Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Tuyển giáo viên phải đúng người, công bằng, công khai, minh bạch

24/01/2023, 16:24

Nhân dịp bước sang năm mới, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ những trăn trở, mục tiêu và nhiệm vụ trong năm tới.

Nhân dịp bước sang năm mới, Bộtrưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ những trăn trở, mục tiêu và nhiệm vụ trongnăm tới. Theo ông, Bộ GD-ĐT luôn xác định mắt xích quan trọng nhất trong đổi mớigiáo dục là giáo viên. Do đó, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực cải thiện thu nhập,môi trường làm việc, chính sách ưu đãi, giúp thầy cô yên tâm dạy học.

PV:Ngành giáo dụcđang thực hiện đổi mới toàn diện, một trong những thách thức lớn trong giai đoạnhiện nay là tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ trưởng đâu là nguyên nhân dẫn đếntình trạng này?

Bộtrưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục đã phốihợp với ngành Nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm2026 cần phải bù đắp, bổ sung khoảng 107.000 giáo viên. Con số có thể còn biếnđộng trong thực tế. Con số này cần tính toán để đảm bảo vừa duy trì hoạt động dạyvà học bình thường và hơn thế, là tính toán để thực hiện các mục tiêu đổi mới,mục tiêu nâng cao chất lượng.

Có nhiều nguyên nhân dẫntới tình trạng thiếu giáo viên. Thiếu giáo viên vốn do từ nhiều năm về trước đãthiếu, do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏhơn số cần, do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết, thiếu do tăng dân số tự nhiên.Nếu lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015, khi bắt đầu năm học 2015-2016 thì tổngsố học sinh là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 thì số học sinh là trên 23triệu. Trong khi đó, số giáo viên tại tháng 9/2015 là 1.156.000 giáo viên bậcmầm non đến phổ thông, đến thời điểm tháng 9/2022, cả nước có 1.227.000 giáoviên. Số giáo viên như vậy chỉ thêm khoảng 71.000 người, trong khi số học sinhđã tăng trên 3 triệu.

Thiếu giáo viên do biếnđộng dồn dịch về dân số, một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khucông nghiệp. Thiếu giáo viên do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầmnon phải đóng cửa, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục dẫn đến giáo việc buộc phảinghỉ việc. Thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non. Thiếu do việc tăng từhọc 1 buổi lên 2 buổi/ngày. Thiếu do chuẩn về tỷ lệ giáo viên trên học sinh vàsố học sinh trên lớp để đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 họcsinh/lớp ở bậc trung học. Chuẩn này đã được xác định từ năm 2010 và đến năm2019, trong điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học đã nhắc lại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên - do biến động dồn dịch về dân số, một thời gian dài không tuyển, không tuyển được, do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, ...

Thiếu giáo viên còn donhiều nguyên nhân như một thời gian dài không tuyển, không tuyển được, nhiềunơi dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác còn vấn đề thiếu nguồn tuyển hoặc cónguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các ngành khác. Thiếu giáoviên do phải triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổthông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học. Chẳng hạn nhưmôn Tin học, Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 vào năm 2022, còn học sinh THPT họcmôn Mỹ thuật, Âm nhạc. Theo con số thống kê thì chỉ số giáo viên dành cho cácmôn học mới đến năm 2025, 2026 thiếu khoảng hơn 26.000 giáo viên.

PV: Năm qua, một lượng lớn giáo viên nghỉ việc, theo Bộtrưởng, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Bộtrưởng Nguyễn Kim Sơn: Hiện mức thu nhập củagiáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5 năm công tác bình quân đạt 4,5 đến4,7 triệu đồng, đã tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%. Còn với những người mớituyển vào hệ thống, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng trong 2-3 năm đầu.

Giáo viên mầm non ở cácvùng đặc biệt khó khăn, được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút củađịa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt (trường cho trẻ em cần chămsóc đặc biệt) thì lương sau 5 năm công tác có thể đạt 6 triệu đồng, nhưng số lượngkhông nhiều.

