Kinh tế tuần hoàn - xu hướng sản xuất và tiêu dùng hướng đến phát triển bền vững

05/08/2022, 18:20

Khái niệm kinh tế tuần hoàn không còn xa lạ với nhiều người, đây cũng là xu hướng mới trong sản xuất và tiêu dùng để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Xu hướng của thời đại mới

Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy - CE) được hiểu là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Ứng dụng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và đưa tới cơ hội phát triển bền vững. 

Mô hình CE được tiếp cận tổng thể theo vòng đời sản phẩm từ công đoạn khai thác tài nguyên thiên nhiên, thiết kế và sản xuất sản phẩm hàng hóa, phân phối và tiêu dùng, thải bỏ và xử lý sản phẩm sau quá trình sử dụng nhằm thu hồi nguyên liệu để tiếp tục đưa vào chu trình sản xuất hàng hóa tiếp theo.

Trong hoạt động sản xuất hiện nay, có một số mô hình về CE đã được triển khai với cách tiếp cận đơn giản như mô hình 3R hay mô hình 6R+ được tiếp cận tổng thể hơn so với những mô hình khác.

Mô hình 3R chỉ tập chung vào 3 hoạt động chính bao gồm Reduce - Giảm sử dụng hàng hóa và tiêu thụ tài nguyên, Reuse - Tái sử dụng sản phẩm, tài nguyên và Recycle - Tái chế, tuần hoàn tài nguyên.

Kinh tế tuần hoàn - xu hướng sản xuất và tiêu dùng hướng đến phát triển bền vững - 1

Trong khi đó, mô hình 6R+ được tiếp cận tổng thể và chi tiết hơn thông qua các hoạt động gồm:

1. R - Rethink and Redesign: Hoạt động này đòi hỏi tất các nhà sản xuất phải thay đổi tư duy, cách tiếp cận khi quyết định và sản xuất bất kỳ một sản phẩm hàng hóa mới nào về trách nhiệm thu hồi, tái sử dụng, tái chế và xử lý sản phẩm sản phẩm này sau quá trình sử dụng, từ đó sẽ quyết định việc thiết kế và lựa chọn các loại nguyên liệu sản xuất, bao bì đóng gói... một cách tối ưu nhất. 

2. R - Refuse: Đây được hiểu là hành động của người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội thể hiện thái độ ủng hộ đối với các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, có thể sử dụng nhiều lần, có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất của CE, đồng thời từ chối sử dụng các sản không thân thiện với môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng trong quá trình sử dụng, sử dụng một lần, không có khả năng tái chế và tuần hoàn tài nguyên...

3. R - Reduce: Đây được hiểu là thói quen tiêu dùng của người dân, cộng đồng, xã hội cần được thay đổi nhằm giảm việc tiêu dùng quá mức dẫn đến việc tiêu tốn, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

4. R - Reuse: Đây được hiểu là hoạt động, thói quen của người tiêu dùng cần được thay đổi nhằm tiếp tục sử dụng các sản phẩm, hàng hóa nhiều lần và có thể tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau thay vì chỉ sử dụng một lần rồi đem thải bỏ. 

5. R - Recycle: Đây được hiểu là hoạt động phục hồi tài nguyên bao gồm việc thu gom, phân loại, xử lý sản phẩm thải bỏ sau sử dụng và chất thải nhằm thu hồi lại các dạng tài nguyên và chế biến thành nguyên liệu tái chế. 

Kinh tế tuần hoàn - xu hướng sản xuất và tiêu dùng hướng đến phát triển bền vững - 2

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo

Các nhà khoa học thường xuyên đưa ra lời cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên có hạn. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta tiếp tục tiêu thụ các nguồn tài nguyên không thể tái sinh – như dầu mỏ và quặng kim loại – như thể chúng ta có một nguồn cung cấp vô tận. Đây là thực tại không bền vững.

Thông qua nền kinh tế tuần hoàn, các hoạt động như tái sử dụng tài nguyên và tân trang các sản phẩm cũ (thay vì vứt bỏ chúng) là tiêu chuẩn. 

