• image

    Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam

    "Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam" - nơi giao lưu, chia sẻ những tục lệ, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ nghi, những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Chương mới nhất
  • 21/03/2024
    Người Kơ Tu sinh sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên hiện vẫn còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa độc đáo trong đó có tục dựng Nêu. Đối với người Cơ Tu cây Nêu được bài trí như một tác phẩm nghệ thuật dân gian có nhiều ý nghĩa biểu đạt hết sức đa dạng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/03/2024
    Dân tộc Mông có nhiều loại nhạc cụ độc đáo như sáo, nhị, khèn, kèn lá, đàn môi. Trong số các nhạc cụ đó, khèn Mông là một nhạc cụ đặc trưng tiêu biểu. Chính vì vậy, nhạc cụ này được nhiều người coi như một biểu tượng của văn hóa Mông...
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/01/2024
    Đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn có nền âm nhạc phát triển từ rất sớm, âm nhạc gắn liền với đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng. Nhạc cụ truyền thống của người Chăm được xem là thành tố quan trọng để tạo nên phần hồn của lễ hội của các lễ tục quan trọng của người Chăm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/01/2024
    Là một nhóm của dân tộc Sán Chay, người Sán Chí ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có gần 10.000 người cư trú chủ yếu tại các xã Đại Sơn, Cẩm Đàn, Lệ Viễn. Dù gọi là Sán Chí nhưng nhóm này lại khác với nhóm Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, giống với nhóm Sán Chí ở Phú Lương - Thái Nguyên và nhóm ở huyện Bình Liêu - Quảng Ninh mà người dân ở đây gọi là Sán Chì... Người Sán Chí ở xã Lệ Viễn của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang vốn rất yêu ca hát nhảy múa, những câu dân ca, điệu múa được cộng đồng sáng tác lưu truyền trên cơ sở nét văn hóa riêng có và theo những phong tục tập quán và qua quá tình lao động nhất là dân ca xướng cọ và điệu múa tắc xình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/12/2023
    Bảo tàng Đắk Lắk tọa lạc tại số 2 đường Y Ngông, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện đang lưu giữ gần 13.000 hiện vật quý hiếm. Trong đó, có hơn 2.000 hiện vật văn hóa dân tộc, 4.000 phim, ảnh, tư liệu và trên 6.000 hiện vật thuộc lĩnh vực khảo cổ học và lịch sử, được bố trí trưng bày theo 3 nội dung là: văn hóa dân tộc, lịch sử và đa dạng sinh học...
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/12/2023
    Từ những ống lồ, ô, tre, nứa... đồng bào dân tộc thiểu số nước ta đã sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ, tấu lên những giai điệu trầm, bổng làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Những loại nhạc cụ này gắn bó với đời sống thường nhật, với bản sắc văn hóa, từ đó tạo nên những dấu ấn riêng của từng tộc người...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/12/2023
    Lên nhà mới là nghi lễ đặc biệt trong phong tục của người Khơ Mú khi gia chủ dựng được một ngôi nhà mới hoặc dọn vào nhà mới để ở... Tại làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, làng dân tộc Khơ Mú nằm trong cụm làng 01 thuộc khu các làng dân tộc nơi tái hiện không gian văn hóa của 28 dân tộc vùng dẻo cao thung lũng trung du thuộc các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/12/2023
    Festival bảo tồn phát triển làng nghề Việt nam - 2023 được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm bảo tồn gìn giữ tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hình thành nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam trong đó hội chợ sản phẩm thủ công mỹ nghệ OCOP với quy mô 300 gian hàng trưng bày có sự tham gia của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước giới thiệu sản phẩm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/11/2023
    Với người Hơ Rê ở Ba Tơ - Quảng Ngãi, cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng. Lúa không chỉ là nguồn lương thực mà còn là nguồn kinh tế trong gia đình. Coi trọng lúa, bà con có nhiều nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến cây lúa, một trong số đó phải kể đến nghi lễ cúng gọi hồn lúa...
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2023
    Dân tộc Chăm vốn có một nền văn hóa truyền thống phong phú đa dạng từ rất lâu đời. Ở tỉnh Ninh Thuận nơi có đông đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn sinh sống còn được biết tới với nhiều kiến trúc Chăm pa từ thuở xa xưa và nhiều làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Chăm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/10/2023
    Bảo tàng Đắk Lắk nơi bảo tồn lưu giữ, phát huy những giá trị di sản tự nhiên văn hóa và lịch sử của các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng giúp cho du khách có một cái nhìn toàn diện về quá trình phát triển của đất nước và con người nơi đây.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/09/2023
    Khâu Vai là một xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang với nhiều dân tộc sinh sống trong đó có dân tộc Nùng. Giống như các dân tộc khác đồng bào Nùng nơi đây còn lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đó phải kể đến những làn điệu dân ca...
