-
Tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc
Âm nhạc dân tộc luôn là "món ăn" tinh thần, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Nền âm nhạc cổ truyền mà chúng ta đang có là sự kết tinh đáng tự hào của những sáng tạo nghệ thuật vô giá được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ, là minh chứng sống động cho một nền văn hóa dân tộc đa dạng, giàu bản sắc và có lịch sử lâu đời. Cùng lắng nghe chương trình “Tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc” phát sóng trên Đài TNVN để tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc và các loại hình âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Chương mới nhất
-
Đám cưới là mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, đánh dấu sự đơm hoa kết trái của tình yêu. Tại Việt Nam, đám cưới là một phong tục nghi lễ mang đậm phong vị dân tộc và trong ngày trọng đại đó luôn tràn ngập niềm vui cùng những câu ca điệu nhạc…Thu gọn
-
Hát Cửa Đình còn là một loại hình diễn xướng tổng hợp nhiều bộ môn ca, nhạc, múa đã đạt trình độ ổn định mang tính chất anh hùng ca và sử thi trong những bài hát về lịch sử, ca ngợi sự nghiệp anh hùng, ca ngợi quê hương đất nước, chúc tụng dân làng…Hát Cửa Đình Lỗ Khê còn thêm chức năng giải trí quần chúng. Giáo phường Lỗ Khê, kế tục sự nghiệp của hai vị tổ sư đã từng đưa đào kép phường mình vào trong cung trình diễn, được tuyển lựa đầu tiên những đào kép tài giỏi vào cung để trở thành đội hát cung đình phục vụ cho vua chúa và đình thần…Thu gọn
-
Nhịp 1 trong Hát Văn là loại tiết tấu rất được ưa thích bởi tính chất vui tươi, lạc quan thường được sử dụng trong các làn điệu Xá. Theo nghiên cứu, sưu tầm của nhạc sĩ Lê Y Linh, nhịp 1 thường dùng cho các làn điệu thuộc hệ thống hát Xá, sơn trang dành cho các bản văn hầu nữ thần nhạc phủ hoặc một số ông Hoàng. Nhịp 1 là loại tiết tấu ít có biến thể nhất trong số các loại tiết tấu của âm nhạc Hát Văn…Thu gọn
-
Đàn K’ny là nhạc cụ dây có cung vĩ của nhiều dân tộc sống ở vùng Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Ba Na, Gia Rai, Xơ-đăng và Rơ Ngao... Nó có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc. Người Cà Dong gọi là K’ny là Rơ đoong, người Rơ Măm gọi là Rơ ruội, người Hà Lang gọi là Brõ Mâm... Theo truyền thống của người dân tộc, k’ny do nam giới sử dụng. Họ chỉ chơi nhạc cụ này trong nhà Rông hoặc nơi chòi rẫy, bởi vì họ tin rằng k’ny là tiếng nói của thần linh…Thu gọn
-
Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, với nhiều dân tộc khác nhau. Nơi đây có những di sản văn hóa độc đáo với những làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc. - Hát Lượn là một thể loại dân ca của người Tày. Đó là những câu hát đề cập đến mọi mặt của đời sống ca ngợi quê hương đất nước, cảnh đẹp của thiên nhiên. Những câu hát Lượn còn là thước đo cho sự hiểu biết, thông minh và hiếu khách. -Hát Then là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian được bà con ở Cao Bằng rất yêu thích. Hát then luôn gắn liền với chùm xóc nhạc và cây tính tẩu-một nhạc cụ dân gian độc đáo. Ngày nay, Hát then đàn tính không bó hẹp trong không gian thực hành tín ngưỡng mà đã mở rộng không gian trình diễn, trở thành món ăn tinh thần quen thuộc trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Tày. - Hát giao duyên của người Dao là lối hát đối đáp giữa các nhóm nam nữ mang tính chất trữ tình dành cho những người trẻ tuổi hát trong đám cưới, đám hội, ngoài sân nhà, nơi tổ chức lễ cấp sắc hay Tết nhảy. Hát giao duyên không chỉ là dịp bộc lộ khả năng đối đáp, tài ứng xử, năng khiếu cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật của thanh niên nam nữ mà còn là cơ hội để họ tìm hiểu nhau và chọn bạn đời trăm năm…Thu gọn
-
Hát Xẩm là một trong những loại hình nghệ thuật âm nhạc độc đáo, có vị trí quan trọng trong đời sống âm nhạc của dân tộc ta. Hát Xẩm-một loại hình kể chuyện âm nhạc đặc sắc, được sinh ra gắn với nhu cầu phục vụ cộng đồng với mục đích làm vơi đi nỗi mệt nhọc trong công việc, do đó đối tượng phục vụ chính của hát Xẩm là nhân dân lao động. Với vai trò tích cực trong việc sử dụng nghệ thuật âm nhạc để động viên, tuyên truyền quần chúng, hát Xẩm xưa có tác dụng trong việc bảo ban, khuyên nhủ giáo dục nhân phẩm con người, đạo lý ở đời …Thu gọn
-
