• image

    Tình Khúc Thế Kỷ

    Dòng chảy Âm nhạc trữ tình lãng mạn bắt đầu từ những năm 30 của Thế kỷ trước, như dòng nước ngầm thấm sâu qua nhiều thế hệ. "Tình Khúc Thế Kỷ" là nơi bạn có thể tìm về những ký ức kỷ niệm, quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời, chất chứa những điều khó nói, để rồi đôi khi lại cảm thấy tiếc nuối, nhớ nhung....
Chương mới nhất
  • 26/10/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Vũ Thanh Trình bày: Ca sỹ Mỹ Linh
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/10/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Giác Trình bày: Tài tử Ngọc Bảo
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/10/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Giác Trình bày: NSƯT Mai Hoa
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/10/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Giác Trình bày: Ca sỹ Hà Thanh
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Văn Cao Trình bày: Ca sỹ Xuân Phú
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Văn Cao Trình bày: Nghệ sỹ Ánh Tuyết
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Văn Cao Trình bày: Ca sỹ Duy Quang
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Văn Cao Trình bày: NSND Lê Dung
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/07/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo Lời thơ: Nguyễn Phan Hách Trình bày: Ca sỹ Trọng Tấn
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/07/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Huy Thục Phổ thơ: Vũ Quần Phương Trình bày: Ca sỹ Tân Nhàn
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/07/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Văn Thành Nho Trình bày: Ca sỹ Anh Thơ
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2021
    Sáng tác: Lư Nhất Vũ Lời thơ: Lê Giang Trình bày: Ca sỹ Diễm Châu
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Sông Hương Trình bày: Nghệ sỹ Bảo Yến
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Ngọc thịnh Trình bày: NSND Thu Hiền
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Tuấn Phương Trình bày: Ca sỹ Anh Thơ
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/06/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Dương Trình bày: Ca sỹ Quang Dũng
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/06/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Trung Quân Trình bày: NSƯT Quang Phát
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/06/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn Trình bày: NSND Lê Dung
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/02/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ VIệt Lang Trình bày: Ca sỹ Mỹ Linh
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/02/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Việt Lang Trình bày: Ca sỹ Trần Thu Hà
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/02/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Việt Lang Trình bày: Nghệ sỹ Thanh Vinh
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/02/2021
    Sáng tác: Nhạc sỹ Đoàn Lang Trình bày: Thiếu tướng Bắc Việt
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Thanh Tùng Trình bày: Ca sỹ Hồ Bích Ngọc
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2020
    Nhạc sỹ: Xuân Hồng Trình bày: Nghệ sỹ Thái Bảo
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2020
    Sáng t ác: Nhạc sỹ Thế Hiển Trình bày: Ca sỹ Anh Thơ
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Hiệp Trình bày: NSƯT Việt Hoàn và ca sỹ Thu Lan
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2020
    Sáng tác: Anh Việt Trình bày: NS Ánh Tuyết
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Dương Trình bày: Ca sỹ Hồng Nhung Bài hát "Hướng về Hà Nội" được nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác vào giai đoạn 1953–1954, bài hát có vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn và đầy mộng mơ....
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Thông Đạt Trình bày: Ca sỹ Quỳnh Hoa “Ai Về Sông Tương” là bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sỹ Thông Đạt, bút danh của nhạc sĩ Văn Giảng. Bài hát này được sáng tác năm 1949 ở Huế, được rất nhiều người của nhiều thế hệ yêu thích. Có lẽ bởi vì lời bài hát rất tha thiết, êm đềm, như là lời tỏ tình mà những người đang yêu muốn gửi đến cho nhau....
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Võ Đức Phấn Trình bày: NSƯT Ánh Tuyết Tình khúc “Cùng một kiếp hoa” của nhạc sỹ Võ Đức Phấn nói về một tuyệt thế giai nhân, sánh ngang với bông hoa mới nở, trong sáng tinh khôi...