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/09/2023
    Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta có 1 kho tàng dân ca vô cùng phong phú với nhiều làn điệu thể loại khác nhau. Các làn điệu dân ca của mỗi dân tộc vừa có vai trò quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách con người, vừa là món ăn tinh thần không thể thiếu vắng trong đời sống hàng ngày...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/07/2023
    Người Ê đê là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đăk Lăk. Ngoài ra, còn có một số nhóm Ê đê định cư ở các địa bàn thuộc các tỉnh Đăk Nông, Gia Lai, Phú Yên và Khánh Hòa. Dù cư trú ở địa bàn nào đồng bào Ê đê đều sống thành từng buôn làng gắn với canh tác nương rẫy và luôn gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/06/2023
    Then loại hình tín ngưỡng mang tính tổng hợp chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc. Thực hành Then trong nhiều nghi lễ quan trọng là truyền thống lâu đời của đồng bào Tày Nùng. Âm nhạc trong Then là thứ âm nhạc đặc biệt làm nên sản phẩm văn hóa độc đáo của đồng bào...
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/06/2023
    Người Sán Chí có nơi gọi là Sán Chỉ, một nhóm dân tộc Sán Chay vốn có văn hóa dân gian truyền thống rất phong phú trong đó phải kể đến dân ca mà vẫn được họ gìn giữ bảo tồn và phát huy...
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/04/2023
    Bảo tàng điêu khắc Chăm có địa chỉ ở số 2 đường 2/9 thành phố Đà Nẵng, là nơi lưu giữ các tác phẩm điêu khắc Chăm mà chứa đựng trong đó cả một nền văn hóa văn minh rực rỡ của dân tộc. Là một trong những bảo tàng ra đời sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 2011 bảo tàng được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng nhất tại Việt Nam, khắng định vai trò và những đóng góp của bảo tàng điêu khắc Chăm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2023
    Cộng đồng người Chăm Islam sinh sống chủ yếu ở An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh. Qua nhiều biến thiên của lịch sử cộng đồng người Chăm Islam vẫn gìn giữ lưu truyền những bản sắc, văn hóa tôn giáo của mình...
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/03/2023
    Thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Giang, được bao quanh bởi núi non trùng điệp hùng vĩ. Thành phố nằm 2 bên bờ sông Lô với các dãy phố, nhà cao tầng mọc san sát dọc theo những con đường được trải nhựa phẳng lì. Đến với thành phố Hà Giang chúng ta được hít thở bầu không khí trong lành và tận hưởng cảm giác thoải mái bình yên với những con người thân thiện mến khách...
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2023
    Với người Cao Lan, một nhóm của dân tộc Sán chay từ lâu đời đã có truyền thống văn hóa dân gian khá đặc sắc, vốn văn hóa ấy đã được các thế hệ người Cao Lan truyền tụng nhau từ đời này sang đời khác đó là truyện cổ tích, thơ ca câu hò, điệu hát Sịnh ca có nơi gọi là Sình ca...
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2023
    Huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai nổi tiếng với tên gọi “cao nguyên trắng” bởi nơi đây bốn mùa mây giăng trắng bay phủ khắp các non cao. Vào mùa xuân bạt ngàn hoa mận, hoa mơ, hoa lê nở trắng rộ trên khắp các sườn núi. Không chỉ có vậy đến đây bạn có thể đi chợ phiên để chiêm ngưỡng những sắc màu thổ cẩm, trải nghiệm những nét sinh hoạt văn hóa vô cùng độc đáo của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/03/2023
    Nhóm Thái trắng ở nước ta chủ yếu sinh sống tại tỉnh Điện Biên, Lai Châu và một số huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên tỉnh Sơn La, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Giống như các nhóm Thái khác, người Thái Trắng vốn có văn hóa truyền thống đặc sắc trong đó phải kể đến những làn điệu dân ca theo tiếng Thái gọi là "Khắp".