- Cồng chiêng không chỉ xuất hiện trong nghi lễ quan trọng của người Mường mà còn trong cả đời sống hàng ngày, dưới hình thức nghe tiếng cồng như một hiệu lệnh, tiếng mời gọi tổ tiên hay trở thành của hồi môn quý giá …Cồng chiêng còn xuất hiện như nhạc cụ đệm cho hát sắc bùa trong những dịp lễ, Tết. Ngoài công chiềng, người Mường còn nhiều nhạc cụ khác như: cò ke (đàn nhị), ống ôi (sáo ôi), các loại trống, khèn… - Hát Thường Đang là một trong những thể loại hát giao duyên đặc sắc của trai gái. Thường Đang là tiếng hát yêu thương thắm thiết thường có nội dung về sự thủy chung son sắt với giai điệu trữ tình êm ái, khi hát thường được đệm bằng các nhạc cụ cò ke, đàn nhị. - Trong các thể loại hát giao duyên của người Mường, hát ví là một thể loại rất đặc sắc. Hát ví luôn có giai điệu trữ tình, chất tự sự phóng khoáng, nội dung ngẫu hứng giữa những người hát. Lời hát trong hát ví vẫn là những câu ví von, ý nhị xa xôi, và những lời hỏi thăm về gia đình, cuộc sống hay những lời ướm hỏi về tình duyên…Thu gọn
-
Kèn Bầu là nhạc khí hơi, sử dụng dăm kép (còn gọi là Kèn già nam, Kèn loa, Kèn bóp, Kèn bát). Kèn Bầu do nam giới sử dụng trong việc đón khách đám cưới, đám ma, trong hội hè của các dân tộc thiểu số và là thành phần quan trọng trong nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế, hát Tuồng, hát Chầu văn của người Kinh. Kèn Bầu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, chia làm ba loại: Loại âm cao (Kèn Tiểu, Kèn Vắt, Kèn Củn); loại âm trung (sử dụng nhiều: Kèn Trung pha, Kèn Trung đục, Kèn Nàm); loại âm trầm (Kèn Ðại, Kèn Ðại trường, Kèn Quá khổ). Kèn Bầu có các kỹ thuật thổi: rung hơi, luyến hơi, đánh lưỡi, vuốt hơi, nghệ nhân có thể thổi liên tục hàng giờ không cần ngắt hơi, các kỹ thuật bấm: ngón láy, ngón vuốt....Thu gọn
-
Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của nước ta, đây là nơi hội tụ và sinh sống lâu đời của mười hai dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo cho phong tục tập quán và âm nhạc dân gian tạo cho vùng đất này có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc. Trong chương trình, cùng lắng nghe một số tiết mục dân ca của các dân tộc: Thái, La Ha, Kháng, Mường -Hát đối đáp giao duyên của dân tộc Thái: Hát tỏ tình (nghệ nhân Điêu Văn Minh, Điêu Thị Hỷ hát, nghệ nhân Lò Văn Đoan đệm tính tẩu) -Điệu hát “Ru con” của dân tộc La Ha (nghệ nhân Quảng Thị Toản, dân tộc La Ha xã Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) -Hát đối đáp nam nữ của dân tộc Kháng: Hát đám cưới (nghệ nhân Lò Thị Khẹo, Hoàng Văn Trực) -Điệu hát giao duyên của dân tộc Mường: Miếng trầu đợi em (nghệ nhân Đinh Quang Trưởng)Thu gọn
-
Nghệ thuật bài chòi là một trong những hình thức nghệ thuật sân khấu dân tộc đặc sắc mới xuất hiện từ những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp ở vùng Nam Trung Bộ. Nghệ thuật sân khấu bài chòi được phát triển từ trò chơi bài chòi, tương truyền do cụ Đào Duy Từ sáng tạo và truyền dạy. Bài chòi từ việc hô tên quân bài làm vui ở hội chơi, dần phát triển thành các tiết mục hát rồi diễn xướng dân gian với hình thức kể chuyện và trở thành nghệ thuật sân khấu bài chòi...Thu gọn
-
Ngã ba sông Móng là địa danh nằm trên lưu vực sông Châu, nơi tiếp giáp ba xã thuộc ba huyện trong tỉnh Hà Nam: xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục), xã Văn Lý (huyện Lý Nhân) và xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên). Là một vùng đất bãi thuộc châu thổ sông Hồng và sông Châu, ngã ba nơi đây mang đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Vì thế dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng mang âm hưởng chung của nhiều thể loại dân ca trong vùng và cả những nét riêng của vùng chiêm trũng Hà Nam. Hát giao duyên ngã ba Sông Móng thuộc thể hát đối ca một giọng tức là cả hai bên nam nữ hát chung một bài có cùng một làn điệu. Chất trữ tình trong các làn điệu dân ca này được lấy cảm hứng từ môi trường lao động, sinh hoạt và trữ liệu lịch sử xã hội. Các chất liệu lấy từ cuộc sống như bến sông, con đò, con thuyền, xóm bãi…là những hình ảnh gần gũi thân thương gợi cảm được nhắc đi nhắc lại trong nhiều làn điệu được nhân lên thành hình tượng của tình yêu… -Thưởng thức những làn điệu: Giao cầu phu thê (NSND Lương Duyên cùng tốp nam nữ), Hát đối ô, quạt (tốp nam nữ trình bày), Đến hội trao duyên (tốp nam nữ Nhà hát Chèo Hà Nam) -Bài nghiên cứu của nhạc sĩ Phạm Trọng Lực về công tác sưu tầm dân ca Hà Nam, sự khẳng định nền dân ca của mảnh đất này và những phân tích cái hay cái đẹp về dân ca của quê mình.Thu gọn
-