Một số giáo viên chia sẻvới tôi, đi làm cả chục năm, cuối tháng nhận lương 5 - 6 triệu đồng, rút rađóng tiền học cho hai con hết 3 triệu. Số tiền ít ỏi còn lại chỉ đủ để các thầycô đi chợ chừng nửa tháng. Ngoài giờ lên lớp, nhiều giáo viên lại chạy đôn chạyđáo làm thêm các nghề khác để kiếm tiền lo cho gia đình. Việc mua nhà, nuôi contrở thành nỗi ám ảnh với nhiều nhà giáo, đặc biệt là ở thành phố lớn.

Các giáo viên mầm non,tiểu học phải đến trường từ rất sớm để đón học sinh, lo cho các cháu từ bữa ăn,giấc ngủ, học hành. Một ngày làm việc của những thầy cô này thường rất dài, ngườiở xa trường có khi từ 6h sáng đến 6h tối. Trong khi đó, đồng lương họ nhận đượcvẫn không lo nổi cuộc sống.

Chỉ 10 tháng đầu năm2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì mộtngười ra khỏi ngành. Tỷ lệ lớn thầy cô bỏ việc là ở khối mầm non, tiểu học.Nguyên nhân chủ yếu là lương quá thấp, trong khi công việc quá nhiều vì giáoviên phải vừa dạy, vừa dỗ, vừa chăm sóc học sinh. Một số tỉnh đưa ra chỉ tiêunhưng không tuyển dụng được vì không có nguồn; hoặc có nguồn nhưng nhiều ngườilại chọn làm việc khác có thu nhập cao hơn.

Bộ GD-ĐT xác định giảipháp đầu tiên khắc phục tình trạng trên phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưuđãi cho giáo viên, nhất là khối mầm non, tiểu học. Tôi cũng mong các địa phươnghỗ trợ nhiều hơn đến nhóm giáo viên hiện nay chưa được quan tâm, đó là những côgiáo dạy mầm non tư thục theo mô hình nhóm trẻ.

Năm 2023 lương giáo viên THPT có thể đạt 20 triệu đồng/ tháng - (Nguồn: VTC14)

PV:Liệu giải pháptăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên có giải quyết được tận gốc tình trạnggiáo viên nghỉ việc, thiếu giáo viên và thu hút người tài vào ngành sư phạm haykhông? Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai những giải pháp nào để khắc phục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Để giải quyết vấn đề này, vừa qua Bộ Chính trị đã duyệt giaocho ngành Giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026,riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. Các Sở Nội vụ của cácđịa phương đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên. Ngoài việc thiếu chỉtiêu, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng, do đó,các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này.

Một trong các chính sáchrất quan trọng là tăng lương cho giáo viên, chính sách này đang được Chính phủtính toán, sẽ là giải pháp quan trọng để giải quyết đời sống, tâm lý giáo viên,để giáo viên yên tâm công tác.

Giáo viên thiếu nhiều nhấtvà bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, số nghỉ việc ở bậc mầm non chiếm trên40%. Vìvậy, Bộ GD-ĐT đã đề xuất điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non.Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị mức phụ cấp 70% áp dụng cho giáo viên mầm non đangtrực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; mức 100% áp dụngcho giáo viên mầm non đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầmnon ở các xã khu vực III thuộc vùng dântộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướngChính phủ.

Một chính sách nữa để giảiquyết thiếu giáo viên là cân nhắc việc giảm biên chế 10%. Ngoài ra các địaphương cần giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng để đảm bảo công khai,công bằng, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên. Tiêu cực trongtuyển dụng cũng có thể là một trong những lý do khiến nhiều người không muốnứng tuyển. Đây là điều hết sức lưu ý, đề phòng. Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địaphương tăng cường dùng ngân sách địa phương để ký các hợp đồng đối với giáoviên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế.

