• image

    Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam

    Trong kho tàng dân ca của các dân tộc thiểu số Việt Nam, mỗi bài dân ca luôn mang một sắc thái riêng, gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Theo dòng chảy của thời gian, kết hợp với sự sáng tạo tài hoa của các nghệ sĩ, những làn điệu dân ca các dân tộc thiểu số cũng đã được làm mới để phù hợp với xu hướng hiện đại, góp phần làm phong phú thêm nền Âm nhạc Việt Nam, đồng thời luôn gìn giữ và bảo tồn nét đẹp của văn hóa truyền thống.
Chương mới nhất
  • 26/10/2021
    Trình bày: NSƯT Phan Huấn Nói đến bản sắc âm nhạc Tây Nguyên là nói đến cả một vùng văn minh nương rẫy. Đó là nền văn hóa mang tính nguyên hợp, trong đó âm nhạc nổi lên như một thành tố chủ đạo, xuyên suốt trong tất cả các hoạt động của con người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/04/2021
    Trình bày: Nghệ nhân Kim Xanh Một bài hát thuộc thể loại Ba Sắc trong Sân khấu ca nhạc Dù kê của người Khmer.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/04/2021
    Trình bày: NS Tuyết Hồng, NS Ngô Vui, NS Hữu Tuấn Với nhiều dân tộc khi hát giao duyên thì âm nhạc thường mang tính chất trữ tình tha thiết, nhưng với người Khmer thì giai điệu âm nhạc vui tươi lại vang lên một cách mạnh mẽ, kể cả trong những bài hát giao duyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/04/2021
    Một câu chuyện về chiếc khăn đỏ của chàng trai mà người con gái nhặt được ở vũng bùn lầy trên đường đi dự hội. Vì thương mến chàng trai, cô gái đã giặt khăn để trả lại...
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/04/2021
    Trình bày: NSƯT Kim Đan Đối với đồng bào Khmer, âm nhạc có mặt ở hầu hết khía cạch của cuộc sống như lao động sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán và tình yêu đôi lứa. Người Khmer vốn yêu ca hát nên bất cứ công việc gì cũng được truyền tải thành lời ca tiếng hát, để ngợi ca từ công việc chèo thuyền, đi săn, phơi lúa hay đuổi chim...
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/02/2021
    Lời: Soạn giả Nguyễn Quang Vinh Trình bày: NS Lệ Thủy
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/02/2021
    Lời: Soạn giả Đỗ Liên Tiếp Trình bày: NSƯT Trọng Hiệp, Tốp nữ
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/02/2021
    Trình bày: NSƯT Hồng Liên, Tốp nữ Xuân về, trên khắp các sườn đồi thắm đỏ sắc đào, trắng rừng hoa mận. Những ngôi nhà sàn ngói đỏ san sát bên nhau. Tạo nên một khung cảnh trù phú, yên ấm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/02/2021
    Lời: Soạn giả Hoàng Huy Ấm Trình bày: NS Phùng Văn Muộn
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/02/2021
    Lời: Soạn giả Quốc Khanh Trình bày: NS Việt Hương, Tốp nữ
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/02/2021
    Lời: Soạn giả Trần Xuân Phong Trình bày: NS Chung Anh
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/01/2021
    Trình bày: Tốp ca nữ Trong các bản làng người Chăm, lễ hội diễn ra quanh năm và không lúc nào thiếu vắng âm nhạc. Họ hát trong sinh hoạt lễ hội, còn trong đời sống thì có những bài hát mang nội dung ca ngợi cuộc sống, thiên nhiên, ca ngợi tình yêu đôi lứa và cũng không thể thiếu những bài hát vang lên trong lao động.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/01/2021
    Trình bày: NS Hương Loan Bài hát có giai điệu vui tươi thể hiện niềm vui của người dân khi lúa trổ bông chín vàng, đem lại cuộc sống ấm no cho buôn làng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/01/2021
    Trình bày: NS Ngọc Tú Bài ca với nhịp điệu khỏe khoắn và phần lời ca khắc họa không khí lao động tập thể...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/01/2021
    Lời: Soạn giả Quốc Khanh Trình bày: NSƯT Thúy Lan
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/12/2020
    Trình bày: NS Trọng Hòa Một trong những bài hát dân ca giao duyên của nam nữ thanh niên dân tộc Thái...
