Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quốc hội giải quyết đúng và trúng nhiều vấn đề nổi cộm

23/01/2023, 08:03

Kết quả đạt được trong năm 2022 tiếp tục khẳng định nỗ lực đổi mới của Quốc hội; xây dựng hình ảnh, vị thế Quốc hội ngày càng gắn bó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và giải quyết đúng, trúng nhiều vấn đề nổi cộm của cuộc sống.

Kết quả đạt được trong năm 2022 tiếp tục khẳng định nỗlực đổi mới của Quốc hội; xây dựng hình ảnh, vị thế Quốc hội ngày càng gắn bó,lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và giải quyết đúng, trúng nhiều vấn đềnổi cộm của cuộc sống.

Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ nhấn mạnh điều này khi trả lời báo chí nhân dịp đất nước đón Tếtcổ truyền của dân tộc – Xuân Quý Mão 2023, về những kết quả nổi bật trong hoạtđộng nghị trường năm 2022 cũng như các định hướng lớn trong đổi mới công tác lậppháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Thực hiện Kết luậnsố 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựngpháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã banhành Kế hoạch số 81 ngày 5/11/2021 xác định 137 nhiệm vụ lập pháp cần triểnkhai thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Sau khoảng 1 nămtriển khai, đã có 81/137 nhiệm vụ lập pháp hoàn thành việc nghiên cứu, rà soáthoặc nghiên cứu, xây dựng mới (đạt 59,12% nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ); đặc biệtđã có 37/81 nhiệm vụ lập pháp được Quốc hội, UBTVQH ban hành luật, pháp lệnh,nghị quyết và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

137 nhiệm vụ lập pháp cần triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Đểđạt kết quả trên, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, công tác lập pháp luônđược Quốc hội tiến hành nghiêm túc, thận trọng, khách quan, chặt chẽ, đúng quytrình, có nhiều đổi mới và cải tiến.

Lãnh đạo Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo sát sao các cơquan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơquan hữu quan nghiên cứu giải trình đầy đủ, kịp thời, thấu đáo ý kiến của đạibiểu, trong đó những vấn đề còn quan điểm khác nhau được xem xét thận trọng đểcó phương án tối ưu trong việc tiếp thu, chỉnh lý.

Cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, dự thảoluôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động, phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, từ sớm,từ xa với tinh thần trách nhiệm cao và nhiều cách làm mới.

Đặc biệt, đối với những dự án luật quan trọng, phức tạpnhư dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội, UBTVQH phải có cách làm mới, banhành kế hoạch trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi),Chính phủ cũng ban hành Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

“Đây không chỉ là cách làm mới, sáng tạo mà còn thể hiệntinh thần cầu thị, trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến. UBTVQHcũng đã ban hành Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật Đấtđai (sửa đổi) để huy động được trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân” –ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đều tích cực nghiêncứu, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, tâm huyết, xác đáng và tranh luận thẳngthắn, mang tính xây dựng với mục đích là nâng cao chất lượng các dự án, dự thảo,đều được Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp, tiếp thu đầy đủ. Chẳng hạn, tại kỳ họpthứ 4, đã có 228 lượt ý kiến phát biểu tại Tổ, 45 lượt ý kiến phát biểu tại Hộitrường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); 180 lượt ý kiến phát biểu tại Tổ, 18 lượtý kiến phát biểu tại Hội trường về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)...

Ngay sau bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp.

Để các đạo luật đượcQuốc hội ban hành sớm đi vào cuộc sống, theo Chủ tịch Quốc hội, điều quan trọngnhất đạo luật đó phải tốt cả về nội dung và hình thức. Luật phải phải phản ánhđược thực tiễn cuộc sống, đưa hơi thở cuộc sống vào các quy định của luật, phùhợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hợp hiến, bảo đảm tính thốngnhất trong nội tại và trong cả hệ thống pháp luật, có nội dung điều chỉnh rõràng, minh bạch, khả thi, có tính dự báo trước và phù hợp với điều ước quốc tếmà Việt Nam là thành viên.

“Tuyệt đối khôngđược cài cắm, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ vào trong các quy định củaluật. Thủ tục hành chính nếu có thì phải rõ ràng, công khai, minh bạch, tạo thuậnlợi cho người dân và doanh nghiệp; phải tuân thủ đúng quy định về thể thức, kỹthuật văn bản,...” – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đồng thời cho rằngcác quy định của luật phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh chungchung, luật khung, luật ống.

Hơn nữa, vấn đề mấuchốt các cơ quan được giao nhiệm vụ ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫnthi hành phải khẩn trương xây dựng và ban hành văn bản được giao, bảo đảm phù hợpvề nội dung và có hiệu lực đồng thời với luật của Quốc hội để luật dễ dàng đivào cuộc sống. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành phápluật, vì hiện nay công tác này vẫn là một khâu yếu, kỷ luật, kỷ cương nhìnchung chưa nghiêm.

“Với những thành tựu và bề dày lịch sử hoạt động 77năm qua cũng như những kết quả bước đầu rất quan trọng từ đầu nhiệm kỳ đến nay,có đủ cơ sở để tin tưởng rằng, Quốc hội khóa XV, thông qua hoạt động lập pháp,sẽ giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, đặc biệt là những vấn đềlớn mà thực tiễn đang gặp nhiều vướng mắc cần tháo gỡ” - Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ nói.

Thực hiện các chỉđạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV về đổimới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, Quốc hội đã có nhiều đổi mới,sáng tạo trong thực hiện chức năng quan trọng này. Chương trình hành động của Đảngđoàn Quốc hội xác định việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọngtâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Và năm2022 đánh dấu sự tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về tư duy và cách giám sát với nhiềuđổi mới.

