Phụ nữ Mỹ đã đấu tranh ra sao để có vai trò trong các lực lượng vũ trang?

CTV Lê Ngọc/VOV.VN biên dịch (theo history.com) | 06/03/2021, 19:01

Nếu trước đây, phụ nữ Mỹ đã dũng cảm phục vụ đất nước của họ trong nhiều cuộc chiến tranh, nhưng một khi cuộc chiến kết thúc, họ được giải ngũ, thì ngày nay, luật pháp Mỹ cho phép phụ nữ đã đạt được đầy đủ vị trí trong các lực lượng vũ trang của nước này.

"Tại sao lại ở phía sau khi bạn có thể ở phía trước?" - một phụ nữ giấu tên mới được nhận quân hàm Binh nhì đã hỏi nhà báo Meghann Myers của Army Times như vậy vào năm 2017. Cô là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia bộ binh của Quân đội Mỹ, trải qua khóa huấn luyện khắc nghiệt cùng với các tân binh nam và chuẩn bị cho chiến đấu thực tế. 70 năm trước, suy nghĩ về một phụ nữ được huấn luyện để chiến đấu trên chiến trường là điều không tưởng.

Mặc dù phụ nữ đã phục vụ với tư cách là thành viên tích cực của các Lực lượng vũ trang Mỹ trong Thế chiến II, họ đều trong quá trình rời quân ngũ. Đây là tiêu chuẩn sau chiến tranh - chỉ những nữ y tá mới được phép phục vụ trong quân đội trong thời bình và hàng trăm nghìn phụ nữ đã phục vụ đất nước của họ trong Thế chiến II rời bỏ quân ngũ và trở lại cuộc sống dân sự. Nhưng vào năm 1948, tất cả đã thay đổi khi phụ nữ thực hiện một bước quan trọng đầu tiên để trở thành thành viên bình đẳng của các Lực lượng vũ trang Mỹ.

Phụ nữ luôn có vai trò trong các cuộc xung đột quân sự của Mỹ, từ gái mại dâm đi theo đội quân viễn chinh, đến các cô thợ giặt và nhân viên chăm sóc y tế trong Chiến tranh Cách mạng, đến các y tá trong Nội chiến, những người quản lý các bệnh viện lớn và làm việc để cấp dưỡng và may vá quần áo cho binh lính. Nhưng chỉ trong Thế chiến I, những phụ nữ không phải là y tá mới được gia nhập lực lượng vũ trang trong thời chiến. Mặc dù hầu hết phụ nữ vẫn phục vụ với tư cách tự nguyện, một số ít được chọn bởi các bộ phận khác nhau và đưa vào làm các vị trí văn thư.

Sau đó, Thế chiến II tạo ra nhu cầu chưa từng có đối với binh lính và thay đổi đáng kể các cấp bậc không tham chiến của quân đội. Trong nỗ lực giải phóng nam giới chiến đấu trên tiền tuyến, các lực lượng vũ trang đã tuyển dụng phụ nữ cho các vị trí không tham gia chiến đấu như các nhà ngôn ngữ học, dự báo thời tiết và quản lý tổng đài điện thoại. Lúc đầu, Quân đội chỉ chấp nhận phụ nữ trên cơ sở trợ giúp, tạm thời thông qua Quân đoàn Phụ nữ Trợ giúp Quân đội (Women’s Army Auxiliary Corps - WAAC).

Nhưng khi chiến tranh tiếp tục, việc tuyển mộ trở nên khó khăn hơn. Các công việc được trả lương cao hơn trong ngành công nghiệp dân sự, lợi ích không bình đẳng với nam giới và thái độ trong chính Quân đội - vốn đã tồn tại như một thể chế áp đảo nam giới ngay từ đầu - là những vấn đề. Trong một nỗ lực, Quốc hội Mỹ đã quyết định cho phép phụ nữ thực sự nhập ngũ vào Quân đội Mỹ (về cơ bản là lực lượng dự bị). Với việc thành lập Quân đoàn Phụ nữ (Women’s Army Corps - WAC) vào năm 1943, phụ nữ giờ đây có thể nhận cấp bậc quân hàm và phục vụ ở nước ngoài.

Trong khi đó, WAAC cũng vẫn hoạt động. Phụ nữ phục vụ với số lượng kỷ lục tại cả hai đầu mối, thực hiện nhiệm vụ của họ một cách khác biệt. Các WAC được trả lương, phúc lợi và xếp hạng tương tự như các đồng nghiệp nam của họ; các nhánh quân sự khác cũng theo sau với các nhóm như WAVES (Hải quân Mỹ) và SPARS (Cảnh sát biển Mỹ).

Nhưng mặc dù phụ nữ đã phục vụ anh dũng trong chiến tranh, công việc của họ thường bị kỳ thị và miệt thị. Quấy rối tình dục là phổ biến, cũng như những hệ lụy mà phụ nữ đã đánh đổi tình dục để lấy vị trí trong quân ngũ của họ. Có tin đồn rằng, chương trình này là một âm mưu của Đức Quốc xã nhằm phá hoại các lực lượng vũ trang, và một số nam giới phẫn nộ khi phải phục vụ bên cạnh phụ nữ.

