• image

    Sử dụng Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năm 2020

    Theo nghiên cứu từ Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở nước ta còn rất lớn. Việc sử dụng năng lượng lãng phí, kém hiệu quả không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, gia tăng chi phí trong sản xuất kinh doanh, mà còn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia cũng như gây nên những vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu. Chính bởi lẽ đó, hiện nay, chủ trương sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động tuyên truyền, đào tạo, cải thiện nhận thức của cá nhân, cộng đồng về tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải gắn chặt với việc phát triển con người Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội mới có trách nhiệm với tài nguyên năng lượng quốc gia, với các thế hệ mai sau trong bảo tồn nguồn tài nguyên năng lượng.
Chương mới nhất
  • 10/11/2020
    Năng lượng sạch là nguồn năng lượng được sản xuất trên cơ sở chuyển hoá từ các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo, ít tác động tiêu cực đến môi trường như: thuỷ năng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, nhiên liệu sinh học... Năng lượng sạch cũng là năng lượng được sản xuất, cung cấp từ các nguồn năng lượng sơ cấp hóa thạch (than đá, sản phẩm dầu, khí đốt) và hạt nhân trên cơ sở sử dụng công nghệ chuyển hoá năng lượng là công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường với quá trình sản xuất, cung cấp năng lượng thực hiện nghiêm ngặt tuân thủ các quy định về môi trường. Trong nhiều năm trở lại đây, năng lượng sạch được đầu tư nghiên cứu và khuyến khích sử dụng trên toàn thế giới nhằm giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm ô nhiễm môi trường và được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự nóng lên của trái đất. Việt Nam là nước có tiềm năng và cơ hội để phát triển năng lượng sạch nhờ có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuận lợi đối với nhiều ngành như: thủy điện, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời, thủy triều...
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Trong bối cảnh áp lực tăng trưởng điện tới năm 2030 vẫn còn rất lớn, các nguồn thủy điện và năng lượng tái tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, thì vai trò của nhiệt điện than là nguồn “cứu cánh” để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Dự báo nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện toàn cầu sẽ tăng 15 % vào năm 2040, nhưng việc đốt số than này để làm ra điện sẽ khiến gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đang xây dựng những nhà máy nhiệt điện than hiện đại, sử dụng cấu trúc và hệ thống để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và giảm phát thải. Trước thực trạng đó, ngành điện nước ta cũng đang nỗ lực nâng cao hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện than nhằm nâng cao kết quả hoạt động chung của toàn ngành.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2020
    Điện mặt trời không còn là khái niệm mới mẻ, khi ở Việt Nam cũng đã có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này. Với quy mô 275 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, tổng công suất phát điện 210 MWp (mega wat pit), được chia làm 2 giai đoạn. Có thể nói, dự án điện năng lượng mặt trời Sao Mai là dự án điện năng lượng mặt trời đầu tiên của tỉnh An Giang, giúp góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Điều này đã cho thấy sức lan tỏa của dự án năng lượng tái tạo không chỉ góp phần vào tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân mà còn góp phần phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/11/2020
    Theo tính toán cung cầu, tình trạng thiếu điện có thể xảy ra trong giai đoạn 2021 - 2024 với mức thiếu hụt cao nhất 13,3 tỷ kWh năm 2023, đồng thời phải huy động các nguồn điện chạy dầu với sản lượng từ 1,5 - 11 tỷ kWh/năm. Cao điểm là năm 2023, tổng sản lượng điện chạy dầu và sản lượng điện thiếu hụt toàn hệ thống dự kiến lên tới 24,2 tỷ kWh. Chính vì vậy, một trong những giải pháp trọng tâm được Chính phủ đặt ra nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn 2020-2025, là quản lý tốt hơn về “sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả phía nhu cầu”. Từ đó, nhiều hoạt động tiết kiệm điện đã được các đơn vị chức năng triển khai đến người dân. Hôm nay, mời quý vị cùng tìm hiểu tính năng tiết kiệm điện vô cùng hiệu quả trong nuôi tôm được ngành điện lực tỉnh Sóc Trăng triển khai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/11/2020
    Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Sử dụng nguồn năng lượng này là hướng đi mới có tính chiến lược, góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, hành động nhanh trong việc sản xuất điện năng lượng mặt trời là tiến trình đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới mà nhân loại đang hướng đến. Việt Nam là nước có dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới nên nhu cầu về nước sạch, xử lý rác thải, sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là rất lớn. Trước thực tế này, việc phát triển năng lượng tái tạo hay gọi là năng lượng sạch có ý nghĩa quan trọng, góp phần mở ra những cơ hội mới tiết kiệm điện năng cho nhiều hộ gia đình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, khoảng 71% chất thải rắn sinh hoạt vẫn chủ yếu được xử lý theo hình thức chôn lấp, chỉ 16% được xử lý tại các nhà máy chế biến sản xuất phân compost và 13% được xử lý bằng phương pháp đốt kết hợp với thu hồi năng lượng (hay còn gọi là điện rác). Đốt rác phát điện theo đánh giá của các chuyên gia đang là công nghệ tối ưu trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển như khối các nước châu Âu, Nhật Bản… nhưng tại Việt Nam, việc xử lý rác thải bằng phương pháp này vẫn còn nhiều vướng mắc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/11/2020
    Theo tính toán cung cầu, tình trạng thiếu điện có thể xảy ra trong giai đoạn 2021 - 2024 với mức thiếu hụt cao nhất 13,3 tỷ kWh năm 2023, đồng thời phải huy động các nguồn điện chạy dầu với sản lượng từ 1,5 - 11 tỷ kWh/năm. Cao điểm là năm 2023, tổng sản lượng điện chạy dầu và sản lượng điện thiếu hụt toàn hệ thống dự kiến lên tới 24,2 tỷ kWh. Chính vì vậy, một trong những giải pháp trọng tâm được Chính phủ đặt ra nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn 2020-2025, là quản lý tốt hơn về “sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả phía nhu cầu. Do đó, ngành điện lực đang nỗ lực hướng tới thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm điện qua những phương tiện thống tin đại chúng cũng như truyền thông đẩy mạnh tiết kiệm điện bằng nhiều hình thức tới cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/11/2020
    Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây cũng là những thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang dần cạn kiệt. Chính bởi vậy, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện Mặt Trời, điện gió… cũng là một trong những định hướng phát triển bền vững, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cũng như an ninh năng lượng quốc gia. Và với chiến lược tăng trưởng chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần cụ thể hóa nhiều chính sách, tạo tiền đề thúc đấy lĩnh vực này phát triển, đặc biệt là thu hút được đầu tư của doanh nghiệp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/11/2020
    Theo nhiều chuyên gia, Năng lượng tái tạo sẽ tạo ra triển vọng việc làm lớn tại Việt Nam. Theo Kịch bản Phát triển năng lượng bền vững tối ưu (ASES), ngành NLTT của Việt Nam có thể tạo ra 700.000 việc làm mới liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian tới. Nắm bắt xu hướng phát triển chung, nhiều trường Đại học tại Việt Nam mở chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về NLTT. Số việc làm trong cả hai lĩnh vực năng lượng mặt trời và năng lượng gió đã tăng hơn gấp đôi trong những năm qua. Hiện nay trên thế giới, hai ngành năng lượng cung cấp nhiều cơ hội việc làm nhất là ngành quang điện mặt trời và năng lượng sinh học với khoảng 30% tổng số việc làm trong ngành NLTT.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/11/2020
    Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, đã đặt ra mục tiêu phát triển điện sinh khối các giai đoạn đến năm 2020, 2025 và 2030 tương ứng là 660 MW, 1.200 MW và 3.000 MW. Nguồn sinh khối ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm: trấu, rơm rạ, bã mía, chất thải chăn nuôi... Tuy nhiên, hiện chỉ có bã mía tại các nhà máy đường và chất thải tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn là có nguồn nguyên liệu tập trung đủ lớn cho phát điện. Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, năm 2019 chỉ có 175 MW điện sinh khối của 3 nhà máy mía đường phát điện lên lưới. Như vậy, điện sinh khối mới chỉ đạt khoảng 26,5% mục tiêu phát triển đến năm 2020. Do đó, việc phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững là hướng đi tất yếu trước thách thức của biến đổi khí hậu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2020
