Những loại rau nào không nên dùng để ăn lẩu?

22/01/2021, 06:30

Mùng tơi không phải là loại rau "chống chỉ định" khi ăn lẩu, tuy nhiên trong các loại rau nhúng lẩu bò không nên có mùng tơi.

Món lẩu ngon không thể thiếu rau. Có thể nói rau nhúng lẩu là thứ giúp cân bằng hương vị, hàn nhiệt, thành phần dinh dưỡng trong nồi lẩu.

Nhiều bà nội trợ thắc mắc, liệu có loại rau nào không nên dùng để ăn lẩu? Xét về tuyệt đối thì không có, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, bạn nên cân nhắc chọn loại rau khác sẽ tốt hơn.

Rau nhúng lẩu, loại nào không phù hợp?

Bạn đừng nghĩ rằng khi ăn lẩu miễn có sẵn rau gì thì nhúng rau đó, hoặc thích ăn rau gì thì nhúng loại đó. Việc kết hợp rau nhúng lẩu không phù hợp với các thành phần khác của bữa ăn sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Những loại rau nào không nên dùng để ăn lẩu? - 1

Rau nhúng lẩu bò không nên có mùng tơi. 

  • Mùng tơi đừng ăn với lẩu bò: Hãy dùng mùng tơi để luộc, xào, nấu canh, hoặc nếu dùng nó như một loại rau nhúng lẩu thì hãy kết hợp với lẩu hải sản, riêu cua. Còn nếu là lẩu bò thì không nên dùng, bởi sự kết hợp này dễ gây đầy bụng, đau bụng, khó tiêu.
  • Giá đỗ: Đây là loại rau lành, tốt cho sức khỏe, rất hợp để xào, nấu canh và ăn sống, nhưng không nên dùng ăn lẩu, nhất là lẩu riêu cua. Lý do là giá đỗ có thể chứa nhiều vi sinh vật (bởi nó được ủ để nảy mầm ở nhiệt độ ấm áp 30-35 độ C, nhiệt độ lý tưởng để vi sinh vật phát triển. Do đó khi bạn nhúng giá đô qua quýt trong nước lẩu, vi khuẩn chưa bị tiêu diệt, dẫn đến gây đầy bụng, khó chịu. Tình trạng này càng nặng nếu bạn ăn giá đỗ với riêu cua, thực phẩm dễ gây rối loạn tiêu hóa với người bụng yếu trong điều kiện vệ sinh thực phẩm không lý tưởng.
  • Rau kinh giới nên tránh lẩu gà: Theo Đông y, rau kinh giới và thịt gà tương khắc, khi dùng chung có thể gây chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy khó chịu.
  • Cà chua, khoai lang và khoai tây đừng ăn với lẩu hải sản: Những loại củ quả này thường được cho vào nồi lẩu để có màu đẹp, điều vị và bổ dung tinh bột cho bữa ăn. Tuy nhiên chúng lại kỵ với lẩu hải sản vì có thể gây khó tiêu, đau bụng và rối loạn tiêu hóa. 

Một số lưu ý khi ăn lẩu

Không nên ăn ngay khi vừa nhúng: Hãy đặt thức ăn vớt ra từ nồi lẩu vào bát của bạn một lúc cho nguội bớt rồi hẵng ăn, đừng ăn ngay khi quá nóng. Sự vội vàng này có thể khiến bạn bị bỏng niêm mạc miệng và thực quản mà không biết.

Những loại rau nào không nên dùng để ăn lẩu? - 2

Bạn không nên ăn lẩu quá lâu.

  • Không nên ăn lẩu quá lâu: Món lẩu là món đoàn viên, tụ tập cùng gia đình bạn bè nên thời gian ăn thường kéo dài. Bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày phải liên tục tiết ra dịch vị, các cơ quan tiêu hóa khác như mật, tụy... cũng phải hoạt động lâu, không được nghỉ ngơi, về lâu dài sẽ suy yếu, giảm chức năng, dễ sinh bệnh.
  • Nồi lẩu chưa sôi lại, đừng vớt thức ăn: Đây là lỗi rất nhiều người mắc phải, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc do vi khuẩn chưa được tiêu diệt. Ngoài ra, bạn cũng đừng ăn thực phẩm nhúng quá tái, không chỉ chưa diệt khuẩn, ký sinh trùng mà còn vì đồ sống còn khó tiêu.
  • Đừng cho quá nhiều ớt, sa tế: Nhiều người phải cho thật nhiều vị cay vào nồi lẩu mới có cảm giác ngon  miệng, "đã đời". Thói quen này khiến niêm mạc miệng, thực quản và các đoạn khác của đường tiêu hóa bị kích thích mạnh, dễ gây viêm loét.
Bài liên quan
Những lưu ý với cổ động viên khi tiếp lửa trong trận ĐT Indonesia - ĐT Việt Nam
Để đảm bảo an ninh, an toàn cho cổ động viên Việt Nam sang xem trận đấu bóng đá vòng loại World Cup 2026 vào lúc 20h30 ngày 21/3 tại sân vận động Gelora Bung Karno ở Jakarta, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã đưa ra một số lưu ý quan trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
"Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất"
Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp chia sẻ điều này khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mới nhất