-
Nhạc sĩ Hoàng Vân: Huyền thoại của nền Âm nhạc Việt Nam
Cố nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc sĩ hàng đầu của nền Âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một kho tàng Âm nhạc vô cùng đồ sộ và phong phú với rất nhiều thể loại như: nhạc đỏ, tình ca, các bài hát về các ngành nghề, nhạc giao hưởng và nhạc thiếu nhi... Tên tuổi ông gắn liền với hàng loạt ca khúc nổi tiếng như "Bài ca giao thông vận tải", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò"... Ông công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam với cương vị chỉ đạo Nghệ thuật, chỉ huy Dàn nhạc Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Sự nghiệp Âm nhạc của ông gắn liền với lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 2000 ông đã được vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh do Nhà nước trao tặng.
Chương mới nhất
-
Trình bày: NSƯT Kim Oanh, Hợp ca nữ Đài Tiếng nói Việt Nam Cố nhạc sĩ Hoàng Vân đã lấy cảm hứng khi chứng kiến không khí phấn khởi, khẩn trương chiến đấu và xây dựng quê hương của người dân Quảng Bình trong một lần đi xâm nhập thực tế năm 1964. Bài hát từ lâu đã được xem là "tỉnh ca" của người dân Quảng Bình và vang lên mỗi sáng trên sóng phát thanh của Đài phát thanh tiếng nói Quảng Bình chính là câu hát đầu tiên của ca khúc. Bao thế hệ người dân Quảng Bình đã lớn lên, được nuôi dưỡng tình yêu với quê hương và Tổ quốc qua giọng hát tha thiết của NSƯT Kim Oanh và tốp ca nam nữ thể hiện trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam.Thu gọn
-
Trình bày: NSƯT Đăng Dương Một bài hát với giai điệu thiết tha, sâu lắng được cố nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác trong lúc chiến tranh đang leo thang vào giai đoạn khốc liệt nhất. Hình ảnh những chàng trai lái xe ôm vô lăng phóng xe giữa bom đạn, mặc pháo sáng, mặc mọi hiểm nguy, chỉ có một mục đích duy nhất là: tiến lên phía trước, ra chiến trường.Thu gọn
-
Trình bày: NSƯT Bích Liên Đây là ca khúc được nhạc sĩ Hoàng Vân viết đúng vào năm Mậu Thân 1968. Với mỗi giai đoạn của cuộc chiến tranh, nhạc sĩ đều có những ca khúc nói lên tinh thần của quân và dân trong lửa đạn nhưng vẫn hướng đến ngày mai tươi sáng.Thu gọn
-
Trình bày: NSND Trung Kiên Đây là một trong những tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Hoàng Vân trong thể loại Tráng ca. Ông không viết về một chiến sĩ cụ thể nào, nhưng chúng ta cảm thấy như đã gặp gỡ, gần gũi, thân thuộc với anh - người chiến sỹ ấy trên khắp các chiến trường.Thu gọn
-
Trình bày: Ca sĩ Mỹ Bình Cùng với phần đệm đàn piano, đây là một ca khúc sáng tác theo kỹ thuật nhạc cổ điển mặc dù vẫn đậm chất Việt Nam, một điểm mạnh trong các sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân. Giai điệu nhanh, cao độ tương đối khó hát nên “Guồng nước quay” thường được lựa chọn để hát ở các cuộc thi thanh nhạc chuyên nghiệp.Thu gọn
-
Trình bày: NSƯT Kim Oanh, Tốp ca nữ Đài Tiếng nói Việt Nam Bài thơ Hà Nội - Huế - Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên sáng tác năm 1960, được nhạc sĩ Hoàng Vân phổ nhạc một năm sau đó. Bài hát da diết và ngọt ngào, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, làm lay động những người dân Việt Nam.Thu gọn
-