    Cây năng lượng không chỉ giúp nhanh chóng mở rộng diện tích trồng cây, phủ xanh đất trống, chống xói mòn, tăng tính đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính tại các khu vực ảnh hưởng bởi khai thác khoáng sản, mà còn tạo ra nguồn năng lượng mới phục vụ đời sống cho người dân địa phương như: khí sinh học, nhiên liệu sinh học hoặc dùng để chế biến nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện... và tạo nguồn thức ăn chủ động cho gia súc trong điều kiện đất canh tác có hạn và bị thu hẹp. Hiệu quả của việc trồng cây năng lượng này như thế nào? Khi trồng những loại cây năng lượng này cần lưu ý những gì, ngày hôm nay chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS Tống Khiêm – Nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia, và xin đc cảm ơn ông đã nhận lời mời tham gia cuộc trao đổi này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2020
    Trường học vốn là nơi sử dụng khá nhiều điện, chình bởi vậy, việc giáo dục cho các em học sinh thói quen tiết kiệm điện là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực. Mô hình “Trường học xanh” của Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM được triển khai từ năm 2015, là một chuỗi các công nghệ, mô hình tiết kiệm năng lượng gần gũi, hiện đại, giúp các giáo viên thay thế những bài giảng lý thuyết khô khan thành những giờ thực hành trực quan, lý thú. Từ đó, giáo dục, nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về tiết kiệm năng lượng, đồng thời xây dựng một ngôi trường “xanh”, an toàn, thân thiện với môi trường. và để cùng tìm hiểu rõ hơn về mô hình này cũng như những lợi ích mà nó mang lại, ngày hôm nay chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Kim Tước, GĐ Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP HCM, mời quý thính giả cùng theo dõi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/10/2020
    Hiện nay, có 2 cách thông thường để sử dụng kính trong các công trình xây dựng. Một là dùng kính hộp. Tức ở giữa 2 lớp kính có 1 khoảng chân không để ngăn cản sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, kính hộp chỉ sử dụng làm cửa sổ chứ không thể làm tường kính bởi chi phí rất tốn kém, gia công phức tạp. Cách thứ hai là sử dụng kính tiết kiệm năng lượng. Đây không phải là 1 loại kính thông thường mà được phủ 1 lớp low -E bên ngoài. Đừng xem thường lớp phủ đó, vì nó chính là vật cản hấp thụ nhiệt từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài một cách hữu hiệu giúp tiết kiệm năng lượng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/10/2020
    Hiện nay trên cả nước có hàng ngàn trang trại nuôi heo quy mô từ 1000 con trở lên. Lầm sao để vừa chăn nuôi hiệu quả, lại đảm bảo môi trường nuôi, tận dụng được nguồn chất thải trong chăn nuôi, tái sử dụng vào vận hành và sinh hoạt cho các gia đình tại nông thôn, luôn là mong muốn và yêu cầu bức thiết. Vì vậy cần những mô hình công nghệ tiết kiệm năng lượng hoạt động từ nguồn chất thải chăn nuôi. Máy phát điện chạy khí sinh học là biện pháp hữu hiệu vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa tái tạo nguồn năng lượng, lại thân thiện môi trường đang là xu thế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/10/2020
    Giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các đô thị lớn tại Việt Nam là Hà Nội và TP HCM là yêu cầu bức thiết. Một trong các tác nhân gây ra phát thải khí nhà kính và tiêu tốn nhiều năng lượng là việc xây dựng các công trình thương mại, nhà ở. Trên thế giới giải pháp cho tiết kiệm năng lượng tại các đô thị lớn là việc xây dựng các công trình xanh. Theo tính toán, việc xây dựng các công trình xanh tiết kiệm năng lượng ban đầu chi phí có tăng 10-30%. Nhưng có thể mang lại chi phí tiết kiệm năng lượng lên tới 20% so với các quy trình không áp dụng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/10/2020