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/12/2020
    Trình bày: NSƯT Thúy Lan
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Lời: Soạn giả Dương Toàn Thắng Trình bày: NSND Thanh Huyền Với giai điệu thiết tha trữ tình cùng lời ca đầy hào hùng và phấn khởi của người dân miền biên giới đón những người chiến sĩ lên canh giữ cho quê hương đất nước bình yên...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Lời: Soạn giả Nguyễn Liệu Trình bày: NS Xuân Thanh
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Lời: Soạn giả Minh Phương và Hồ Chung Trình bày: NSƯT Thu Lan và Tốp nữ
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Lời: Soạn giả Lê Toàn Hùng Trình bày: NSƯT Thanh Hương
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Lời: Soạn giả Nguyễn Hữu và Phan Đào Trình bày: NSƯT Thu Phương
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2020
    Lời: Soạn giả Minh Giắng Trình bày: NSƯT Hồng Liên và Tốp nữ
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Trình bày: NSƯT Thúy Đạt Với giai điệu nhẹ nhàng, thiết tha, cùng cảm nhận tình cảm nhớ nhung của cô gái Mông dành cho chàng trai mà mình thầm thương, trộm nhớ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Trình bày: NS Trọng Hòa
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Trình bày: NN Ma Thị Mao, Sàng Seo Gà (Khèn bè)
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Trình bày: NSND Minh Mẫn
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Trình bày: NSND Lê Dung
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/10/2020
    Trình bày: NN Điêu Văn Minh, NN Điêu Thị Hỷ, NN Lò Văn Đoan (đệm đàn tính) "Hát tỏ tình" hát đối đáp giao duyên - một hình thức dân ca phổ biến của người Thái. Nhánh người Thái đen thường đệm cho hát giao duyên bằng khèn bè, nhánh Thái trắng đệm bằng tính tẩu. Nội dung của bài hát thường là những lời lẽ đề cao đối phương và thật kiêm tốn khi nói về mình. Cuộc hát là dịp mà đôi bên, nhất là các chàng trai thể hiện tài năng đàn hát của mình nhằm chiếm được cả tình của cô gái.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/10/2020
    Trình bày: NN Lò Văn Tâm Điệu hát mà chủ nhà thường hát để xin với tổ tiên, các đấng siêu nhiên để lên nhà mới. Đại ý là: "Lành hay là dữ. Nếu nhà dữ thì hãy lành ngay. Nếu nhà lành hãy lên ở, ở để sinh sôi nảy nở, để khỏe mạnh sống lâu. Các cụ ông, cụ bà tổ tiên, các ngài thổ công, thổ địa hãy chấp nhận và phù hộ cho gia đình bình yên..."
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/10/2020
    Trình bày: NN Lò Thị Lợi Hát mời rượu - một nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Thái Tây Bắc. Thường trong bữa cơm đãi khách của người Thái không thể thiếu rượu. Chủ và khách uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và tình cảm chân thành cũng như thêm vui câu chuyện, thêm say tình người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/10/2020
    Trình bày: NSƯT Kim Phúc Người Thái thường tập trung sinh sống thành từng bản, nơi núi non trùng điệp, thường là ở chân đồi, gần ruộng và có nguồn nước. Ở giữa bản có một khoảng đất rộng, làm nơi vui chơi múa hát cho các thanh niên nam nữ trong những ngày hội. Một trò chơi được rất nhiều thanh niên nam nữ trong vùng yêu thích, đó là trò đánh đu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trình bày và sưu tầm: NS Điểu Được Từ bao đời nay, những câu hát ru nhẹ nhàng, ngọt ngào đã trở nên gần gũi thân thương với mọi người. Hát ru có mặt ở mọi vùng miền, trong tiếng nói của mỗi dân tộc và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có làn điệu hát ru riêng nhưng đều có một nét chung là dễ thấm, dễ đi vào lòng người. Những giai điệu du dương, êm ái của hát ru không chỉ đưa trẻ vào giấc ngủ mà thông qua đó người cha, người mẹ còn muốn gửi gắm niềm tin về tương lai tươi sáng sẽ chờ đón đứa con yêu quý của mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trình bày: NSND Thanh Huyền Bài hát thường được các chàng trai, cô gái Thái hát trong các dịp tổ chức múa xòe tập thể - một điệu múa đặc sắc và phổ biến mang tính cộng đồng cao của người Thái.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trình bày: NSƯT Ngọc Lan Bài hát có nhịp độ chậm, giai điệu trữ tình hòa quyện cùng lời ca đẹp, cho ta cảm nhận phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên khi hoàng hôn buông xuống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trình bày: NS Hoàng Thành Với giai điệu vui tươi, trong sáng, người nghe có thể cảm nhận được bức tranh phong cảnh của núi rừng hiện ra thật đẹp trong từng lời hát. Ẩn chứa trong đó là những tình cảm, sự nhớ thương của những chàng trai, cô gái ở nơi đây gửi tới nhau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trình bày: NSND Phan Muôn, NSƯT Thu Lan Tiết tấu rộn ràng trong bài dân ca "Người Mông xuống chợ" như tiếng bước chân của các chàng trai cô gái dân tộc Mông đang xuống chợ phiên....
