trong bối cảnh bùng phát căng thẳng quan hệ giữa Pháp và nhiều quốc gia Hồi giáo. Điều đó khiến nhiều người lo ngại làn sóng bạo lực có thể quay trở lại như đã từng xảy ra hồi năm 2015.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2020
    Đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên Joe Biden, vào ngày 23/10 theo giờ Việt Nam, đã có cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai và cũng là cuối cùng trong chiến dịch vận động tranh cử quyết liệt kéo dài nhiều tháng qua. Sự kiện này là cơ hội để Tổng thống Trump tái định hình thế trận cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong khi cựu phó tổng thống Biden có thể tận dụng để củng cố vị thế dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. Trong bối cảnh đã có hơn 55 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm, kết quả cuộc tranh luận này có thể không tác động nhiều đến cán cân cuộc đua. Tuy nhiên, với diễn biến đúng nghĩa là một cuộc tranh luận, sự kiện cũng đã giúp cử tri Mỹ nhận diện rõ hơn về phong cách và các chính sách của cả hai ứng cử viên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Sau khi bùng phát vào ngày 27/9, cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan tại Nagorny-Karabakh trong tuần tiếp tục diễn biến nghiêm trọng với số thương vong ngày càng tăng. Thậm chí, cả Armenia và Azerbaijan cùng cáo buộc nhau sử dụng bom chùm – một loại vũ khí bị cấm để tấn công đối phương. Tuy nhiên, xung đột Armenia – Azerbaijan đã tạm thời được tháo ngòi nổ sau khi hai bên đồng ý đến Mátxcơva tiến hành hòa đàm dưới sự trung gian của Nga.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/10/2020
    Kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khai mạc và diễn ra các phiên họp quan trọng theo hình thức trực tuyến, trong bối cảnh toàn cầu bị chia cắt bởi đại dịch Covid-19. Trong kỳ họp trực tuyến kéo dài 6 ngày chưa từng có trong lịch sử 75 năm của LHQ, bài phát biểu của các lãnh đạo thế giới đã nêu rõ mọi xung đột, khủng hoảng và chia rẽ trước một thế giới mà Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng “căng thẳng địa chính trị gia tăng” khiến nỗ lực hợp tác trong đối phó với khủng hoảng như đại dịch Covid-19 trở nên thất bại. Và quả thực, câu chuyện cạnh tranh, đối đầu nước lớn trở thành một trong những chủ đề bao trùm tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ năm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2020
    Một sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu – Trung Quốc, được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ban đầu, sự kiện dự kiến kéo dài 3 ngày và sẽ là lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội ngộ với lãnh đạo của tất cả 27 nước thành viên Liên minh châu Âu. Nhưng sau đó, hội nghị đã rút xuống chỉ còn là cuộc trao đổi trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Thủ tướng Đức. Cuộc họp lần này được xem là một trong những hoạt động đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Đức và được cho là sẽ đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng hơn cho mối quan hệ chiến lược có tính sống còn nhưng đang căng thẳng giữa EU và Trung Quốc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2020
    Tình hình tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong tuần lại có diễn biến phức tạp khi hai bên tiếp tục đổ lỗi cho nhau tiến hành xâm nhập lãnh thổ và có động thái khiêu khích. Thậm chí, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã điều động lực lượng tới Đường Kiểm soát thực tế (LAC), bao gồm cả xe tăng để có thể khai hỏa bất cứ lúc nào. Những diễn biến này khiến dư luận lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ giữa hai nước như đã từng xảy ra hồi tháng 6.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2020
    Một trong những sự kiện chính trị quốc tế nổi bật nhất trong tuần qua là quyết định từ chức bất ngờ của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hôm 28/8, trong khi nhiệm kỳ hiện tại của ông vẫn còn hơn 1 năm. Đây là lần thứ hai ông Abe Shinzo phải bỏ dở nhiệm vụ vì lý do sức khỏe. Giới quan sát đánh giá, Thủ tướng Abe Shinzo trong những năm tháng tại vị đã để lại rất nhiều dấu ấn kiến tạo cho đất nước Nhật Bản, nổi bật như chính sách “Abenomics” hay các quyết sách ảnh hưởng sâu rộng đến địa chính trị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cũng chính vì thế, sau quyết định từ nhiệm của ông, đất nước Nhật Bản sẽ bước vào một thời kỳ chính trị mới; đồng thời tác động không nhỏ đến các chính sách an ninh của khu vực mà Nhật Bản đóng vai trò quan trọng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Sau một tuần cố gắng gia hạn lệnh cấm vận vũ khí thông thường với Iran nhưng bất thành, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới trụ sở Liên hợp quốc tại thành phố New York để chính thức kích hoạt “quy trình đảo ngược” trong thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa nhóm P5+1 với Iran nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran. Đây được xem là bước đi chưa từng có tiền lệ trong một thỏa thuận ngoại giao đa phương cấp cao và có nguy cơ đẩy thỏa thuận hạt nhân Iran đến chỗ sụp đổ hoàn toàn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Một thỏa thuận trở thành tâm điểm chú ý tại Trung Đông trong tuần qua. Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Israel đạt thỏa thuận tiến tới bình thường hóa quan hệ hoàn toàn được xem là một bước tiến ngoại giao lịch sử tại khu vực, khi đa số các quốc gia Arab và Israel cho tới nay vẫn xem nhau như kẻ thù số một. Trong khi nhiều nước gọi đây là “đột phá to lớn”, một số ý kiến lại chỉ trích gay gắt, coi thỏa thuận này như “lưỡi dao” đâm sau lưng thế giới Hồi giáo, cụ thể là Palestine. Dù nhìn ở góc độ nào, giới quan sát cũng cho rằng thỏa thuận vừa rồi có thể sẽ tái định hình bức tranh địa - chính trị Trung Đông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung trong tuần tiếp tục nóng với nhiều diễn biến mới. Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với 2 công ty của Trung Quốc gồm ByteDance - chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok và Công ty Tencent - chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat. Các sắc lệnh sẽ có hiệu lực trong 45 ngày tới. Các sắc lệnh này được ban hành trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Trump trong tuần thông báo đẩy mạnh các biện pháp “thanh lọc” những ứng dụng không đáng tin cậy của Trung Quốc trong mạng lưới công nghệ số ở Mỹ. Tổng thống Trump cũng gọi những ứng dụng như TikTok và WeChat là “những mối đe dọa nghiêm trọng”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Việc chính phủ Mỹ bất ngờ ra lệnh Trung Quốc phải đóng cửa lãnh sự quán tại Houston và Trung Quốc đáp trả bằng lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô chỉ là một trong những “bước lùi” của mối quan hệ song phương, nhưng lại phản ánh mức độ đối đầu gay gắt nhất, kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ hơn 4 thập kỷ trước. Bên cạnh đó, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về những nỗ lực của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc cũng dấy lên những dự cảm không lạc quan về mối quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2020
    Quan hệ Mỹ - Trung trong tuần tiếp tục có hàng loạt diễn biến căng thẳng mới. Sau cuộc khẩu chiến kéo dài về nguồn gốc và cách ứng phó với đại dịch Covid-19, vừa qua, cả hai đều đẩy mạnh các động thái và tuyên bố “mạnh tay” hơn. Nếu như Trung Quốc hồi đầu tháng tiến hành diễn tập đổ bộ tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông thì Mỹ cũng ngay lập tức điều các nhóm tàu sân bay đến khu vực này để tập trận, mới nhất đã bày tỏ thái độ rõ ràng bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Chưa hết, Tổng thống Donald Trump còn ban hành sắc lệnh hành pháp chấm dứt các ưu đãi thương mại đối với Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc), đồng thời áp đặt lệnh cấm liên quan đến 5 công ty công nghệ của Trung Quốc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2020
    Một trong những chủ đề thời sự quốc tế đáng chú ý trong tuần là việc nước Nga chính thức sửa đổi Hiến pháp sau cuộc trưng cầu ý dân với đa số người dân ủng hộ. Đây là cuộc cải cách Hiến pháp lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước Nga với kỳ vọng hướng tới một tương lai phát triển bền vững cho xứ sở Bạch dương. Số phiếu ủng hộ ở mức cao đối với Hiến pháp sửa đổi cũng thể hiện niềm tin của người dân Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin - vị “thuyền trưởng” đã chèo lái “con tàu” đất nước vượt qua nhiều chông gai, thử thách.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2020
    Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang dự định mở lại các đường biên giới châu Âu từ ngày 1/7 tới, sau một loạt cuộc đàm phán kéo dài nhiều ngày qua, các nước thành viên đến nay vẫn đang chia rẽ về việc, liệu có tiếp tục cấm du khách từ các nước vẫn đang phải chống chọi với đại dịch hay không. Đáng nói là khi giới chức khu vực còn đang bàn thảo chưa thể thống nhất thì tại một vài nước, chính quyền thậm chí đã mở cửa sân bay đón du khách từ các nước ngoài khu vực châu Âu. Cộng thêm những khác biệt và mâu thuẫn có sẵn, châu Âu vẫn tiếp tục rối bời trong xử lý các vấn đề trong và sau dịch Covid-19.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2020
    Một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần là căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, với các cuộc ẩu đả gây thương vong lớn nhất trong vòng 40 năm qua. Nguồn cơn của những căng thẳng này bắt nguồn từ chuyện tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài nhiều thập niên giữa hai quốc gia. Mặc dù những diễn biến trên thực địa đã có phần hạ nhiệt nhưng dường như mặt trận ngoại giao lại đang tăng nhiệt khi Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với toàn bộ thung lũng Gan-oan – nơi hiện đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2020