    Trong nuôi trồng thủy sản thì điện năng dùng trong bơm nước, chạy quạt, xục khí, kiểm tra môi trường, cải tạo nước…tiêu tốn hàng trăm triệu đồng/ha/vụ, chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư/năm. Việc sử dụng điện sinh hoạt kết hợp nuôi tôm khiến quá tải điện sinh hoạt, gây tăng chi phí cao. Trong khi việc mua máy để phát điện tốn hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn phải mua thêm nguyên liệu là xăng dầu để chạy máy. Trước tình hình đó năng lượng tái tạo được xem là giải pháp tối ưu cho việc thiếu điện ở các vùng nuôi tôm hiện nay. Đặc biệt là năng lượng mặt trời. Từ năm 2015 Chính phủ đã có định hướng chiến lược phát triển năng lượng tái tạo cho Việt Nam tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây ra ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam hơn bao giờ hết cần đảm bảo tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong năng lượng. Trong quy hoach phát triển năng lượng sinh khối nói chung và điện lực sinh khối nói riêng, VN dư kiến sẽ tăng 1% vào năm 2020 và 2,1% vào năm 2030. Hiện nhiều nông dân và các nhà máy sản xuất nông nghiệp trong nước đã được sự hỗ trợ của điện lưc Việt Nam, các tổ chức hỗ trợ năng lượng quốc tế và Bộ Công Thương để phát triển năng lượng sinh khối. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự sau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2020
    Tại Việt Nam, các công trình xây dựng thường phải xử dụng rât nhiều gạch được làm từ đất sét nung. Việc nung gạch tại các lò gạch tạo ra một lượng khi Cabon vô cùng độc hại. Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng luôn đề cao ưu điểm của gạch không nung là sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng, tính đồng nhất, độ bền cao. Thông qua quá trình tạo hình trên máy thủy lực, dưỡng hộ. Gạch không nung không gây ô nhiễm môi trường. Đây có thể xem là giải pháp giúp giảm phát thải khí nhà kinh, tiết kiệm năng lượng và tái tạo. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự sau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2020
    Tiết kiệm được trên 40 triệu kWh, đây là kết quả mà thành phố Cần Thơ đã đạt được trong năm 2019 nhờ thực hiện tốt phong trào thi đua tiết kiệm điện. Với mục tiêu đưa phong trào thi đua tiết kiệm điện đi vào chiều sâu, Sở Công Thương thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Công ty Điện lực TP Cần Thơ và các địa phương của thành phố tiếp tục đẩy mạnh chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện”, “Ấp/ khu vực văn hóa tiết kiệm điện”. Qua đó, nhiều cách làm hay được các hộ gia đình áp dụng rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất, mang lại lợi ích thiết thực./.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/10/2020
    Điện mặt trời là một hướng phát triển tích cực trong việc cung cấp năng lượng cho các nhu cầu tư nhân và công cộng. Pin năng lượng mặt trời ngoài việc cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất, hiện nay còn được ứng dụng nhiều vào cuộc sống. Đặc biệt, để tiết kiệm điện cũng như an toàn trong việc lắp đặt, vận hành, nhiều địa phương đã sử dụng đèn năng lượng mặt trời để thắp sáng những đường quê. Những con đường làng được thắp sáng đã giúp người dân khu vực nông thôn đi lại thuận tiện, giảm tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, góp phần xây dựng những miền quê xanh- sạch- đẹp
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2020
    Pin năng lượng mặt trời đang xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống để phục vụ lợi ích của con người. Trong đó phải kể đến việc sử dụng năng lượng mặt trời trong chế biến nước mắm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con sản xuất nước mắm ở ven biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Những năm gần đây, mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất và chế biến nước mắm đã được thực hiện ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Công nghệ mới này giúp giảm 1/3 thời gian sản xuất nước mắm và 2/3 nhân lực lao động, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, phương pháp sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời còn được đánh giá cao về khả năng bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/10/2020
