• image

    Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia

    Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Chương mới nhất
  • 18/06/2022
    Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau hơn 2 năm triển khai, việc thực hiện các hành động của Chiến lược TCTDQG như thế nào? Những kết quả đạt được ra sao? Còn những thách thức khó khăn gì? Giải pháp nào để khắc phục? Để có câu trả lời, chúng tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ tài chính-ngân hàng Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng- Viện chiến lược ngân hàng-NHNN.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/06/2022
    Những năm qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế. Những đồng vốn chính sách đã trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển sản xuất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/06/2022
    Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020. Cụ thể, điều kiện cho vay gồm: 1- Người lao động có hộ khẩu thường trú từ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 2- Người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Mức vốn vay tối đa bằng 100% chi phí người lao động đóng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật. Người lao động được vay vốn theo quy định nêu trên mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay...
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/06/2022
    Với nguồn vốn vay ưu đãi từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT), đã có hàng triệu hộ dân trên cả nước đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình nước sạch, công trình vệ sinh bảo đảm theo tiêu chuẩn. Nhờ đó đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn và thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2022
    Khái niệm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm nhân thọ có thể đã quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khái niệm Bảo hiểm tiền gửi thì có lẽ không phải ai cũng biết. Hiện nay, trên thế giới có gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Vậy, bảo hiểm tiền gửi là gì, những quy định về đối tượng và hạn mức bảo hiểm tiền gửi như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2022
    Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, vì những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức. Những năm qua, tài chính vi mô đã dần đi vào đời sống xã hội ở Việt Nam, và là giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, giảm tình trạng cho vay nặng lãi đối với người nghèo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/06/2022
    Việt Nam được đánh giá là quốc gia có dân số đông và trẻ, am hiểu công nghệ với tỷ lệ truy cập internet và sử dụng điện thoại di động cao, người Việt Nam có truyền thống văn hóa tiết kiệm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của người dân, DN ngày càng gia tăng đã thúc đẩy quy mô tín dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn những phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh khu vực tài chính chính thức dưới sự quản lý của Nhà nước, còn có tài chính phi chính thức hoạt động ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật, còn được gọi là "tín dụng đen". Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển TCTD, nhất là các hoạt động phổ cập dịch vụ tài chính để người dân và DN có thể tiếp cận tài chính dễ dàng, thuận lợi hơn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngày 22 tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/06/2022
    Tài chính toàn diện là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu của nó là phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó, góp phần vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
    Xem thêm Thu gọn