Trình bày: Ca sĩ Kiều Hưng Ca khúc "Hát về cây lúa hôm nay" khiến người nghe thêm yêu vẻ đẹp lao động và trân trọng hình ảnh người nông dân. Ca từ có những câu triết lý sâu sắc không dành riêng cho bất cứ ngành nghề nào: "Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt/ Ngày mai bắt đầu từ hôm nay". Bài hát được đông đảo người dân Việt Nam yêu mến vì tinh thần lạc quan, hướng tới tương lai nhưng vẫn không quên ghi nhận quá khứ với một lòng biết ơn.Thu gọn
-
Trình này: NSƯT Tuyết Thanh Một tác phẩm kinh điển về phong cách sử dụng âm nhạc dân tộc với ngôn ngữ âm nhạc bác học của nhạc sĩ Hoàng Vân, đặc biệt được thể hiện trong bản thu âm với giọng hát của NSƯT Tuyết Thanh do chính cố nhạc sĩ phối khí dàn nhạc. Ca khúc gợi lên toàn bộ không khí của núi rừng Việt Bắc, chuyển tải tâm tình và lòng quyết tâm vượt gian khó trong hoàn cảnh chiến tranh.Thu gọn
-
Trình bày: NS Trần Thụ, Tốp ca nam nữ Đài Tiếng nói Việt Nam Cố nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác bài “Hò kéo pháo” khi mới ngoài 17 tuổi với tư cách một chiến sỹ Điện Biên chứ không phải là một nhạc sĩ. Hình ảnh những người đồng đội gian khổ kéo pháo vô cùng thiêng liêng và vĩ đại. Tiếng "hò" vượt qua mọi thời gian và không gian, nói lên ý chí của con người không chỉ trong chiến tranh mà còn có sức sống lâu bền trong cả thời bình.Thu gọn
-
Trình bày: Ca sĩ Trọng Tấn Được sáng tác gửi tặng người yêu phương xa, “Nhớ” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi do nhạc sĩ Hoàng Vân phổ nhạc và được nhận giải Nhất trong cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1965.Thu gọn
-
Trình bày: Ca sĩ Thanh Hòa, Ca sĩ Phương Nhung, Ca sĩ Ái Vân Với những lời ca lấp lánh, lạc quan, “Những cánh buồm” là một trong những tác phẩm đẹp về khát vọng và lý tưởng một thời của tuổi trẻ Việt Nam.Thu gọn
-
Trình bài: Ca sĩ Mạnh Hưng Bài hát đã được chép trong sổ tay của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên và chiến sĩ khi ra trận với quyết tâm “vượt qua sóng gió” bảo vệ Tổ quốc để "xứng với tình em". Bản Tình ca được rộng rãi quần chúng yêu thích và đã hát vang hơn nửa thế kỷ sau khi ra đời. "Tâm tình người thủy thủ" đã đạt giải Nhì trong cuộc thi Ca khúc toàn quốc năm 1965.Thu gọn
-
Trình bày: Ca sĩ nhí Hoài Anh, Tốp thiếu nhi Dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam Con chim vành khuyên trong trẻo và hồn nhiên, là bài học lễ phép nhưng được lồng ghép qua những ca từ đầy sinh động khiến trẻ em thích thú: "Có con chim vành khuyên nhỏ/ Dáng trông thật ngoan ngoãn quá/ Gọi dạ, bảo vâng/ Lễ phép ngoan nhất nhà".Thu gọn
-
Trình bày: NSƯT Hữu Nội Bài hát được cố nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác vào năm 1964 khi máy bay của quân đội Mỹ oanh tạc thị xã Hòn Gai và vịnh Hạ Long. Ra đời giữa lửa đạn, bom rơi nhưng bài hát vẫn mang tinh thần bay bổng phóng khoáng với những hình ảnh đẹp đẽ, bình yên: "Tiếng chim hót trên cánh đồng lúa chín/ Tiếng trẻ thơ cắp sách đến trường làng/ Tiếng còi tàu sớm mai rộn ràng/ Trong tiếng máy giục ăn than...".Thu gọn
-
Trình bày: Tốp ca thiểu nhi Ba Đình Mùa hoa phượng nở là bài hát viết về mùa hè với hình ảnh của những tán phượng đỏ rực, rộn rã tiếng ve kêu. Nhạc sĩ Hoàng Vân giống như một nhà thơ biến hóa những ca từ mộc mạc trở thành một bức tranh đầy màu sắc: "Tu hu kêu, tu hú kêu, hoa gạo đỏ, hoa phượng nở đầy ước mơ hy vọng/ Tu hú kêu, tu hú kêu, mùa quả chín, vào mùa thi, tình bạn trong sáng dưới mái trường".Thu gọn
Cùng thể loại