Làm thế nào để lấp đầy khoảng cách vô hình giữa cha mẹ và con cái?

Nam Giang | 30/09/2020, 17:35

VOVLIVE - Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái thu hẹp lại khi cha mẹ có cái nhìn bao dung hơn con trẻ, khiến cho chiếc cầu nối để gắn kết giữa hai thế hệ được hình thành.

Độ tuổi dậy thì đánh dấu sự thay đổi lớn trong suy nghĩ của con trẻ. Giai đoạn tuổi dậy thì là khoảng thời gian mà các con thường có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Con sẽ muốn xây dựng một thế giới mới cho riêng mình, bắt đầu có những mối quan hệ mới, bạn bè mới, quan tâm tới nhiều điều mới lạ và bắt đầu tách xa dần cha mẹ. Con bắt đầu hình thành khoảng cách với cha mẹ, thậm chí là rất nhạy cảm với những nhận xét, đánh giá về bản thân, trở nên cáu gắt và không hợp tác thay vì gần gũi hơn với cha mẹ.

orange-simple-quote-cats-facebook-post.png

Tâm lý tuổi dậy thì của trẻ nhỏ

Em Thanh Nga, Bắc Ninh chia sẻ: “Ở nhà, đôi lúc có những thứ mà khiến cho em và bố em đều không cảm thấy thoải mái lắm như là khi em thích một chương trình nào đó nhưng mẹ bảo nó không bổ ích và không hay. Khi bị bố mẹ nhắc nhở, ngăn cấm như vậy, em cảm thấy khá buồn nhưng mà em vẫn phải thực hiện theo, bởi vì đó là lời của bố mẹ. Em cảm giác bố mẹ không để ý và quan tâm đến mình."

Em Phạm Phương Thảo, Hà Nội tâm sự rằng nhiều lúc bố mẹ không để ý và không quan tâm tới em mà chỉ đưa ra ý kiến một chiều và bắt Thảo làm theo những ý kiến đó. Điều đó khiến Thảo cảm giác bố mẹ không gần gũi và thực sự hiểu mình.

Em Minh Khôi, Hà Nam kể bố mẹ em rất bận, cả ngày đi làm và chỉ gặp nhau vào bữa tối, vậy nên em cảm thấy khá xa cách với bố mẹ. Trong cuộc sống, Khôi cũng có rất nhiều điều muốn nói và sẻ chia với bố mẹ để dành nhiều sự đồng cảm và quan tâm hơn cho bản thân, nhưng đó là điều khó để thực hiện. Vì cả hai đều rất bận và khó có thời gian dành cho em nên việc học tập cũng rất là khó để Khôi trao đổi với bố mẹ… vì bố mẹ luôn bắt em phải đi theo những gì bố mẹ định hướng…

Em Quốc Bảo cũng chia sẻ: "Nhà cháu ít khi đi chơi cả gia đình do bố mẹ cháu thường bận công việc nhà và công việc ở công ty. Bố mẹ cháu chủ yếu đi kiếm tiền, nên không có ai đi cùng cháu muốn đi chơi mua sắm, cháu cảm thấy rất buồn và tủi thân."

Nguyên nhân làm rạn nứt mối quan hệ cha mẹ - con cái 

orange-simple-quote-cats-facebook-post-3-.png

Trong những năm trở lại đây, vấn đề khoảng cách giữa con cái và bố mẹ ngày càng trở nên gay gắt. Cha mẹ không có thời gian để tâm sự, lắng nghe con cái, dẫn đến việc tự quyết định hướng đi, tương lai của con trẻ thay vì lắng nghe xem con mình muốn gì. Phần lớn học sinh đều cho rằng bố mẹ không quan tâm mình, lúc nào cũng dửng dưng với ý muốn và sở thích của con. Việc áp đặt sở thích của mình lên sở thích của con trẻ vô hình chung đẩy thế hệ trẻ ra khỏi vòng tay của bố mẹ.

Sự không đồng điệu trong suy nghĩ cũng là một rào cản lớn. Con người những thế hệ khác nhau có sự khác biệt về lối suy nghĩ, thái độ, cách sống và giá trị sống, do đó cha mẹ và con cái không thể đồng ý với nhau hầu hết mọi vấn đề. Thêm vào đó, phương pháp giáo dục không hợp lý cũng khiến con cái dần xa rời cha mẹ.

Việc cha mẹ quá nghiêm khắc, hay la mắng khi con phạm lỗi hay khi con làm theo ý mình cũng khiến rào cản đó ngày càng lớn thêm. Thay vì an ủi, động viên con cái của mình, thì bố mẹ lại lựa chọn phương pháp bạo lực hoặc tỏ thái độ buồn rầu, xấu hổ, thất vọng đối với con cái. Điều này không chỉ tạo cho con trẻ cảm giác không được yêu thương, không được thấu hiểu mà còn vô hình chung tạo ra một khoảng cách giữa con cái và cha mẹ.

