Campuchia tung gói cứu trợ hơn 3.000 tỉ cho ngành du lịch

Văn Đỗ - Phùng Kiên/VOV-Phnom Penh | 30/06/2022, 19:31

Từ ngày 1/7/2022, Chính phủ Campuchia sẽ chính thức triển khai gói tín dụng trị giá 150 triệu USD (​ tương đương hơn 3.000 tỉ VNĐ) nhằm hỗ trợ phục hồi ngành du lịch nước này.

Phát biểu với báo giới hôm nay (30/06), Tổng giám đốc ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Campuchia ( SME Bank) Lym Oun cho biết, sau khi được cấp phép của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Kinh tế và tài chính Aun Porn Moniroth, ngân hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Campuchia và 19 tổ chức tài chính khác sẽ cung cấp gói tín dụng ưu đãi trị giá 150 triệu USD ( tương đương hơn 3.000 tỉ VNĐ) nhằm hỗ trợ phục hồi ngành du lịch nước này. Gói tín dụng này được Chính phủ đóng góp 50% và các tổ chức tài chính, ngân hàng đóng góp 50%.

Theo kế hoạch, các doanh nghiệp du lịch sẽ được tiếp cận gói vay có lãi suất ưu đãi dưới 6,5%/năm và có thể vay trong thời gian 7 năm , đặc biệt có thể trả góp lên đến 12 năm. Các doanh nghiệp du lịch có thể tiếp cận nguồn vốn này từ ngày 1/7/2022.

Ngành du lịch Campuchia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc vào cuối năm 2019. Đặc biệt, số lượng du khách quốc tế đến Campuchia vào năm 2020 là 1,31 triệu lượt, giảm 80,2% so với năm 2019, đẩy doanh thu của ngành du lịch nước này mất hơn 3 tỷ USD (chỉ đạt 1,023 tỉ USD, giảm 79,2% so với năm 2019). Đến năm 2021, lượng du khách quốc tế đến Campuchia tiếp tục giảm xuống dưới 200 000 lượt, đẩy nguồn thu từ lĩnh vực du lịch của Campuchia chỉ còn 184 triệu USD./.

Bài liên quan
Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp chế tạo siêu máy tính phục vụ phát triển AI
Bộ Công nghiệp Nhật Bản vừa thông báo sẽ hỗ trợ 72,5 tỷ Yen (tương đương khoảng 470 triệu USD) cho 5 công ty trong nước để chế tạo siêu máy tính sử dụng cho mục đích phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu "3 tăng cường, 5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số
Thủ tướng yêu cầu ưu tiên các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia và 3 Chiến lược: phát triển Chính phủ số; phát triển kinh tế số và xã hội số; phát triển dữ liệu số. Trong đó, khẩn trương xử lý các nhiệm vụ quá hạn, tồn đọng trong giai đoạn 2022-2023.
Mới nhất