Cụ thể, việc xemxét các báo cáo giám sát tập trung vào các vấn đề lớn, quan trọng theo đúngnguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Lần đầu tiên, cácđoàn giám sát của Quốc hội có sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan Đảng, cácchuyên gia và đặc biệt là sử dụng tối đa, có hiệu quả các kết quả, kết luậnthanh tra, kiểm tra, kiểm toán, huy động sự vào cuộc của HĐND, Ủy ban MTTQ cấptỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội để xác thực các báo cáo ở địa phương.

Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội xác định việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Lần đầu tiên,UBTVQH ban hành các nghị quyết quan trọng về hướng dẫn giám sát chất lượng, việcban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn hoạt động giámsát của HĐND. Thiết lập cơ chế phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Nội chínhTrung ương trong tham mưu chiến lược về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vàlãng phí.

Công tác dân nguyệncủa Quốc hội cũng có sự đổi mới cơ bản khi trở thành chương trình nghị sự hàngtháng của UBTVQH, thay vì chỉ báo cáo công tác dân nguyện tại kỳ họp Quốc hộicuối năm như trước đây. Qua đó giám sát, chỉ đạo, kiến nghị giải quyết kịp thờinhững vấn đề nóng, có tính thời sự và các vụ việc cụ thể, tạo sự chuyển biến rõrệt từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành, bước đầu đáp ứng đượcmong mỏi, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

Nhờ những đổi mớiđó, năm 2022, công tác dân nguyện đã được các Tổng biên tập, Phó Tổng biên tậpcác cơ quan báo chí bình chọn là hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022.

Công tác dân nguyện của Quốc hội cũng có sự đổi mới cơ bản khi trở thành chương trình nghị sự hàng tháng của UBTVQH

Năm 2023, Quốc hộisẽ tiến hành lấy phiến tín nhiệm các thành viên do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Chủtịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, đây là nội dung giám sát đặc biệt quantrọng của Quốc hội.

Hiện nay, Bộ Chính trị đang sửa đổi Quy định 262-QĐ/TW ngày 08/10/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Do vậy, UBTVQH tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13, bảo đảm nguyên tắc đồng bộ với các chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng về lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng và các quy định của pháp luật trong thời điểm thích hợp.

“Mỗi cơ quan củaQuốc hội phải thực hiện tốt việc tự giám sát, mỗi đại biểu Quốc hội phải tựmình kiểm soát hoạt động của chính mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm trước cử tri để thực sự “mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọngtốt đẹp trong hoạt động của Quốc hội”, như chỉ đạo và kỳ vọng của đồng chí TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV” –ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Mặc dù đất nước tiếptục chịu nhiều ảnh hưởng, tác động của đại dịch COVID-19 và các bất ổn kinh tế,chính trị của thế giới, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đáo sát sao của Đảng, sựvào cuộc quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị, nên năm 2022kinh tế-xã hội đã phục hồi, phát triển và tạo nền tảng quan trọng cho năm 2023- năm bản lề của nhiệm kỳ 2021- 2026. Để đạt kết quả đó không thể không nhắc đếndấu ấn quyết sách tại kỳ họp bất thường của Quốc hội.

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất

Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ cho biết, căn cứ pháp lý để Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thườngđã được luật định, nhưng phải đến Quốc hội khóa XV thì quy định này mới được ápdụng. Lần đầu tiên Quốc hội đã chủ động tổ chức Kỳ họpbất thường ngay vào những ngày đầu tiên của năm 2022 nhằm giải quyết kịp thời,cấp bách hai nhiệm vụ song song, đó là vừa phòng, chống hiệu quả đại dịchCOVID-19 và vừa phục hồi, phát triển bền vững kinh tế, xã hội, không chỉ đáp ứngcho năm 2022 mà cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Đặc biệt, gói hỗtrợ phục hồi, phát triển kinh tế hơn 350.000 tỷ đồng (tương ứng với trên 8%GDP) và việc Quốc hội ban hành 1 luật sửa đổi 8 luật,... thực sự là nguồn lựcvà căn cứ pháp lý quan trọng để Chính phủ, các địa phương triển khai thực hiện,góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội củađất nước.

Kỳ họp bất thường cũng cho thấy quyết tâm của Quốc hộiKhóa XV tiếp tục kế thừa và “gạn đục, khơi trong” để tìm kiếm dư địa hoạt độngmới, thực sự đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống; đồng thời khẳngđịnh thông điệp về một Quốc hội luôn đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích củanhân dân.

Quốc hội đã chủ động tổ chức Kỳ họp bất thường nhằm giải quyết kịp thời, cấp bách các nhiệm vụ

Cũng theo ông Vương Đình Huệ, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành và Nội quy Kỳ họp Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp thứ 4 vừa qua), trong thời gian tới, Quốc hội sẽ có cơ sở vững chắc, tập trung nâng cao hiệu quả tổ chức các kỳ họp thường, nhưng phải dựa trên nguyên tắc chỉ đặt ra đối với các vấn đề thực sự cấp thiết, đột xuất, được chuẩn bị kỹ lưỡng, chín muồi và có sự đồng thuận, thống nhất cao.

Có thể nói, kết quả đạt được của năm 2022 tiếp tục khẳng định nỗ lực đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội; qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; xây dựng hình ảnh, vị thế Quốc hội ngày càng gắn bó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân, giải quyết đúng và trúng nhiều vấn đề nổi cộm của cuộc sống./.

Thứ Hai, 05:22, 23/01/2023

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín
Chiều 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024.
Mới nhất