PV:Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáoviên là thành tố đóng vai trò tiên quyết, không chỉ cần đủ về số lượng mà còncần không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, trong năm 2023, Bộ GD-ĐT sẽ cónhững hướng đi nào trong việc này, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mục tiêu của chúng tôi là phát triển đội ngũ nhà giáo, bao gồm đủ về số lượng và ngày càng được cải thiện, ngày càng được nâng cao về chất lượng, trình độ, phẩm chất, năng lực.

Về phương diện số lượng,chúng tôi có rất nhiều các kiến nghị về chính sách. Trong đó, rất mừng là nhậnđược sự ủng hộ từ phía Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Bantổ chức Trung ương, các Bộ, ngành, … Cho nên chúng tôi đã được bổ sung mộtlượng chỉ tiêu giáo viên rất lớn - hơn 65.000 giáo viên. Trong bối cảnh cả nướcđang phải giảm số lượng biên chế bộ máy thì điều này thể hiện sự quan tâm, sựưu ái đối với ngành Giáo dục.

Phát triển đội ngũ nhà giáo, bao gồm đủ về số lượng và ngày càng được cải thiện, ngày càng được nâng cao về chất lượng, trình độ, phẩm chất, năng lực.

Việc của chúng tôi là phốihợp với Bộ Nội vụ, trong thời gian từ nay đến một vài năm tới sẽ tổ chức các kỳtuyển dụng giáo viên, giảng viên một cách tối ưu, tuyển đúng người, công bằng,công khai, minh bạch, chất lượng tốt nhất, đảm bảo bù đắp cho số giáo viên nghỉhưu, số giáo viên chuyển việc cũng như đáp ứng được một phần yêu cầu nâng caochất lượng giảng dạy những môn học mới.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũngtiến hành việc rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, rà soát các chế độchính sách, các quy định đối với đội ngũ nhà giáo để đảm bảo nhà giáo được pháthuy tốt nhất sự sáng tạo trong công việc giảng dạy. Giáo viên thấy hào hứng vớicông việc là điều rất tốt cho người học.

Trong các chế độ chính sáchvới nhà giáo, chúng tôi đặc biệt quan tâm, bằng mọi cách cố gắng để có thể cảithiện về phương diện đời sống của nhà giáo và hy vọng rằng trong thời gian sắptới sẽ đem lại được kết quả khả quan.

Để đảm bảo nguồn tuyển đốivới giáo viên cho nhiều năm về sau, ngành Giáo dục cũng đã có những chính sáchthúc đẩy việc đào tạo giáo viên và chuẩn bị nguồn học sinh vào học các trườngđại học sư phạm.

Việc triển khai Nghị định116 đặt hàng đào tạo giáo viên, sau 2 năm triển khai đang gặp một vài khó khăntrong áp dụng thực tế, đặc biệt việc đặt hàng đào tạo từ các địa phương. Vì vậychúng tôi cũng đang đề xuất Chính phủ về việc điều chỉnh Nghị định 116 cho phùhợp với tình hình thực tiễn, thực hiện tốt nhất việc chuẩn bị đội ngũ trongthời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũngxem xét những phương diện liên quan đến công tác tư tưởng xây dựng môi trườngvăn hóa học đường, đổi mới quản trị của các trường học, nhằm đảm bảo đội ngũgiáo viên có môi trường làm việc tốt nhất. Đương nhiên có rất nhiều việc phảilàm để có thể phát triển được đội ngũ, trong đó từ việc chuyên môn như tậphuấn, nâng cao trình độ cho đến các chế độ, chính sách chăm lo đời sống giáoviên.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng./.

Thứ Ba, 11:10, 24/01/2023

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Bế mạc Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu bế mạc Phiên họp 32, chiều 23/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 4,5 ngày làm việc, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến với 19 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản về 3 báo cáo của Chính phủ.
Mới nhất