Truyền thống văn hóa của người Dao đã có từ lâu đời, nhiều sinh hoạt văn hóa văn nghệ, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng còn lưu giữ được những nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. -Với người Dao ở Cao Bằng: Nghi thức hát giao duyên là lối hát đối đáp giữa các nhóm nam nữ mang tính chất trữ tình dành cho những người trẻ tuổi hát trong đám cưới, đám hội, ngoài sân nhà, nơi tổ chức lễ cấp sắc...Hát giao duyên không chỉ là dịp bộc lộ khả năng đối đáp, tài ứng xử, năng khiếu cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật của thanh niên nam nữ mà còn là cơ hội để họ tìm hiểu nhau và chọn bạn đời trăm năm... -Với người Dao ở Thanh Hóa: Hát Pá Dung là điệu hát đối đáp giao duyên nam nữ. Đây là điệu hát không có nhạc đệm và đòi hỏi người hát phải có tài đối đáp, thường hát vào dịp thanh niên nam nữ đến chơi làng khác hay hát trong đám cưới và khi lao động trên nương rẫy hoặc trong các dịp lễ hội... -Với người Dao ở Hà Giang: “Tòng dú” là một điệu hát múa mở đầu cho lễ cấp sắc (còn gọi là lễ cổ phà)-một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc đời của người đàn ông dân tộc Dao... -Với người Dao ở Tuyên Quang: “Ấy dùng” là một điệu hát đối đáp nam nữ của người Dao Chàm ở huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang. Điệu hát này thường được dùng trong những lễ hội hoặc trong khi lao động trên nương rẫy. Giai điệu của bài hát mang tính chất giao duyên, trữ tình...Thu gọn
-
Ca trù là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng rất được ưa chuộng tại Bắc bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, là một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc. Những danh xưng để chỉ những người hoạt động trong loại hình nghệ thuật này như: gọi những người hát là Đào nương, và Ả đào; người gẩy đàn gọi là Kép; cây đàn đáy bắt nguồn từ những tên gọi xưa kia là Vô để cầm, Đới cầm; nơi sinh hoạt của Đào, Kép xưa gọi là Giáo phường; người đánh trống trong hát ca trù là Cầm Chầu...Thu gọn
-
-Với các dàn nhạc Cung đình, trống là nhạc cụ chủ chốt, giữ chức năng là người dẫn đường cho toàn dàn nhạc. Bằng những mô hình tiết tấu có quy ước gọi là các câu thủ, câu vĩ, trống báo hiệu cho các nhạc công trong dàn nhạc lúc nào bắt đầu cử nhạc, đánh những bài thể loại gì và lúc nào kết thúc bản nhạc... -Trong dàn nhạc Tuồng, trống Chiến không chỉ bao quát toàn bộ vở diễn mà còn là linh hồn của cả một đêm diễn. Chỉ với bốn âm thanh cơ bản: tang, tùng, cắc, rụp trống chiến có sức diễn tả vô cùng phong phú với nhiều trạng thái tình cảm của con người... -Trong sân khấu nghệ thuật Chèo, trống Đế có vai trò quan trọng nhất, dùng để đệm cho hát, múa liên kết các câu trổ trong làn điệu, chuyển tiếp giữa làn điệu từ phần hát sang phần múa, diễn, hỗ trợ cho diễn xuất của diễn viên...Thu gọn
-
Nhịp đôi trong âm nhạc hát văn là loại tiết tấu cơ bản bởi được dùng trong rất nhiều làn điệu hát văn. Theo nghiên cứu, sưu tầm của nhạc sĩ Lê Y Linh, nhịp đôi thường dùng cho các làn điệu thuộc hệ thống hát Dọc, Cờn dành cho các bản văn hầu nam thần hàng quan, ông Hoàng hay hàng Cậu hoặc một số giá nữ thần thoải phủ. Nhịp đôi là loại tiết tấu có nhiều biến thể nhất trong số các loại tiết tấu của âm nhạc Hát Văn. Chính những biến thể này mà các cung văn có thể hát vãn, hãm và nhiều khi là cả phú bình trên nền của nhịp đôi...Thu gọn
-
Nghệ An là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, chiếm đại đa số là dân tộc Kinh phân bố rộng khắp cả tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An chủ yếu là các dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Sán Dìu, Mông, Ơ Đu sống tập trung ở các huyện miền núi và trung du như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp. Mỗi dân tộc ở đây đều lưu giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình... Trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Khơ Mú, làn điệu dân ca được ưa thích nhất là hát Tơm. Hát Tơm mang đậm chất sử thi, trữ tình, cách hát đối đáp vừa sáng tạo vừa thể hiện tình cảm ngọt ngào, sâu lắng... Trong kho tàng dân ca của người Mông ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An những thể loại còn được bảo tồn cho đến ngày nay là hai điệu hát: Cứ Xia, Lù tẩu... Người Thái ở Nghệ An còn lưu giữ được các làn điệu dân ca như hát ru, khắp, suối, lăm...Thu gọn
-