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/02/2023
    Hát Then đàn Tính là loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày Nùng các tỉnh miền núi Đông Bắc trong đó có Lạng Sơn. Đây là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời và đến nay vẫn được lưu giữ bảo tồn và phát triển nhờ sự đam mê gắn bó của các nghệ nhân người dân yêu thích hát then đàn tính tại các bản làng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/02/2023
    Nhạc sĩ Lê Minh Cừ sinh năm 1984 tại huyện Chấn Yên, tỉnh Yên Bái. Bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ sớm, Lê Minh Cừ theo học bộ môn quản lý văn hóa tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và thành danh với vai trò nhạc sĩ, người sáng tác ca khúc âm nhạc đương đại mang âm hưởng dân tộc. Từ năm 2015 đến nay, Lê Minh Cừ là nghệ sĩ có nhiều cống hiến trong sưu tầm nghiên cứu dân ca, dân vũ các dân tộc Sila, hà nhì, cống, dáy, lự, mông... tại mảnh đất địa đầu Tổ quốc Lai Châu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/02/2023
    Từ xa xưa, khi chưa có khoa học khí tượng, cha ông ta đã dựa vào quá trình quan sát thời tiết sự vật và rút ra được những quy luật ngắn gọn cụ thể và những biến động nắng mưa, những kinh nghiệm bao đời được đúc kết lại thành những bài học quý giá mà người nông dân xưa kia truyền lại cho các thế hệ cháu con... Rất nhiều những hiện tượng tự nhiên diễn ra mà cha ông ta đã quan sát được đúc kết qua thời gian phán đoán tương đối chính xác diến biến thời tiết khí hậu chủ động trong lao động sản xuất, trong cuộc sống thường ngày. Và người Mông ở SaPa cũng vậy, họ dựa vào quy luật của tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/02/2023
    Với người Kơ Tu ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, rừng không chỉ là kho dự trữ lương thực dồi dào, là nguồn sống mà nó còn gắn với tâm linh. Với họ rừng tồn tại trong đời sống tín ngưỡng, là nơi người Kơ Tu thể hiện lòng thành kính với các đấng thần linh bởi vậy người Kơ Tu có nhiều luật tục gắn chặt với rừng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/01/2023
    Hát then đàn tính là nét văn hóa lâu đời của đồng bào người dân tộc Tày, Nùng. Theo thời gian sự tiếp biến và giao lưu giữa các nền văn hóa khiến cho loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này dần có nguy cơ mai một. Với quyết tâm không để hát then đàn tính của dân tộc mình bị thất truyền nhiều bạn trẻ là người Tày, Nùng ở các tỉnh vùng Đông Bắc đã nỗ lực giữ gìn và phát huy hát then đàn tính...
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/01/2023
    Đối với dân tộc nào cũng vậy, trong nghi lễ vòng đời, đám cưới là thời khắc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành, bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi con người. Với người Cao Lan ở xã Tân Hương, đám cưới là kết quả của các chàng trai cô gái bén duyên qua những đêm hát sịnh ca, qua những buổi hẹn hò, hát với nhau giữa đêm trăng sáng dần dần mến nhau thương nhau để rồi tiến tới hôn nhân...
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2022
    Những ngày này Đào, Mận ở Tây Bắc đã bắt đầu hé nụ, không khí vui Tết đón xuân của người Mông tại đây cũng đang nhộn nhịp hẳn lên. Tết của Mông trước Tết nguyên đán một tháng nên bà con ở khắp nơi đang tập trung cho ngày Tết cùng với lễ hội Gầu Tào mang đạm truyền thống độc đáo, đặc sắc của người Mông...
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/12/2022
    Ở Việt Nam người Lô Lô cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn - Mèo Vạc Hà Giang; Bảo Lạc - Cao Bằng và Mường Khương - Lào Cai. Là tộc người thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, người Lô Lô có nhiều nghi lễ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa trong đó phải kể đến nghi lễ cúng tổ tiên...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/12/2022
    Di sản thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh... và một số địa phương khác ở nước ta. Then được thể hiện sinh động bằng lời ca tiếng hát, điệu múa dân gian hết sức phong phú và hấp dẫn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/12/2022
    Chợ là một nét văn hóa có từ lâu đời ở mọi vùng, miền trên khắp nước ta, trong đó chợ phiên được cho là hội tụ tinh hoa văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng cao. Ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nước ta đều có chợ phiên, sở dĩ gọi là chợ phiên bởi một tuần chỉ được họp vào một ngày cố định và mỗi chợ phiên mang đặc trưng riêng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/11/2022
    Chiếc Khèn là nhạc cụ gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông. Từ xưa, tiếng khèn là món ăn tinh thần là bản sắc văn hóa của người Mông. Vì vậy từ ma chay đến những ngày lễ hội hoặc trong chợ phiên chúng ta đều bắt gặp âm thanh của tiếng khèn và những điệu múa khèn của các nghệ nhân, chàng trai người Mông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/11/2022
    Từ xa xưa khi chưa có khoa học khí tượng, cha ông ta đã dựa vào quá trình quan sát thời tiết sự vật và rút ra được những quy luật ngắn gọn cụ thể và những biến động nắng mưa, những kinh nghiệm bao đời được đúc kết lại thành những bài học quý giá mà người nông dân xưa kia truyền lại cho các thế hệ cháu con. Rất nhiều những hiện tượng tự nhiên diễn ra mà cha ông ta đã quan sát được đúc kết qua thời gian phán đoán tương đối chính xác diến biến thời tiết khí hậu chủ động trong lao động sản xuất, trong cuộc sống thường ngày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2022
    Nếu có dịp bạn đến các buôn làng Ê Đê sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà sàn dài truyền thống, còn nếu không có điều kiện vào buôn làng thì hãy đến Khu du lịch sinh thái Bản Đôn Thanh Hà ở huyện Buôn Đôn. Chắc chắn bạn không chỉ được chiêm ngưỡng mà còn được hiểu nhiều hơn qua giới thiệu của các hướng dẫn viên, đồng thời là những chủ nhân của văn hóa Ê Đê.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/11/2022
    Nhóm Thái trắng ở nước ta chủ yếu sinh sống tại tỉnh Điện Biên, Lai Châu và một số huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên tỉnh Sơn La, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Giống như các nhóm Thái khác, người Thái trắng vốn có văn hóa truyền thống đặc sắc trong đó phải kể đến những làn điệu dân ca theo tiếng Thái gọi là Khắp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2022
    Nghệ thuật sân khấu Rô băm của đồng bào Khơ Me là loại hình kịch múa sân khấu cổ điển dân gian của đồng bào Khơ Me Nam Bộ. Loại vũ kịch mặt nạ này sử dụng múa như một ngôn ngữ chính yếu, hát chỉ là phần phụ và đến nay ở Sóc Trăng loại hình nghệ thuật này duy nhất tồn tại do gia đình Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương tại xã Tài Văn, huyện Trần Đề còn lưu diễn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2022
    Cao nguyên đá Hà Giang không chỉ đắm say lòng người bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn bởi những sản vật ngon từ rừng, trong đó phải kể đến mật ong của đồng bào Mông. Từ chỗ chỉ ăn ong, nuôi ong trong sinh hoạt gia đình, người Mông đã biết nuôi ong tại nhà, tại vườn để phát triển kinh tế.....