Giảm lượng khí thải carbon

Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu, quản lý các nguyên liệu đóng góp tới 2/3 lượng phát thải khí nhà kính. Nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm thiểu điều đó vì toàn bộ mô hình của nó xoay quanh việc quản lý bền vững nguyên vật liệu.

Thông qua nền kinh tế tuần hoàn, nguyên liệu được quản lý hiệu quả hơn thông qua việc tái sử dụng các sản phẩm và nguyên liệu, khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì các hoạt động bền vững và hơn thế nữa.

Mục tiêu giảm chất thải hiệu quả

Chúng ta đều biết rằng, nền tảng của nền kinh tế tuần hoàn là tái sử dụng các nguồn lực và sản phẩm dẫn đến mô hình không lãng phí. Điều này có lợi cho tất cả mọi người.

Không chất thải có nghĩa là ít nhựa ven bờ đại dương hơn, ít rác hơn trong đại dương và ít bãi rác. Điều đó cũng có nghĩa là có ít hơn nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn; thay vào đó chúng ta tái sử dụng chúng.

Mang lại lợi ích cho mọi người

Bên cạnh những lợi ích về môi trường, nền kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Do việc tái sử dụng nguyên liệu, không khuyến khích các hoạt động như kế hoạch đã lỗi thời, có nghĩa là sản phẩm sẽ tồn tại lâu hơn.

Nó cũng hứa hẹn tăng thu nhập khả dụng vì nó khuyến khích các hoạt động như mua đồ đã qua sử dụng, cho thuê.

Một lợi ích to lớn khác đối với người tiêu dùng là tạo việc làm. Để đạt được một nền kinh tế tuần hoàn, nhiều ngành công nghiệp mới sẽ cần phải xuất hiện. Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều công việc mới.

Mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp

Cùng với việc có nhiều việc làm hơn đã đề cập ở trên, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Các công ty hiện tại cũng có thể tận hưởng nguồn cung cấp tài nguyên an toàn hơn khi tái sử dụng các nguồn lực đã có, thay vì phụ thuộc vào các nguồn lực hữu hạn.

Điều này có thể làm giảm chi phí nguyên vật liệu, cho phép các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Để đạt được một nền kinh tế tuần hoàn là một nhiệm vụ không nhỏ, đòi hỏi nỗ lực trên toàn thế giới của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Nhiều doanh nghiệp đang tiến tới mô hình kinh tế tuần hoàn bằng cách trung hòa chất thải nhựa thông qua việc mua các khoản tín dụng nhựa.

Kinh tế tuần hoàn - xu hướng sản xuất và tiêu dùng hướng đến phát triển bền vững - 3

Các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn

Phát triển Kinh tế tuần hoàn là góp phần phát triển bền vững.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật  ban hành các quy định, tiêu chuẩn phát triển kinh tế tuần hoàn phù hợp với xu thế mới trong khu vực và trên thế giới.

Sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, công cụ thuế... nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên, hạn chế rác thải trong quá trình sản xuất.

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào vốn và lao động, tăng trưởng. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh một cách bền vững, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường. Quy định chặt chẽ về trách nhiệm của doanh nghiệp với chất thải do doanh nghiệp tạo ra.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi kinh tế số. Thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội.

Tuyên truyền để mọi người thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường, các sản phẩm dán nhãn CE. Nâng cao ý thức về phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm chi phí trong việc sử dụng và tái chế rác thải.

Đưa vào chương trình giáo dục - đào tạo ở các cấp học những kiến thức về kinh tế tuần hoàn nhằm cung cấp những tri thức cơ bản, đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành gắn với đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ cao.

Kinh tế tuần hoàn có thể được xem là mô hình cần phải ứng dụng rộng rãi càng sớm càng tốt nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo sự an toàn cho môi trường sống, duy trì sự phát triển bền vững cho hành tinh xanh.

Thảo Linh
Bài liên quan
Lễ trao tặng bóng - Chương trình Tập huấn bóng đá học đường FIFA
Chiều 22/3, lễ trao tặng bóng thuộc Chương trình bóng đá học đường FIFA đã diễn ra tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Thực nghiệm Khoa học giáo dục.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín
Chiều 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024.
Mới nhất