Người Ê đê là một trong nhiều dân tộc anh em sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk với kho tàng âm nhạc dân gian phong phú, độc đáo bao gồm nhạc cụ dân tộc và dân ca. Nhạc cụ dân tộc của người Ê Đê có các dàn cồng, chiêng, đàn đinh goong, đinh puốt, ... Dân ca Ê Đê có các điệu hát nổi tiếng như: điệu hát Ayray, hát Kể Khan, ...Thu gọn
-
Hát Chầu Văn và hát Văn là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Hình thức lễ nhạc này có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu Thánh gắn liền với nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Tam Tứ Phủ. Chính vì thế nó còn có tên gọi nữa là Hát Văn hầu Đồng...Thu gọn
-
Tìm hiểu về các thể loại hò ở Nam Bộ qua cuộc trò chuyện của nhà nghiên cứu dân ca Nam Bộ Lư Nhất Vũ
Hò là một loại hình ca hát dân gian đặc sắc của người dân Nam Bộ. Hò ở Nam Bộ có các thể loại như: hò cấy, hò chèo ghe, hò đối đáp, hò đi thẻ mực, hò khoan, hò huê tình, hò sợ vợ... Mỗi loại hò lại có một đặc điểm riêng; nội dung ở mỗi điệu hò thật giàu có, chủ đề cũng thật đa dạng, phản ánh mọi khía cạnh nhận thức trong đời sống tinh thần của nhân dân; biểu hiện mọi ngóc ngách tâm tư tình cảm; mọi cảm xúc thẩm mỹ đối với quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình, nhân nghĩa, thế sự,... của con người sinh sống trên vùng đất này...Thu gọn -
Nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc ta là một trong những loại hình nghệ thuật được giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất. Đã có nhiều ấn phẩm, các công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu đầu ngành để làm rõ cái hay, cái đẹp, nhiều khi là sự thâm thúy ẩn ý của nghệ thuật chèo nói chung và của âm nhạc chèo, cụ thể là các làn điệu chèo nói riêng. Cùng lắng nghe băng tư liệu bài nói chuyện của cố nhà nghiên cứu chèo Trần Việt Ngữ để tìm hiểu loại hình nghệ thuật này...Thu gọn
-
Các dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng chiêng theo dàn, không đánh riêng lẻ từng chiếc, mỗi một dân tộc có một cách tổ chức dàn chiêng, cách diễn tấu riêng theo phong tục tập quán của mình…Trong cuộc sống của người Tây Nguyên, chiêng luôn luôn xuất hiện trong các lễ hội lớn, những dấu ấn quan trọng của đời người. Một bộ chiêng có từ ba đến mười lăm chiếc, ngoài ra còn có trống; ở một số dân tộc còn có thêm hai cặp chũm chọe. Theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên, trống là Thần Sấm, biểu tượng cho trời, tính nam; chiêng biểu tượng cho đất, tính nữ…Thu gọn
-
-Hát ví có nội dung phong phú đề cập đến khía cạnh đời sống của người dân Xứ Nghệ, đặc biệt là chủ đề giao duyên nam nữ … -Hát giặm có tính tiết tấu nhịp điệu rõ nét, lời ca sử dụng thể thơ năm hoặc bảy chữ. Bài hát giặm có phần mở đầu là câu hát mang tính chất ngâm ngợi, tự do ... -Hát xẩm Xứ Nghệ vừa mang đặc điểm âm nhạc của hát xẩm đồng bằng Bắc Bộ, vừa mang âm hưởng của dân ca Xứ Nghệ và phương ngữ của người dân nơi đây... -Có nhiều điệu hò trong dân ca Xứ Nghệ không chỉ gắn với lao động mà còn phục vụ mục đích giao duyên trai gái và đi đường như các điệu: hò chụm buồm, hò chèo thuyền, hò đi rú, hò đi đường…Thu gọn
-
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc, là nơi sinh sống của các dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn, Tày, Nùng, Giáy, Cờ Lao... Mỗi dân tộc có một di sản văn hóa riêng làm nên nét đặc sắc cho mảnh đất Hà Giang. -Dân tộc Giáy ở Hà Giang sống tập trung ở thung lũng, gần nguồn nước để làm ruộng nước. Người Giáy có năng khiếu đặc biệt về ca hát, mỗi dịp lễ hội không thể thiếu những làn điệu hát được tổ chức trong nhiều cuộc vui của dân bản như: hát khi khách đến chơi bản, hát trong đám cưới, hát về nhà mới, hát mừng thọ, hát mừng năm mới... -Người Mông sống trên vùng núi cao, khí hậu lạnh. Người Mông để lại ấn tượng với những bộ trang phục sắc sỡ sắc màu và kho tàng dân ca đặc sắc trong đó ca hát là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của họ. Tiếng hát của người mẹ đưa em bé vào giấc ngủ say, tiếng hát đối đáp để quên đi những mệt nhọc trong lao động, tiếng hát của ông mối trong đám cưới, của nam thanh nữ tú trong những cuộc vui , hay tiếng hát của người già kể cho con cháu nghe những câu chuyện thần thoại, tiếng hát buồn để tiễn biệt người chết trong đám ma... -Người Dao có dân số đứng thứ ba ở Hà Giang, họ không chỉ nổi tiếng bởi đức tình cần cù, chịu khó làm ăn nên đời sống khá ổn định mà họ còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những giá trị văn hóa đó là lễ cấp sắc, một nghi lễ không thể thiếu trong đời người đàn ông Dao. Ngoài những điệu hát trong nghi lễ, dân tộc Dao cũng có những bài hát trong lúc sinh hoạt hay lao động...Thu gọn
