Tàu khu trục tàng hình trang bị tên lửa siêu thanh: Tương lai của Hải quân Mỹ?

16/02/2021, 13:07

Hải quân Mỹ đang bắt đầu nghiên cứu cách phóng tên lửa siêu thanh tầm xa từ tàu khu trục tàng hình DDG 1000 Zumwalt.

“Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện việc phát triển động cơ và đã có hai cuộc thử nghiệm rất thành công đối với thân máy siêu thanh. Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện các cuộc thử nghiệm trong tương lai”, Phó Đô đốc Johnny Wolfe, Giám đốc Chương trình Hệ thống Chiến lược của Hải quân Mỹ, nói với Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell.

Tàu khu trục tàng hình trang bị tên lửa siêu thanh: Tương lai của Hải quân Mỹ? - 1

Hải quân Mỹ đang bắt đầu nghiên cứu cách phóng tên lửa siêu thanh tầm xa từ tàu khu trục tàng hình DDG 1000 Zumwalt. (Ảnh minh họa)

Hải quân Mỹ đang bắt đầu nghiên cứu cách phóng tên lửa siêu thanh tầm xa từ tàu khu trục tàng hình DDG 1000 Zumwalt, hành động mang lại cơ hội chiến thuật mới cho các chỉ huy tác chiến hàng hải muốn phát động các cuộc tấn công chính xác tầm xa trên biển.

Quốc hội Mỹ đã ủy quyền đặc biệt cho Hải quân nước này xem xét việc đưa Vũ khí Đột kích nhanh thông thường (Conventional Prompt Strike Weapon) lên tàu khu trục DDG 1000. “Chúng tôi sẽ tìm cách tích hợp và đưa ra báo cáo”, Wolfe nói.

Các tàu lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ ban đầu được thiết kế như một nền tảng tấn công mặt đất tàng hình, nhằm hỗ trợ các hoạt động trên bộ, phòng không và hỗ trợ hỏa lực cho hải quân. Để thực hiện sứ mệnh đó, ngay từ đầu con tàu được thiết kế phù hợp với một hệ thống pháo hải quân 155 mm, tấn công trên bộ tầm xa.

Mặc dù lớn hơn các tàu khu trục lớp Arleigh Burke, nhưng Zumwalt có tiết diện radar thấp hơn và khó bị phát hiện hơn.

Tuy nhiên, thiết kế của Zumwalt cũng gặp không ít bất lợi so với thiết kế thân tàu truyền thống. Một số nhà thiết kế hải quân suy đoán rằng trong một số điều kiện trên biển, tàu có thể mất ổn định và lật úp. Tuy nhiên, kết hợp với tên lửa siêu thanh mới, có thể là một điểm cộng cho tàu.

Một số tàu ngầm lớp Virginia và một số tàu ngầm lớp Ohio cũng được lên kế hoạch trang bị loại tên lửa mới này. Ngoài vận tốc cao, tên lửa rất cơ động và do đó sẽ rất khó để chống lại.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sẽ không đơn giản như hoán đổi hệ thống vũ khí. Hệ thống phóng thẳng đứng Mark 57 hiện có của Zumwalt dường như có đường kính hẹp hơn so với tên lửa mới. Một hệ thống phóng mới sẽ phải được cài đặt cho Zumwalt.

“Lục quân và hải quân sẽ lần lượt thực hiện phần của mình... Hải quân sẽ làm việc trên thiết kế của vũ khí còn Lục quân sẽ lấy thiết kế đó và đảm bảo rằng chúng tôi có thể sản xuất nó một cách hiệu quả”, Wolfe giải thích.

Phóng vũ khí siêu thanh từ tàu nổi có thể tác động đến bất kỳ kịch bản chiến tranh nào trên biển và cũng hỗ trợ các hoạt động phối hợp. Điều này sẽ mở ra khả năng tấn công rộng lớn hơn và các lựa chọn mới đối với đòn tấn công đầu tiên.

Một tên lửa siêu thanh không chỉ có thể tấn công các mục tiêu ngoài tầm với hoặc không thể tiếp cận trong đất liền mà còn tấn công nhanh chóng, tới các mục tiêu xa trên toàn cầu.

Phạm vi dự kiến chính xác của tên lửa mới chưa được tiết lộ, song được nhắm đến hàng nghìn km.

Cuối năm 2020, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi đó là Robert O’Brien cho biết hải quân Hoa Kỳ có kế hoạch đưa tên lửa siêu thanh lên tất cả các tàu ngầm tấn công lớp Virginia, sau đó là tàu khu trục lớp Zumwalt và cuối cùng là tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Bài liên quan
Mỹ chuẩn bị gói vũ khí trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine
Hôm 23/4, hai quan chức Mỹ thông tin với Reuters rằng Mỹ đang chuẩn bị gói viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu "3 tăng cường, 5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số
Thủ tướng yêu cầu ưu tiên các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia và 3 Chiến lược: phát triển Chính phủ số; phát triển kinh tế số và xã hội số; phát triển dữ liệu số. Trong đó, khẩn trương xử lý các nhiệm vụ quá hạn, tồn đọng trong giai đoạn 2022-2023.
Mới nhất