Nhiều bậc cha mẹ thường phàn nàn tại sao con chẳng bao giờ tâm sự hay chia sẻ, mở lòng với mình. Có những chuyện xảy đến với con nhưng cha mẹ hoàn toàn không biết. Trong khi một người xa lạ, một đứa bạn thân, cô hàng xóm lại tường tận. Lý do là vì cha mẹ lúc nào cũng cho rằng con mình còn bé, chưa hiểu và chưa thể tự làm việc gì. Điều này dẫn đến việc con cái sẽ không biểu hiện và không nói ra những suy nghĩ của mình.

Trong một số trường hợp, nếu con trẻ tâm sự mỗi khi có chuyện gì muốn nói hoặc muốn chia sẻ, cha mẹ thường gạt đi. Thậm chí mỗi khi con nói hoặc làm việc gì không vừa lòng cha mẹ, không cần biết đúng hay sai mà sẽ la mắng, trách móc. Chính cha mẹ đang dần tước đi quyền tự lập, tính phát huy tự chủ của con. Dần dà con trẻ mất dần lòng tin vào người thân trong gia đình, sống tách biệt và cảm thấy không còn gần gũi với gia đình nữa. 

orange-simple-quote-cats-facebook-post-2-.png

Thông thường trong gia đình, khi xuất hiện đứa con đầu lòng, cha mẹ thường dồn hết tình cảm của mình cho con nhưng khi xuất hiện thêm con thứ, tình cảm này dần bị dàn trải, thậm chí bị thiên lệch cho những đứa con nhỏ hơn. Việc này sẽ là cú sốc cho đứa con lớn, dần dần dấy lên sự ghen tị, không hài lòng với những người em. Những cảm xúc ấy dồn nén lại lâu dần sẽ thành sự tủi thân, chán nản, buồn rầu. Đó là nguyên nhân khiến con cái không muốn tâm sự với cha mẹ nữa vì nghĩ cha mẹ đã không còn yêu thương mình, thậm chí trẻ có những phản ứng tiêu cực.

Một trong những sai lầm khác là cha mẹ luôn áp đặt những suy nghĩ của mình lên suy nghĩ và hành động của con cái từ chuyện ăn học, vui chơi, cho đến việc giao lưu bạn bè của con nhưng con không được tự quyết định mà đều do cha mẹ. Sau này liệu con có tìm đến cha mẹ để giãi bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình nữa không? Chắc chắn câu trả lời là không. 

Những biện pháp rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Tâm lý của con trẻ là hướng tới tương lai với những hoài bão, những ước mơ, những lý tưởng cao đẹp. Thế nhưng, con trẻ chưa có đủ vốn kiến thức sống cũng như tích lũy được cho mình kinh nghiệm sống. Vì vậy mà những va chạm, tổn thương đầu đời là không thể tránh khỏi. Chính vì thế, khi con trẻ mắc lỗi, thái độ cần có của người lớn không phải là rầy la và kỷ luật nặng, bởi vì càng làm như vậy đứa trẻ càng cảm thấy bế tắc, mất định hướng, không biết phải đi đâu về đâu. 

Tuổi dậy thì là 1 lứa tuổi vô cùng nhạy cảm. Chúng ta phải thận trọng trong việc lựa chọn ngôn từ. Tưởng chừng đó chỉ là những chuyện đơn giản trong cuộc sống hằng ngày giữa cha mẹ và con cái nhưng lại có thể gây ra những tác hại khôn lường, đe dọa đến mối quan hệ gia đình.

Cuộc sống gia đình nhiều khi cũng xuất hiện những điều mà chúng ta không kiểm soát được. Con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo là điều đáng mừng, ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, lỡ con mình có đi lầm đường, lỡ bước thì người luôn dang rộng vòng tay ấm áp đón con quay đầu không ai khác ngoài cha mẹ. 

white-paper-photo-delicate-life-quote-instagram-post.png

Khoảng cách vô hình giữa bố mẹ và con cái là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần có một cái nhìn không áp đặt và bao dung thì khoảng cách sẽ được hóa giải./.

Bài liên quan
8 thói quen đơn giản cần có để trở thành cha mẹ tốt
Làm cha mẹ luôn luôn là một công việc đầy thử thách và nhiều phụ huynh có thể khó tránh được việc mắc sai lầm khi làm cha mẹ.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình trọng điểm
Thủ tướng nhấn mạnh, khối lượng công việc triển khai năm 2024 là rất lớn, đòi hỏi các các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Mới nhất