Những nơi bạn đang quên dọn dẹp

CTV Bảo Linh/VOV.VN Theo: The Spruce | 03/11/2022, 07:53

Khi bước vào một căn phòng, bạn thường có thể dễ dàng nhìn thấy những thứ cần được dọn dẹp ngay trước mắt. Nhưng vẫn còn có những góc khuất mà bạn ít để tâm tới và làm sạch, khiến chúng bám đầy bụi bẩn.

1. Mặt dưới của đồ nội thất

Khi nhìn vào gầm giường hoặc ghế sofa, sẽ không khó để bắt gặp những lớp bụi dày và bạn có thể nhanh chóng dọn dẹp bằng máy hút bụi hoặc cây lau bụi. Nhưng thực chất, bụi không chỉ bám trên sàn dưới đồ nội thất, mà chúng còn bám vào mặt dưới của chúng, đặc biệt là đối với lông động vật, tóc, mạng nhện,...

Sử dụng máy hút bụi hoặc chổi lông gà quét bụi để loại bỏ bụi bẩn ít nhất hai lần mỗi năm.

2. Tường và chân tường

Bụi bẩn có thể bám vào các bề mặt thẳng đứng cũng như bề mặt nằm ngang. Hãy bắt đầu dọn dẹp từ phần trên cùng của bức tường, sử dụng khăn lau bụi rồi kết thúc bằng cách làm sạch mọi vết bẩn bám xung quanh công tắc đèn và tay nắm cửa.

Đừng quên dọn dẹp cả chân tường vì nơi đây chứa một lượng bụi lớn do có thể đã tích tụ lâu ngày. Đối với những nơi có độ ẩm cao hơn như nhà bếp và phòng tắm, bạn nên lau chân tường bằng khăn ẩm.

3. Mặt trên của tủ, cánh cửa và khung ảnh

Chúng ta thường có xu hướng bỏ qua việc dọn dẹp những gì nằm ngoài tầm nhìn và tầm với, ví dụ như mặt trên của khung cửa, nhà bếp, tủ đựng đồ cao, khung tranh, quạt trần,... Hãy kiểm tra và lau bụi thường xuyên bằng dụng cụ chuyên dụng nếu bạn không thể với tới chúng. 

4. Bộ lọc không khí và lỗ thông hơi

Nếu nhà của bạn có hệ thống sưởi hoặc lỗ thông hơi thì sẽ có cả hệ thống ống dẫn kết nối hệ thống với các không gian sống trong nhà. Dù bạn sử dụng loại nào, chúng cũng phải được thay đổi hoặc làm sạch để có hiệu quả. Trong khi thay bộ lọc, hãy dành thời gian để làm sạch các khe thoát hơi để mọi người trong gia đình được hít thở bầu không khí trong lành hơn.

5. Sàn dưới tủ

Thật dễ dàng nhận thấy khi nào bên trong tủ quần áo cần được dọn dẹp. Nhưng việc dọn sạch cả sàn tủ thì không phải lúc nào cũng diễn ra, đặc biệt nếu chúng được trải thảm. Thảm có thể trở thành nơi sinh sản của nấm mốc và các loại côn trùng.

Vì thế, hãy kéo mọi thứ ra khỏi tủ quần áo và dọn dẹp không gian một cách kỹ lưỡng. Đây cũng là thời điểm hoàn hảo để loại bỏ và quyên góp tất cả những món đồ bạn không thực sự còn cần dùng tới và cất giữ những thứ còn lại một cách hợp lý.

6. Máy hút bụi và dụng cụ làm sạch

Nếu tất cả các dụng cụ vệ sinh của bạn bị bẩn thì mỗi lần sử dụng, bạn có thể sẽ làm bụi bẩn lan rộng. Làm sạch những thứ phụ kiện đi kèm này sẽ giúp cho đồ nội thất của bạn được chạy và làm việc đúng công suất, đúng mục đích. Quần áo, sàn nhà, thảm,... sẽ sạch hơn nếu bạn thường xuyên làm sạch các dụng cụ bằng nước nóng và chất tẩy rửa khử trùng sau mỗi lần sử dụng. 

7. Cây cảnh

Cho dù cây trồng trong nhà là cây thật hay giả, chúng vẫn đều có thể tích tụ một lượng bụi đáng kinh ngạc. Bạn có thể dễ dàng làm sạch chúng bằng cách phun nước, nhưng nếu cây quá lớn để di chuyển, hãy sử dụng khăn để lau từng chiếc lá. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian nhưng nó cũng giúp cho cây trồng trông được tươi tốt và có sức sống hơn/.

Bài liên quan
Làm thế nào để hạn chế bụi bẩn trong nhà?
Làm thế nào để hạn chế bụi bẩn trong nhà? Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa sự tích tụ bụi bẩn, nhờ đó không cần phải lau dọn thường xuyên

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
"Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất"
Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp chia sẻ điều này khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mới nhất