-
Tây Bắc là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số anh em, trong đó người Thái chiếm số đông. Cũng như nhiều dân tộc ở Việt Nam, người Thái rất yêu âm nhạc, bởi vậy âm nhạc của người Thái rất phong phú và gắn với đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Hầu như ở đâu, lúc nào họ cũng hát: trong khi làm nương, trong các bữa tiệc, trong các ngày Lễ, Tết, hát tín ngưỡng, dựng nhà mới, hát ru con,...Thu gọn
-
Dân tộc Chăm sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Người Chăm có một nền âm nhạc rất phong phú và đa dạng với những làn điệu dân ca dân vũ đặc sắc và không thể thiếu những nhạc cụ mang đậm bản sắc của đồng bào Chăm. Trống mặt da Paranưng, trống Ghinăng, kèn Saranai, và Đàn Kanhi là bốn nhạc cụ truyền thống tiêu biểu trong dàn nhạc Chăm được các thanh niên nam, nữ sử dụng trong các dịp lễ hội lớn của dân tộc…Thu gọn
-
Đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu tại miền Tây Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Là dân tộc có chữ viết riêng, từ lâu đời, đồng bào Khmer đã ghi chép những sáng tác dân gian cũng như những tư liệu tôn giáo trên giấy xếp (Kơrăng), trên lá buông (Satra) để lưu truyền. Dân ca dân nhạc của đồng bào Khmer gồm nhiều loại hình khác nhau gắn bó với đời sống sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội…Thu gọn
-
Sáo trúc vừa là di sản vật thể, vừa là di sản phi vật thể quý báu của nước ta. Sáo trúc gắn bó với con người Việt Nam từ hàng ngàn năm. Âm thanh của cây sáo trúc bay bổng mượt mà, đằm sâu thân thiết, gần gũi với tâm hồn và con người Việt Nam…Thu gọn
-
Đại thi hào Nguyễn Du với những tác phẩm nổi tiếng có sức lan tỏa mãnh liệt trong văn hóa người Việt. Truyện Kiều của ông là tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng, hoàn toàn là thơ lục bát gồm 3254 câu. Lấy cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đời Nhà Thanh (Trung Quốc), Nguyễn Du đã viết nên bằng ngôn ngữ văn học thể thơ truyền thống của người Việt. Ngay từ lúc mới ra đời, Truyện Kiều đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân và được nhiều người thuộc lòng, ngâm ngợi. Chính vì tính chất trữ tình của cốt truyện, lại là một câu chuyện cảm động về mảnh đời người phụ nữ trong xã hội cũ nên Truyện Kiều đã được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác trong đó có nghệ thuật Chèo cổ…Thu gọn
-
Hô Bài chòi là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân khu V, đặc biệt là nhân dân lao động. Cuối năm 2017, loại hình nghệ thuật này đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Xuất phát từ một trò chơi dân gian, qua thời gian được phát triển như ngày nay, bài chòi đã được sân khấu hóa và trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu kịch hát…Thu gọn
-
Sinh sống lâu đời trên dải Trường Sơn, đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Cơ-Tu, Bru-Vân Kiều đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc, trong đó dân ca dân vũ là một đặc trưng văn hóa phản ánh đậm nét đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc anh em trên vùng đất này. Dân ca với dân tộc Cơ -Tu là những làn điệu giao duyên (còn được gọi là “hát cha chấp”); dân ca dân tộc Tà-Ôi là các điệu “Ka-lơi”, “Ba-boih”, “Rơin”, “điệu cha chấp”; dân ca dân tộc Bru-Vân Kiều là làn điệu "chà chấp" (lối vừa hát vừa kể), hay "sim" (hình thức hát nam nữ)…Thu gọn
-
Hát sắc bùa là loại hình ca hát rất phổ biến trong những ngày xuân về. Đây là một trong những hình thức hát múa mừng xuân để tiễn cái cũ, đón cái mới, cầu cho bình an thịnh vượng sẽ đến trong năm mới…Thu gọn
-
Mùa xuân là mùa khởi đầu một năm mới. mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật cỏ cây, hoa lá. Mùa xuân là dịp tổng kết một năm cũ, bắt đầu một năm mới với bao điều ước mong. Giữa tiết trời ấm áp của mùa xuân, trên khắp mọi miền quê, người ta lại rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Đến với lễ hội, con người như tìm về cội nguồn, nhớ đến tổ tiên, nhắc nhở về lịch sử và truyền thống hào hùng của dân tộc qua những hình thức của các sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong các thành tố kết hợp với nhau làm tăng thêm giá trị, ý nghĩa và sự thiêng liêng của lễ hội không thể không nhắc đến vai trò của âm nhạc…Thu gọn
-