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2022
    Với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, lễ hội luôn gắn với sinh hoạt văn hóa Cồng Chiêng. Cồng Chiêng có từ bao giờ vẫn là câu hỏi chưa có ai lý giải được chỉ biết rằng Cồng Chiêng đã tồn tại, đồng hành và gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của các dân tộc thiểu số nơi đây...
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/09/2022
    Hát then, đàn tính là loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày Nùng các tỉnh miền núi Đông Bắc trong đó có Lạng Sơn. Đây là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời và đến nay vẫn được lưu giữ bảo tồn và phát triển nhờ sự đam mê gắn bó của các nghệ nhân, người dân yêu thích hát then, đàn tính tại các bản làng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2022
    Cộng đồng người Tày ở Bắc Hà sinh sống tại nhiều xã, trong đó tập trung đông nhất là Tà Chải và Na Hối là 2 xã giáp ranh trung tâm huyện lỵ Bắc Hà. Gọi là xòe Tày Tà Chải nhưng thực ra người Tày ở Tà Chải và Na Hối vốn nổi tiếng với các điệu múa xòe độc đáo đã từ rất lâu.....
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/09/2022
    Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum đã từ lâu nổi tiếng là vùng đất ngã 3 Đông Dương, nơi chỉ 1 tiếng gà gáy đủ để người dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng nghe thấy. Không những thế mảnh đất này còn có 1 dân tộc có dân số rất ít đó là dân tộc Brâu với số dân hơn 500 người. Cộng đồng người Brâu sống tập trung duy nhất tại ngôi làng Đắc Mế. Dù rất ít người nhưng người Brâu lại có nhiều loại nhạc cụ truyền thống phong phú như các loại đàn, khèn, sáo, cồng chiêng được chế tác từ những vật liệu tre nứa sẵn có trong tự nhiên hay từ những hợp kim như: gang, đồng, chì Trong số các loại nhạc cụ này có bộ Chiêng Tha được coi là vật báu của người Brâu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/08/2022
    Người Kơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam; Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Kơ Tu bên Lào, họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Làng truyền thống Kơ Tu tọa lạc trên ngọn núi cao thuộc xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu làng được Unesco bảo trợ di sản, được các nhà chuyên môn đánh giá là một quần thể giàu tính thẩm mỹ mang đậm bản sắc Kơ Tu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/08/2022
    Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Trước đây, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Hoa, và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến con đường tơ lụa trên biển. Ngày nay, đô thị cổ Hội An là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/07/2022
    Là bảo tàng duy nhất của nước ta triển lãm quy mô về âm thanh với những nhạc cụ rất quen thuộc và hệ thống nhạc cụ hết sức lạ mắt được thực hiện từ các chuyên gia quốc tế. Bảo tàng âm thanh không chỉ là nơi trưng bày đơn điệu các hiện vật phát ra những âm thanh khi tham quan mà còn là một chuyến hành trình khám phá thật thú vị. Đến đây bạn được trực tiếp thử nghiệm âm thanh qua những tác phẩm nghệ thuật tương tác thể hiện mối tương quan giữa tự nhiên và con người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/06/2022
    Mời bạn đến vùng Trường Sơn - Tây Nguyên để nghe những câu chuyện về văn hóa ứng xử với Rừng của người Kơ Tu thuở trước để thấy Rừng được người Kơ Tu trân trọng nhường nào. Đồng hành với chương trình là tiến sĩ Lưu Hùng - nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, người nhiều năm sống gắn bó và có nhiều công trình nghiên cứu về người Kơ Tu vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/05/2022
    Giống như một số dân tộc thiểu số khác ở nước ta cộng đồng người Dao có một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng nó thể hiện qua nhiều phong tục, nhiều bài hát hay, nhiều điệu múa đẹp, kho tàng truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, ca dao, thành ngữ, chiêm tinh, tướng số... Đặc biệt trong lễ hội bàn vương các làn điệu dân ca, các điệu múa đã được bà con các thôn bản, các xã trình diễn tại khu vực miếu ông, miếu bà thu hút đông đảo du khách.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/05/2022
    Với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, lễ hội luôn gắn với sinh hoạt văn hóa Cồng Chiêng. Cồng Chiêng có từ bao giờ vẫn là câu hỏi chưa ai lý giải được, chỉ biết rằng Cồng Chiêng đã tồn tại, đồng hành và gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của các dân tộc thiểu số nơi đây...
