Dấu hiệu lượng đường trong máu quá cao

08/08/2022, 07:20

Mệt mỏi sau khi ăn, hay khát nước, đi tiểu nhiều… là biểu hiện bạn có vấn đề về đường huyết.

Đường huyết cao, hoặc tăng đường huyết, là tình trạng sức khỏe nguy hiểm thường liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim, mù lòa... 

Theo Eatthis, bác sĩ Rita Rastogi Kalyani, Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), thông tin: “Có kiến thức và tự kiểm soát tốt sẽ giúp những người mắc bệnh tiểu đường sống lâu và khỏe mạnh. Chất lượng cuộc sống của họ sẽ không bị ảnh hưởng nếu có một số điều chỉnh trong thói quen hằng ngày”. 

Bởi vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy, lượng đường trong máu của một người đang quá cao.

Dấu hiệu lượng đường trong máu quá cao - 1

Người có vấn đề đường huyết thường có nhu cầu uống nhiều nước, đi tiểu liên tục. (Ảnh minh họa)

Mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là sau khi ăn xong, là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao.

"Những người có nguy cơ sẽ muốn chợp mắt sau bữa trưa hoặc không thể mở mắt sau bữa tối với nhiều mì ống, khoai tây hoặc đồ ngọt”, Tiến sĩ Deena Adimoolam, chuyên về Nội tiết ở Trường Y Icahn ở Mount Sinai (Mỹ), chia sẻ. 

Cần đi tiểu liên tục

Nhận thấy bản thân cần đi vệ sinh nhiều hơn bình thường là dấu hiệu của lượng đường trong máu đang ở mức nguy hiểm. Tiến sĩ Adimoolam cho biết: “Thận của bạn bắt đầu cố gắng tiết ra nhiều đường hơn. Khi đào thải đường ra ngoài, cơ thể cũng mất đi một lượng nước”. 

Khát nước 

Các bác sĩ giải thích, tình trạng khát quá mức có liên quan đến việc đi tiểu thường xuyên. Bác sĩ James Norman nói: “Cơ thể có thể cảm nhận được rằng lượng nước dư thừa đang bị mất đi do đi tiểu thường xuyên và phản ứng bình thường là trở nên khát nước”. 

Thị giác có vấn đề 

Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Mỹ. Bác sĩ Cindy Xinji Cai cho hay: “Chúng tôi có những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh võng mạc tiểu đường”. 

"Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đi khám mắt thường xuyên để bác sĩ có thể đưa ra cách chữa ngay khi bạn có thể cần đến. Ngoài việc kiểm tra mắt, kiểm soát lượng đường trong máu cũng rất quan trọng. không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho mắt của bạn". 

Liên tục đói 

Tiến sĩ Norman cho biết: “Triệu chứng thường xuyên đói bắt nguồn từ thực tế một người mắc bệnh tiểu đường không thể sử dụng glucose (đường) hiệu quả như một nguồn năng lượng trong các tế bào”. 

"Glucose đang có trong máu, nhưng các tế bào không thể hấp thụ để sử dụng làm nhiên liệu”. 

Dấu hiệu lượng đường trong máu quá cao - 2

Loại rau tốt bậc nhất cho người mắc bệnh tiểu đườngSúp lơ xanh chứa hợp chất có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin.

Loại rau tốt bậc nhất cho người mắc bệnh tiểu đườngSúp lơ xanh chứa hợp chất có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin.

(Nguồn: Vietnamnet)
Bài liên quan
Trước khi ăn sáng, uống 1 cốc nước này vừa hạ đường huyết vừa giúp giảm cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống loại nước này trước khi ăn sáng, cơ thể có thể nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình trọng điểm
Thủ tướng nhấn mạnh, khối lượng công việc triển khai năm 2024 là rất lớn, đòi hỏi các các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Mới nhất