Hát giao duyên là một loại hình sinh hoạt văn hóa dành riêng cho nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành. Hình thức hát giao duyên được thực hiện dưới dạng đối đáp nam nữ rất phổ biến và có ở tất cả các tộc người Việt Nam. Tuy nhiên về hình thức và cung cách có khác nhau…Thu gọn
-
-Dân tộc Ba Na là tộc người có dân số đông trong cộng đồng các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên. Với người Ba Na, sự mộc mạc, nguyên sơ trong chất liệu chế tác nhạc cụ, sự mềm mại uyển chuyển trong giai điệu, tiết tấu, âm hưởng đượm buồn, lắng đọng nhưng lại tinh tế, vang xa… Tất cả những điều đó đã tạo nên một phong cách độc đáo vừa gần gũi, trầm hùng và vừa linh thiêng, xa xăm huyền thoại… -Người Mơ Nông là một trong những tộc người cư trú lâu đời nhất trên mảnh đất Tây Nguyên và cũng là tộc người còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Vốn văn hóa đặc sắc được lưu truyền qua các thế hệ chủ yếu là qua truyền khẩu. Những làn điệu dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt lao động… -Người Ê đê có cuộc sống sinh hoạt gắn bó với núi rừng, nương rẫy đã hình thành nên những nét văn hóa độc đáo giàu bản sắc. Người Ê đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú, đặc biệt là các trường ca, sử thi…Thu gọn
-
Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn mười thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo ra sự trang trọng trong các cuộc tế lễ cung đình như tế giao, tế miếu, lễ đại triều, thường triều. Tinh hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, càng được khẳng định hơn về một nền văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Với tất cả những giá trị lịch sử ấy, năm 2003 Nhã nhạc cung đình Huế đã đươc Unesco ghi tên vào danh mục kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại …Thu gọn
-
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên vùng đất chuyển tiếp giữa Châu Thổ và miền sơn cước. Cùng cư trú với người Kinh, ở Vĩnh Phúc còn có đồng bào các dân tộc thiểu số như người Sán Dìu, người Cao Lan, người Dao, người Tày,…Tuy chỉ chiếm 3,17% dân số toàn tỉnh, song đồng bào các dân tộc ít người lại sinh sống ở một vùng đất bán sơn địa khá rộng lớn men theo sườn Tây Nam của dãy núi Tam Đảo. Với lối canh tác nửa lúa nước, nửa lúa cạn, kết hợp trồng các loại hoa màu, chăn nuôi gia súc họ đã tạo dựng được cuộc sống ổn định, vững chắc tại mảnh đất này. Đời sống văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc nơi đây cũng rất phong phú với nhiều nét đặc trưng riêng, trong đó dân ca là sinh hoạt văn hóa đặc sắc được các thế hệ kế thừa và lưu truyền…Thu gọn
-
Đàn tam thập lục là một loại nhạc cụ được chính thức đưa vào giảng dạy chuyên nghiệp tại các trường Văn hóa, nghệ thuật trên cả nước và chiếm một vị trí quan trọng trong dàn nhạc dân tộc. Trong mỗi chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc, đàn tam thập lục đã khẳng định vai trò là một nhạc cụ đệm quan trọng trong các tác phẩm khí nhạc đương đại…Thu gọn
-
Nghệ thuật chèo được hình thành từ chính những làng quê thanh bình của nền văn minh lúa nước ở miền Bắc nước ta. Những câu hát được cất lên là những cung bậc cảm xúc của những nhân vật. Hệ thống các nhân vật cùng những tích chèo cổ đã làm nên một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc ta. Mỗi một loại hình nhân vật đều có những điệu hát đặc trưng được phát triển theo diễn biến tâm lý của nhân vật đó trong vở diễn. Nhân vật Xúy Vân trong tích chèo cổ Vân Nham là một nhân vật có nhiều điệu hát và diễn biến tâm trạng phức tạp nhất trong các nhân vật chèo cổ…Thu gọn
-
Kho tàng âm nhạc dân gian của người Ê Đê rất phong phú và độc đáo, bao gồm: Nhạc cụ dân tộc và Dân ca. Nhạc cụ dân tộc của người Ê Đê có các dàn: Cồng chiêng, Đing Năm, đàn Đinh Goong, Đinh Puốt, Đing Tak Ta, Đing Ktút.... Dân ca Ê Đê có các điệu hát nổi tiếng như hát Ayray, hát Kể Khan…Thu gọn
-
Ca trù là loại hình ca hát thính phòng độc đáo của Việt Nam, là Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Chúng ta cùng tìm hiểu về một số thể cách ca trù qua bài nói chuyện của PGS, TS Vũ Nhật Thăng, Viện Âm nhạc Việt Nam và một số tiết mục âm nhạc minh họa do các nghệ nhân CLB Ca trù Thái Hà trình bày.Thu gọn
-