Phụ nữ đã dũng cảm phục vụ trong Thế chiến II, thậm chí trở thành tù nhân chiến tranh và nhận được huân chương và bằng khen vì những đóng góp của họ. Nhưng một khi chiến tranh kết thúc, họ thấy mình thất nghiệp và không được công nhận. Nhiều nhà sử dụng lao động còn phân biệt đối xử với những phụ nữ đã từng phục vụ trong quân đội, tin rằng việc phục vụ của họ có liên quan đến tình dục vô luân hoặc chế độ nữ quyền và chắc chắn rằng họ muốn phá bỏ vai trò giới ở nơi làm việc.

Những người đã ở lại các vai trò phụ trợ không được coi là cựu chiến binh hoặc không được nhận trợ cấp, mặc dù họ đã phục vụ và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong chiến tranh. Và ngay cả WAC và WAVES, những người được hưởng quyền lợi của cựu chiến binh giống như những người đàn ông cho rằng, họ sẽ bị loại khỏi vai trò của mình trong thời bình, như đã từng xảy ra sau mọi cuộc chiến khác.

Phụ nữ biết rằng trong thời bình, chỉ có y tá mới được phục vụ. Nhưng sự dẻo dai và hiệu quả của những phụ nữ phục vụ trong Quân đội Mỹ trong Thế chiến II đã thuyết phục các quan chức ở tất cả các ngành rằng việc tuyển dụng phụ nữ là đúng đắn. Đầu tiên, các thành viên phụ trợ và WAC đã được Quốc hội cho quyền tái sử dụng lao động vào năm 1946, buộc người sử dụng lao động phải cho phép họ trở lại công việc trước chiến tranh. (WAACs không đủ điều kiện được hưởng các dịch vụ Quản lý Cựu chiến binh cho đến năm 1980).

Sau đó, Quân đội Mỹ thuyết phục rằng, họ không thể bỏ qua những phụ nữ đã từng phục vụ với sự xuất sắc như vậy trong chiến tranh - đã yêu cầu Quốc hội cho phép họ biến WAC trở thành một bộ phận lâu dài trong hàng ngũ của họ. Năm 1948, Tổng thống Truman đã ký Đạo luật tích hợp các dịch vụ vũ trang của phụ nữ thành luật. Đạo luật cho phép phụ nữ trở thành thành viên chính thức, thường trực của tất cả các nhánh của quân đội.

Phụ nữ cuối cùng đã có thể phục vụ đất nước của họ với tư cách là thành viên của các Lực lượng vũ trang Mỹ trong thời bình. Nhưng trên thực tế, có nhiều rất nhiều hạn chế đối với sự phục vụ của họ. Người ta giới hạn số lượng phụ nữ có thể phục vụ ở bất kỳ ngành nào quân đội ở mức 2%, cho phép quân đội tự ý giải ngũ những phụ nữ có thai và giới hạn số lượng phụ nữ có thể trở thành sĩ quan. Đáng kể nhất, nó ngăn cản phụ nữ chỉ huy nam giới hoặc phục vụ chiến đấu.

“Một ý kiến ​​phản đối chính (đối với việc đưa phụ nữ vào nghĩa vụ thường xuyên) mà chúng tôi được biết đã được thảo luận trong các phiên họp kín, đó là nếu phụ nữ tham gia quân đội chính quy, đàn ông sẽ phải nhận lệnh từ một phụ nữ”, Mary A. Hallaren - người bắt đầu sự nghiệp của mình trong Quân đội Mỹ với tư cách là một WAAC và cuối cùng trở thành một Đại tá - nhớ lại.

Vai trò của phụ nữ trong quân đội Mỹ dần dần được mở rộng. Vào năm 1970, phụ nữ cuối cùng cũng được phép đảm nhận vai trò chỉ huy trong các đơn vị phi chiến đấu, phụ nữ và nam giới bắt đầu huấn luyện cùng nhau. Vào năm 2013, phụ nữ đã đạt được đầy đủ vị trí trong quân đội khi họ được trao quyền trực tiếp chiến đấu trên bộ. Cột mốc quan trọng này sau đó đặt ra vấn đề liệu phụ nữ, giống như nam giới, có nên được yêu cầu đăng ký dự bị hay không. Tháng 2/2019, một thẩm phán Quân sự Mỹ đã ra phán quyết rằng việc yêu cầu tất cả nam giới đăng ký tham gia quân dịch, trong khi loại trừ phụ nữ, là vi hiến./.

Bài liên quan
20 bức ảnh ấn tượng nhất về phụ nữ Anh trong Thế chiến II
Trước khi Thế chiến II (1939-1945) bùng nổ, hầu hết phụ nữ Anh đều ở nhà chăm sóc tổ ấm của mình, và thường làm những công việc mà sau đó được coi là “công việc của phụ nữ”, như điều dưỡng viên, nhân viên cửa hàng, hoặc làm người nội trợ gia đình…, nhưng chiến tranh đã thay đổi công việc và nghề nghiệp của nhiều người trong số họ.
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng
VOVLIVE - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.
Mới nhất