Dạy tiếng Việt để người xứ Đài hiểu hơn về cô dâu Việt

07/10/2020, 14:55

Lớp học tiếng Việt trực tuyến của cô giáo Phạm Thị Linh không ngừng online, kể cả từ khi dịch Covid 19 bắt đầu bùng phát

Nghe âm thanh bài viết tại đây qua giọng đọc PTV Phượng Minh :

Xuân Vũ, sinh viên Đại học Cộng đồng Đài Loan và bé Gia Y, học sinh lớp 1, đều đang học tiếng Việt qua lớp học trực tuyến của cô Phạm Thị Linh, một giáo viên tiếng Việt ở huyện Chương Hóa, Đài Loan (Trung Quốc), đều bày tỏ sự thích thú khi được theo học lớp này.

Dạy tiếng Việt để người xứ Đài hiểu hơn về cô dâu Việt - ảnh 1Một giờ vui học của lớp học tiếng Việt do cô Phạm Thị Linh dạy học trò. - Ảnh: Fb nhân vật.

Lớp học của cô Linh là một trong số rất nhiều lớp học tiếng Việt trên hòn đảo này, ra đời nhờ những chính sách hỗ trợ tân di dân của chính quyền Đài Loan, trong đó có Bộ Giáo dục.

Hiện nay, Đài Loan có khoảng trên dưới 20 trường đại học có mở môn học tiếng Việt. Một số trường cấp 3 Đài Loan đã đưa vào tiếng Việt là môn ngoại ngữ hai. Theo cô Nguyễn Thị Liên Hương, giảng viên Đại học Đài Loan, người đã tham gia đào tạo nhiều lớp giao viên dạy tiếng Việt, cho biết hiện nay số người học tiếng Việt ngày càng đông đảo hơn: “ Truyền thôngĐài Loan những năm gần đâyđã đưa tin về việc chính sách hướng nam có ảnh hưởng đếntìm việc làm như thế nào. Rất nhiều bạn trẻ bắt đầu chuyển hướng muốn sang Việt Nam để học tập cũng như tìm việc làm. Càng ngàyđối tượng này càng nhiều hơn, nên những ngườihọctiếng Việt có nhu cầu cũng nhiều hơn.”

Dạy tiếng Việt để người xứ Đài hiểu hơn về cô dâu Việt - ảnh 2Cô Phạm Thị Linh với cuốn giáo trình mà cô yêu thích do người thầy của cô - giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương biên soạn. - Ảnh: Fb nhân vật

Lớp học tiếng Việt trực tuyến của cô giáo Phạm Thị Linh không ngừng online, kể cả từ khi dịch Covid 19 bắt đầu bùng phát. Linh vẫn chuẩn bị giáo án, chương trình hàng ngày, vì học sinh vẫn theo học cô tại các điểm cầu gia đình.

Xuân Vũ, sinh viên Đại học cộng đồng, đã theo học lớp tiếng Việt của cô Linh một thời gian, cho biết: “Xin chia sẻ với mọi người một câu hỏi mà rất nhiều người đã từng hỏi, và ngay cả bản thân tôi cũng đã tự hỏi chính mình., đó là: tại sao bạn lại học tiếng Việt? Tôi cần học tiếng Việt vì tôi thich sự hiếu khách của người Việt Nam, Ngoài ra, tôi còn muốn tìm hiểu thêm về nền văn hóa lớn Việt Nam. Mặt khác, cũng từ khi học hỏi thêm tiếng Việt, đã giúp bản thân mình có cơ hội tiếp tục học tập và trưởng thành nhiều hơn”.

Phạm Thị Linh quen ông xã người Đài Loan khi cùng làm việc tại Bình Dương. Tự học tiếng Trung, cô theo chồng về Đài Loan đến nay đã 15 năm, có một gia đình nhỏ ấm cúng, và tham gia làm công việc phiên dịch ở Đài Loan, trước khi được học lớp tập huấn cùng nhiều cô dâu Việt khác để làm giáo viên giảng dạy tiếng Việt cho thế hệ thứ hai tại xứ Đài.

Linh nói, cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương, giảng viên Đại học Đài Loan, người đã đào tạo các giáo viên tiếng Việt trong chương trình của Bộ Giáo dục, đã tạo cảm hứng để Linh quyết tâm theo đuổi công việc giảng dạy tiếng Việt trong 6 năm qua: “Tôi cảm thấy việc dạy tiếng Việt rất thú vị. Ngoài việc mình có thể truyền được thông tin, ngôn ngữ, văn hóa của Việt Nam, thì nó làm mình yêu thêm, hiểu thêm người Việt Nam mình. Vì trong quá trình dạy thì mình cũng phải tìm hiểu thêm nhiều điều về văn hóa Việt mà khi còn ở bên Việt Nam thì mình chưa để ý kỹ lắm. Nhưng khi tếp cận với việc dạy tiếng Việt thì tôi phải đi tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa Việt Nam, để hiểu rõ hơn thì mới có thể giảng dạy, chia sẻ về văn hóa Việt cho nước bạn”.

