-
Kịch nói: Nước non vạn dặm
Vở kịch chính luận-nghệ thuật “Nước non vạn dặm” tái hiện một phần trang sử xúc động, chân thực, cao đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình, quê hương và đất nước của Người, nhất là những năm tháng trước lúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Không chỉ là ký ức lịch sử, vở kịch khắc họa, luận giải những yếu tố văn hóa, tư tưởng, lịch sử hun đúc, rèn giũa nên Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Văn Ba để Người có chuyến đi lịch sử vạn dặm từ quê nhà Nghệ An đến kinh đô Huế, đến bến cảng Sài Gòn, cho chuyến vượt trùng khơi cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911...
Chương mới nhất
-
Một buổi chiều tà trên bến Cảng Sài Gòn, Tất Thành rảo bước về phía cầu cảng, nơi dẫn ra con tàu biển đô đốc Latouche Tréville để nhận công việc của một người bồi bếp. Anh như muốn nấn ná thêm giây lát để ngắm nhìn Sài Gòn, nơi mà tuy chỉ dừng chân 6 tháng nhưng đã để lại trong anh nhiều cảm xúc và ấn tượng khó quên...Thu gọn
-
- Tất Thành, cháu đã suy nghĩ kỹ chưa? - Dạ, thưa chú..., cháu đã suy nghĩ rất kỹ rồi ah. - Thôi được, chú tin ở mong ước và ý chí của cháu. Vậy, bao giờ thì cháu đi? - Dạ, thưa chú, hai ngày nữa là cháu xuống tàu nhận việc ah...Thu gọn
-
Nguyễn Tất Thành do nắm bắt được thông tin trên các tờ thời báo Sài Gòn, đã đến gặp gỡ và làm quen được với ông Bùi Văn Viên, một đầu bếp trên con tàu đô đốc Latouche Tréville của hãng Năm Sao. Ông Bùi Văn Viên thấy Nguyễn Tất Thành là một thanh niên có chí khí nên đã tận tình giúp đỡ...Thu gọn
-
Văn Ba đang ngồi chăm chú đọc những tờ báo, anh lấy bút đánh dấu vào những thông tin cần ghi nhớ rồi mắt hướng nhìn xa xăm như ngẫm ngợi điều gì rất hệ trọng...Thu gọn
-
Thế rồi, cha đi ra xứ Thanh công vụ, ở Huế mẹ sinh thêm em Nhuận. Vì mẹ đau ốm, thiếu sữa, nên tôi phải đi xin sữa cho em. Sinh em xong, mẹ càng gầy và yếu hẳn, bà con lối xóm thương cảm và năng qua lại chăm sóc, trông nom. Khi thì bát cháo, khi thì củ khoai, khi thì con tôm, con tép, nhưng mẹ thì cứ héo dần từng ngày...Thu gọn
-
- Này, mình ah..., tôi có câu chuyện này... cứ lần lữa mãi, định không nói và... không làm... Tôi cứ nêu ra đây, mong mình góp lời nhé... - Mình cứ nói đi, em xin nghe đây, có gì khó khăn, vợ chồng mình cùng san sẻ...Thu gọn
-
Trụ sở phân cuộc chợ lớn của công ty Liên Thành trong một căn phòng nhỏ dành riêng cho khách lưu trú khá đầy đủ tiện nghi. Ánh đèn điện dìu dịu, anh Ba đang ngắm nghía chiếc bóng đèn và các chi tiết của ngôi nhà với vẻ đầy thán phục....Thu gọn
-
- Cậu Ba, cậu Ba... - Út Tâm đấy ah? Sao trời đã lại tối rồi ư? - Dạ, cậu ngủ li bì cả ngày... Chắc mấy bữa nay cậu mệt, nên em hổng có đánh thức cậu. Thôi, cậu dùng bữa kẻo đói...Thu gọn
-
Gian nhà công vụ của ông Nguyễn Sinh Sắc ở Bình Định lúc này quen với tên gọi là Nguyễn Sinh Huy - chi phủ Bình Khê. Bên ngọn đèn dầu, ông Nguyễn Sinh Huy đang hoàn tất những việc còn dang dở....Thu gọn
-
Cụ Hoàng Xuân Đường và con rể Nguyễn Sinh Sắc đang rất bồn chồn, lo lắng khi bà Hoàng Thị Loan chuẩn bị trở dạ người con thứ 3....Thu gọn
-
Nguyễn Sinh Sắc lúc này 21 tuổi và Hoàng Thị Loan 15 tuổi đang ngồi bên nhau, cũng ngân nga những câu ví dặm tha thiết của quê nhà....Thu gọn
-
Ngôi nhà của cha con ông Lê Văn Đạt ở xóm cầu rạch bần, một xóm nghề làm chiếu ở ven đô Sài Gòn. Căn nhà tranh, vách lá, dựng trên nền đất, xung quanh nhà là những thửa ruộng trồng lát, một thứ cây nguyên liệu để làm chiếu. Trời vẫn còn chưa sáng, Tất Thành vẫn còn thao thức bên ngọn đèn dầu...Thu gọn
-
Sài Gòn năm 1911, hai bên bờ sông Sài Gòn, thành phố hiện lên sầm uất với các công trình kiến trúc mới, hiện đại. Một chiếc ghe bầu chầm chậm ngược sông Sài Gòn. Tiếng ông lão chèo thuyền cất giọng hò tha thiết, vang vọng mặt sông...Thu gọn
Cùng thể loại