Làm thế nào để sống hòa thuận với “giặc bên Ngô”?

31/08/2020, 15:00

Ông bà ta có câu “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” để nói về sự ghê gớm, đáo để, xét nét của những cô em gái với vợ của anh trai.

vovlive-to-am-chi-dau-em-chong-1.png

“Bà cô bên chồng” vấn đề nóng từ xưa đến nay

Chủ đề “bà cô bên chồng” vốn là vấn đề nóng từ xưa đến nay. Bây giờ, vấn đề này, không còn nóng “bỏng rẫy” như xưa nhưng vẫn đầy tính thời sự.

Chị Hoa (tên nhân vật đã được thay đổi) chia sẻ, chị rất vui vẻ, hòa thuận với em chồng, xem như là em gái. Có lúc, chị còn mua quà, sắm quần áo mỹ phẩm cho em chồng, hay cùng nhau nấu ăn. Vậy nhưng, sau nhiều chuyện xẩy ra, em chồng của chị lại xem sự quan tâm đó của chị là sự nhiều chuyện, soi mói. 

Còn chị Lan (tên nhân vật đã được thay đổi) lại cho biết, ngay từ khi chị về làm dâu thì chị chồng đã tỏ thái độ không ưa chị. Đi đâu gặp người quen, chị chồng cũng đưa ra nhận xét không hay về chị. Dù vậy, chị Lan vẫn nín nhịn vì muốn gia đình êm ấm. Tuy nhiên, càng thấy chị Lan không phản ứng gì thì chị chồng lại càng làm tới, khiến mối quan hệ của 2 chị em ngày càng xấu đi.

Cũng giống như chị Lan, chị Huệ (tên nhân vật đã được thay đổi) cũng bức xúc cho biết: "Em chồng mình hơn mình 2 tuổi. Trong các mối quan hệ trong gia đình, mình cũng đã cố gắng dung hòa mọi thứ rồi nhưng riêng cô em chồng thì có ý bắt bẻ mình phải làm thế này thế kia theo ý của cô ấy. Đôi khi hơi quá đáng một chút là can thiệp vào cuộc sống 2 vợ chồng, trong khi mẹ chồng tôi không khó tính soi xét quá như vây".

vovlive-to-am-chi-dau-em-chong-2.png

Đây chỉ là ba trong rất nhiều những tâm sự của các cô dâu về chị/em gái của chồng. Theo các chuyên gia, có sự mâu thuẫn này là do khác biệt về quan điểm sống. Và mối mâu thuẫn này có từ xưa.

Thời xưa, người phụ nữ rất khốn khổ. Khi về nhà chồng, cô dâu phải phục tùng tuyệt đối gia đình nhà chồng. Đúng sai đều phải phục tùng. Nếu cãi lại thì đó là cô con dâu không ngoan, không có nết tốt. Cái sự chịu đựng đó quá là hà khắc!

Thời nay, không ai muốn phải chịu đựng như thế cả vì thời nay là thời đại dân chủ và nhân quyền rất cao. Bây giờ, rất nhiều gia đình ở riêng hoặc ở chung với bố mẹ chồng nhưng không có chị em chồng ở đó. Thế nhưng vẫn có sự chung đụng nhất định vì họ vẫn phải gặp nhau.

Các cụ vẫn nói là “dâu con, rể khách” nhưng nó chỉ là về mặt lý thuyết. Thực tế, con dâu vẫn cứ phải là khách. Con dâu không thể nào có vị trí giống như con gái được.

Ví dụ như là con gái có thể dậy muộn tí không sao nhưng mà con dâu chỉ cần chậm nửa tiếng là đã bị nói là ngủ trương lên rồi. Hoặc người ta không nói ra nhưng người ta khó chịu. Nhiều khi không có việc gì vẫn cứ phải dậy sớm nhất nhà.

Cô con dâu phải đối mặt với cả gia đình nhà chồng với lối sống khác biệt. Đôi bên phải chấp nhận lẫn nhau nhưng mặc nhiên ở đây là con dâu phải chấp nhận gia đình chồng chứ không có chuyện gia đình chồng chấp nhận con dâu. Nghĩa là cô con dâu phải theo họ.

Mặt khác, ở Việt Nam, quan hệ ruột thịt được đề cao nên sẽ gặp nhau thường xuyên. Đó chính là giá trị văn hóa của gia đình Việt! Tuy nhiên, khi mà gặp nhau nhiều như vậy thì tần suất va chạm rất lớn. Thậm chí con dâu có khi nói ít hay nói nhiều đều bị phê bình.

vovlive-to-am-giac-ben-ngo1.jpeg
Mâu thuẫn giữa chị dâu - em chồng là do lối sống và quan điểm sống khác nhau. Ảnh: Internet

Phải có sự cầu thị từ hai phía

Mâu thuẫn giữa chị/em gái với vợ của anh/em trai là do lối sống và quan điểm sống khác nhau. Trong mối quan hệ này, không có ai sai cả. Tất cả đều là người trong một nhà, cho nên nó đòi hỏi các bên đều phải có trái tim rộng mở, nhân ái để chấp nhận sự khác biệt.

Thế nên ở đây phải yêu cầu không chỉ một phía, không phải mình cô dâu ứng xử. Thực sự phải từ tất cả các phía.

Riêng với các cô dâu, bất kể cô dâu mới về nhà chồng nào đều cũng phải chuẩn bị tinh thần mình bao giờ cũng có thiệt thòi hơn so với mình ở nhà với mẹ đẻ.

Khi đã chuẩn bị sẵn tâm thế này thì ta sẽ có tâm lý thoải mái. Cùng với đó, để có thiện cảm của người khác, ta phải thân thiện, quan tâm và giúp đỡ mọi người trong gia đình. Nếu các cô dâu đều nghĩ được như vậy thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

vovlive-to-am-chi-dau-em-chong.png

Vai trò của người chồng rất quan trọng

Trong mối quan hệ “chị/em chồng”- “chị/em dâu”, vai trò của người chồng là rất quan trọng.

Anh chồng mà kém cỏi trong ứng xử hoặc lười kệ không quan tâm, để mặc những người phụ nữ đối đầu là rất không nên. Nếu anh tỏ ra thiên vị một bên thì sẽ là không khéo.

Người đàn ông phải biết ứng xử, không thể để mặc chiến trận cho những người đàn bà. Người chồng phải có cách giải quyết hợp lý, không phải là mắng chị gái, em gái mình mà phải có cách ứng xử hợp lý, để giúp giải tỏa việc này./.

Tổng hợp từ chương trình: Đàn bà 30+/VOV2

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Bế mạc Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu bế mạc Phiên họp 32, chiều 23/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 4,5 ngày làm việc, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến với 19 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản về 3 báo cáo của Chính phủ.
Mới nhất