• image

    Đảng trong cuộc sống

    Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” giúp đẩy mạnh tuyên truyền công tác xây dựng Đảng. Nêu gương những điển hình tiên tiến trong tổ chức Đảng và đảng viên.
Chương mới nhất
  • 06/03/2024
    Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Nhằm hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, mới đây, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách: Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Cuốn sách nhằm chuyển đi thông điệp gì? Làm thế nào để lan toả sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Khách mời bàn luận của chương trình: P.Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/02/2024
    Ngày 03/02/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người viết: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”. Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, phải luôn thể hiện rõ sự nêu gương trong mọi mặt: Đạo đức, lối sống và công tác; Luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2023
    Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng đã đánh giá việc thực hiện Nghị quyết trên mọi lĩnh vực. Có thể thấy, đất nước ta bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong điều kiện muôn vàn khó khăn, thách thức, việc thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa khắc phục hậu quả thiên tai, vừa tập trung phát triển kinh tế là một thách thức không hề đơn giản. Thế nhưng, với quyết tâm chính trị cao, kiên định phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ” Đảng, Nhà nước đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều chủ trương, giải pháp sáng suốt, đúng đắn và hiệu quả. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu phấn đấu, cũng là chiến lược lâu dài của Đảng ta. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, mục tiêu này được đặc biệt quan tâm lãnh đạo. Tuy nhiên, trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII theo dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức bên cạnh những thời cơ, thuận lợi. Vậy, đâu là thời cơ, thách thức? Đâu là những giải pháp trọng tâm, đột phá để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Khách mời tham gia bàn luận: PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2023
    Với mục đích hệ thống hóa các chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII, đồng thời góp phần định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục tăng cường sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2023
    Quy định 124 có những điểm mới đáng chú ý nào? Việc ban hành Quy định 124 có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Hội nghị BCH Trung ương 8 vừa kết thúc, chuẩn bị các điều kiện để đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội lần thứ 14 của Đảng? Khách mời tham gia chương trình: PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2023
    Sau đúng 1 năm Quốc hội bấm nút thông qua, siêu dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô đã được khởi công. Một kỷ lục đã được ghi nhận với một dự án trọng điểm Quốc gia. Với thành phố Hà Nội, dự án đường Vành đai 4 đi qua 7 quận, huyện và tổng diện tích đất phải thu hồi lên tới gần 800 hecta, 16.633 hộ dân phải thu hồi đất. Cả hệ thống chính trị của Hà Nội đã vào cuộc thần tốc, quyết liệt với tinh thần “trên dưới đồng lòng”. Với những quyết sách chưa có tiền lệ và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, sự đi đầu của các cán bộ đảng viên, sự đồng lòng hưởng ứng của người dân, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang từng bước hiện thực hóa, thể hiện tầm nhìn và khát vọng là đòn bẩy cho sự phát triển của Vùng Thủ đô và cả nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/07/2023
    Ngày 11/7 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 114 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, thay thế Quy định số 205 ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chay chức, chạy quyền. Việc ban hành Quy định 114 có ý nghĩa như thế nào, khi nửa nhiệm kỳ khóa XIII đã đi qua và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Đâu là những điểm mới nổi bật của quy định 114? Và liệu những hành vi được nêu trong Quy định đã được định lượng bao quát được các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ hay chưa?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/05/2023
    Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Trung ương khóa XIII là Trung ương lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định 96 của Đảng. Điểm đáng chú ý của việc lấy phiếu tín nhiệm lần này so với nhiệm kỳ Khóa 11 và Khóa 12, đó là kết quả phiếu tín nhiệm không chỉ có ý nghĩa tham khảo mà theo Quy định 96 của Bộ Chính trị, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Vậy cần phải làm gì để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực chất, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ cho nhiệm kỳ tới? Khách mời tham gia chương trình: Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/04/2023
    Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người “là biểu tượng cao đẹp nhất” của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trước lúc ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá của nhân loại, trong đó tư tưởng về đổi mới sáng tạo được coi là bộ phận cơ bản cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, là linh hồn, giá trị bao trùm các quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đối mới sáng tạo được hình thành từ rất sớm, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường mới, bằng phương pháp mới để cứu nước, cứu dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo đang được vận dụng xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), mời quý vị cùng chúng tôi bàn về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng đổi mới sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới”. Khách mời tham gia chương trình: GS.TS Mạch Quang Thắng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/03/2023
    “Phải dựa vào dân để xây dựng Đảng, sao cho ý Đảng, lòng dân tiếp tục hòa quyện, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển” - Đây là nhấn mạnh của Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 8. Năm 2023 - là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thời điểm này đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, cũng như yêu cầu dựa vào dân để xây dựng Đảng. Muốn vậy Đảng cần gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo thực sự vai trò làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách thực chất, hiệu quả.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/02/2023
    Cách đây 54 năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng ngày 3/02/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người viết: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”. Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói này tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, phải luôn thể hiện rõ sự nêu gương trong mọi mặt: Đạo đức, lối sống và công tác; Luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/12/2022
    Tại Hội nghị Trung ương 6 diễn ra tháng 10 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để 3 ông Nguyễn Thành Phong, Bùi Nhật Quang và Huỳnh Tấn Việt thôi tham gia BCH Trung ương Đảng khóa XIII. Đây là lần đầu tiên cùng một lúc có tới 3 Ủy viên Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương cho "thôi" tham gia cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Trước đó, 3 nhân sự này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì những sai phạm trong quá trình công tác và tự nguyện xin thôi tham gia BCH Trung ương. Điều này cho thấy từ tinh thần Quy định số 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ được ban hành tháng 11 năm ngoái đến Kết luận số 20 của Bộ Chính trị về bố trí cán bộ bị kỷ luật vừa được ban hành tháng 9 năm nay đã đi vào thực tiễn cuộc sống. Quy định này cũng đã "mở đường" cho "văn hóa từ chức" trong Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2022
    Lâu nay, nói đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực thường hay xuất hiện cụm từ “trên nóng, dưới lạnh”, nghĩa là, dù trung ương đã rất rốt ráo, cương quyết thực hiện, nhưng ở địa phương vẫn “lặng im như tờ”, không có chuyển biến. Thậm chí, cụm từ này đã phải dùng rất nhiều lần, trong các cuộc họp về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi thực tế, có sự e dè, nể nang của các địa phương trong việc tự phát hiện những sai phạm của cán bộ, công chức, khi các báo cáo của nhiều cấp ủy địa phương về phòng chống tham nhũng thường có chung cụm từ “không phát hiện được vụ án tham nhũng nào ở địa phương”. Tuy vậy, đã có những tín hiệu tích cực khi gần đây, có sự chuyển biến đáng kể, được minh chứng bằng con số cụ thể: Đó là các cơ quan tư pháp ở các địa phương đã khởi tố, xử lý nhiều vụ án và bị can về tội tham nhũng như tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố 7 vụ với 8 bị can, Thanh Hóa 7 vụ với 16 bị can, Bắc Ninh 6 vụ với 22 bị can, Nam Định, Phú Thọ mỗi tỉnh khởi tố 10 bị can. Đây là những chỉ dấu cho thấy, các cấp uỷ Đảng ở địa phương đã và đang có những chuyển biến rõ dần thực hiện đúng tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2022
    Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng. Trước đó, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 69 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định số 69 nêu rõ 14 nguyên tắc cơ bản trong xử lý kỷ luật. Trong đó, tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Ðảng. Việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, quy định chính là tăng cường sức mạnh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/09/2022
    Sự việc ông Ninh Văn Chủ - Nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (CDC) tổ chức “đại tiệc chia tay” trên 2 du thuyền 5 sao ở vịnh Hạ Long với sự xa hoa khiến dư luận cảm thấy bức xúc. Bức xúc là bởi sự phô trương, lãng phí; bức xúc là bởi xã hội vẫn còn nhiều gia đình, hộ nghèo, khó khăn cần giúp đỡ nhưng chính hành vi xa hoa, phô trương đó đã là vô cảm trước khó khăn của nhân dân. Trong mắt người dân, mọi biểu hiện phô trương, xa hoa là hoàn toàn không lành mạnh, bộc lộ dấu hiệu thiếu trong sáng. Bởi Xa hoa là xa dân. Cần kiên quyết siết chặt kỷ luật Đảng với những biểu hiện phô trương, xa hoa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/08/2022