Đàn K'lông pút là một loại nhạc cụ truyền thống của người Xơ Đăng. Đàn K'lông pút cổ chỉ có vài âm cơ bản, sau được cải tiến có âm vực từ 2 quãng 8 trở lên và có đủ các nốt bán âm… Nhà rông trên buôn mới Sáng tác: Nhạc sĩ Hữu Xuân Độc tấu K’lông pút: NSƯT Phạm Nhung và Dàn nhạc dân tộc Mừng lúa mới Song tấu K’lông pút: Nghệ nhân Y Pen, Nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh Khúc nhạc Tây Nguyên Sáng tác: Nhạc sĩ Doãn Tiến Độc tấu K’lông pút: NSƯT Mai Liên và tốp nhạc Bài ca anh hùng Núp Sáng tác: Nhạc sĩ Trần Quý Độc tấu K’lông pút: NSƯT Hoa Đăng và tốp nhạc Mùa xuân đến Độc tấu K’lông pút: NSƯT Mai Lai và tốp nhạcThu gọn
-
Nhạc tài tử thuộc hệ thống nhạc ngũ cung đông phương. Đờn ca tài tử có số lượng bài bản rất phong phú, đa dạng gồm 20 bản tiêu biểu cho 4 điệu: Bắc, Hạ, Nam, Oán và 4 hơi: Xuân, Ai, Đảo, Ngự… Kể chuyện quê mình Viết lời: Soạn giả Huỳnh Khải Trình bày: Tài tử Mỹ Ngọc, Tài tử Thành Tây Vọng cổ: Giữ mãi tiếng đờn xưa Viết lời: Soạn giả Huỳnh Minh Ngọc Trình bày: Tài tử Hồng Vân Đìa bảy ông (Theo thể diệu Tây Thi) Viết lời: Soạn giả Nguyễn Bá Thế Trình bày: Tài tử Kim Thoa, Tài tử Mỹ HằngThu gọn
-
Đàn nhị là nhạc cụ phổ biến ở nhiều dân tộc Việt Nam. Đây là loại đàn có 2 dây được làm bằng tơ hoặc kim khí với cung vĩ để kéo đàn. Đàn nhị còn có thể mô phỏng tiếng gió rít, tiếng chim hót hay giả giọng nói của con người… Nước về đồng Tác phẩm viết cho đàn nhị độc tấu của nhạc sĩ Hồng Dót Trình bày: Nghệ sĩ Thành Nhân cùng tốp nhạc Tam tấu nhị (Tác phẩm hòa tấu nhạc xẩm “Phố chợ Đồng Xuân”) Trình bày: NSUT Văn Thắng, Nghệ sĩ Xuân Hiệp, Nghệ sĩ Tuần Hưng Đàn nhị trong hát xẩm: Ba bậc Trình bày: Nghệ nhân Hà Thị Cầu Hòa tấu bản nhạc Cấm giá Dàn nhạc Nhà Hát chèo Việt Nam trình tấu Tiếng đàn nhị qua tác phẩm Zacdart NSƯT Thùy Anh độc tấu đàn nhị cùng Dàn nhạc dân tộcThu gọn
-
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm… Hướng về biển đảo quê hương Viết lời: Soạn giả Hoàng Anh Trình bày: Tài tử Sari Quê hương nghệ sĩ Bạc Liêu Viết lời: Soạn giả Tiết Văn Dũng Trình bày: Tài từ Quốc Hưng Tự tình phương Nam Viết lời: Soạn giả Thị Chỗ Trình bày: Tài tử Hồng Nhãn Ơn cha (vọng cổ) Viết lời: Soạn giả Huỳnh Diễm Phúc Trình bày: Tài tử Ngọc MỹThu gọn
-
Trong nghi lễ then, âm nhạc là yếu tố xuyên suốt cuộc then, hát then đi cùng nhạc cụ tính tẩu… Hát then: Quá hải (vượt biển) Trình bày: Nghệ nhân Chu Văn Minh, các nghệ nhân hát Then tỉnh Lạng Sơn Sự tích cây tính tẩu Nghệ nhân Quang Thục sưu tầm và đặt lời Trình bày: Gia đình nghệ nhân Mã Trung Trực (dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn) Hát then: Bụt hai long NNND Hà Thuấn, Tốp nam nữ đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Tuyên Quang Hát then: Để đàn then mãi mãi ngân vang NSƯT Quỳnh Nha sưu tầm và đặt lời Trình bày: Tốp nghệ nhân tỉnh Cao BằngThu gọn
-
Đàn tính có khả năng diễn tấu năng động, linh hoạt, các ngón kỹ thuật thường tập trung ở tay trái, trượt, vuốt, luyến, láy, rung, đặc biệt kỹ thuật búng, gẩy tại chính nốt bấm cho âm thanh mềm mại… Độc tấu đàn tính: Mời rượu Trình tấu: Nghệ nhân tỉnh Điện Biên Bản nhạc: Tâm sự đêm trăng Trình tấu tính tẩu 3 dây: Nghệ nhân Mào Ết (Dân tộc Thái tỉnh Điện Biên) Hát then: Mượn gậy yêu tinh Trích trong đoạn Lẩu then Trình bày: Nghệ nhân Chu Văn Minh (dân tộc Tày, tỉnh Lạng Sơn) Độc tấu đàn tính: Tó cáy (chọi gà) Trình tấu: Nghệ nhân dân gian Hoàng Thím Độc tấu đàn tính: Tính gioong (lời hò hẹn) Trình tấu: Nghệ nhân Lò Văn Đoan (Dân tộc Thái, tỉnh Sơn La) Hát then: Nặng tình xưa Trình bày: NSƯT Phùng Văn MuộnThu gọn
-
Hát Khan là một thể loại hát kể sử thi, trường ca truyền thống về các anh hùng Tây Nguyên và những nơi khác. Người Êđê thường gọi là hát kể Khan, người M’Nông gọi là Ốt N’Trông, người Gia Rai gọi là Hri, người Xơ Đăng gọi là Hơmoan, người Ba Na gọi là H’Amon…Thu gọn
-
Các điệu Lý trong dân ca quan họ chịu ảnh hưởng của điệu Lý ở miền Trung từ cách đặt tên, đó là lấy chính nội dung để đặt tên cho các điệu Lý… Nhà nghiên cứu Trọng Hải bàn về các điệu Lý trong dân ca quan họ. Lý con sáo Trình bày: Nghệ sĩ Ba Trọng Chèo lên trái núi Thiên Thai (Lý Thiên Thai) Trình bày: NSƯT Khánh Hạ Lý cây đa Trình bày: NSƯT Hải XuânThu gọn
-
Đàn tranh còn có tên gọi là đàn thập lục, đàn 16 dây, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trải qua 7, 8 thế kỷ, người Việt đã dùng theo phong cách riêng và theo thời gian, đàn tranh đã thể hiện rõ là 1 loại nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt. Bức tranh quê hương NSND Hòa Bình trình tấu Trích đoạn bản nhạc cải lương “Văn thiên tường” NSND Phương Bảo độc tấu đàn tranh Ru con Nam Bộ NSƯT Bích Vượng trình tấu Chèo: Luyện năm cung NSƯT Thu Thủy độc tấu đàn tranh Hoài niệm Sáng tác: Nhạc sĩ Bá Quế NSƯT Trà My trình tấu đàn tranh cùng dàn nhạcThu gọn