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Lê Thương Trình bày: Ca sỹ Thanh Long Bass Giới ca nhạc tại Miền Nam khám phá ra bản "Tiếng thu" được nhạc sỹ Lê Thương phổ thơ của nhà thơ Lưu Trọng Lư và đã nhận ra giá trị để đời của một tác phẩm đã có từ gần 20 năm về trước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Phạm Duy Nhượng Trình bày: Ca sỹ Yến Linh Ca khúc “Tà áo Văn Quân” của nhạc sỹ Phạm Duy Nhượng với nội dung nửa thực, nửa mộng đã gợi lại mối tình đam mê, chung thủy muôn thủa ấy qua những ý văn và giai điệu ngọt ngào trữ tình...
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/12/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc Trình bày: Tài tử Ngọc Bảo Ca khúc “Lời ru tử“ của nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc ra đời để kính tặng người cha quá cố của mình với một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Dương Trình bày: NSND Lê Dung
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Dương Thụ Trình bày: Nhóm Phương Bắc
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Thanh Tùng - Nhạc sỹ Từ Huy Trình bày: Nhóm Mắt Ngọc
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Hiệp Phổ thơ: Lê Giang Trình bày: NSƯT Mai Hoa
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2020
    Sáng tác : Nhạc sỹ Văn Cao Trình bày: Ca sỹ Đức Tuấn Nhạc sỹ Văn Cao, một con người tài hoa và giàu sáng tạo ở cả 3 lĩnh vực : thơ, nhạc, họa. Ông là một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam và cũng là người có rất nhiều đóng góp cho kho tàng âm nhạc cách mạng Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Quý Trình bày: Ca sỹ Mỹ Linh Cảm xúc trước cảnh sông nước hữu tình của Chùa Hương và không gian tĩnh lặng linh thiêng nơi đây, nhạc sỹ Hoàng Quý đã vẽ nên hình ảnh non xanh nước biếc thật mộng mơ của thiên nhiên, nơi con người có thể quên hết những ưu phiền của cuộc đời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý Trình bày: Ca sỹ Quang Dũng Ca khúc “Dư âm” là sáng tác thành công đầu tiên của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý. Tính chất trữ tình, lãng mạn của ca khúc này đã được coi là ca khúc lãng mạn tiền chiến. Tuy nhiên bài hát đã thoát ra khỏi sầu thương, bi lụy và hoài cổ của thời kỳ trước, nó thể hiện một tình cảm mộng mơ, trong sáng của tầng lớp thanh niên, trí thức sống trong những ngày đầu của thời kháng chiến chống Pháp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2020
    Nhạc sỹ: Dương Thiệu Tước Trình bày: Ca sỹ Thu Hà Nhạc sỹ Dương Thiệu Tước có rất nhiều đóng góp cho việc hình thành nền tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu và đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Sáng tác: Nhạc sỹ Dương Thiệu Tước Trình bày: Ca sỹ Hương Mơ Nhạc sỹ Dương Thiệu Tước theo học nhạc phương Tây, nhưng giai điệu trong các sáng tác của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Đặc biệt, ca khúc “ Đêm tàn bến Ngự” được viết dựa trên điệu nam bình nam ai, nổi bật âm điệu dân ca xứ Huế được nhiều người yêu thích.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/10/2020