    An ninh năng lượng ngày nay và trong một hai thập kỷ tới đang là những quan ngại của nhiều quốc gia. Ngoại trừ Nga, Mỹ và một vài nước Trung Đông, nhiều nước đang và sẽ sớm đối mặt với thiếu hụt cung cấp năng lượng. Việt Nam tuy mới là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mới đạt được mức độ thu nhập trung bình, nhưng với sức rướn của một đất nước giàu truyền thống và con người thông minh, cần cù, dự báo đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong thập kỷ tới. Mặc dù trong thời gian qua ngành năng lượng đã đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhưng chúng ta cũng đứng trước rất nhiều những thách thức trong tương lai. Xem xét nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc về giải pháp an ninh năng lượng là vấn đề không chỉ của Nhà nước, Chính phủ mà là trách nhiệm của mọi người dân. Đây cũng chính là nội dung chúng ta sẽ bàn sâu trong ngày hôm nay. Xin giới thiệu khách mời tham gia chương trình chuyên gia năng lượng Nguyễn Bá Vinh, Bộ Khoa học và Công nghệ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/10/2020
    Tại Việt Nam, Dán nhãn năng lượng được triển khai theo hình thức tự nguyện từ năm 2006 và bắt buộc phải thực hiện (đối với một số phương tiện, thiết bị) kể từ 1/7/2013. Nằm trong nỗ lực bảo vệ môi trường, việc dán nhãn năng lượng là một trong những giải pháp hiệu quả giúp định hướng việc sử dụng thiết bị hiệu suất cao, loại bỏ dần các sản phẩm công nghệ lạc hậu, trực tiếp làm giảm thải các chất khí gây tác động tới tầng ôzôn và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Không chỉ là hành động góp phần bảo vệ môi trường xanh, dán nhãn năng lượng còn giúp người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay sản phẩm bảo đảm hiệu suất năng lượng mong muốn trên thị trường. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia việc dán nhãn năng lượng cần quản lý tốt để tránh việc gian lận. Đây cũng chính là nội dung chính được trong chương trình hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2020
    Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm làm mát và điện gia dụng ngày càng tăng cao. Từ điều hòa, tủ lạnh đến quạt điện đều có lượng mua tăng đáng kể, đặc biệt trong những ngày hè. Trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từng băn khoăn làm thế nào để mua được một sản phẩm tiết kiệm điện đúng không ạ? Rất đơn giản, quý vị cần căn cứ vào nhãn năng lượng được dán trên sản phẩm. Vậy nhãn năng lượng là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong tiết kiệm năng lượng? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/10/2020
    Ở Việt Nam có rất nhiều lợi thế tận dụng nguồn năng lượng mặt trời vì nằm trong dải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Thấy rõ lợi thế này, 4 người nông dân tại Đồng Tháp đã chế tạo những con thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời. Khi có nắng, chiếc thuyền tự nạp năng lượng chạy băng băng trên mặt nước mà không tốn xăng dầu, không gây tiếng ồn, không xả thải ra sông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/10/2020
    Theo Bộ Công thương, Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Theo đánh giá, tiềm năng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam là từ 20 - 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40%. Theo các chuyên gia, trong số những biện pháp đối phó với thực trạng thiếu hụt năng lượng ở Việt Nam, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là biện pháp hữu hiệu nhất đối với ngành công nghiệp, bởi tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ngành rất lớn, đồng thời, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, xét về mặt kinh tế, cũng tương đối khả thi với các doanh nghiệp. Đây cũng chính là chủ đề chúng ta sẽ bàn sâu trong chương trình hôm nay. Xin giới thiệu khách mời của chương trình TS Nguyễn Thăng Long, phó tổng thư ký hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/10/2020
    Công nghệ biến tần hay còn gọi là công nghệ inverter (in véc tơ), được ứng dụng rộng rãi để điều khiển tốc độ động cơ, khởi động mềm, phanh, đảo chiều, điều khiển thông minh. Trong đa số trường hợp, sử dụng công nghệ biến tần giúp tiết kiệm lượng điện tiêu thụ. Theo các nhà khoa học, công nghệ Inverter xuất hiện cách đây khoảng 20 năm, nhưng đến nay mới được các nhà sản xuất lưu ý. Những năm gần đây, rất nhiều các doanh nghiệp và hộ gia đình đã lựa chọn công nghệ biến tần để giúp tiết kiệm điện. Với lựa chọn này, người dân, doanh nghiệp không chỉ giảm chi phí cho gia đình, công ty mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng cho quốc gia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/10/2020
    Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động. Cùng với sự phát triển nhanh chóng ấy, nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng ngày một gia tăng.Trước thực trạng này, bên cạnh việc khai thác các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cần phải được đẩy mạnh. Tiết kiệm năng lượng không chỉ góp phần hạ chi phí cho doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn giảm được rất nhiều khí thải nhà kính ra môi trường. Theo các chuyên gia, Tiết kiệm năng lượng chính là con đường ngắn nhất trong mọi thời điểm giúp loài người “giảm tải” sự ô nhiễm ra môi trường. Đây cũng chính là nội dung chúng ta sẽ bàn sâu trong ngày hôm nay. Xin giới thiệu khách mời của chương trình hôm nay, PGSTS. Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/10/2020
    Sử dụng năng lượng thay thế và tiết kiệm năng lượng đang dần phổ biến tại các làng nghề trên cả nước bởi mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Để tiết kiệm điện, người dân tại các làng nghề đã sử dụng nhiều biện pháp như thay thế những động cơ điện cũ, lạc hậu tiêu hao nhiều năng lượng bằng những động cơ điện mới, tiêu hao ít năng lượng; sử dụng phần mềm để tự điều chỉnh tốc độ động cơ, sử dụng hợp lý trong sản xuất; tận dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà xưởng... Đặc biệt, nhiều làng nghề còn thay đổi loại hình sử dụng năng lượng để đạt hiệu suất cao hơn, dễ quản lý hơn, như: đổi từ công nghệ nung từ than chuyển sang gas. Công nghệ này vừa đạt hiệu suất đốt cao hơn vừa giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Làng nghề gốm Bát Tràng, tại Gia Lâm, Hà Nội là một trong những làng nghề điển hình “xanh hóa” sản xuất nhờ áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế như vậy.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Chiếu sáng công cộng, chiếu sáng công sở sử dụng công nghệ đèn led thế hệ mới và tận dụng nguồn điện từ ánh sáng mặt trời sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giúp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thời gian qua, rất nhiều địa phương trên cả nước đã khuyến khích đầu tư, sử dụng mô hình tiến bộ này. Cần Thơ cũng là một trong những địa phương đi đầu trong công tác này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/10/2020
    Ở nhiều địa phương, bà con nông dân đã rất chú trọng tới việc áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, trong đó phải nói tới mô hình sử dụng năng lượng mặt trời để sấy khô nông sản, thực phẩm. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng tự nhiên đang dần cạn kiệt, việc sử dụng năng lượng mặt trời được xem là một giải pháp không chỉ hữu hiệu về mặt kinh tế, mà còn tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/10/2020
    Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm methane và các đồng đẳng khác, được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Khí biogas có thể được sử dụng làm nhiên liệu đốt thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, củi, rơm rạ...) hoặc để sản xuất điện năng, mang lại những hiệu quả về kinh tế, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe của người dân và đặc biệt hơn cả là mang lại nhiều giá trị trong việc tiết kiệm năng lượng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2020
    Lưới điện thông minh là hệ thống sử dụng công nghệ kỹ thuật số để giám sát và quản lý việc truyền tải điện từ tất cả các nguồn phát điện, nhằm đáp ứng nhu cầu điện luôn thay đổi của người dùng. Với Việt Nam, kể từ khi hệ thống điện được hình thành, đặc biệt là khi hệ thống điện quốc gia được liên kết thông qua đường dây truyền tải điện 500kV Bắc - Nam thì nhu cầu phát triển lưới điện thông minh trở nên cần thiết. Lưới điện thông minh, có thể xem là một giải pháp hữu hiệu giúp phát triển năng lượng một cách bền vững.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Hiện nay, nhiều nhà vườn trồng cây trái đang tiến hành sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho quá trình tưới nước. Qua thực hiện mô hình, hiệu quả thấy rõ nhất đó là giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và phần nào có tác dụng bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn năng lượng sạch trong sản xuất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/11/2020