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/05/2022
    Phố cổ Hội An nơi gặp gỡ của các nền văn hóa cho đến nay vẫn còn nhiều dấu tích lưu lại nơi này. Ở chương trình trước quý vị đã ngược về quá khứ vàng son để thấy một Hội An với những dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh minh chứng từ thời tiền sử cách nay khoảng hơn 3.000 năm đã có cư dân bản địa sinh sống ở đây. Tiếp đến bạn đã có những hình dung về Hội An xưa là một chiêm cảm Chăm pa pu ra với những vết tích của đời sống sinh hoạt xưa của người Chăm cổ, là một điển hình đặc biệt về cảm thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn chu đáo. Hôm nay mời bạn tiếp tục đến với phố cổ Hội An, Quảng Nam để khám phá thêm những điều độc đáo riêng có ở đô thị cổ này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/04/2022
    Người Mường có bản sắc văn hóa rất phong phú gắn liền với nền văn hóa Hòa Bình ra đời cách đây hàng nghìn năm. Trong đó phải kể đến hệ thống Mo Mường 1 loại hình di sản văn hóa tín ngưỡng. Mo là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian chỉ được thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường bao gồm lời Mo, môi trường diễn xướng, người thực hành diễn xướng Mo chính là thầy Mo.....
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/03/2022
    Miền tây Nghệ An là nơi cư trú của nhiều dân tộc sinh sống trong đó có dân tộc Thái. Giống như dân tộc Thái ở các tỉnh tây bắc nước ta trải qua hàng trăm năm sinh sống và lao động sản xuất người Thái miền tây Nghệ An đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và đặc sắc. Với những nét đặc sắc về bản sắc văn hóa kiến trúc nhà ở, trang phục thổ cẩm, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán và ngôn ngữ chữ viết. Đặc biệt cùng với những làn điệu dân ca như suối, lăm, nhuôn... thì các nhạc cụ truyền thống như: khèn bè, si sò lo. tí...đã góp phần làm cho đời sống văn hóa của người Thái nơi đây thêm phong phú và đa dạng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2022
    Chiêng Mường có một sức hút vô cùng kỳ lạ, nó khiến lòng người thong thả, bình an. Đến nhà Mường - Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng mô Sơn Tây - Hà Nội, du khách sẽ cảm nhận được điều này: được đi trong âm thanh của Chiêng Mường, được các nghệ nhân Mường đến từ Hòa Bình chào đón nồng hậu...
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/03/2022
    Bình Liêu một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Quảng Ninh không chỉ ấn tượng vói du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ mà con người nơi đây còn giàu lòng mến khách. Bình Liêu có 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 60% dân số của toàn huyện. Họ sống tập trung thành từng bản làng tại các thung lũng ở các xã Hoành Mô, Lục Hồn, Đồng Tâm và thị trấn Bình Liêu. Người Tày ở đây vốn có bản sắc văn hóa vô cùng phong phú trong đó phải kể đến loại hình nghệ thuật hát Then đàn Tính, mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng .
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/03/2022
    Cao Lan là một trong 2 nhóm của dân tộc Sán Chay gồm Cao Lan và Sán Chỉ sinh sống tại các tỉnh như Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Ở Quảng Ninh người Cao Lan sống rải rác ở một số thôn bản của huyện Ba Chẽ và tập trung nhiều nhất ở thôn Khe Pụt Chăm, thuộc xã Thanh Sơn và thôn Bắc tập, thuộc xã Đạp Thanh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/01/2022
    Bình Liêu là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh không chỉ ấn tượng với du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà con người nơi đây giàu lòng mến khách. Bình Liêu có 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 60% dân số của toàn huyện. Người Tày ở Bình Liêu sống tập trung thành từng bản làng tại các thung lũng ở các xã Hoành Mô, Lục Hồn, Đồng Tâm và thị trấn Bình Liêu, người Tày ở đây vốn có bản sắc văn hóa vô cùng phong phú trong đó phải kể đến loại hình nghệ thuật hát then đàn tính có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng của đồng bào.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/01/2022
    Người Pako ở Đắk rông tỉnh Quảng Trị quan niệm sự chuyển động của mặt trăng chính là thời gian đúc kết những kinh nghiệm truyền đời. Họ căn cứ vào hình dạng của trăng để tạo ra lịch của riêng mình để rồi áp dụng nó vào mùa vụ làm ăn sản xuất... Cách tính thời gian của người Pako xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, họ vẫn áp dụng song song với cách tính hiện đại. Vậy họ đã nhận dạng mặt trăng như thế nào để tính ngày, tính tháng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/01/2022