    Chất lượng đội ngũ đảng viên luôn được Đảng ta coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Đây là nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Trong nhiều năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều chủ trương quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc xây dựng Đảng về tổ chức, mà nòng cốt là nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ đảng viên. Tại Hội nghị lần thứ V, BCH Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 21 về tăng cường, củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Đây là kim chỉ nam cho hành động của cấp ủy các cấp trong triển khai, xây dựng đội ngũ đảng viên với những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để đáp ứng với yêu cầu cụ thể của tình hình mới. Tuy nhiên, nhìn lại thực tế thời gian qua, vẫn có những nơi chưa chú trọng chất lượng đảng viên, vẫn còn những tổ chức cơ sở Đảng với số đảng viên đông, nhưng chưa mạnh, thậm chí không ít người khi đứng vào hàng ngũ của Đảng lại không tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện, thiếu bản lĩnh, không gương mẫu, suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, tham nhũng, vi phạm pháp luật. Làm thế nào để xây dựng được đội ngũ đảng viên thực sự mạnh, là nòng cốt, nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong tình hình mới?
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2022
    Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới được nêu ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, đó là kiên trì xây dựng "văn hóa liêm chính" trong cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Liêm "là trong sạch, không tham lam”, là "không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng”. Chính "nghĩa là không tà, là thẳng thắn, là đứng đắn”. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề xây dựng “văn hóa liêm chính” trở nên vô cùng cấp bách, là thước đo sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, thước đo về phẩm chất, năng lực của cán bộ đảng viên. Kiên trì xây dựng "văn hóa liêm chính" theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc về phẩm chất cho cán bộ, đảng viên không bị chệch hướng, vượt qua cám dỗ của tiền bạc, vật chất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/05/2022
    "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt; chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt". Nhận thức rõ điều này, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng. Tại Hội nghị Trung ương V vừa diễn ra, Trung ương đã thảo luận tâm huyết và thống nhất cao về sự cần thiết phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất hơn nữa trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Với tinh thần đó, nhân dân kỳ vọng những bước chuyển mới tích cực hơn sau Hội nghị Trung ương V trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, để tổ chức cơ sở Đảng thật sự trở thành hạt nhân nòng cốt trong xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, như kỳ vọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Từng đảng viên phải xác định rõ bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của mình khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Khách mời bàn luận của chương trình: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/04/2022
    Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật tổ chức hoạt động và phát triển của Đảng. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhiều lần chỉ rõ ở không ít nơi, việc tự phê bình và phê bình còn nặng hình thức, thậm chí là đoàn kết xuôi chiều. Đây cũng là hạn chế cần khắc phục để việc tự phê bình và phê bình thực chất và hiệu quả hơn, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái và tiêu cực. Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII mới đây, công tác tự phê bình và phê bình đã đặt ra yêu cầu cao hơn. Quy định mới về những điều đảng viên không được làm vừa ban hành cũng cấm việc đoàn kết xuôi chiều, tự phê bình và phê bình hình thức. Vậy thực tế việc tự phê bình và phê bình của các đảng viên, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu ra sao? Làm thế nào để tự phê bình và phê bình thực sự là công việc tự soi, tự sửa hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và trở thành công cụ để đấu tranh hiệu quả với các biểu hiện suy thoái, tiêu cực ngay từ lúc manh nha. Khách mời bàn luận của chương trình: PGS, TS Lê Văn Cường – Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia HCM và TS Nguyễn Viết Chức - Ủy viên ủy ban Trương ương MTTQ Việt Nam Khóa IX, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/04/2022
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bởi nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Đây là một điểm mới, là thông điệp ngắn gọn tại Đại hội XIII của Đảng. Cùng với các giá trị cốt lõi là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Nghị quyết Đại hội XIII tiếp tục khẳng định thì chủ trương thực hiện dân chủ cơ sở được bổ sung thêm những giá trị mới, hết sức quan trọng đó là: “Dân giám sát” và “Dân thụ hưởng”. Vậy, làm sao để dân chủ ở cơ sở phải thực chất, làm sao để phát huy được sức mạnh của toàn dân? Khách mời tham gia bàn luận của chương trình: Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/03/2022
    Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những luận điệu của các thế lực thù địch phủ nhận quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cho rằng đây là một sự “kéo lùi lịch sử”, không tuân theo quy luật. Vậy con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có gì khác biệt? Làm thế nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Khách mời bàn luận của chương trình: PGS,TS Hồ Trọng Hoài, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/02/2022
    Nhận về mình sứ mệnh cao cả, 92 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân làm nên nhiều thành tựu, khẳng định sâu sắc giá trị lớn lao của 6 chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ". Đó là những khát vọng cháy bỏng mà cả dân tộc luôn hướng đến và cũng là mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng cố gắng để đạt được, để mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của mỗi con người. Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thực tiễn đất nước. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/01/2022
    Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11/2021 có dấu mốc quan trọng tạo chuyển biến mạnh mẽ trong văn hóa để xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Giá trị đó là con người Việt Nam gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, phát triển toàn diện, yêu nước, tự hào dân tộc, biết thượng tôn pháp luật… Và khi nhiệm vụ xây dựng văn hoá trở thành thường trực, nền tảng văn hoá được hình thành tự nhiên, tự nguyện trong mỗi cộng đồng, trong mỗi người dân thì khả năng chọn lọc cái tinh tế, tốt đẹp, định vị bản thân, giá trị, bản sắc dân tộc gắn với khát vọng hội nhập, cống hiến sẽ trở thành lá chắn mềm loại trừ cái phản cảm, phi văn hóa; “hoa thơm sẽ lấn át cỏ dại” đó chính là biểu hiện thuyết phục nhất - là sức mạnh nội sinh của văn hóa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/01/2022
    Sau thành công của Đại hội XIII, điều mà cán bộ, đảng viên, nhân dân mong đợi hơn cả là Nghị quyết Đại hội, những định hướng tốt đẹp cho tương lai của đất nước sẽ sớm trở thành hiện thực. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045, có giá trị định hướng toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội. Nghị quyết là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tinh thần, nội dung Nghị quyết dù rất đúng và trúng, nhưng điều quan trọng là Nghị quyết phải đi vào thực tế cuộc sống, biến thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, được triển khai đồng bộ, quyết liệt và sáng tạo.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói là “mang lại ấm no, hạnh phúc thực chất cho nhân dân mới là thành công của Đại hội”. Cùng nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII với vị khách mời là Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hữu Nghĩa – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng- Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2021
    Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã kế thừa, phát triển và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/11/2021
    Ngay sau Hội nghị Trung ương 4, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, thay thế cho Quy định 47 được ban hành năm 2011. Một lần nữa chứng tỏ quyết tâm của Đảng ta trong việc xây dựng văn hóa Đảng. Khách mời tham gia chương trình: PGS - TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/10/2021
    Căn bệnh chủ nghĩa cá nhân được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là một thứ gian xảo, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu Đảng và Chính phủ phải quan tâm, sửa đổi những khuyết điểm khắp các phương diện, tức là hiện tượng tiêu cực, tha hóa, biến chất trong cán bộ, đảng viên. Nhận thức về điều này, kể từ sau đổi mới, Đảng ta đã cảnh báo về tình trạng suy thoái của cán bộ, đảng viên. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 - Khóa XIII vừa diễn ra, căn bệnh tiêu cực đã được Trung ương thảo luận kỹ để nhận diện, phê phán và đấu tranh với các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để ngăn chặn và đẩy lùi. Như thông điệp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rất nhiều lần khi nói về chỉnh đốn Đảng: “Đây là công việc khó, phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Vậy đâu là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái? Và làm sao để ngăn chặn từ sớm, từ xa cán bộ, đảng viên suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa? Khách mời tham gia chương trình: Ông Nguyễn Đức Hà – Nguyên Vụ trưởng, Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/09/2021
    Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2021
    Tại quy định số 22, Ban chấp hành Trung ương yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện những nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là sự thay đổi lớn về quan điểm cũng như tư duy trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật của Đảng. Nhìn lại công cuộc đổi mới của đất nước ta trong hơn 35 năm qua đã chứng minh, những tấm gương đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, khởi xướng công cuộc đổi mới như Tổng Bí thư Trường Chinh; Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; quyết định xây dựng đường dây tải điện 500 KV của Thủ tướng Võ Văn Kiệt…. đã trở thành những yếu tố quyết định, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội có tính đột phá ở nước ta trong thời kỳ mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám đứng lên phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung?