-
Lý là thể loại dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Nam Trung Bộ. Đó là những ca khúc ngắn có cấu trúc hoàn chỉnh cả về lời ca và âm nhạc, dễ nhớ, dễ thuộc. Lý vãi chài (Dân ca Nam Trung Bộ) Trình bày: NSND Thu Hiền Lý Đồng Nai Trình bày: NSƯT Kim Cúc Lý đi chợ (Dân ca Nam Trung Bộ) Trình bày: NSUT Thu Lan, Tốp nữ Lý thương nhau (Dân ca Nam Trung Bộ) Trình bày: NSND Thu Hiền Lý tang tít (Dân ca khu V) Trình bày: NSƯT Hoàng Thanh Lý thiên thai (Dân ca Nam Trung Bộ) Trình bày: Nghệ sĩ Hương LanThu gọn
-
Tuồng là một trong những hình thức nghệ thuật sân khấu dân tộc đặc sắc. Nghệ thuật này được gọi là hát bội ở miền Nam và miền Trung. Bên cạnh những vở tuồng mang tính quốc sự, còn có những vở tuồng hài phản ánh hiện thực xấu xa của xã hội…Do đó tuồng không những có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn có giá trị về mặt lịch sử. Nói lối dựng Vai Phương Cơ trong vở Ngọn lửa Hồng Sơn Trình bày: NSND Đàm Liên Nói lối lụy ai Vai Phương Cơ trong vở Ngọn lửa Hồng Sơn Trình bày: NSND Đàm Liên Làn điệu nhịp 1 và hát nam của vai Thanh Xà trong vở diễn Thanh Xà Bạch Xà Trình bày: NSND Mẫn Thu Nói lối mở vào hát khách Vai Cao Hoài Đức trong vở Nữ tướng Đào Tam Xuân Trình bày: Nghệ sĩ Quang Hải Liên khúc nhạc tuồng Các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam trình tấuThu gọn
-
Trong hệ thống các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, đàn bầu hay còn gọi là độc huyền cầm là một nhạc cụ thuần Việt nhất, độc đáo nhất của người Việt Nam và cũng được coi là một trong số hiếm hoi những cây đàn độc đáo của thế giới bởi cấu tạo của cây đàn rất đơn giản. Cùng tìm hiểu về cây đàn bầu và vai trò của nó trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam: - NSND Thanh Tâm (nguyên trưởng khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) giới thiệu những kỹ thuật cơ bản của cây đàn bầu; - Điệu chèo “Lới lơ” do NSND Nguyễn Tiến song tấu đàn bầu cùng NSƯT Bích Vượng đàn tranh cùng dàn nhạc; - “Tứ đại cảnh” do NSƯT Lệ Chi độc tấu đàn bầu cùng dàn nhạc dân tộc; - “Tình khúc đêm trăng” (tác phẩm dựa trên chất liệu âm nhạc của dân ca Chăm) do NSƯT Kim Thành sáng tác và độc tấu đàn bầu cùng dàn nhạc.Thu gọn
-
Hát ca trù là loại hình âm nhạc dân gian bác học rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hát ca trù là sự kết hợp giữa giọng hát truyền cảm của đào nương cộng với tiếng phách giòn, vang, tiếng đàn đáy đùng đục và tiếng trống chầu đanh nảy. Nghệ thuật ca trù là sự hòa hợp của lời thơ cùng bốn âm sắc: giọng người, âm thanh của phách, đàn đáy và tiếng trống chầu.Thu gọn
-
Đàn T’rưng có cấu tạo khá đơn giản, mộc mạc như chính con người nơi núi rừng Tây Nguyên, được ghép từ những ống tre dài, ngắn khác nhau và được mắc song song theo chiều ngang. Trong dân gian, những ống dài để trên cao rồi ngắn dần và ống ngắn nhất ở gần người chơi đàn. Tuy nhiên hiện nay chúng ta thường thấy đàn T’rưng có sắp xếp ngược lại, đó là một trong những cải tiến của các nghệ sĩ để cây đàn T’rưng có thể trình bày được những bản nhạc đa dạng và thuận tiện hơn. Mời quý vị thính giả cùng tìm hiểu về cây đàn T’rưng và thưởng thức những bản nhạc được các nghệ nhân núi rừng Tây Nguyên trình tấu.Thu gọn
-
Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có phương pháp hòa tấu nhạc cụ hay đệm hát riêng biệt. Nếu như ở phương Tây, hòa tấu dựa trên một hệ thống hòa âm, phối khí phức điệu thì ở Việt Nam, đệm hát cổ truyền lại dựa trên thang âm điệu thức dân tộc. Tại một vài vùng dân tộc thiểu số, các nhạc công thường sử dụng một hoặc nhiều nhạc cụ để trình diễn với tiết tấu lặp đi lặp lại....Thu gọn
-
Nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc ta là một trong những loại hình nghệ thuật được giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất bởi chèo cổ có rất nhiều khía cạnh để tìm hiểu và khai thác. Nhà nghiên cứu Nghệ thuật chèo Trần Việt Ngữ sẽ giới thiệu về sự phát triển của nghệ thuật chèo trong thế kỷ XX, giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám.Thu gọn
-
Trong kho tàng văn hóa của người Tày, Nùng, những làn điệu dân ca chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần vô cùng đặc sắc làm say đắm lòng người, trong đó phải kể đến làn điệu Hà Lều, Dá Hai, Hát Sli hay Lượn Bách Giảo....Thu gọn
Cùng thể loại