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trình bày: NSƯT Hồng Liên, NSƯT Tiến Hỷ Bài hát có giai điệu vui tươi và lời ca mượn hình ảnh của người thợ săn để nói lên sự trù phú của thiên nhiên và cuộc sống đầy đủ ấm no của người dân tộc Khmer.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trình bày: NN Đinh Kiều Dung
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2020
    Soạn lời: Soạn giả Hồ Trung Trình bày: NSƯT Thu Phương, Tốp nữ Bài hát ca ngợi mối quan hệ gắn bó, bền chặt giữa ba nước láng giềng anh em Việt Nam, Lào và Campuchia. Khẳng định mối tình đoàn kết đặc biệt giữa quân và dân 3 nước, được gây dựng bằng xương, bằng máu của 3 dân tộc, không kẻ thù nào có thể phá vỡ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2020
    Lời: Soạn giả Hoàng Minh Niên Trình bày: NSƯT Tiến Hỷ Hát Sli, Lượn là những điệu hát đặc sắc của người dân tộc Nùng, thường được hát trong các ngày hội, ngày chợ hay trong các lễ cưới, lễ vào nhà mới. Hát Sli được coi như tiếng hát giao duyên và qua lời hát thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người với lời ca Sli ví von bóng bẩy, ẩn chứa rất nhiều hàm ý.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2020
    Lời: Soạn giả Trần Văn Chỉnh Trình bày: NSƯT Hồng Liên, Tốp nữ
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/10/2020
    Lời: Soạn giả Hoàng Tường Trình bày: NSƯT Phương Quý
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2020
    Lời: Soạn giả Kim Yến Trình bày: NS Đăng Thuật
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2020
    Lời: Soạn giả Huỳnh Trung Ngọc Trình bày: NS Trí Thân
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: NSND Dương Liễu Đây là một điệu hát rất đặc sắc của người dân tộc Nùng, sinh sống chủ yếu ở tỉnh Cao Bằng. Với tính chất giai điệu du dương, mềm mại, hòa cùng giọng hát của NSND Dương Liễu, ta có thể cảm nhận được hình ảnh của núi rừng lung linh dưới ánh trăng huyền ảo. Hòa trong khung cảnh ấy là nỗi niềm tâm sự của cô gái với chàng trai mà mình đem lòng thương nhớ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/10/2020
    Trình bày: NSƯT Tiến Hỷ Điệu hát có tính chất âm nhạc thiết tha, trữ tình và man mác buồn, hòa quyện với nội dung lời ca nói về sự nhớ thương, mong mỏi của chàng trai người Mông với người mình đem lòng yêu mến.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Trình bày: Nghệ nhân Hoàng Văn Trực Thông thường ru trẻ nhỏ là công việc của người phụ nữ, mẹ ru con, bà ru cháu hay chị ru em. Tuy nhiên, khi mẹ vắng nhà những người cha cũng cất tiếng hát để ru con ngủ. Ngoài những lời yêu thương, vỗ về đứa con nhỏ, trong lời ru của người cha còn có những câu hát kể về nỗi nhọc nhằn, gian khó của những người cha, người mẹ trong việc kiếm tìm miếng cơm manh áo để nuôi con khôn lớn nên người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Trình bày: Nghệ nhân Lư Thị Bình (Hát), Nghệ nhân Lư Hồng Xưa (Khèn bè) Các cô gái Thái thường hay tặng chàng trai mà mình đem lòng yêu thương một chiếc khăn piêu do tự tay mình làm ra, từ việc dệt vải đến thêu thùa các họa tiết trên khăn. Qua đó, các cô muốn thể hiện với người yêu của mình sự tài hoa khéo léo. Còn đối với các chàng trai, khăn piêu không chỉ là kỷ vật của tình yêu mà còn là lời nhắn gửi hãy thương yêu nhau hết lòng và luôn chung thủy trong tình yêu. Đó là nội dung của bài hát "Tặng khăn người yêu"
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Lời: Soạn giả Bích Thu Trình bày: NS Thúy Niêm Dân gian của người Tày, Nùng, Thái vẫn lưu truyền câu chuyện: trong một giấc mơ vàng họ được ban cho cây đàn trời, gọi là tính tẩu và dạy cho các bài hát then. Cho đến ngày nay, tiếng đàn tính, lời hát then vẫn luôn có sức lôi cuốn kỳ lạ. Mỗi khi nghe tiếng đàn cùng lời hát ngân nga, dìu dặt như đưa tâm hồn người nghe, dù già hay trẻ, con gái hay con trai vào trạng thái bồng bềnh, mơ màng, huyền ảo, không mắt nào nhắm nổi, không tai nào có thể làm ngơ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Lời: Soạn giả Phạm Vấn Trình bày: NSƯT Hồng Liên