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/08/2021
    Những ngày này đất nước ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19, khi biến thể Delta của virus SarsCoV2 đang lây lan với tốc độ nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19. Trước tình hình khó khăn này, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nhấn mạnh: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành chống đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta phát đi vào thời điểm đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, lúc này cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân cả nước, đó chính sức mạnh nội sinh trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Khách mời tham gia chương trình là Bà Nguyễn Thị Doan - Nguyên Phó Chủ tịch nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/07/2021
    Công tác phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, với nguyên tắc “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” trong xử lý các trường hợp tham nhũng, nhất là các vụ án kinh tế lớn. Tuy vậy, lợi dụng những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt trong việc thu hồi tài sản qua các vụ án tham nhũng còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chưa cao, một số đối tượng đã cố tình bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vậy, cần nhận diện những ý đồ xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng ra sao và điều đặc biệt quan trọng hơn là làm sao để công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo đạt được hiệu quả? Việc thu hồi tài sản tham nhũng cần được quy định chặt chẽ như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/06/2021
    Công bằng xã hội là một chủ trương lớn, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện bản chất nhân văn, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội. Xuyên suốt “sợi chỉ đỏ” của sự công bằng đó là mục tiêu “ không bỏ ai ở lại phía sau”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/05/2021
    5 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ đang có sức lan tỏa lớn trong xã hội, trong mọi tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung xây dựng Đảng về đạo đức đã được chính thức đề cập trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đặt ra vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức trong nhiệm kỳ này, Đảng ta đã nhìn nhận có những vấn đề chưa ổn về mặt đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã thực hiện giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Đây là nhiệm vụ bảo đảm thành công đối với công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu”. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta là đại diện cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, nên Đảng phải là đạo đức, là văn minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/04/2021
    Việc tha hóa quyền lực sẽ gia tăng các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Một khi quyền lực công đã bị chiếm đoạt và lợi dụng vào mục đích riêng, tư lợi thì con đường dẫn đến tha hóa, tham ô, tham nhũng và quá trình tụt dốc của đạo đức công vụ sẽ ngắn và nhanh nhất. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, đó là để phòng chống tham nhũng, công tác kiểm tra giám sát phải bài bản và quyết liệt hơn gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không dám tham nhũng” và “không thể tham nhũng”. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ số. Tham nhũng là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngoài những biện pháp phòng, chống và hình phạt cho tội phạm tham nhũng mà các quốc gia đang áp dụng thì việc áp dụng công nghệ số có thể đem lại hiệu quả nhất định cho cuộc chiến cam go này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/03/2021
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trước tiên là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Qua việc xử lý nghiêm hàng nghìn cán bộ, đảng viên trong nhiệm kỳ XII vừa qua, trong đó có những cán bộ cấp cao cho thấy. Việc kiểm soát quyền lực nếu bị buông lỏng sẽ làm quyền lực bị tha hóa, gia tăng lộng quyền, lạm quyền và hàng loạt hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ có chức, có quyền. Thực tế đó đặt ra yêu cầu khi thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, đó là phải tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng. Khách mời tham gia chương trình: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Báo, Giảng viên Cao cấp Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/02/2021