    Công việc khai khẩn ruộng bậc thang của bà con vùng cao vô cùng vất vả, từ việc tìm nguồn nước, tìm thế đất, thiết kế bậc ruộng đều có sự tính toán tỉ mỉ công phu của người thợ mà không cần một bản vẽ hay máy móc hiện đại. Tất cả đều làm nên từ đôi bàn tay và óc sáng tạo của những người nông dân chân chất hăng say lao động để rồi chúng trở thành di tích quốc gia như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/12/2021
    Đến với các tỉnh miền núi phía Bắc là đến với những vùng đất vô cùng đa dạng các sắc màu văn hóa. Vào những ngày lễ hội, ngày Tết ở các bản làng hoặc ngày hội văn hóa của các dân tộc như: Mông, Thái, Tày, Nùng, Dao, Dáy chúng ta được hòa mình vào không gian sôi động náo nhiệt với các trò chơi dân gian. Chúng ta cùng đến với một số trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng miền núi phía Bắc trong chương trình hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2021
    Từ xa xưa khi chưa có khoa học khí tượng, cha ông ta đã dựa vào quá trình quan sát thời tiết sự vật và rút ra được những quy luật ngắn gọn cụ thể và những biến động nắng mưa, những kinh nghiệm bao đời được đúc kết lại thành những bài học quý giá mà người nông dân xưa kia truyền lại cho các thế hệ cháu con. Rất nhiều những hiện tượng tự nhiên diễn ra mà cha ông ta đã quan sát được đúc kết qua thời gian phán đoán tương đối chính xác diến biến thời tiết khí hậu chủ động trong lao động sản xuất, trong cuộc sống thường ngày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/12/2021
    Sức khỏe là vốn quý nhất của con người do đó từ lâu mỗi cộng đồng, tộc người ở mỗi vùng đều có cho mình những phương thức và quan niệm chăm sóc sức khỏe riêng, người Mông là một trong số đó. Trong quá trình sinh tồn và phát triển người Mông đã tích lũy cho mình một kho tri thức quý trong việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đó không chỉ là thành tố làm nên văn hóa tộc người mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn cuộc sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/12/2021
    Người Kơ Tu ở Quảng Nam thời trang chính là di sản quý của cha ông, nếu bạn đến vào mùa lễ hội cổ truyền bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống, những trang sức bằng nhiều chất liệu như đồng, đá, nanh con thú, lông chim, cây rừng thể hiện nét hoang sơ gần gũi với thiên nhiên vùng đất này. Và ngày nay tập quán sử dụng trang sức ấy không còn hiện diện trong cuộc sống thường ngày nhưng những dịp sinh hoạt lễ hội văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc thì chúng lại được đem ra phô diễn những nét tinh hoa trong di sản văn hóa. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về nghệ thuật làm đẹp xưa của người Kơ Tu vùng miền núi Tây Giang - Quảng Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2021
    Từ xa xưa, khi chưa có những cách bảo quản đồ ăn như ngày nay, đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều sáng tạo để thích nghi với từng địa vực cư trú cũng như đảm bảo cho sự sinh tồn lâu dài của mình. Những kinh nghiệm dự trữ đồ ăn thức uống đó được đúc kết từ cha ông và được truyền đời cho thế hệ cháu con. Những sáng tạo dân gian ấy không chỉ giúp con người vượt qua những thời khắc khó khăn của môi trường khắc nghiệt mà còn trở thành những tinh hoa ẩm thực của đồng bào thiểu số.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/11/2021
    Các dân tộc thiểu số ở nước ta có rất nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác nhau, hầu hết những loại nhạc cụ đó dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hòa tấu trong lễ hội tín ngưỡng hay trong sinh hoạt văn hóa thường ngày. Nhạc cụ của mỗi dân tộc được chính học chế tác ra mang nét đặc trưng riêng của từng tộc người. Ở dải đất miền Trung nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống cũng có nhiều nhạc cụ mang nét đặc trưng, nhạc cụ nơi đây chính là linh hồn của người dân trong cuộc sống hàng ngày, là tiếng nói trong các nghi tức tín ngưỡng tâm linh diễn tả khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2021
    Không cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại tinh tế trong việc sử dụng các nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên đã làm nên đặc trưng của ẩm thực Thái. Với người Mường linh hồn của âm thực là hạt dổi, người Tày Nùng là hạt mắc mật thì với người Thái là mắc khén. Hạt mắc khén có mùi thơm nồng khi ăn tạo cảm giác cay tê nhẹ nơi đầu lưỡi đó là thứ gia vị không thể trộn lẫn với bất cứ vùng nào. Mắc khén góp mặt hầu hết trong ẩm thực của người Thái từ làm gia vị tẩm ướp cho cá nướng, thịt gác bếp, thịt nướng, thịt hun khói đến món chấm có một không hai của đồng bào nơi này đó là chẩm chéo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2021