    Nhạc sỹ Hoàng Quý là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng. Một trong những tác phẩm để đời và ấn tượng nhất của ông mà không ai không biết đến, đó là nhạc phẩm “Cô láng giềng”. Âm nhạc của Hoàng Quý không cầu kỳ, không bóng bẩy, nhưng rất có sức lôi cuốn người nghe. Riêng về tình ca, ông sáng tác không nhiều, nhưng chỉ với “Cô láng giềng” cũng đủ để chúng ta nhớ về ông như một nhạc sỹ lớn của nền ca khúc Việt Nam thời kỳ đầu non trẻ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/10/2020
    Ca khúc “Em tôi” được nhạc sỹ Lê Trạch Lựu viết vào năm 1953 đã mau chóng được người yêu nhạc ở hai miền Nam, Bắc yêu thích. Lời ca trong nhạc phẩm “Em tôi” gợi tả những hình ảnh lãng mạn và trừu tượng như: đôi mắt buồn vương giấc mơ, vương ngàn áng mây, trăng sao giăng ý thơ, mây bay khắp trời... Mời quý vị lắng nghe ca khúc với phần trình bày của tài tử Ngọc Bảo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/10/2020
    Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn nổi tiếng với những ca khúc trữ tình và rất giầu hình ảnh. Trong mỗi sáng tác của người nghệ sỹ tài danh này dường như đều chứa đựng những bí mật nho nhỏ về cuộc sống tình cảm của chính ông. Ở mỗi bài hát, người nghe thường bắt gặp những bóng hồng thấp thoáng trong từng lời ca.... Ca khúc “Gửi người em gái miền Nam” là một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời sáng tác của nhạc sỹ Đoàn Chuẩn. Chúng ta cùng nghe ca khúc này với giọng ca của ca sỹ Quang Dũng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/10/2020
    Bức thư của bác Phạm Trư ở Tràng Thân, Diễn Phúc, Diễn Châu, Nghệ An được gửi đến chương trình với mong muốn được nghe bài hát "Con thuyền xa bến"của nhạc sĩ Lưu Bích Thụ. Nhạc sĩ Lưu Bích Thụ được biết đến là một trong những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền Âm nhạc Cách mạng Việt Nam ngay từ những năm đầu của thời kì Tân nhạc. Bài hát “Con thuyền xa bến” là tác phẩm đầu tay, được ông viết trong trào lưu âm nhạc Lãng mạn trước Cách mạng Tháng 8. Lời ca là 1 khúc hát biệt ly thể hiện nỗi lòng buồn thương của hai người yêu nhau nhưng phải nói lời chia xa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/10/2020
    Tên tuổi của nhạc sĩ Vũ Thành An gắn liền với những bài không tên, tính đến nay ông đã có 101 bài không tên, trong đó có rất nhiều bài hát nổi tiếng và để lại ấn tượng sâu sắc với người yêu âm nhạc như các bài không tên số 2, số 4, số 5, số 7, số 8, và bài không tên cuối cùng đã đưa tên tuổi của nhạc sĩ Vũ Thành An trở nên quen thuộc với thính giả yêu nhạc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/10/2020
    Thính giả Đặng Hoài Ngọc ở xã Ngọc Châu, Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang có gửi yêu cầu đến chương trình bài hát "Thu trên sông" của nhạc sĩ Việt Lang: "Tôi là thính giả cao tuổi và cũng là cựu chiến binh tham gia quân đội từ thời đánh Pháp. Tôi năm nay 75 tuổi, nhưng vẫn còn thuộc, còn nhớ rất nhiều bài hát của các nhạc sĩ mà chưa từng biết. Thời bấy giờ, chúng tôi là người lính vác súng đi đánh giặc trên những nẻo đường đất nước, vô cùng gian khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tình yêu, chỉ biết đem lời ca tiếng hát vào sức sống để vượt qua, vì thế bao nhiêu khúc ca ngày ấy nhiều khi đã ngấm vào máu thịt, nhiều khi ngồi suy tư thầm hát mà lòng thấy dâng trào cảm xúc...”