    Một sự kiện trọng đại của Đảng ta, đất nước ta, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công tốt đẹp sau hơn 1 tuần làm việc. Trong bài phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước. Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021), mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những dấu son trong lịch sử phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam. Khách mời tham gia chương trình: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/01/2021
    Tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào hôm qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Báo cáo nhấn mạnh: Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, dân tộc cường thịnh, trường tồn, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/01/2021
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng 01 đến ngày 02 tháng 02 năm 2021 tại thủ đô Hà Nội. Mọi công việc chuẩn bị cho Đại hội lần này đã và đang được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện và có nhiều đổi mới, tiến bộ. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ XIV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh quy chế làm việc và quy chế bầu cử tại Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, đề nghị kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực, không lành mạnh như gặp gỡ, trao đổi và vận động vì lợi ích cá nhân tại Đại hội. Làm sao để nhận diện được những hành vi vận động không lành mạnh và làm sao để những người cộng sản chân chính không bị mua chuộc để rồi bầu nhầm. Chúng tôi sẽ bàn luận về vấn đề này với chủ đề "Vận động không lành mạnh và trách nhiệm đại biểu dự đại hội".
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/12/2020
    Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp vừa qua Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chuyển một thông điệp mạnh mẽ gửi tới những cán bộ nòng cốt của Đảng, với yêu cầu phải kiên quyết giữ cho vững đạo đức cách mạng, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân để làm tròn trọng trách trước Đảng và nhân dân. Mưu cầu hạnh phúc là quyền chính đáng của con người nhưng khi sử dụng những con đường bất chính để tư lợi cá nhân, để vinh thân vì gia thi đó là chủ nghĩa cá nhân và chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân chừng đó cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Làm thế nào để nhận diện được chủ nghĩa cá nhân? Làm sao để những người cộng sản chân chính không bị tự diễn biến, tự chuyển hóa? để rồi sa chân vào chủ nghĩa cá nhân bị gục ngã trước cám dỗ của quyền lực và đồng tiền dẫn đến suy thoái. Khách mời tham gia bàn luận: PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/10/2020
    Theo Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội lần thứ 13 của Đảng, cùng với việc hoạch định chủ trương, đường lối, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, Văn kiện cũng đặt ra mục tiêu cụ thể với khát vọng: Đến giữa thế kỷ 21 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, hùng cường, khơi dậy giá trị con người Việt Nam, “vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc”. Trong các Hội nghị của nhiệm kỳ 12, Ban chấp hành Trung ương đã xác định: để đạt được mục tiêu, khát vọng ấy, điều cốt yếu và mang tính quyết định, xuyên suốt chính là con người; là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đủ đức, đủ tài và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, là những nhân sự sẽ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, gánh vác trọng trách lớn lao trong nhiệm kỳ tới. Làm sao để xây dựng được cán bộ chủ chốt của nhiệm kỳ 13 thực sự là tinh hoa của Đảng, những cán bộ thực sự bản lĩnh, có phẩm chất, trí tuệ và uy tín cao trong Đảng, tín nhiệm trong nhân dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2020
    Theo kế hoạch, từ ngày 15/10, Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng sẽ lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân, tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 . Tuy nhiên lợi dụng chủ trương đóng góp ý kiến Dự thảo văn kiện Đại hội XIII, đã có một số phần tử cơ hội chính trị có những hành động chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Làm thế nào để nhận diện rõ âm mưu và nâng cao ý thức tự đề kháng, không mơ hồ ảo tưởng trước những hành vi chống phá đó. Khách mời tham gia chương trình là Tiến sĩ Cao Đức Thái - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2020