    Hóa đơn tiền điện hàng tháng ở mức cao luôn là nỗi ám ảnh của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên nếu biết sử dụng một số thiết bị thông minh và áp dụng một số mẹo đơn giản khác thì quý thính giả có thể kiểm soát và tiết kiệm được một lượng đáng kể điện năng tiêu thụ. Và nếu nhìn rộng hơn chúng ta sẽ thấy, tiết kiệm điện không chỉ là tiết kiệm tiền, mà còn là một hình thức đóng góp vào hoạt động tiết kiệm năng lượng cho cả quốc gia
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/11/2020
    Tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng lượng không phải là thứ vô hạn. Nếu không tiết kiệm, các nguồn tài nguyên đó sẽ dần cạn kiệt. Đó là nguyên nhân chính khiến nhiều năm gần đây, tiết kiệm năng lượng được đẩy mạnh tuyên truyền, phủ sóng khắp nơi trên thế giới. Tại một số quốc gia như Nhật Bản, Đức…đã phát động rất nhiều chiến dịch tiết kiệm năng lượng một cách mạnh mẽ và mang lại hiệu quả tích cực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/11/2020
    Khác với các nguồn năng lượng truyền thống hữu hạn và đang dần bị suy kiệt như là thủy điện, nhiệt điện, than, dầu khí… năng lượng mặt trời là một nguồn tài nguyên vô tận, tiềm năng này ngày càng được đánh giá cao khi mà Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn. Nhiều năm trở lại đây năng lượng mặt trời đang dần phổ biến, trong đó điện mặt trời áp mái tại các hộ dân là một mô hình hết sức hiệu quả. Nó không chỉ giúp các gia đình tiết kiệm tiền điện hằng tháng, mà phần dùng dư còn có thể sinh lời nhờ bán điện cho EVN
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/11/2020
    Theo Bộ Công thương, bình quân mỗi ngày ở nước ta có khoảng 35.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn rác thải sinh hoạt nông thôn được thải ra. Phần lớn trong số đó được xử lý bằng công nghệ chôn lấp. Và hiện chỉ có khoảng 13% rác được đốt cháy để thu hồi năng lượng. Theo các chuyên gia về môi trường và điện năng, đây là một sự lãng phí, bởi với công nghệ hiện nay, nước ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc tạo ra điện năng từ rác thải. Và trên thực tế việc biến rác thải thành điện năng còn mang tới một ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng cho tương lai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/11/2020
    Trong quá trình nuôi tôm, việc sử dụng quạt nước để tạo oxy là một công đoạn quan trọng giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Thực tế tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, vẫn còn nhiều hộ nuôi tôm hiện đang sử dụng công nghệ quạt nước kiểu truyền thống (sử dụng ma sát trượt), gây tổn thất điện năng và hao phí năng lượng điện khi vận hành. Đứng trước bối cảnh đó, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp “Cải tiến dàn quạt tạo oxi để tiết kiệm điện trong nuôi tôm”. Quá trình thử nghiệm và áp dụng tại các hộ dân đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Mời quý thính giả cùng theo dõi phóng sự sau đây để thấy được nỗ lực của ngành điện và người dân trong việc tìm ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2020
    Trong thời buổi giá điện tăng cao, một lão nông ở miền Tây đã sáng chế ra điện gió để phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu. Qua đó, giúp ông tiết kiệm được một khoản tiền hàng tháng, lại chủ động được nguồn điện trong gia đình. Đáng nói hơn cả, sáng chế sử dụng điện gió của ông đã góp phần mang lại nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/11/2020
    Với xu hướng phát triển của xã hội, ngày càng nhiều các công trình xây dựng được hình thành. Và trong đó, việc sử dụng những vật liệu xanh, vừa thân thiện với môi trường, lại vừa giúp tiết kiệm năng lượng khi sản xuất và sử dụng đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Do đó, việc tìm kiếm các vật liệu xanh trong xây dựng đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2020
    Nhiều năm trở lại đây, hiệu ứng nhà kính là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi đây được xem là nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hại đến cuộc sống và hiện đang là vấn đề lớn với môi trường toàn cầu. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà hiệu ứng nhà kính gây ra là hiện tượng biến đổi khí hậu. Vậy chúng ta sẽ phải hiểu thế nào cho đúng về hiệu ứng nhà kính? Mỗi người trong số chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tác hại của hiệu ứng nhà kính gây ra?
    Xem thêm Thu gọn