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/09/2020
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương tác giả của ca khúc “Đêm đông” nổi tiếng trước CMT8 và bài hát “ Bình Trị Thiên khói lửa” hay “ Bài ca trên núi” trong giai đoạn Kháng chiến là một trong những cây đại thụ của nền Âm nhạc Việt Nam, bởi ông có một bè dầy đáng kể trong sự nghiệp sáng tác và hoạt động âm nhạc trên 60 năm. Sinh ra ở Huế trong một gia đình yêu nghệ thuật, lớn lên trong những điệu hát dân ca xứ Huế nên nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã sớm thẩm thấu và tiếp nhận vốn âm nhạc của quê hương xứ xở, để rồi sau này những chất liệu ấy đã đi vào bài hát của ông thật tự nhiên. Ba bài hát thời đầu kỳ đầu tân nhạc của ông đã khiến nhiều nhạc sĩ cùng thời thán phục, bởi nó là sự kết hợp tài tình giữa âm điệu Việt và những sáng tác Tây Âu mà nhạc sĩ đã tự mày mò học hỏi. Mỗi nhạc phẩm của ông là một bức tranh mầu sắc mang những vẻ đẹp riêng của cảnh sắc, của tâm hồn con người. Bản nhạc “Bướm hoa” là một nét nhạc tình tứ đắm say trên nền chất liệu Boston, bài hát ra đời năm 1942 khi một lần nhạc sĩ đi ngang qua trường nữ trung học Gia Long – Sài Gòn, cảnh tượng hàng trăm tà áo tung bay của các nữ sinh khi tan trường khiến cho nhạc sĩ hào hoa của xứ Huế liên tưởng đến hàng đàn bướm trắng nhởn nhơ bay trên thảm cỏ trong một ngày đẹp trời. Bài hát “Bướm hoa” do NSND Lê Dung thể hiện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/09/2020
    Vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời hiện diện trong nhiều tác phẩm của dòng nhạc trữ tình lãng mạn. Chỉ một nhành hoa, một vạt nắng chiều dần buông cũng đủ để các nhạc sĩ cảm nhận và thổi hồn vào những giai điệu du dương êm ái. Vẻ đẹp nhiên thiên trong bài hát “ Mùa thu cho em” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không còn mang mầu xám của những kỷ niệm buồn mà thay vào đó là tình yêu và hạnh phúc: “Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ, em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương”..... , những câu ca ấy dường như đã trở thành bất tử trong lòng người yêu dòng nhạc trữ tình lãng mạn. Ca khúc “ Mùa thu cho em” là một trong những bản tình ca được rất nhiều người yêu thích. Bài hát mang đến cho người nghe một mùa thu xao xuyến bâng khuâng đến lạ lùng. Tác giả Ngô Thụy Miên đã khắc họa một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp cho những đôi lứa đang yêu và gửi gắm tình cảm của chính tác giả đối với quê hương Miền Bắc, nơi ông sinh ra và lớn lên, nhưng đã sớm phải tạm rời xa...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Nhạc sĩ Nguyến Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh sinh ra ở quê hương Nam Trung Bộ, miền đất của nắng và gió. Ông là con út trong một gia đình khá giả, được học đàn Piano từ nhỏ và đến năm 18 tuổi thì chính thức theo đuổi con đường âm nhạc. Khi được gặp nhạc sĩ Hoàng Nguyên tại Đà Lạt, niềm say mê với âm nhạc đã giúp ông vượt qua sự ngăn cấm của gia đình, vượt qua mọi trắc ẩn hệ lụy để miệt mài tu nghiệp học hành trên từng dấu thăng trầm của phím đàn. Ông đã thành đạt trong sự nghiệp từ một nhạc công vững vàng, tài năng với những phím đàn dương cầm như những hạt giống gieo sâu trong tâm hồn ông cảm xúc. Một vốn sống phong phú là cơ duyên đưa nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đến sự nghiệp viết nhạc, một đời lang thang phiêu lãng góp nhặt những mảnh vụn buồn vui của cuộc sống đã làm chất liệu cho những sáng tác trữ tình lãng mạn và bay bổng. Mỗi nhạc phẩm ông viết ra đều có vị thế trong làng nhạc và vấn vương mãi trong lòng người nghe. Vào những năm thập niên 70 của thế kỷ 20, tên tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhanh chóng nổi tiếng