    Mường Tè là một huyện biên giới xa xôi nhất của tỉnh Lai Châu, đây cũng là địa phương đầu tiên đón nhận dòng chảy của sông Đà đổ vào Việt Nam. Tại vùng đất này người Cống sinh sống tập trung thành bản, tên con suối được lấy tên của bản. Người Cống ở bản Nậm Khao luôn tự hào con sông Đà hùng vĩ chính là không gian nuôi dưỡng các giá trị tinh thần của người Cống. Xưa kia khi chưa có những cây cầu lớn bắc ngang sông như bây giờ thì người Cống đã lấy những cây to làm thuyền độc mộc, giao thông chủ yếu giúp người Cống kết nối với dịch vụ dân sinh là những chuyến đò ngược xuôi trên sông Đà.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/10/2021
    Chỉ bằng một ống tre rỗng ruột đã làm nên một nhạc cụ độc đáo, chỉ một sợi lanh mỏng manh đã kết nối 2 tâm hồn. Nam một bên, nữ một bên đứng cách xa nhau cả chục mét, vậy mà chỉ cần áp nhạc cụ vào tai họ đã có thể thủ thỉ tâm tình với người yêu mình. Có khi đứng bên đồi này nhìn sang đồi khác chẳng thấy mặt đối phương mà bên tai vẫn vẳng câu hát của người thương ... Đó là nghệ thuật hát Ống của người Mông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/10/2021
    Tả Van theo tiếng địa phương là vòng cua lớn, tên gọi bắt nguồn từ địa hình làng nhìn ra suối, con suối chảy qua làng như một vòng tay ôm. Tả Van nằm yên bình dưới thung lũng mường hoa, nơi đây có đông đồng bào Giáy sinh sống, những ngôi nhà gỗ được dựng bên cạnh triền dốc thoai thoải càng khiến khung cảnh nơi đây trở nên thơ mộng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/10/2021
    Văn hóa Kơ Tu rất đa dạng và phong phú, nếu ai đã từng chạm vào nền văn hóa Kơ Tu chắc hẳn đều ấn tượng với nghệ thuật điêu khắc nhà gươl (nhà cộng đồng), nhà mồ với những lễ hội như tạ ơn rừng, lễ dựng nêu, ăn trâu... và một trong số đó phải kể đến là nghệ thuật nói lý, hát lý mang bản sắc riêng có của người Kơ Tu. Cùng về miền văn hóa Kơ Tu, Tây Giang, Quảng Nam để nghe hát lý...
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/09/2021
    Nghệ thuật sân khấu Rô Băm của đồng bào Khơ Me là loại hình kịch múa sân khấu cổ điển dân gian của đồng bào Khơ Me Nam Bộ. Loại vũ kịch mặt nạ này sử dụng múa là ngôn ngữ chính yếu, hát chỉ là phần phụ. Đến nay, ở Sóc trăng loại hình nghệ thuật này duy nhất tồn tại do gia đình nghệ nhân ưu tú Lâm Thị Hương tại xã Tài Văn, huyện Trần Đề còn lưu diễn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/09/2021
    Các dân tộc thiểu số ở nước ta có rất nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác nhau, hầu hết những loại nhạc cụ đó dùng để đệm cho hát múa độc tấu, hòa tấu trong lễ hội tín ngưỡng hay trong sinh hoạt văn hóa thường ngày. Nhạc cụ của mỗi dân tộc được chính họ chế tác ra mang nét đắc trưng riêng của từng tộc người. Giống như nhiều tộc người khác, người Pako ở miền Tây Quảng Trị có một hệ thống nhạc cụ vô cùng phong phú đa dạng, các loại nhạc cụ đơn giản thô sơ, dễ chế tác và đặc biệt phù hợp sinh hoạt hàng ngày của họ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/09/2021
    Đến Tây Nguyên, nếu bạn gặp những ngôi nhà dài gần 100m, nơi cầu thang gỗ bước lên nhà có trang trí hình trăng khuyết với 2 bầu ngực căng tròn, điều đó có nghĩa là bạn đã chạm đến văn hóa của người Ê Đê. Nhà dài là không gian sống theo chế độ mẫu hệ của người Ê Đê, ở đó người phụ nữ là chủ gia đình. Dân tộc Ê Đê có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú với những lời kể khan sử thi tựa khúc tráng ca nơi đại ngàn. Với tiếng cồng chiêng vang xa như khát vọng chinh phục nữ thần mặt trời của người anh hùng Đam San nhưng văn hóa Ê Đê còn giản dị hơn thế, họ còn làm phong phú đời sống tinh thần với những câu chuyện bằng nhạc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2021
    Với những nét đặc sắc về bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà ở, trang phục thổ cẩm, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán và ngôn ngữ chữ viết; đặc biệt cùng với những làn điệu dân ca như: suối, lăm, nhuôn thì các nhạc cụ truyền thống như Khèn bè, Si sò lo, Tí... đã góp phần làm cho đời sống văn hóa của người Thái nơi đây thêm phong phú và đa dạng. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Thái ở miền tây Nghệ An không thể thiếu được chiếc Khèn bè. Tiếng Khèn bè từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người Thái giữa núi rừng miền tây Nghệ An. Giai điệu mượt mà của Khèn bè cất lên nghe da diết, sâu lắng như lời tâm tình yêu đương đã chắp cánh cho biết bao đôi lứa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/09/2021