    Hai năm trước, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Singapore đã được dư luận ca ngợi là sự kiện lịch sử, khi lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của Mỹ ngồi đối thoại cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên. Đặc biệt nữa, hai bên đã cùng ra tuyên bố chung hướng tới xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên đến nay, sau 2 năm, Tuyên bố Singapore được các nhà lãnh đạo ký kết tại cuộc gặp dường như vẫn chỉ là trên giấy, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thể tìm thấy lối thoát.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2020
    Theo dự kiến, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) do Mỹ đăng cai tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. Dù thời gian cụ thể chưa được xác định do tình hình dịch bệnh Covid-19, dù chương trình nghị sự cũng chưa được Mỹ công bố, nhưng hội nghị đã “làm nóng” dư luận thế giới bởi sự chia rẽ giữa các thành viên về danh sách các quốc gia được mời tham dự hội nghị.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Một trong những tâm điểm chú ý của ngoại giao quốc tế trong tuần là mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa, chỉ trích, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo một loạt chính sách mới trong quan hệ với Trung Quốc như việc Mỹ sẽ tước quy chế ưu đãi đặc biệt dành cho đặc khu Hong Kong, xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và hạn chế cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc...Những động thái này dự báo mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ càng lún sâu hơn vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Trong tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo ý định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở - một động thái quốc tế đặc biệt lo ngại vì có khả năng tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu mới với những hậu quả khó kiểm soát. Nếu không có tiến triển trong đàm phán giữa các bên liên quan, Mỹ sẽ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trở mở sau 6 tháng nữa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Vòng đàm phán mới nhất giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit một lần nữa đã thất bại. Theo đó, hai bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung và không đạt được bất cứ tiến triển nào trong loạt vấn đề then chốt. Đại diện cả Anh và EU đều đã bày tỏ thất vọng với kết quả vòng đàm phán thứ 3 này. Thậm chí, Trưởng đoàn đàm phán phía EU còn cảnh báo, hai bên có nguy cơ kết thúc đàm phán trong năm nay mà không có bất cứ thỏa thuận nào đạt được. Phân tích sâu về những bế tắc vẫn tồn tại giữa Anh và EU cũng như dự báo về lộ trình hậu Brexit sắp tới, Phóng viên Đài TNVN trao đổi với bà Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Có thể nói, một trong những mối quan hệ quốc tế phức tạp được chú ý nhiều nhất trong tuần là quan hệ giữa Australia và Trung Quốc. Mối quan hệ này đã xấu đi khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên vào tuần này đã xuống mức thấp bởi Australia kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 cũng như về các công tác xử lý dịch Covid-19 của Trung Quốc. Đáp trả, Trung Quốc phản đối kịch liệt các động thái từ phía Australia, thậm chí một nhà ngoại giao Trung Quốc còn công khai cảnh báo kinh tế Australia sẽ thiệt hại nặng chừng nào nước này còn tiếp tục theo đuổi việc điều tra. Vậy quan hệ giữa Australia và Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào sau động thái này và Australia nhìn nhận ra sao về tương lai của mối quan hệ với Trung Quốc?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Đại dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế các nước châu Âu với khả năng suy thoái trong năm 2020 gần như không thể tránh khỏi. Theo dự báo mới nhất của Cao ủy Phụ trách Công nghiệp Liên minh châu Âu Thierry Breton, nền kinh tế của khối có thể suy giảm từ 5-10%, tương đương 7,5% tổng sản phẩm quốc nội. Trước những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19, các nước châu Âu đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp hơn 500 tỷ Euro và đang cố gắng thành lập quỹ phục hồi kinh tế dự kiến hơn 1.000 tỷ Euro. Dù vậy, các nước châu Âu vẫn bất đồng sâu sắc về việc sử dụng các quỹ cứu trợ này như thế nào.