và được công chúng ái mộ qua nhiều nhạc phẩm. Một trong những tác phẩm ông viết theo phong cách nhạc trữ tình lãng mạn có giai điệu đẹp và sang trọng đó là bản “ Lặng lẽ tiếng dương cầm” do ca sỹ Diệu Hiền trình bày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Trịnh Công Sơn là một Nhạc sĩ tài hoa, một cuộc đời hóa thân vào nghệ thuật diễn tả thân phận và tình yêu của mọi kiếp người. Âm nhạc của ông như dòng nước mềm mại nhưng đầy sức mạnh, len lỏi vào tận tâm hồn sâu thẳm của người Việt, đánh thức tình yêu quê hương xứ sở. Không có nhạc sĩ nào có ca khúc được hát nhiều như nhạc Trịnh. Khi được lựa chọn một số bài thơ tình hay nhất Thế kỷ, Nhà nghiên cứu Văn học Hoàng Ngọc Hiến đã tâm đắc tiến cử lời bài ca “Đêm thấy ta là thác đổ”, và khi những lời thơ ấy được hát lên bằng những giai điệu đẹp, thì nó bỗng trở thành những câu ca bất hủ với giọng hát Quang Dũng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Nhạc sĩ Tuấn Khanh tên thật là Trần Trọng Ngọc, sinh năm 1930 tại Nam Định trong một gia đình trung lưu. Năm 1950 ông lên Hà Nội sống và học vĩ cầm từ người anh cả và một số giáo viên âm nhạc người Pháp. Tuy nhiên, dù tỏ ra xuất sắc với loại nhạc cụ này nhưng ông vẫn luôn yêu ca hát. Năm 1953, ông tham dự Cuộc thi hát hay của Đài PT Hà Nội với cái tên Trần Ngọc và đã đoạt giải nhất với bản “Đôi chim giang hồ” của nhạc sĩ Ngọc Bích, và từ đó Trần Trọng Ngọc được biết đến là ca sỹ Trọng Ngọc. Sau năm 1954, ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống, ở đây ông cộng tác với nhiều ban nhạc của Đài PT và giọng hát của ông ngày càng được nhiều khán giả ái mộ qua những ca khúc như “Mẹ tôi”, "Duyên kiếp” , “Người về”, “Gửi gió cho mây ngàn bay”.... Đến năm 1970, sự nghiệp của ca sỹ Trần Ngọc chấm dứt hẳn nhưng sự nghiệp sáng tác của ông lại nổi bật với bút danh Tuấn Khanh. Ca khúc “Dưới giàn hoa cũ” với giọng ca Duy Quang sẽ được cất lên.....
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Chương trình nhận được thư của bác Lê Thị Thục Nhân ở Hà Nội muốn tìm lại xuất xứ và tác giả của bài hát “Sầu tương tư”. Bác đã nhắc đến những vần thơ: “Chiều rơi trôi về miền nào xa xôi, ngày vui đâu còn, mây trôi bơ vơ, ánh trăng vàng úa đem theo niềm nhớ..”. Bản nhạc “Sầu tương tư” được nhạc sĩ Hoàng Trọng viết vào năm 1953, cũng từ đó là khoảng thời gian sáng tác nở rộ của nhạc sĩ, khi các tác phẩm của ông luôn nhận được sự mến mộ của công chúng. Những nhạc phẩm như “Ngàn thu áo tím”, “Bạn lòng”, “Mộng lành”, “Tiễn bước sang ngang”, “Ngỡ ngàng”, “Lạnh lùng”... đã chạm vào sâu thẳm trái tim người yêu nhạc. Bản nhạc “Sầu tương tư” do ca sĩ Quỳnh Hoa trình bày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Nhạc sĩ Hoàng Giác, sinh năm 1924 cùng tuổi với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, ông sáng tác tuy không nhiều nhưng hầu hết các ca khúc của ông lại nằm lòng trong không ít thế hệ công chúng như MƠ HOA, NGÀY VỀ, BÓNG NGÀY QUA, HƯƠNG LÚA ĐỒNG QUÊ. Đối với nhạc sĩ Hoàng Giác tiếng nhạc cũng như tình yêu tự nó đi tìm sự rung động đồng cảm trong tâm hồn người nghe. Mỗi bài hát của ông gắn liền với một kỷ niệm là những cảm xúc chân thật của chính ông về cuộc đời, về con người, về tình yêu. Đó cũng là những điều mà ông cho là quan trọng nhất trong sáng tác.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/08/2020
    Bài hát "Gợi giấc mơ xưa" của Nhạc sĩ Lê Hoàng Long được gửi đến chương trình Tình Khúc Thế Kỷ, với lời nhắn nhủ của một khán thính giả cao tuổi: "Ca khúc này gợi lại kỷ niệm mối tình dang dở cách đây 55 năm, khi tôi còn là 1 chiến sĩ của Vệ Quốc Đoàn với cô nữ y tá xinh đẹp, nhưng sau đó mất liên lạc. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không quên được mối tình đẹp đẽ đó..."