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: NS Thanh Pháp, NS Mỹ Huyền Mời các bạn lắng nghe nét nhạc trữ tình cùng lời hát mộc mạc thể hiện những ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc qua liên khúc dân ca Chăm, hát đối đáp giao duyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Trình bày: NS Quỳnh Liên Để có lúa mạ nuôi sống con người, những người nông dân đã phải vất vả "một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Trong lao động họ thường mượn lời ca, tiếng hát để vơi bớt những nhọc nhằn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Trình bày: NS Tô Minh Phúc Qua những lời ca mộc mạc hòa cùng giai điệu trữ tình tha thiết, người nghe có thể cảm nhận được sự khéo léo của người con gái dân tộc Giáy và họ còn ý nhị gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình vào từng mũi chỉ đường kim.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: NSƯT Phan Huấn Bài hát này có giai điệu trữ tình, bay bổng khiến người nghe như cảm nhận được một vẻ đẹp thật mộc mạc, thuần khiết của người con gái Ba Na.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: NS Phương Thùy, Thanh Quang Cũng như nhiều dân tộc anh em, người Khmer có bản sắc văn hóa riêng. Nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Khmer được thể hiện qua phong tục, tập quán, nghi lễ, ngôn ngữ, mà âm nhạc chính là món ăn tinh thần không thể thiếu, góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho văn hóa truyền thống của người Khmer. Với nhiều dân tộc, hát giao duyên giai điệu thường mang tính chất âm nhạc trữ tình, tha thiết. Nhưng với người Khmer giai điệu âm nhạc vui tươi lại vang lên một cách mạnh mẽ trong những bài hát giao duyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/10/2020
    Lời: Soạn giả Hoàng Tường Trình bày: NS Thanh Sơn
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Lời: Soạn giả Huy Thanh Trình bày: NSƯT Tuyết Thanh
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Trình bày: NS Thu Năm, Tốp nữ Đài Tiếng nói Việt Nam
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: NS An Nương, NS Y Phương Bài hát giao duyên với giai điệu nhẹ nhàng, trữ tình mà các chàng trai, cô gái bày tỏ tình cảm của mình một cách đầy ý nhị "Anh muốn thành con sông / Đưa con thuyền trôi nơi đâu / Em muốn thành nai vàng / Bên cỏ xanh ở trên rừng"
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: NS Thàm Ngọc Hiếm Hát cọi là một trong những điệu hát đối đáp giao duyên độc đáo của người dân tộc Tày. Mỗi khi mùa xuân đến, nam thanh nữ tú đi đến đâu là sẵn sàng hát đối để giao lưu tìm hiểu nhau và qua những cuộc hát đó nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng. Không chỉ có vậy, tiếng hát cọi còn làm vơi đi nỗi vất vả đêm ngày, làm tâm hồn con người thanh thản và tự tin như hoa nở mùa xuân. Đời tiếp đời, năm tiếp năm, tiếng hát cọi còn được lưu truyền mãi mãi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Trình bày: NS Bích Diệp Bài hát có giai điệu vui tươi, thể hiện niềm vui của người dân khi lúa trổ bông chín vàng, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho buôn làng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: NSƯT Huy Hùng Bài hát có tính chất âm nhạc tươi vui, rộn ràng thể hiện được niềm vui, sự hoan hỉ của cô dâu, chú rể và hai bên gia đình trong ngày vui trọng đại. Không chỉ vậy, nội dung lời ca còn nói lên những tập tục, nghi lễ mang đậm tính dân tộc trong lễ cưới của người Giáy.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Trình bày: NSND Thanh Hoa, Tốp nữ Đài Tiếng nói Việt Nam
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Lời: Soạn giả Nguyễn Thị Phượng Trình bày: NSƯT Hồng Liên, Tốp nữ
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Trình bày: Tốp nam nữ Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, người Cơ Tu có những phong tục tập quán và bản sắc văn hóa riêng, trong đó không thể thiếu những làn điệu dân ca, dân vũ. Người Cơ Tu rất yêu ca hát, họ thường cất tiếng hát trong những lúc lao động, hội hè. Những điệu hát đó phần nào phản ánh cuộc sống hồn nhiên, yêu đời, chân thành, mộc mạc của người Cơ Tu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Lời: Soạn giả Mai Sao Trình bày: NSƯT Thúy Lan, NSƯT Tiến Thành
    Xem thêm Thu gọn