-
Những kiến thức cơ bản về tài chính toàn diện
Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tài chính toàn diện, kiến thức, kỹ năng và năng lực tài chính của họ thông qua các tiểu phẩm phát thanh. Qua đó giúp người dân và doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Chương mới nhất
-
Nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo các quyết định số 62/2004/QĐ-TTg, 18/2014/QĐ-TTg và 1205/QĐ-TTg của chính phủ, ngân hàng chính sách xã hội đã tổ chức chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường. Đối tượng có thể tham gia vay vốn là những hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nông thôn chưa có công trình nước sạch, công trình vệ sinh hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và chưa bảo đảm vệ sinh; đồng thời cần đáp ứng đủ một số điều kiện của ngân hàng chính sách xã hội.Thu gọn
-
Ngày 1/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP nhằm sửa đổi và bổ sung một số điều khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó bao gồm cả những điều khoản về cho vay vốn Nhà ở xã hội từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho những đối tượng nằm trong diện được hưởng chính sách theo Nghị định mới.Thu gọn
-
Quỹ quốc gia về việc làm là khoản tài chính dự trữ của quốc gia được lập để giải quyết việc làm và hỗ trợ dịch vụ việc làm. Quỹ quốc gia việc làm được tạo lập từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước; khoản trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ việc làm. Căn cứ vào Điều 12 Luật việc làm 2013 quy định các đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao độngThu gọn
-
Căn cứ theo quyết định số 28/2015/QĐ-TTg và quyết định số 02/2021/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội đã có chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Đối tượng của chương trình là các hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, có thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm và đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng chính sách xã hội.Thu gọn
-
Chương trình tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn được triển khai theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu hỗ trợ các hộ gia đình vay vốn, các hộ gia đình có ý định góp vốn để thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác kinh doanh. Đồng thời góp phần giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.Thu gọn
-
Quản lý tài chính cá nhân/hộ gia đình là việc xậy dựng, theo dõi và phân tích ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu của cá nhân/gia đình theo thời gian, có tính đến rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Nhận thức được việc lập kế hoạch tài chính trong gia đình sẽ tạo ra lợi ích dài hạn cho từng thành viên và toàn bộ gia đình.Thu gọn
-
Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên của thủ tướng chính phủ, đã đề cập đầy đủ các điều khoản, cũng như điều kiện được nhận hỗ trợ. Trong đó, đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, hoặc tương đương đại học, các trường cao đẳng cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề.Thu gọn
-
Theo quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021, người sử dụng lao động có thể được hỗ trợ vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.Thu gọn
-
Hiện nay, chương trình cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại NHCSXH được thực hiện theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019. Theo đó, việc vay vốn phải được tiến hành theo quy định và người lao động muốn vay vốn cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được hưởng chính sách vay ưu đãi từ nhà nước.Thu gọn
-
Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) là dịch vụ được ngân hàng cung ứng thông qua các kênh giao dịch điện tử. Dịch vụ này cho phép người dùng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách trực tuyến, mà không cần đến trực tiếp quầy giao dịch, chi nhánh của ngân hàng.Thu gọn
-
Căn cứ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi của Chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay vốn nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.Thu gọn
-
Tín dụng là thể hiện cho mối quan hệ vay và cho vay. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hoá hoặc tiền. Trong mối quan hệ này, luôn có những quy định và ràng buộc cụ thể như vay tín chấp hay vay thế chấp. Bên cạnh đó, tín dụng luôn gắn với lãi suất. Mỗi khoản vay tín dụng đều được áp lãi suất theo quy định của bên cho vay, mà người vay muốn vay phải thực hiện.Thu gọn
-
Dịch vụ ngân hàng tự động trên thiết bị di động (Mobile Banking) là dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng, cho phép khách hàng giao dịch với ngân hàng ngay trên các thiết bị di động cá nhân tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào một cách nhanh chóng, an toàn. Mobile Banking mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng như: Chuyển tiền nhanh chóng; Thanh toán dễ dàng (gồm thanh toán dịch vụ công như tiền điện, tiền nước, tiền Internet; thanh toán hóa đơn từ xa như vé tàu xe, vé máy bay, đặt phòng khách san…); Quản lý tài khoản mọi lúc mọi nơi (truy vấn số dư, sao kê giao dịch).Thu gọn
-
Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thực hiện giao dịch thanh toán mà không phải sử dụng trực tiếp tiền mặt hay vật phẩm có giá trị khác như ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Thay vào đó, chúng ta sẽ dùng các phương tiện thanh toán khác như séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Thu gọn
-
Ví điện tử là một tài khoản điện tử được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ, hiện đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tài khoản của ví điện được liên kết trực tiếp với tài khoản thanh toán tại ngân hàng của khách hàng giúp cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chỉ cần bạn sở hữu điện thoại thông minh hay laptop, mạng wifi và tài khoản thì có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng dù bất kỳ nơi nào.Thu gọn
-
Theo Thông tư số 48/2018/TT-NHNN, tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định tại thông tư này bao gồm Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Thu gọn
-
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành, là công cụ thanh toán được tích hợp nhiều tính năng gồm chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hoá đơn, tiết kiệm và thực hiện các giao dịch liên kết với các ứng dụng điện tử. Trên thẻ ngân hàng có đầy đủ các thông tin chủ thẻ cũng như thông tin của thẻ như tổ chức phát hành thẻ, tên loại thẻ, họ tên chủ thẻ, số thẻ ngân hàng và hiệu lực thẻ… Ngoài các thông tin trên, tổ chức phát hành thẻ được quy định thêm các thông tin khác trên thẻ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.Thu gọn
-
Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do các tổ chức tín dụng này cung ứng, khách hàng sẽ được nhận lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn cho số dư trên tài khoản thanh toán.Thu gọn