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2020
    Năm 1969 nhạc sĩ Vũ Thành An đã phát hành tập nhạc “Những bài không tên” đã trở thành một hiện tượng và gây không ít tò mò cho nhiều khán thính giả bởi ông không đặt tên cho các tác phẩm mà chỉ đánh số thứ tự cho các bản không tên của mình. Tác phẩm gắn liền với những kỷ niệm về một mối tình sâu sắc, khiến ông viết nên những giai điệu đầy nỗi niềm day dứt và khắc khoải, đó chính là "Bài Không tên cuối cùng".
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2020
    Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định, năm 1954 ông theo gia đình di cư vào Sài Gòn, trong thời kì học sinh, Vũ Thành An theo học âm nhạc trong lớp học của nhạc sĩ Trung Quân cùng Ngô Thụy Miên và Đức Huy. Ông tham gia hoạt động âm nhạc rất tích cực và thể hiện rõ những ưu điểm khả năng sáng tác ca khúc. Dòng nhạc ông theo đuổi và gặt hái được nhiều thành công chính là những bản tình khúc trữ tình lãng mạn, nơi tâm hồn ông được chia sẻ giãi bày và thể hiện bằng những giai điệu rất riêng làm say đắm lòng người. Bên cạnh những bài không tên, ông còn có những bản tình khúc làm thổn thức hàng triệu trái tim của thế hệ công chúng trước năm 1975 như “Đời đá vàng”, “Anh đến thăm em đêm 30”, “Một lần nào cho tôi gặp lại em”, “Mây ngàn lối xưa”, ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2020
    Ca khúc “Giai nhân” chủ đề của album được nhạc sĩ Vũ Thành An viết nhạc dành riêng cho ca sĩ Ngọc Trâm, và chính Ngọc Trâm là người viết lời cho bài hát này, cô cũng rất hạnh phúc khi nhận được nhiều lời khen ngợi của nhạc sĩ dành cho phần lời mà tự tay mình viết. Bản “Giai nhân” có giai điệu đẹp, sang trọng mang hơi hướng cổ điển lãng mạn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2020
    Ca khúc viết về Hà Nội của nhạc sĩ Vũ Thành An do nhà thơ Lê Viết Hòa đặt lời, bài hát “Hà Nội tôi yêu trái tim khờ” một ca khúc rất nên thơ và lãng mạn mà ông dành tặng riêng cho Hà Nội. Trong ca khúc này, chúng ta sẽ thấy bất ngờ bởi một giọng hát rất trẻ so với tuổi 76 của nhạc sĩ cùng sự hòa quyện rất ăn ý với ca sĩ Ngọc Trâm. Nhạc phẩm này còn được Vũ Thành An gọi là bản không tên số 94.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Một trong những cánh chim đầu đàn của nền Tân nhạc Việt Nam là nhạc sĩ Thẩm Oánh. Năm 1936, 1937 ông viết ca khúc “Cô lái đò” và “Tiếng hát trong phòng the” được coi là hai trong số những ca khúc đầu tiên của nền Tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Thẩm Oánh cũng là người khởi xướng nhạc Phật qua bản “A di đà phật” được viết trong dịp khánh thành chùa Quán Sứ ở Hà Nội sau khi chùa được trùng tu năm 1942. Là người tha thiết với đất nước với dân tộc, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã viết nhiều ca khúc để đời tuy nhiên thế hệ người nghe cùng thời với ông vẫn không thể quên những bản tình khúc mà ông đã viết trong buổi đầu sơ khai của nền Tân nhạc Việt Nam như: “Tôi bán đường tơ”, “Nhớ nhung”, “Chiều tưởng nhớ”, “Cô hàng hoa”...