Mở rộng “phủ sóng” xe buýt Thủ đô để thu hút người dân 

Thục Anh | 08/09/2020, 15:28

Việc mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn, qua đó góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tính đến hết tháng 5/2020, mạng lưới xe buýt trên địa bàn thành phố gồm 127 tuyến, trong đó có 104 tuyến buýt có trợ giá; Mạng lưới xe buýt đã bao phủ 100% quận, huyện, thị xã; 78,2% xã, phường, thị trấn; 87% bệnh viện; 67% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông; 100% khu công nghiệp lớn và 83,8% khu đô thị.

Việc mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn, qua đó góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Việc mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn
Việc mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Ảnh: Hà Nội mới

Cứ 5h30 sáng các ngày trong tuần, chị Đặng Phương Thảo (trú tại Vạn Phúc, Hà Đông) đều có mặt ở điểm dừng xe trên đường Phùng Hưng để di chuyển một quãng đường 30km từ Hà Đông về Vân Đình để đi làm.

Nhớ lại khoảng thời gian đầu, khi chưa có tuyến xe buýt số 103 từ Bến xe Mỹ Đình về Hương Sơn, chị Thảo kể: "Trước kia mà chưa có xe buýt trợ giá của Nhà nước thì thường thường tôi hay phải đi xe Vân Đình- Tế Tiêu. Xe đấy đi thì có khá nhiều nhược điểm, chẳng hạn như lên xe rất đông, chỗ ngồi không có, sắp xếp hàng hoá lộn xộn. Không đúng điểm họ vẫn cứ dừng đỗ, rồi có việc tranh giành khách giữa xe nọ với xe kia mà giá cả thì cũng không phù hợp với công chức. Một ngày vừa đi vừa về tôi sẽ mất tới 34.000 đồng".

Theo chị Thảo, từ ngày có tuyến 103 từ Mỹ Đình về Hương Sơn thì rất thuận lợi cho những người phải di chuyển thường xuyên như chị. Giá vé bình quân trên tuyến này là 9.000 đồng/lượt, mà chất lượng phục vụ khác hẳn, trong khi trước đây giá vé không trợ giá là 12.000 đồng - 15.000 đồng/lượt.

Thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Hà Nội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025", vào tháng 8/2017, hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức trở thành những địa phương cuối cùng được "phủ sóng" xe buýt chất lượng cao có trợ giá sau khi Sở GTVT Hà Nội và Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) khai trương các tuyến buýt mới số 101 (Bến xe Giáp Bát - Vân Đình), 102 (Bến xe Yên Nghĩa - Vân Đình), 103 (Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn).

TS. Phan Lê Bình, chuyên gia của Jica Nhật Bản, giảng viên chương trình Kỹ thuật hạ tầng, Trường ĐH Việt Nhật cho rằng, việc mở mới các tuyến buýt liên tục trong giai đoạn vừa qua đã góp phần hoàn thiện, tăng cường tính kết nối của toàn mạng buýt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực ngoại thành vào trung tâm thành phố.

“Tôi đánh giá mạng lưới xe buýt của thành phố Hà Nội đã được triển khai khá tốt khi đã phủ được hết các quận huyện và còn vươn ra được các tỉnh thành lân cận. Mặt khác, tỷ lệ đảm nhận của xe buýt đạt đến 17%, đây là một con số tiến bộ rất đáng kể. Những việc mà chúng ta đã làm để nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt chẳng hạn như bố trí xe mới, có điều hoà, tăng tần suất các chuyến xe, phủ rộng mạng lưới…”,TS. Phan Lê Bìnhnói.

Tuy vậy, cũng theo TS Phan Lê Bình, tuy đạt nhiều thành tựu, song vận tải hành khách công cộng TP Hà Nội cũng còn không ít hạn chế, bất cập. xe buýt đang hằng ngày phải "vật lộn" trong các làn giao thông hỗn hợp ùn tắc, dẫn đến việc chạy đúng giờ chưa cao. Ngoài ra, việc tiếp cận dịch vụ vận tải công cộng chưa đủ hấp dẫn với người dân, dẫn đến việc người tham gia giao thông vẫn sử dụng phương tiện cá nhân là chủ yếu.

"Trong tương lai, chúng ta đang xây dựng đường sắt đô thị như tuyến Cát Linh – Hà Đông, Nhổn- Ga Hà Nội,.. thì các tuyến giao thông đô thị trên đường sắt nó sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị. Đường sắt đô thị hình thành chỉ có thể đảm nhận 15-20% tổng lượng giao thông. Vì vậy, việc dựa trên mạng lưới xe buýt để giải quyết nhu cầu giao thông cũng là một vấn đề rất lớn được đặt ra",TS. Phan Lê Bìnhcho biết.

Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Sở Giao thông - Vận tải đã trình UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt danh mục 30 tuyến buýt trợ giá mở mới trong năm 2020. Trong số này có 8 tuyến buýt nhằm tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tới các khu vực ngoại thành chưa có xe buýt trợ giá tiếp cận, gồm: Xã Khánh Hà (huyện Thường Tín), xã Văn Đức và xã Dương Hà (huyện Gia Lâm), xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên), xã Đông La (huyện Hoài Đức)...

Cùng với đó là 18 tuyến buýt nhằm tăng cường khả năng tiếp cận, kết nối tới các trung tâm phát sinh nhu cầu và thêm 4 tuyến buýt kết nối các khu đô thị, các quận, huyện với sân bay Nội Bài.

Bài liên quan
“Khoảng trống” trong cấp cứu ngoại viện
VOVLIVE - Nữ điều dưỡng công tác tại Trung tâm cấp cứu A9 – BV Bạch Mai cứu sống một người đàn ông nước ngoài bị mất ý thức là sự trùng hợp may mắn và cũng để thấy cấp cứu tại chỗ, ngoài bệnh viện rất quan trọng nhưng thực tế chưa được quan tâm đúng mức.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển
Thủ tướng nhấn mạnh: ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển, là tâm điểm của hàng loạt sáng kiến liên kết ở khu vực, nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược gay gắt.
Mới nhất