Khi đã được cấp chứng chỉ dạy tiếng Việt, Phạm Thị Linh tham gia các chương trình giáo dục miễn phí của các Hiệp hội hỗ trợ tân di dân kết hợp với các trường tiểu học, như dạy học, kể chuyện cổ tích Việt Nam cho học sinh tiểu học, mà đối tượng tham gia không chỉ là con em di dân mà cả học sinh người Đài Loan. Phỏng vấn, thi dạy thử vào trường tiểu học Đài Loan, tham gia giảng dạy trên lớp, rồi Linh thi lấy chứng chỉ giảng dạy trực tuyến khi có đủ kinh nghiệm.

Cô lựa chọn hình thức giảng dạy trực tuyến, khi nhận ra phổ rộng của việc dạy học này cũng như truyền tải văn hóa Việt đến với học trò: “Việc dạy trực tuyến của Đài Loan có từ 2016 đến giờ. Đây là chương trình của tổ chức Hiệp hội công nghệ thông tin Đài Loan. Trong Hiệp hội có rất nhiều mảng cả thông tin, tuyên truyền và giáo dục…, cả Viện nghiên cứu cũng xuất phát từ đây. Hiệp hội này có riêng một mảng về dạy trực tuyến. Hiệp hội tiếp nhận kế hoạch này từ Bộ giáo dục, được Bộ Giáo dục ủy quyền cho dự án này” – Linh kể.

Dạy tiếng Việt để người xứ Đài hiểu hơn về cô dâu Việt - ảnh 3Một buổi họp trực tuyến của nhómgiáo viên dạy tiếng Việt ở Đài Loan. - Ảnh FB nhân vật

Bộ Giáo dụcĐài Loan bắt đầu thí điểm triển khai từ tháng 9/2019 việc các trường tiểu học toàn Đài Loan bắt buộc học ngôn ngữ mẹ đẻ, gồm 7 ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có tiếng Việt.Nhưng đồng thời trong 6 năm chuẩn bị triển khai mô hình đó, chính quyền Đài Loan cũng đã cho triển khai dạy ngôn ngữ mẹ đẻ theo hình thức trực tuyến để hỗ tân di dân, thế hệ thứ hai của tân di dân cũng như người Đài muốn học những ngôn ngữ này.

Phạm Thị Linh chia sẻ: “Ngay bản thân tôi nếu như sang bên đây lấy chồng, nếu không cố gắng làm một điều gì đó để thay đổi con mắt từ trước tới giờ người Đài Loan vẫn nhìn vào các cô dâu Việt hsy cô dâu các nước khác, dù là cố gắng rất nhỏ nhoi thôi, nhưng một cây làm chẳng lên non, thì nghìn cây chụm lại nên hòn núi cao."

Từ việc gia đình không ủng hộ lắm việc cô giảng dạy tiếng Việt vì thấy công việc lương không cao mà mất nhiều thời gian, lao lực. Phạm Thị Linh cho biết, qua năm tháng, với cô, trái ngọt không chỉ là việc học sinh Đài Loan hiểu hơn về tiếng Việt, về văn hóa Việt Nam, mà cả gia đình, chồng con đã chia sẻ tình yêu tiếng Việt với mình: “Mới ban đầu khi tôi muốn nghỉ công việc phiên dịch của mình để đi dạy học, người nhà cũng không đồng ý, vì quá vất vả mà đồng lương cũng không bằng đi phiên dịch. Nhưng tôi vẫn kiên trì cho con đường mình đã lựa chọn, vì đã thích thì dù cực khổ, khó khăn thế nào đi chăng nữa mình vẫn vượt qua được.

Dạy tiếng Việt để người xứ Đài hiểu hơn về cô dâu Việt - ảnh 4Cô giáo Linh và con trai trong phòng thu âm dạy tiếng Việt - Ảnh: Fb nhân vật

Trong những cái mệt đó mình lại cảm thấy vui, nên ông xã, rồi các con của tôi cũng dần dần cảm thấy là ừ, mẹ làm như vậy mẹ rất vui. Rồi con mình cũng thấy bị ảnh hưởng khi mẹ dạy tiếng Việt. Đây cùng là điều tôi muốn có ảnh hưởng đến con, vì con sẽ thấy yêu tiếng Việt hơn. Thực ra ngay ban đầu con chúng tôi không muốn học tiếng Việt, vì cam rthấy sẽ bị kỳ thị khi lên trường, lên lớp. Nhưng thực ra trong những năm chính phủ bắt đầu coi trọng tiếng Việt hơn thì quan niệm này đã giảm đi rất nhiều. Trong khi đó ông xã tôi cũng từ từ ủng hộ nhiều hơn trong việc dạy tiếng Việt.

Vì ông xã cũng biết nói tiếng Việt, nên trong nhà tôi quy định ra trong 1 tuần có 1 buổi nào nói tiếng Việt trong 3 tiếng đồng hồ là nhất định không được nói tiếng Trung. Đặc biệt bây giờ khi tôi đang dạy tiếng Việt trên lớp, các em nghe thảo luận về những thông tin ở bên Việt Nam mình, các em cảm thấy à tôi biết nói tiếng Việt, mẹ tôi cũng nói tiếng Việt… các em cảm thấy vinh dự hơn rất nhiều.” – Cô giáo Linh chia sẻ./.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Giá chung cư Hà Nội cao ngất: Nguy cơ xuất hiện 'bong bóng'?
Thời gian gần đây, giá chung cư Hà Nội liên tục tăng mạnh khiến nhiều chuyên gia e ngại nguy cơ "bong bóng" sẽ xảy ra.
Mới nhất