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Ngọc Bích được biết đến là một nhạc sĩ đa tài từ ca hát đến đóng kịch, soạn nhạc và đặc biệt thành công với những bản tình khúc. Trước năm 1954, nhạc sĩ Ngọc Bích đã chinh phục cả một thế hệ trẻ thời bấy giờ qua những tình khúc để đời của ông như “ Lời hẹn xưa”, “ Khúc nhạc tương tư”, “ Đôi chim giang hồ”, “ Khúc nhạc chiều mơ”, “ Mộng chiều xuân”, “ Trở về bến mơ”, “ Sống trong thời chiến”. Song dường như những sáng tác của Ngọc Bích không vương mầu chiến chinh, không bị ảnh hưởng bởi những chia ly, đau khổ của con người mà luôn hướng tới sự lãng mạn, lạc quan. Sau năm 1954, Miền Bắc giành được hòa bình, cái chất lãng mạn trong những tình khúc của nhạc sĩ Ngọc Bích lại càng có cơ hội tuôn trào. Nhưng lãng mạn trong bản tình ca của ông, không phải là những tuyệt vọng, buồn đau, bi lụy, mà là lãng mạn, hạnh phúc, một hạnh phúc rất dễ tìm. Bởi vì theo ông chỉ yêu mà thôi đã đủ là hạnh phúc rồi..
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2020
    Một trong những nhạc sỹ nổi tiếng ở Miền Trung sau Hiệp định Geneve năm 1954 là Lê Mộng Nguyên. Ông sinh năm 1930, tại cố đô Huế, ông tự nhận mình chỉ là một nhạc sĩ tài tử, xem công việc sáng tác là một hình thức biểu lộ tâm tình hơn là tìm đối tượng thưởng thức. Ca khúc “ Trăng mờ bên suối” là sáng tác đầu tay đầy âm hưởng tiền chiến đã được ông viết vào năm 1949, nhưng mãi sau năm 1954 mới được phổ biến rộng rãi và từ đó ca khúc này được đưa vào danh sách những tình khúc bất hủ của nền Tân nhạc Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2020
    Nhạc sĩ Xuân Tiên sinh năm 1921 thuộc thế hệ Nhạc sĩ thứ nhất. Năm lên 6 tuổi ông đã có thể chơi nhạc, không phải chơi theo kiểu tài tử mà có thể trình diễn như một nghệ sỹ nhà nghề được đào tạo một cách bài bản về cách sử dụng nhạc cụ và có kiến thức về âm nhạc. Mặc dù am tường nhạc lý và sử dụng nhiều nhạc cụ Tây phương, nhưng khi sáng tác Nhạc sỹ Xuân Tiên lại thiên về nhạc Dân tộc . Hầu hết các ca khúc của ông đều được viết dựa trên thanh âm ngũ cung của nhạc cổ truyền Việt Nam.Trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, ông đã để lại nhiều bài hát được các thệ hệ thanh niên nam nữ thời đó yêu thích như : “ Hận Bồ Đàn”, “ Khúc hát ân tình”, “ Chờ một kiếp mai” viết chung với nhạc sỹ Ngọc Bích.
    Xem thêm Thu gọn