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Thời gian vừa qua, không ít lần chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích và cáo buộc cho rằng, Trung Quốc đã không minh bạch thông tin, che giấu diễn biến dịch Covid-19 từ những ngày đầu khiến cho toàn cầu hiện nay phải vất vả ứng phó và ngăn chặn. Đến tuần qua, sau khi Trung Quốc có thông báo đính chính về các số liệu về Covid-19 tại nơi khởi phát dịch bệnh là Vũ Hán với con số tử vong tăng thêm tới 1.290 ca; hàng loạt nước đã đồng loạt đặt câu hỏi nghi vấn về tình hình dịch bệnh thực tế tại Trung Quốc cũng như cách thức ứng phó của chính quyền nước này thời gian qua. Các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Australia và cả Mỹ đều đã có những phát ngôn và tuyên bố bày tỏ hoài nghi, cho rằng, rất có thể đã có “những vùng tối trong cách xử lý của Trung Quốc” như tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Đại dịch Covid-19 tiếp tục “phủ bóng đen” lên mọi mặt của đời sống xã hội thế giới. Trong tuần nổi lên câu chuyện tranh cãi và khẩu chiến giữa Mỹ và Tổ chức y tế thế giới (WHO) liên quan đến cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh Covid- 19 và ẩn ý đằng sau đó là những chỉ trích mang thông điệp chính trị. Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ “ngừng viện trợ” cho WHO – một động thái đáng lo ngại khi Mỹ đang là nhà tài trợ chính với 10% ngân sách cho tổ chức y tế này. Trong bối cảnh thế giới đang rất cần sự đoàn kết, hợp tác thì những tranh cãi như vậy dù nhằm mục đích gì cũng là điều đáng ngại, có nguy cơ cản trở những nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    So với cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008-2009, sự suy thoái thời điểm hiện nay của nền kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid -19 gây ra có những điểm gì giống và khác? Liệu những bài học đã có, cùng với nỗ lực của từng nước cũng như toàn cầu có thể phát huy tác dụng cho tình huống mới hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Tuần qua, cả thế giới tiếp tục quay cuồng trong vòng xoáy của dịch bệnh Covid-19. Diễn biến đáng chú ý nhất là sự chuyển hướng trung tâm của dịch bệnh từ Trung Quốc sang châu Âu. Đến thứ sáu vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức nhận định châu Âu giờ đây là tâm dịch Covid-19 mới trên toàn thế giới, đồng thời cảnh báo việc xác định đỉnh dịch là bất khả thi. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm và tử vong ở châu Âu vì Covid-19 cao hơn tất cả những nơi khác cộng lại, trừ Trung Quốc đại lục.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Ngày bầu cử “Siêu thứ Ba” của đảng Dân chủ tại Mỹ trong tuần đã khép lại với chiến thắng áp đảo thuộc về cựu Phó Tổng thống Joe Biden tại 10 bang. Có thể nói, sự kiện này là một bước sàng lọc ứng viên hiệu quả cũng như định hình cuộc đua song mã giữa ông Joe Biden và ứng viên về nhì là Thượng nghị sỹ Bernie Sanders. Liệu đâu sẽ là ứng viên tiềm năng cho nhân vật duy nhất được lựa chọn cuối cùng, đại diện cho đảng Dân chủ đối đầu với Tổng thống Donald Trump vào cuối năm nay? Đâu là thế mạnh và điểm yếu của các ứng viên; những yếu tố nào sẽ quyết định chặng đua cam go sắp tới?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Sự kiện đáng chú ý nhất trong tuần là lễ ký thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và Taliban tại thủ đô Doha, Qatar. Đây được coi là một thỏa thuận lịch sử, mở đường cho việc chấm dứt một trong những cuộc chiến dài nhất của Mỹ ở nước ngoài, đồng thời mang lại hòa bình lâu dài cho đất nước Afganistan.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Cuộc bầu cử của quốc hội Iran được đánh giá là một phép thử mang tính quyết định về thế đa số của những người theo đường lối bảo thủ cứng rắn tại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Phỏng vấn Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Hội nghị được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề “nóng” trên thế giới, các thách thức toàn cầu cấp bách, như vấn đề biến đổi khí hậu hay sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19...Dù Hội nghị không phải là nơi để ra chính sách, chiến lược, không giải quyết được tất cả các vấn đề an ninh đang đặt ra, nhưng là diễn đàn vô cùng quan trọng để các bên đối thoại tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; bàn thảo biện pháp giảm đối đầu, căng thẳng; đối phó với các thách thức, nguy cơ; bảo vệ môi trường an ninh quốc tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Biên tập viên Thúy Ngọc trao đổi cùng ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế về hàng ngũ phe Cộng hòa vững chắc trước kỳ bầu cử quan trọng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump được tuyên vô tội tại phiên xét xử ở Thượng viện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Trao đổi với Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Thiếu tướng Lê Văn Cương, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Khách mời: Chuyên gia Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Trao đổi với Tiến sỹ Lộc Thị Thủy, Chuyên gia Phân tích các vấn đề quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2020
    Trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.
    Xem thêm Thu gọn