    Cồng Chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc, là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có công nghệ chế tác Cồng Chiêng. Phần lớn các bộ Cồng Chiêng hiện có trong các buôn làng đều có nguồn gốc từ các lò đúc đồng của người Kinh, phần còn lại do các thương lái từ Lào, Campuchia mang đến. Không có công nghệ đúc đồng nhưng từ xa xưa đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã biết tái tạo các âm thanh của các bộ Chiêng đến từ bên ngoài theo thang âm của dân tộc mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/08/2021
    Nói đến văn hóa Quảng Bình không thể không nhắc đến Hò khoan Lệ Thủy, với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi. Làn điệu dân ca này mang tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây với những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc đó Hò khoan Lệ Thủy đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2021
    Di sản văn hóa của người Mường có dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc, ẩm thực, lễ hội, tín ngưỡng, văn nghệ dân gian và một trong số đó phải kể đến trang phục của phụ nữ Mường mà độc đáo nhất là nơi cạp váy. Cố giáo sư Từ Chi, một nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường khi tìm hiểu về cạp váy của người Mường cho biết: Cạp váy là nơi duy nhất của người Mường chọn để làm nghệ thuật tạo hình. Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ. Điều gì đặc biệt trên cạp váy Mường để cố giáo sư Từ Chi phải thốt lên như vậy?
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/08/2021
    Dân ca Hà Nhì không kén chọn nơi thể hiện chỉ cần nơi ấy là cuộc vui, bạn biết hát là có thể cất lời ca. Hình thức thể hiện phong phú, có thể nam một bên nữ một bên hát với nhau hoặc tốp nữ với nhau. Đôi khi chỉ là câu hát mà chàng trai hay cô gái hát riêng cho người mình yêu. Khi ấy câu hát chính là lời bộc bạch tâm tình của đôi lứa yêu nhau, biết bao đôi trai gái Hà Nhì ở Ka Lăng - Thu Lũm nên đôi từ những cuộc hát vui như thế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/08/2021
    Những sáng tạo của đồng bào thiểu số thật đáng khâm phục, việc tận dụng thiên nhiên như: sức gió, nước, tre, nứa, đá... họ đã làm nên những công cụ thay thế sức lao động của con người. Không những thế họ còn làm giàu thêm cuộc sống tinh thần khi nâng cấp chúng lên thành những thanh âm của đại ngàn, những nét đẹp điểm trang cho làng bản. Từ buổi đầu hoang sơ vừa đấu tranh sinh tồn với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên, tổ tiên họ đã có những mỹ cảm nghệ thuật thật tuyệt vời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/07/2021
    So với một số dân tộc thiểu số khác thì người Khơ Mú nói chung và người Khơ mú ở Nghệ An nói riêng có nhạc cụ truyền thống khá phong phú và độc đáo. Nhạc cụ của người Khơ Mú có bộ nhạc khí, bộ gẩy, bộ gõ..., cồng,chiêng, trống và tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà đồng bào có các hình thức sử dụng các loại nhạc cụ sao cho phù hợp. Trống chiêng thường được người Khơ Mú được sử dụng trong ngày lễ, ngày hội vui của cộng đồng. Đặc biệt khi mừng nhà mới bà con thường nổi trống chiêng lên để mọi người từ trẻ đến già trong bản đến nhảy múa chúc mừng gia chủ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/07/2021
    Chỉ từ những lá, rễ, thân cây rừng, với tri thức dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, người Dao Đỏ ở Tả Phìn - Sapa - Lào Cai đã sáng tạo nhiều bài thuốc quý để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều đặc biệt họ đã biết khai thác thành tài sản của bản thân và phát triển một cách bền vững.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/07/2021
    Đến với các tỉnh miền núi phái Bắc là đến với những vùng đất vô cùng đa dạng các sắc màu văn hóa. Vào những ngày lễ hội, ngày tết, ở các bản làng hoặc ngày hội văn hóa ở các dân tộc như: Mông, Thái, Tày, Nùng, Giao, Dáy, chúng ta được hòa mình vào không gian sôi động náo nhiệt với các trò chơi dân gian. Trong chơng trình hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trò chơi dân gian của một số dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc nước ta.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/07/2021
    Tây Nguyên - mảnh đất đại ngàn với núi rừng sông suối hùng vĩ, là nơi cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em ít người, luôn có sức hút mạnh mẽ với đông đảo du khách gần xa. Một trong những nét độc đáo nhất trong kho tàng văn hóa dân gian cộng đồng nơi đây chính là những điệu xoang đồng xoay đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Những điệu xoang ấy luôn được đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trình diễn trong cộng đồng, trong các buôn làng vào những dịp lễ hội, tết cổ truyền hay các dịp lễ lớn của đất nước.
    Xem thêm Thu gọn