    Có một vấn đề đang được dư luận quan tâm, cần phải được nhìn nhận nghiêm túc, thấu đáo, đó là việc sử dụng những lá phiếu bầu có thực sự khách quan, công tâm, tỉnh táo vì việc chung hay không? Những lá phiếu ấy có bị sử dụng để triệt hạ người khác hay không? Làm gì để mỗi đảng viên ứng xử một cách phù hợp, thực sự công tâm và nghiêm túc khi thực hiện quyền lựa chọn cao nhất của mình thông qua lá phiếu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2020
    Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra một số hạn chế qua tổ chức Đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, đặc biệt là công tác nhân sự. Theo đó, công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy chưa thật tốt nên có trường hợp bầu không đúng với đề án nhân sự được phê duyệt. Một số ít nơi, nhân sự được giới thiệu tái cử nhưng không trúng cử, cá biệt có trường hợp là cán bộ chủ chốt. Thực tế này cần được thẳng thắn nhìn nhận như thế nào để rút kinh nghiệm tổ chức thành công và trọn vẹn đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố. Khách mời của chương trình: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2020
    Công tác nhân sự luôn được xem là quan trọng nhất trong mỗi kỳ đại hội. Bởi điều đó quyết định đến những con người sẽ lãnh đạo Đảng, bộ máy của Nhà nước ở các cấp trong nhiệm kỳ tới; những người sẽ có tiếng nói, vai trò quyết định đường hướng phát triển mọi mặt của mỗi địa phương, tổ chức và của đất nước trong tương lai. Công tác nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó”. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo dân chủ, công tâm, không bỏ sót người thực đức, thực tài? Làm thế nào nhận diện được hành vi vu khống, bôi nhọ xuyên tạc, “ném đá giấu tay” khi đơn, thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng đột biến trước Đại hội? Làm thế nào để nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt” được thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta. Khách mời bàn luận: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2020
    Các cấp ủy Đảng trong cả nước đang chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là công tác nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng: “đây là công tác phức tạp, khó, nhạy cảm”, đồng thời yêu cầu “không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân”. Làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược? Làm sao thấy được bản chất của người lấy cái “mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”? Làm sao để cán bộ tổ chức không bị lợi dụng biến thành công cụ của các phần tử chạy chức, chạy quyền? Làm sao giữ được sự bền chắc của “công việc gốc của Đảng”. Khách mời tham gia: Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vu Tổ chức cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/09/2020
    Làm sao để khơi dậy sức sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và huy động trí tuệ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với đất nước, góp phần thực hiện thành công các chủ trương của Đảng. Khách mời tham gia chương trình: Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/09/2020
    Việc ban hành Quy định 214 có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội lần thứ XIII của Đảng? Đâu là những điểm mới nổi bật của Quy định 214? Liệu những tiêu chuẩn nêu trong Quy định đã được định lượng hay còn mơ hồ, định tính; Đặc biệt, có việc Quy định “hạ thấp” tiêu chuẩn để lựa chọn chức danh chủ chốt như một số ý kiến lạc chiều hay không? Khách mời tham gia chương trình: Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/09/2020
    Điều căn cốt cơ bản của mỗi kỳ Đại hội là lựa chọn được những người xứng đáng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy vậy, thực tế trước mỗi kỳ Đại hội số lượng đơn thư, ý kiến, tố cáo đều tăng đột biến cả chính danh và nặc danh. Trong đó, không ít trường hợp lợi dụng dân chủ đưa những thông tin sai lệch về chủ trương của Đảng, vu khống, bôi nhọ cá nhân hoặc tập thể gây nhiễu loạn thông tin chống phá Đảng và nhà nước ta, gây hoang mang dư luận, gây bất ổn xã hội. Làm thế nào để nhận diện hành vi lợi dụng dân chủ, lợi dụng các phương tiện thông tin với dụng ý xấu. Cần làm gì để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng trước và trong mỗi kỳ Đại hội. Khách mời tham gia chương trình: Ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
    Xem thêm Thu gọn