Người bị tiểu đường cần lưu ý gì trong mùa dịch COVID-19?

TS-BS Nguyễn Trọng Hưng (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) | 27/05/2021, 14:23

Dinh dưỡng là một trong các phương pháp điều trị đầu tiên, cơ bản và lâu dài với các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số người tử vong do mắc COVID-19 tăng cao hơn ở nhóm có mắc bệnh mạn tính (tiểu đường đường, bệnh lý tim mạch, …).

Do vậy, dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường không những duy trì mục tiêu điều trị mà còn hỗ trợ, cải thiện sức đề kháng cần được quan tâm thích đáng hơn nữa. Những lưu ý về dinh dưỡng, người bện nên:

Đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể theo như khuyến cáo cho từng người bệnh, cân đối các chất sinh năng lượng (chất bột, đường, chất đạm, chất béo).

Người bị tiểu đường cần lưu ý gì trong mùa dịch COVID-19? - 1

Duy trì đường huyết ổn định trong ngày, tránh hạ đường huyết khi xa bữa ăn hoặc tăng đường huyết quá mức sau ăn.

Không bỏ bữa, nên ăn tối thiểu 3 bữa/ngày, có thể thêm 1-3 bữa tùy tình trạng đường huyết và bệnh lý kèm theo.

Nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<_5525_29_ _hoe1bab7_c="" _cc3a1_c="" _the1bbb1_c="" _phe1baa9_m="" _gic3a0_u="" _che1baa5_t="" _xc6a1_="" _nhc6b0_="" _ge1baa1_o="" _le1bba9_t2c_="" _le1baad_t="" _ne1baa3_y="" _me1baa7_m2c_="" _bc3a1_nh="" _me1bbb3_="" _nc3a2_u2c_="" _khoai2c_="" _ngc3b4_="" _lue1bb99_c2c_="" rau="" _xanh2c_="">

Cung cấp đủ chất đạm hàng ngày; cân đối cả đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, …) và thực vật (gạo, đậu phụ, đậu, đỗ các loại, …). Nên hạn chế đạm, khi có suy thận.

Ăn đủ rau xanh và quả chín theo khuyến nghị mỗi ngày để cung cấp vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Nên ăn 1 bát rau/bữa; hoa quả ít ngọt: 80-100g/lần x 1-2 lần/ngày.

Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp … vì chứa nhiều đường, nhiều chất béo và muối.

Ăn nhạt hơn bình thường, đặc biệt khi có bệnh tim mạch, bệnh thận … Thực hiện khẩu hiệu giảm muối: “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”.

Uống đủ nước hàng ngày, nên uống nước lọc, nước khoáng, …. Hạn chế nước ngọt, nước đóng chai, nước hoa quả

Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

Duy trì hoạt động thể lực hàng ngày 30 đến 60 phút/ngày tùy từng người bệnh hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập.

Nên duy trì cân nặng hợp lý, cần giảm cân nếu có thừa cân béo phì hoặc tăng cân khi có suy dinh dưỡng.

Nên định kỳ đi khám tư vấn theo hẹn của bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế đã hướng dẫn để hạn chế tối đa nguy cơ mắc COVID-19.

TS-BS Nguyễn Trọng Hưng (Bệnh viện Nội tiết Trung ương)
Bài liên quan
33 học sinh tiểu học nghi ngộ độc ở Quảng Ninh đã ổn định sức khoẻ
33 học sinh tiểu học ở TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) hiện đã ổn định sức khoẻ sau khi tới bệnh viện kiểm tra tình trạng đau bụng, buồn nôn nghi ngộ độc thực phẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
"Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất"
Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp chia sẻ điều này khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mới nhất